Di Sản Hồ Chí Minh
Tú Kép: Trăm Năm Trồng Người
Ngày xưa, nước Tàu chưa thống nhất, gồm nhiều nước nhỏ: Châu, Hàn, Lỗ, Tần, Tống, Tề, Triệu, Tùy… Trong số các nước nhỏ nầy, có một chính khách lỗi lạc là Quản Trọng, tên là Quản Di Ngô, năm sinh không rõ, mất năm 645, nghĩa là sống vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, làm tể tướng nước Tề, đã nói một câu để đời: “Nhất niên chi kế tại ư thụ cốc; thập niên chi kế tại ư thụ mộc; bách niên chi kế tại ư thụ nhân.” (Kế một năm trồng lúa, kế mười năm trồng cây, kế trăm năm trồng người.)
Câu nầy vốn đã bất hủ, lại càng bất hủ thêm, vì sau Quản Trọng hơn hai ngàn năm, có viên chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Hồ Chí Minh chôm lại. Chủ tịch mà cũng chôm, nên cán bộ chôm chôm (chôm nhiều lần gọi là chôm chôm) tham nhũng là phải. Viên chủ tịch chơi trội hơn, dự tính chôm câu nầy làm tài sản văn hóa riêng của chủ tịch.
Trong bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị khoảng hơn 3,000 giáo viên cấp 2 và cấp 3 miền Bắc, tổ chức tại Hà Nội ngày 13-9-1958, chủ tịch cà lăm lại rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. ” (Báo Nhân Dân ngày 14-9-1958) Câu khẩu hiệu nầy được treo ở tất cả các trường đại học và trung tiểu học dưới chế độ cộng sản. Câu khẩu hiệu nầy được sách vở Cộng Sản xem là tư tưởng vĩ đại của chủ tịch chôm chỉa về kế hoạch đào tạo nhân tài cho đất nước xã hội chủ nghĩa, mặc dầu mái trường xã hội chủ nghĩa chỉ trồng toàn cây lá đỏ mà thôi.
Trong khi đó, sau Quản Trọng vài trăm năm, có một người ứng dụng câu nói của Quản Trọng vào công việc bi-dzi-nét. Đó là Lã Bất Vi. Ông nhà buôn nầy rất giàu có, ở đất Dương Địch, nay là Vũ Châu thuộc tỉnh Hà Nam, nước Tàu. Trong nghề lái buôn, Lã Bất Vi cho rằng buôn vua là mau giàu nhất. Nghĩa là ông có sáng kiến đặc biệt trồng người làm vua kiếm lời. Thực là thiên nan vạn nan, mà ông lại quyết làm cho được.
Lúc đó, tại kinh đô Hàm Dương nước Triệu, công tử nước Tần là Dị Nhân bị vua Triêu giữ làm con tin. Công tử Dị Nhân là con trai thứ của An Quốc Quân tên là Trụ, tự là Tử Hề, là thái tử của vua Chiêu Tương Vương nước Tần. Mẹ Dị Nhân là Hạ Cơ chết sớm. An Quốc Quân có hơn 20 người con trai, trong đó có Dị Nhân, nhưng đều là con của nàng hầu, nên ông chưa chọn ai làm thái tử. An Quốc Quân sủng ái nhất bà phi tên là Hoa Dương phu nhân. Bà nầy lại không có con.
Biết được bí mật nầy, Lã Bất Vi mở dịch vụ buôn vua, bắt đầu bằng cách làm quen và giúp đỡ Dị Nhân. Lã Bất Vi có người vợ hầu tên là Triệu Cơ đã có mang với ông ta. Lã Bất Vi liền gả Triệu Cơ cho Dị Nhân. Sau đó Lã Bất Vi khuyên Dị Nhân xin làm con nuôi Hoa Dương phu nhân để về sau kế vị An Quốc Quân. Cuối cùng, Lã Bất Vi bày mưu đưa Dị Nhân về nước Tần, lên làm thái tử của An Quốc Công. Quả thật, về sau, theo đúng kế hoạch của Lã Bất Vi, Dị Nhân lên ngôi vua nước Tần, tức Trang Tương Vương.
Trang Tương Vương cử Lã Bất Vi làm thừa tướng, phong tước Văn Tín Hầu và dĩ nhiên Lã bất Vi âm thầm tiếp tục cuộc tình với nàng Triêu Cơ. Ngôi thừa tướng là bậc nhất thiên hạ, chỉ dưới vua, nhưng chưa xong. Trang Tương Vương từ trần. Con của Trang Tương Vương là Tần Vương Chính, mới sáu tuổi lên thay. Tần Vưong Chính là con của Lã Bất Vi với nàng hầu Triệu Cơ, nay là mẹ vua và là người tình của Lã Bất Vi. Lã Bất Vi bây giờ là cha vua. Nhất thiên hạ.
