Truyện Ngắn & Phóng Sự

Từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân bay đi

Cuối năm 1953 tôi cùng một số bạn đồng khóa sau khi tốt nghiệp khóa 3 Thủ Đức được tuyển chọn sang Không Quân nên khi mãn phép chúng tôi trình diện TTHLKQ Nha Trang



Cuối năm 1953 tôi cùng một số bạn đồng khóa sau khi tốt nghiệp khóa 3 Thủ Đức được tuyển chọn sang Không Quân nên khi mãn phép chúng tôi trình diện TTHLKQ Nha Trang để theo học khóa 3 Quan Sát Viên, gồm có:
1-Tr/úy Nguyễn văn Trương
2-Tr/úy Nguyễn văn Duy Ninh
3-Tr/úy Nguyễn tấn Trào
4-Th/úy Nguyễn Nhật Tân
5-Th/úy Vũ Bình Phương
6-Th/úy Nguyễn quang Toại
7-Th/úy Lê văn Các tự Tích
8-Th/úy Trần văn Thọ
9-Th/úy Nguyễn Anh Ven
10-Th/úy Nguyễn hữu Khánh
11-Th/úy Nguyễn Mỹ
12-Th/úy Nguyễn Xuân Trường
13-Th/úy Đinh thế Truyền
14-Th/úy Trương Hiệp
15-Th/úy Chu bá Liêm
16-Th/úy Đặng văn Hậu.
Trước đó đã có các vị quan sát viên của những khóa 1 và 2 đang phục vụ tại các phi đoàn quan sát 1 và 2 như: Trần Phước, Lại như Sơn, Lê minh Luân, Hoàng ngọc Bào, Nguyễn đình Giao, Phùng văn Chiêu, Huỳnh thiện Tài, Nguyễn ngọc Minh, Đỗ khắc Mai, Đinh thạch On.
http://www.canhthep.com/image.php?module=101&image=forums/70a/chuyendoilinh/notes/76891.ms500.8.jpg
Các sĩ quan đều xuất thân từ các quân trường khác nhau như Huế,Đà Lạt, Thủ Đức …, một số đã có những huy chương cao quý như Bảo quốc huân chương, Anh dũng bội tinh và có cả những người mới ra trường chưa biết chiến trận là gì.
TTHLKQ hồi đó thật là nhỏ bé, có cổng riêng ngay xát con đường đi Cầu đá chỉ có hàng rào kẽm gai thay bờ tường.
Không quân Pháp đang giữ vai trò huấn luyện cho KQVN nên các cấp chỉ huy đều do người Pháp song song với những chỉ huy phó là người Việt để sau này việc chuyển tiếp được dễ dàng, TTHLKQ do Thiếu tá Carret chỉ huy với Đại úy Sai và Đại úy Nhiêu là phụ tá về hành chánh và huấn luyện, trường phi hành do Tr/úy Fatio và những huấn luyện viên người Pháp, trường Quan sát do Tr/úy Desbordes và Tr/úy Trấn văn Minh cùng các hoa tiêu Việt Nam đã mãn khóa như Th/úy Mai văn Hạnh, Th/úy Dương thiệu Hùng, Th/úy Nguyên văn Khánh, Th/úy Trần bá Quy, Ch/úy Võ Phước cùng những huấn luyện viên hoa tiêu Pháp Th/sĩ Tocken, Th/sĩ Valière đảm trách. Phi cơ được xử dụng là loai Morane Saulnier ̀500. Về thưc̣ tập điều chỉnh tác xa thì bay lên Đồng Trăng có môt đại đội pháo binh án ngữ tại đó, các khóa sinh thay phiên nhau bay lên tập điều chỉnh tác xạ, trong khi đó Tr/úy Trần văn Minh bay liên tục trên vùng thực tập để theo dõi phần thực tập và cho điểm từng khóa sinh, vì vậy số giờ bay thường là gấp 4, 5 lần số giờ bay của một khóa sinh, có một lần phi cơ bị trúng đạn thủng bình xăng nên phải hạ cánh ép buộc xuống ruộng trên Thành.̣
Vào tháng tư năm 1954, các sĩ quan tốt nghiệp khóa 3 được bổ xung ̣đi các đơn vị hành quân là Đệ nhất Phi đoàn Quan sát đồn trú tại TSN hoặc Đệ nhị Phi đoàn Quan sát đồn trú trong căn cứ Nha trang. Riêng Đệ Nhất Phi đoàn Quan sát có những biệt đội tại Hà nội và Huế. Phi hành đoàn biệt phái Hà nội Th/úy Vũ văn Ước, Th/úy Nguyễn mạnh Bổng, Tr/úy Phùng văn Chiêu,Tr/úy Nguyễn đình Giao; tại Huế Tr/úy Trần Phước, Th/úy Phạm Long Sửu.
Sau lê bàn giao phi đoàn cho Đại úy Nguyễn ngọc Oánh, vào tháng năm 1954 phi đoàn 1 quan sát chuyển đi Đà nẵng, rồi thành Nội Huế, đến năm 1955 lại chuyển về Đà nẵng cho đến nay.
Khi chúng tôi tới Phi đoàn 1 Quan sát khoảng tháng tư 1954 thì bộ chỉ huy gồm như sau:
Chỉ huy trưởng: Đại úy Nguyễn ngọc Oánh
Chỉ huy phó : Tr/úy Từ bộ Cam
Sỉ quan hành quân: Tr/úy Nguyển thế Anh
Sĩ quan kỹ thuật: Tr/úy Nguyễn khắc Bửu
Sĩ quan hành chánh: Tr/úy Phùng văn Chiêu, Nguyển khoa Dánh
Nhân viên phi hành của thuở ban đầu như sau:
Hoa tiêu: Phạm long Sửu
Trần bá Quy
Trần đình Hòe
Nguyễn thanh Tòng
Nguyễn hữu Hậu
Vũ văn Ước
Nguyễn mạnh Bổng
Bùi quang Các
Lê Quỳnh
Công xuân Phương
Bạch thái Minh
Quan sát viên: Trần Phước
Đỗ khắc Mai
Đinh thạch On
Phùng văn Chiêu
Nguyễn đình Giao
Hoàng ngọc Bào
Nguyển văn Trương
Nguyễn Mỹ
Đặng văn Hậu
Nguyễn nhật Tân
Nguyễn tấn Trào
Chu bá Liêm
Hoàng quốc Sinh
http://www.canhthep.com/image.php?module=101&image=forums/70a/chuyendoilinh/notes/76894.fsize.morane502criquet.jpg