Lã Bất Vi tiếp tục làm thừa tướng. Khi lớn lên, Tần Vương Chính thống nhất Trung Hoa, lên ngôi hoàng đế, tức Tần Thủy Hoàng (làm vua 221-210 trước Công nguyên). Dù kết cuộc không tốt đẹp, nhưng Lã Bất Vi là người nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa về nghề buôn người làm vua, hay nghề trồng vua, giàu có hơn nghề trồng cỏ hiện nay ở Bắc Mỹ. (Cỏ gì thì độc giả dư biết.)
Ở Việt Nam cũng có một chuyện trồng người, nhưng ly kỳ hơn vì việc trồng người không phải chỉ xảy ra một lần trong một đời người, mà liên tiếp hai lần trong hai đời kế nhau của một gia đình. Ngưòi Việt mình hay gọi đó là cái số. Mấy ông thầy tử vi gọi là trùng tinh.
Số là ở Nghệ An, có một gia đình khá giả rước thầy về dạy học. Ông thầy nầy là một người hào hoa, nổi tiếng học giỏi nhất vùng. Ông chẳng những hào hào mà ông còn phong nhĩ (phong là gió, nhĩ là tai). Nhờ phong nhĩ nên ông vừa có tài dạy chữ thánh hiền, mà còn vừa có tài trồng người rất thành công.
Vì vậy, cô con gái của gia chủ không chồng mà chửa mới ngoan. Gia chủ phải tìm cách chữa cháy, tổ chức chiêu rể cho con. Người ăn ốc, kẻ hốt vỏ. Cũng may, cháu bé tuy ra đời trong hoàn cảnh éo le, đã cố gắng vươn lên, đậu tới phó tiến sĩ, làm cho gia đình hiển hách.
Ngang đây, mới chỉ là tập một của câu chuyện trồng người, trồng phó tiến sĩ. Đến đời ông phó tiến sĩ, ông có người con trai út, học hành chẳng ra gì, chữ Nho không đỗ đạt, chữ Tây mới ri-me tức tiểu học. Với trình độ học lực không ra cái thống chế gì trong thời đại khoa bảng, anh nầy chẳng làm được việc gì ra trò, mà lại ham làm quan.
Anh ta liền đổi tên là Ba, xuống tàu Tây, làm nghề phụ bếp, thổi lò, xúc than, phiêu bạt giang hồ khắp nơi. Qua tới đất Ba Lê hoa lệ, anh Ba phụ bếp nạp đơn xin vào học trường Thuộc Địa Tây để về làm quan ta, nhưng tụi Tây thực dân tinh ma quá, biết anh nầy chẳng học hành gì, gạt bỏ, không cho anh Ba học làm quan bởi vì làm quan mà vô học thì chẳng giống ai. Thật là quá bậy. Lúc đó giá mà Tây thực dân chịu nhận cho anh Ba phụ bếp vào học làm quan, thì làm gì có chuyện ra đi tìm đường cứu nước. Mà toàn chuyện làm bếp ăn nhậu phải khỏe re không hà?
Không được vào học trường làm quan, anh Ba phụ bếp tức quá, tiếp tục cuộc phiêu lưu, nhưng từ đây anh Ba để bụng “thù tây”, mà chữ Tàu gọi là “ố Pháp”. Tìm kiếm công danh trong xã hội trọng chữ nghĩa không phải là chuyện dễ ở cái xứ Phú Lang Sa.
Vì vậy anh Ba rất mừng khi được một tên Tây đỏ chọn qua Liên Xô, học cái thứ chủ nghĩa tố cha, mắng mẹ, phản thầy, phỉnh bạn, đem về áp dụng ở Việt Nam. Y ta còn tổ chức một đảng chuyên cộng chứ không bao giờ trừ cho ai tý gì, tức là cướp thì được chứ nhất định không nhả ra, vừa bóc vừa lột rất tinh vi. Tinh vi đến độ người bị bóc bị lột chỉ còn một cái quần xà-lỏn, thì mới tỉnh giấc mơ hoa, nhưng ô hô, đã quá trễ rồi.
Nhờ thời thế, anh Ba chớp được quyền lực, danh trấn giang hồ, tiếng tăm nổi như cồn, lừng lẫy đến nỗi khi anh Ba chẳng may hui nhị tỳ, thì xác anh Ba được đám đệ tử ướp mắm ướp muối và lộng kiến đặt ngay ở giữa thủ đô, để hù dọa bà con cô bác. Con bò mà lười cày bừa, dọa đến tên anh Ba là nó tức khắc đứng lên xung phong lao động xã hội chủ nghĩa, vì nó rất sợ anh Ba gởi đi học tập cải tạo.
Chuyện đời ngang đây cũng chưa hấp dẫn. Hấp dẫn ở chỗ vài chục niên sau khi anh Ba đang nằm trong lồng kiến, có lẽ nằm hoài một chỗ quá ể mình, nên trời xui đất khiến, có một ông giáo ở tận bên xứ Tàu, viết sách nói rằng anh Ba lộng kiến không phải là anh Ba liệng cống, cũng không phải là anh Ba phụ bếp thuở xưa, mà kẻ nằm chềnh ềnh đó là một anh Ba Tàu, giả làm anh Ba phụ bếp.
Theo ông giáo Tàu, anh Ba phụ bếp bị đứt gánh nửa chừng xuân. Mới hơn bốn chục cái xuân xanh, anh Ba phụ bếp vì thổi lò nhiều quá, bị nám phổi, về chầu Diêm vương khi còn ở khách sạn không sao của người Anh ở Hướng Kỏn. Bọn cướp quốc tế tiếc công đã xây dựng một tay tình báo có hạng, nên chơi trò trồng người, cho một anh Ba Tàu thế vào. Số phận éo le đã diễn ra hai lần trồng người trong gia đình anh Ba. Lần trước là trồng cha. Lần nầy là trồng con.
Từ đó, ngôi sao anh Ba, nay có tên mới là Ba Tàu hay Ba Giả Cầy lên vùn vụt, không khác gì khi Dị Nhân gặp Lã Bất Vi. Nhờ vậy anh Ba Giả Cầy chớp được quyền lực, sống đời đế vương. Cái trò trồng người của tụi Tàu cộng bắt đầu ép-phê. Anh Ba Gỉ Cầy, vì gốc Tàu nên ra lệnh cho Phạm thừa tướng ký giấy nhượng đảo cho Tàu cộng. Còn anh Ba Giả Cầy thì phây phây hưởng thụ, sát phạt tùy thích, hưởng cho phỉ chí đời con cầy lên giả làm người. Cho đến khi chết, anh Ba Giả Cây còn được lộng kiến.
Chuyện anh Ba thật, anh Ba giả hay anh Ba Giả Cầy, thật là khó biết đâu mà mò. Mấy ông nhà báo khắp thế giới kháo với nhau rằng đám đệ tử anh Ba ở thôn Ba Đình chắc chắn sẽ trả lời chuyện nầy, sẽ phản pháo ông giáo Tàu. Tuy nhiên, thực tế còn khuya đám đệ tử của anh Ba mới trả lời trả vốn, vì một lẽ đơn giản là từ lâu chúng ngậm miệng ăn tiền. Ai than, ai thở, ai quở, ai nguyền rủa, ai xỉ vả gì thì chúng cứ ngậm miệng ăn tiền là thượng sách, khỏe re như bò kéo xe. Dại gì mà phải thanh minh thanh nga cho lòi thêm cái đuôi cáo. Cứ bình chân như vại, câm miệng như hến là xong ngay. Người (dân Việt) la mặc người, đàn chó (cộng) cứ chạy.
Nghĩ cho cùng, có tranh luận cãi vả cũng chẳng đi đến đâu. Chắc chắn ông giáo Tàu bảo rằng ông ta nói đúng, vì ông ta có giấy tờ khai tử của anh Ba đầy đủ. Chắc chắn đám đệ tử của anh Ba ở Ba Đình cũng bảo anh Ba nằm trong đó đúng là anh Ba thật. Bởi vì nếu anh Ba đó mà là giả, thì không lẽ chế độ của chúng là đồ giả sao? đồ hàng mả hay sao? Giá nào chúng cũng phải bảo vệ cái ghế của chúng. Ai dại gì mà thưa ông tôi ở bụi nầy? Vì vậy, sư nói sư phải, vãi nói vãi hay. Hai bên cãi nhau tới khuya cũng sẽ bất phân thắng bại.
Trong khi đó, bàn dân thiên hạ có dịp lời ra tiếng vào, vui như ngày Tết. Lời bàn Mao Tôn Cương cho dzui cửa dzui nhà. Trước hết, phe họ hàng đệ tử của anh Ba sẽ cho rằng anh Ba nầy là anh Ba thật vì vào năm 1945, khi ráng sức hùng hồn đọc bản tuyên ngôn do cái anh trùm tình báo cao bồi Mẽo soạn, anh Ba đọc đúng giọng Nghệ của ông thầy giáo hào hoa phong nhĩ là cụ tổ thiệt của nhà anh.
Chứng cớ của các ông về phe với thầy giáo Tàu thì nhiều lắm. Người ta nói rằng anh Ba Giả Cầy nầy quê cha đất tổ ở bên Tàu nên chẳng thèm về Nghệ An thăm bà con. Sau khi thâu tóm được Bắc bộ phủ, anh Ba Giả Cầy trong mười mấy năm ngự trị ngoài Bắc chỉ áo gấm về làng có một lần. Ai cũng ưa áo gấm về làng, thăm ngôi nhà xưa, lũy tre cũ, dòng sông kỷ niệm …, nhưng anh Ba Giả Cầy thì chẳng thích về Nghệ An tý nào, vì anh Ba Giả Cầy đâu có xuất thân từ xứ Nghệ mà thích. Y xuất thân từ bên Tàu cơ mà.
Chẳng những không thích về Nghệ An, mà anh Ba Già Cầy cũng không thích gặp những người ở Nghệ An như ông Cả Khơm và bà Bạch Liên. Năm 1946, sau 30 năm xa cách, anh Cả Khơm ra Hà Nội thăm em, nhưng anh Ba Giả Cầy gởi anh Cả ở nhà một người khác, rồi tối đến gặp nhau một chút, và ai đi đường nấy, bái bai cho đến chết cũng không gặp lại nhau. Chỉ có thứ giả cầy mới không có tình bà con mà thôi. Còn bà chị Bạch Liên thì nhất định không cho gặp.
Dại gì gặp, vì gặp mặt ông bà nầy, rủi ông bà hỏi chuyện xưa, tích cũ, kỷ niệm trong gia đình, mà ú ớ không biết đường trả lời, thì lòi đuôi cáo ra ngay. Tránh voi chả xấu mặt nào, thôi đường ai nấy đi.
Có hai câu chuyện thú vị khác về anh Ba Giả Cầy. Vì là người Tàu phù, nên anh Ba Giả Cầy thích lấy vợ Tàu, nhưng ông tể tướng Tàu Chu Ân Lai và chàng bí thư chứ không bí mưu mẹo là Lê Duẩn đều không chịu. Các tên nầy sợ bể mánh chăng? Sau đó, khi gần chết, anh Ba Giả Cầy yêu cầu mời một người Tàu hát bài ca Tàu cho anh Ba nghe. Nghe xong rồi đả quá, anh Ba mới phê và nhắm mắt được. Cóc chết ba năm quay đầu về đất tổ, huống gì là người. Anh Ba Tàu nghe nhạc Tàu là đúng quá.
Hà hà! Ai nói cũng có lý cả. Biết tin ai bây giờ? Có một điều chắc chắn là anh Ba chết đi đã mấy chục niên rồi, mà cái chế độ trong nước thật gian ác, không chịu chôn cất tử tế cúng kiếng đầy đủ, cho anh Ba về với cát bụi theo nghi thức cổ truyền Việt Nam. Chúng cứ hành hạ xác anh Ba ở giữa chợ đông, để ông đi qua chửi một tiếng, bà đi lại rủa một câu. Làm sao siêu thoát nổi trời ơi!
Rồi người ta đem ba đời dòng họ nhà anh Ba ra ngâm cứu hoài. Khi ngâm cứu, người trước kẻ sau, đá lên đá xuống bầm dập nhiều lần như cái anh chàng Tần Cối thuở xa xưa. Nghĩ cho cùng, cuộc đời anh Ba thật hoặc anh Ba giả đã lưu manh gian ác rồi, mà cái đám lâu la hạ bộ của anh Ba ở thôn Ba Đình càng lưu manh gian ác gấp trăm lần, hành hạ và bóc lột chủ của chúng đến tận xương tủy cho đến khi chết mà vẫn chưa tha mạng. Thôi xin các ngài tha cho anh Ba nhờ tý, dẹp quách cái xác thối đó đi, vừa làm phúc cho anh Ba phụ bếp, vừa khỏi ô nhiễm môi trường, vừa đỡ tốn tiền đóng thuế xương máu của nhân dân để nuôi báo cô cái xác đó.
Nói gì thì nói, cái kế trăm năm trồng người của Quản Trọng được con cháu ông ta áp dụng một cách tài tình. Chẳng những chúng trồng thường dân, mà trồng cả chủ tịch nước. Hay thật. Không khéo rồi đây, sau khi chứng minh rằng đường xe lửa Tàu đến đâu, đất Tàu cộng đến đó, thì chúng sẽ lý luận rằng anh Ba là người Tàu, thì chỗ anh Ba nằm cũng là đất Tàu luôn, nghĩa là Hà Nội sẽ trở thành Đông quan như dưới thời Minh thuộc. Dám lắm bà con ơi!
Mà nếu câu chuyện trồng người của ông giáo Tàu không đúng sự thật, thì việc ông giáo Tàu dựng ra câu chuyện anh Ba Giả Cầy, thì cũng vui, cũng tạo thêm cơ hội để bàn dân thiên hạ xào xáo, nguyền rủa anh Ba đang nằm trong thâm cung Ba Đình, và nguyền rủa luôn đám đệ tử bất lương của anh Ba, đang cúc cung phục vụ cho những tên Tàu Cộng ăn cướp ở Bắc Kinh. Thâm ơi thật là thâm! Đàng nào cũng thâm. Thâm như chuyện Tào Tháo với Khổng Minh thời Tam Quốc.
TÚ KÉP
(Toronto, Canada)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tú Kép: Trăm Năm Trồng Người
Ngày xưa, nước Tàu chưa thống nhất, gồm nhiều nước nhỏ: Châu, Hàn, Lỗ, Tần, Tống, Tề, Triệu, Tùy… Trong số các nước nhỏ nầy, có một chính khách lỗi lạc là Quản Trọng, tên là Quản Di Ngô, năm sinh không rõ, mất năm 645, nghĩa là sống vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, làm tể tướng nước Tề, đã nói một câu để đời: “Nhất niên chi kế tại ư thụ cốc; thập niên chi kế tại ư thụ mộc; bách niên chi kế tại ư thụ nhân.” (Kế một năm trồng lúa, kế mười năm trồng cây, kế trăm năm trồng người.)
Câu nầy vốn đã bất hủ, lại càng bất hủ thêm, vì sau Quản Trọng hơn hai ngàn năm, có viên chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Hồ Chí Minh chôm lại. Chủ tịch mà cũng chôm, nên cán bộ chôm chôm (chôm nhiều lần gọi là chôm chôm) tham nhũng là phải. Viên chủ tịch chơi trội hơn, dự tính chôm câu nầy làm tài sản văn hóa riêng của chủ tịch.
Trong bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị khoảng hơn 3,000 giáo viên cấp 2 và cấp 3 miền Bắc, tổ chức tại Hà Nội ngày 13-9-1958, chủ tịch cà lăm lại rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. ” (Báo Nhân Dân ngày 14-9-1958) Câu khẩu hiệu nầy được treo ở tất cả các trường đại học và trung tiểu học dưới chế độ cộng sản. Câu khẩu hiệu nầy được sách vở Cộng Sản xem là tư tưởng vĩ đại của chủ tịch chôm chỉa về kế hoạch đào tạo nhân tài cho đất nước xã hội chủ nghĩa, mặc dầu mái trường xã hội chủ nghĩa chỉ trồng toàn cây lá đỏ mà thôi.
Trong khi đó, sau Quản Trọng vài trăm năm, có một người ứng dụng câu nói của Quản Trọng vào công việc bi-dzi-nét. Đó là Lã Bất Vi. Ông nhà buôn nầy rất giàu có, ở đất Dương Địch, nay là Vũ Châu thuộc tỉnh Hà Nam, nước Tàu. Trong nghề lái buôn, Lã Bất Vi cho rằng buôn vua là mau giàu nhất. Nghĩa là ông có sáng kiến đặc biệt trồng người làm vua kiếm lời. Thực là thiên nan vạn nan, mà ông lại quyết làm cho được.
Lúc đó, tại kinh đô Hàm Dương nước Triệu, công tử nước Tần là Dị Nhân bị vua Triêu giữ làm con tin. Công tử Dị Nhân là con trai thứ của An Quốc Quân tên là Trụ, tự là Tử Hề, là thái tử của vua Chiêu Tương Vương nước Tần. Mẹ Dị Nhân là Hạ Cơ chết sớm. An Quốc Quân có hơn 20 người con trai, trong đó có Dị Nhân, nhưng đều là con của nàng hầu, nên ông chưa chọn ai làm thái tử. An Quốc Quân sủng ái nhất bà phi tên là Hoa Dương phu nhân. Bà nầy lại không có con.
Biết được bí mật nầy, Lã Bất Vi mở dịch vụ buôn vua, bắt đầu bằng cách làm quen và giúp đỡ Dị Nhân. Lã Bất Vi có người vợ hầu tên là Triệu Cơ đã có mang với ông ta. Lã Bất Vi liền gả Triệu Cơ cho Dị Nhân. Sau đó Lã Bất Vi khuyên Dị Nhân xin làm con nuôi Hoa Dương phu nhân để về sau kế vị An Quốc Quân. Cuối cùng, Lã Bất Vi bày mưu đưa Dị Nhân về nước Tần, lên làm thái tử của An Quốc Công. Quả thật, về sau, theo đúng kế hoạch của Lã Bất Vi, Dị Nhân lên ngôi vua nước Tần, tức Trang Tương Vương.
Trang Tương Vương cử Lã Bất Vi làm thừa tướng, phong tước Văn Tín Hầu và dĩ nhiên Lã bất Vi âm thầm tiếp tục cuộc tình với nàng Triêu Cơ. Ngôi thừa tướng là bậc nhất thiên hạ, chỉ dưới vua, nhưng chưa xong. Trang Tương Vương từ trần. Con của Trang Tương Vương là Tần Vương Chính, mới sáu tuổi lên thay. Tần Vưong Chính là con của Lã Bất Vi với nàng hầu Triệu Cơ, nay là mẹ vua và là người tình của Lã Bất Vi. Lã Bất Vi bây giờ là cha vua. Nhất thiên hạ.
Lã Bất Vi tiếp tục làm thừa tướng. Khi lớn lên, Tần Vương Chính thống nhất Trung Hoa, lên ngôi hoàng đế, tức Tần Thủy Hoàng (làm vua 221-210 trước Công nguyên). Dù kết cuộc không tốt đẹp, nhưng Lã Bất Vi là người nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa về nghề buôn người làm vua, hay nghề trồng vua, giàu có hơn nghề trồng cỏ hiện nay ở Bắc Mỹ. (Cỏ gì thì độc giả dư biết.)
Ở Việt Nam cũng có một chuyện trồng người, nhưng ly kỳ hơn vì việc trồng người không phải chỉ xảy ra một lần trong một đời người, mà liên tiếp hai lần trong hai đời kế nhau của một gia đình. Ngưòi Việt mình hay gọi đó là cái số. Mấy ông thầy tử vi gọi là trùng tinh.
Số là ở Nghệ An, có một gia đình khá giả rước thầy về dạy học. Ông thầy nầy là một người hào hoa, nổi tiếng học giỏi nhất vùng. Ông chẳng những hào hào mà ông còn phong nhĩ (phong là gió, nhĩ là tai). Nhờ phong nhĩ nên ông vừa có tài dạy chữ thánh hiền, mà còn vừa có tài trồng người rất thành công.
Vì vậy, cô con gái của gia chủ không chồng mà chửa mới ngoan. Gia chủ phải tìm cách chữa cháy, tổ chức chiêu rể cho con. Người ăn ốc, kẻ hốt vỏ. Cũng may, cháu bé tuy ra đời trong hoàn cảnh éo le, đã cố gắng vươn lên, đậu tới phó tiến sĩ, làm cho gia đình hiển hách.
Ngang đây, mới chỉ là tập một của câu chuyện trồng người, trồng phó tiến sĩ. Đến đời ông phó tiến sĩ, ông có người con trai út, học hành chẳng ra gì, chữ Nho không đỗ đạt, chữ Tây mới ri-me tức tiểu học. Với trình độ học lực không ra cái thống chế gì trong thời đại khoa bảng, anh nầy chẳng làm được việc gì ra trò, mà lại ham làm quan.
Anh ta liền đổi tên là Ba, xuống tàu Tây, làm nghề phụ bếp, thổi lò, xúc than, phiêu bạt giang hồ khắp nơi. Qua tới đất Ba Lê hoa lệ, anh Ba phụ bếp nạp đơn xin vào học trường Thuộc Địa Tây để về làm quan ta, nhưng tụi Tây thực dân tinh ma quá, biết anh nầy chẳng học hành gì, gạt bỏ, không cho anh Ba học làm quan bởi vì làm quan mà vô học thì chẳng giống ai. Thật là quá bậy. Lúc đó giá mà Tây thực dân chịu nhận cho anh Ba phụ bếp vào học làm quan, thì làm gì có chuyện ra đi tìm đường cứu nước. Mà toàn chuyện làm bếp ăn nhậu phải khỏe re không hà?
Không được vào học trường làm quan, anh Ba phụ bếp tức quá, tiếp tục cuộc phiêu lưu, nhưng từ đây anh Ba để bụng “thù tây”, mà chữ Tàu gọi là “ố Pháp”. Tìm kiếm công danh trong xã hội trọng chữ nghĩa không phải là chuyện dễ ở cái xứ Phú Lang Sa.
Vì vậy anh Ba rất mừng khi được một tên Tây đỏ chọn qua Liên Xô, học cái thứ chủ nghĩa tố cha, mắng mẹ, phản thầy, phỉnh bạn, đem về áp dụng ở Việt Nam. Y ta còn tổ chức một đảng chuyên cộng chứ không bao giờ trừ cho ai tý gì, tức là cướp thì được chứ nhất định không nhả ra, vừa bóc vừa lột rất tinh vi. Tinh vi đến độ người bị bóc bị lột chỉ còn một cái quần xà-lỏn, thì mới tỉnh giấc mơ hoa, nhưng ô hô, đã quá trễ rồi.
Nhờ thời thế, anh Ba chớp được quyền lực, danh trấn giang hồ, tiếng tăm nổi như cồn, lừng lẫy đến nỗi khi anh Ba chẳng may hui nhị tỳ, thì xác anh Ba được đám đệ tử ướp mắm ướp muối và lộng kiến đặt ngay ở giữa thủ đô, để hù dọa bà con cô bác. Con bò mà lười cày bừa, dọa đến tên anh Ba là nó tức khắc đứng lên xung phong lao động xã hội chủ nghĩa, vì nó rất sợ anh Ba gởi đi học tập cải tạo.
Chuyện đời ngang đây cũng chưa hấp dẫn. Hấp dẫn ở chỗ vài chục niên sau khi anh Ba đang nằm trong lồng kiến, có lẽ nằm hoài một chỗ quá ể mình, nên trời xui đất khiến, có một ông giáo ở tận bên xứ Tàu, viết sách nói rằng anh Ba lộng kiến không phải là anh Ba liệng cống, cũng không phải là anh Ba phụ bếp thuở xưa, mà kẻ nằm chềnh ềnh đó là một anh Ba Tàu, giả làm anh Ba phụ bếp.
Theo ông giáo Tàu, anh Ba phụ bếp bị đứt gánh nửa chừng xuân. Mới hơn bốn chục cái xuân xanh, anh Ba phụ bếp vì thổi lò nhiều quá, bị nám phổi, về chầu Diêm vương khi còn ở khách sạn không sao của người Anh ở Hướng Kỏn. Bọn cướp quốc tế tiếc công đã xây dựng một tay tình báo có hạng, nên chơi trò trồng người, cho một anh Ba Tàu thế vào. Số phận éo le đã diễn ra hai lần trồng người trong gia đình anh Ba. Lần trước là trồng cha. Lần nầy là trồng con.
Từ đó, ngôi sao anh Ba, nay có tên mới là Ba Tàu hay Ba Giả Cầy lên vùn vụt, không khác gì khi Dị Nhân gặp Lã Bất Vi. Nhờ vậy anh Ba Giả Cầy chớp được quyền lực, sống đời đế vương. Cái trò trồng người của tụi Tàu cộng bắt đầu ép-phê. Anh Ba Gỉ Cầy, vì gốc Tàu nên ra lệnh cho Phạm thừa tướng ký giấy nhượng đảo cho Tàu cộng. Còn anh Ba Giả Cầy thì phây phây hưởng thụ, sát phạt tùy thích, hưởng cho phỉ chí đời con cầy lên giả làm người. Cho đến khi chết, anh Ba Giả Cây còn được lộng kiến.
Chuyện anh Ba thật, anh Ba giả hay anh Ba Giả Cầy, thật là khó biết đâu mà mò. Mấy ông nhà báo khắp thế giới kháo với nhau rằng đám đệ tử anh Ba ở thôn Ba Đình chắc chắn sẽ trả lời chuyện nầy, sẽ phản pháo ông giáo Tàu. Tuy nhiên, thực tế còn khuya đám đệ tử của anh Ba mới trả lời trả vốn, vì một lẽ đơn giản là từ lâu chúng ngậm miệng ăn tiền. Ai than, ai thở, ai quở, ai nguyền rủa, ai xỉ vả gì thì chúng cứ ngậm miệng ăn tiền là thượng sách, khỏe re như bò kéo xe. Dại gì mà phải thanh minh thanh nga cho lòi thêm cái đuôi cáo. Cứ bình chân như vại, câm miệng như hến là xong ngay. Người (dân Việt) la mặc người, đàn chó (cộng) cứ chạy.
Nghĩ cho cùng, có tranh luận cãi vả cũng chẳng đi đến đâu. Chắc chắn ông giáo Tàu bảo rằng ông ta nói đúng, vì ông ta có giấy tờ khai tử của anh Ba đầy đủ. Chắc chắn đám đệ tử của anh Ba ở Ba Đình cũng bảo anh Ba nằm trong đó đúng là anh Ba thật. Bởi vì nếu anh Ba đó mà là giả, thì không lẽ chế độ của chúng là đồ giả sao? đồ hàng mả hay sao? Giá nào chúng cũng phải bảo vệ cái ghế của chúng. Ai dại gì mà thưa ông tôi ở bụi nầy? Vì vậy, sư nói sư phải, vãi nói vãi hay. Hai bên cãi nhau tới khuya cũng sẽ bất phân thắng bại.
Trong khi đó, bàn dân thiên hạ có dịp lời ra tiếng vào, vui như ngày Tết. Lời bàn Mao Tôn Cương cho dzui cửa dzui nhà. Trước hết, phe họ hàng đệ tử của anh Ba sẽ cho rằng anh Ba nầy là anh Ba thật vì vào năm 1945, khi ráng sức hùng hồn đọc bản tuyên ngôn do cái anh trùm tình báo cao bồi Mẽo soạn, anh Ba đọc đúng giọng Nghệ của ông thầy giáo hào hoa phong nhĩ là cụ tổ thiệt của nhà anh.
Chứng cớ của các ông về phe với thầy giáo Tàu thì nhiều lắm. Người ta nói rằng anh Ba Giả Cầy nầy quê cha đất tổ ở bên Tàu nên chẳng thèm về Nghệ An thăm bà con. Sau khi thâu tóm được Bắc bộ phủ, anh Ba Giả Cầy trong mười mấy năm ngự trị ngoài Bắc chỉ áo gấm về làng có một lần. Ai cũng ưa áo gấm về làng, thăm ngôi nhà xưa, lũy tre cũ, dòng sông kỷ niệm …, nhưng anh Ba Giả Cầy thì chẳng thích về Nghệ An tý nào, vì anh Ba Giả Cầy đâu có xuất thân từ xứ Nghệ mà thích. Y xuất thân từ bên Tàu cơ mà.
Chẳng những không thích về Nghệ An, mà anh Ba Già Cầy cũng không thích gặp những người ở Nghệ An như ông Cả Khơm và bà Bạch Liên. Năm 1946, sau 30 năm xa cách, anh Cả Khơm ra Hà Nội thăm em, nhưng anh Ba Giả Cầy gởi anh Cả ở nhà một người khác, rồi tối đến gặp nhau một chút, và ai đi đường nấy, bái bai cho đến chết cũng không gặp lại nhau. Chỉ có thứ giả cầy mới không có tình bà con mà thôi. Còn bà chị Bạch Liên thì nhất định không cho gặp.
Dại gì gặp, vì gặp mặt ông bà nầy, rủi ông bà hỏi chuyện xưa, tích cũ, kỷ niệm trong gia đình, mà ú ớ không biết đường trả lời, thì lòi đuôi cáo ra ngay. Tránh voi chả xấu mặt nào, thôi đường ai nấy đi.
Có hai câu chuyện thú vị khác về anh Ba Giả Cầy. Vì là người Tàu phù, nên anh Ba Giả Cầy thích lấy vợ Tàu, nhưng ông tể tướng Tàu Chu Ân Lai và chàng bí thư chứ không bí mưu mẹo là Lê Duẩn đều không chịu. Các tên nầy sợ bể mánh chăng? Sau đó, khi gần chết, anh Ba Giả Cầy yêu cầu mời một người Tàu hát bài ca Tàu cho anh Ba nghe. Nghe xong rồi đả quá, anh Ba mới phê và nhắm mắt được. Cóc chết ba năm quay đầu về đất tổ, huống gì là người. Anh Ba Tàu nghe nhạc Tàu là đúng quá.
Hà hà! Ai nói cũng có lý cả. Biết tin ai bây giờ? Có một điều chắc chắn là anh Ba chết đi đã mấy chục niên rồi, mà cái chế độ trong nước thật gian ác, không chịu chôn cất tử tế cúng kiếng đầy đủ, cho anh Ba về với cát bụi theo nghi thức cổ truyền Việt Nam. Chúng cứ hành hạ xác anh Ba ở giữa chợ đông, để ông đi qua chửi một tiếng, bà đi lại rủa một câu. Làm sao siêu thoát nổi trời ơi!
Rồi người ta đem ba đời dòng họ nhà anh Ba ra ngâm cứu hoài. Khi ngâm cứu, người trước kẻ sau, đá lên đá xuống bầm dập nhiều lần như cái anh chàng Tần Cối thuở xa xưa. Nghĩ cho cùng, cuộc đời anh Ba thật hoặc anh Ba giả đã lưu manh gian ác rồi, mà cái đám lâu la hạ bộ của anh Ba ở thôn Ba Đình càng lưu manh gian ác gấp trăm lần, hành hạ và bóc lột chủ của chúng đến tận xương tủy cho đến khi chết mà vẫn chưa tha mạng. Thôi xin các ngài tha cho anh Ba nhờ tý, dẹp quách cái xác thối đó đi, vừa làm phúc cho anh Ba phụ bếp, vừa khỏi ô nhiễm môi trường, vừa đỡ tốn tiền đóng thuế xương máu của nhân dân để nuôi báo cô cái xác đó.
Nói gì thì nói, cái kế trăm năm trồng người của Quản Trọng được con cháu ông ta áp dụng một cách tài tình. Chẳng những chúng trồng thường dân, mà trồng cả chủ tịch nước. Hay thật. Không khéo rồi đây, sau khi chứng minh rằng đường xe lửa Tàu đến đâu, đất Tàu cộng đến đó, thì chúng sẽ lý luận rằng anh Ba là người Tàu, thì chỗ anh Ba nằm cũng là đất Tàu luôn, nghĩa là Hà Nội sẽ trở thành Đông quan như dưới thời Minh thuộc. Dám lắm bà con ơi!
Mà nếu câu chuyện trồng người của ông giáo Tàu không đúng sự thật, thì việc ông giáo Tàu dựng ra câu chuyện anh Ba Giả Cầy, thì cũng vui, cũng tạo thêm cơ hội để bàn dân thiên hạ xào xáo, nguyền rủa anh Ba đang nằm trong thâm cung Ba Đình, và nguyền rủa luôn đám đệ tử bất lương của anh Ba, đang cúc cung phục vụ cho những tên Tàu Cộng ăn cướp ở Bắc Kinh. Thâm ơi thật là thâm! Đàng nào cũng thâm. Thâm như chuyện Tào Tháo với Khổng Minh thời Tam Quốc.
TÚ KÉP
(Toronto, Canada)