Về sau một số hoa tiêu tốt ngiệp từ ngoại quốc và từ Nha Trang thuyên chuyển tới:

Nguyễn văn Trang
Phan tan Long tự Long rùa
Đặng văn Phước
Trịnh tùy Gia
Đoàn Tước
Trịnh văn Lân
Nguyễn minh Vui
Trương văn Vinh
Nguyễn văn Phúc
Trang văn Ngọ
Dư quốc Lương
Đặng trần Dưỡng
Bùi Hân
Trần ngọc Lân
Lê công Thình
Nguyễn kim Bông
Nguyễn trọng Đệ
Thái bá Đệ

Tới năm 1956 một số quan sát viên sau khi chuyển ngành hoa tiêu được thuyên chuyển đến phi đoàn:
Trần Phước
Trần văn Thọ
Phan quang Phúc
Nguyễn quang Toại
Trần văn Minh

Đồng thời là những Quan sát viên mới ra trường khóa 4 QSV.
Đặng văn Tiếp
Nguyễn hữu Dịch
Quách đình Hảo
Nguyễn văn Trung
Nguyễn văn Tấn
Trần viết Chính (cậu)
Nguyễn văn Trung
Lê mậu Hoạt…
và các sĩ quan kỹ thuật :
Lê tấn Trị
Hồ hữu Hiền
Lưu văn Thăng
Trương trọng Công

Với năm tháng và sự lớn mạnh của KQ những nhân vật nêu trên mà tôi còn nhớ được hoặc giải ngũ, hoặc hi sinh, hoặc đã giữ những trách vụ quan trọng sau này.
Riêng về khóa 3 quan sát tôi muốn nói đến từng người bạn của tôi để nhớ lại thuở hoa niên.
1. Nguyễn văn Trương
Xuất thân khóa 4 trường sĩ quan Đà Lạt, gia nhập binh chủng nhảy dù; sau NT Nguyễn ngọc Oánh và Đinh văn Chung một khóa; đã tham dự những cuộc hành quân nhảy dù tại Na Sản, với chiếc mũ đỏ, ngực mang Bảo quốc huân chương, quân phục may cắt sur mesure, dáng người thon gọn, đã gây nhiều ngưỡng mộ trong chúng tôi nên chuyện anh có nhiếu “bồ” thì chẳng có gì là lạ cả. Anh thích học hỏi nhiều thứ và thích những gì “đặc biệt” như y phục thích loại quần không có thắt lưng, xe Vespa được lắp bánh lớn trông gồ ghề hơn, anh có bằng tú tài của trường Tàu nên sau này bà xã của anh là người gốc Trung quốc, anh được du học khóa tham mưu tại Pháp, theo học khóa huấn luyện hoa tiêu tại Hoa Kỳ,
Có một thời anh được biệt phái ra ngoài dân sự, làm Phó Đô Trưởng Nội An Sài Gòn cho ông Đô trưởng Văn văn Của nên thâm niên về cấp bậc bị chậm trễ khi anh trở lại với Không quân, chức vụ sau cùng là Trưởng Phòng Không thám thuộc Bộ Chỉ Huy Hành Quân, với thâm niên quân vụ cao mà binh nghiệp của anh có vẻ lận đận cộng với óc hài hước và châm biếm thâm thúy, anh trở nên con người “bất cần” làm nhiều người điên đầu, có lúc anh để râu quai nón trông như Fidel Castro, khi đi làm có lúc anh đội chiếc mũ vải màu vàng chói trong bộ survival kit của NVPH, những người không biết anh cho rằng anh chẳng biết gì về KQ, vì có lúc anh tự gắn cho anh những cấp bực hoang tưởng trong quân đội như “binh năm” hoặc bịa ra những đơn vị không hề có trong KQ chỉ để nói lên mặt tiêu cực trong quân đội khi xưa mà thôi.
Sang Mỹ anh làm việc cho Công ty hàng không Continental Airline và nay đã về hưu, an hưởng tuổi già (76 tuổi) tại Cali bên người vợ hiền và hai con trai đã tốt nghiệp Đại Học . Hobby của anh bây giờ là lên thư viện đọc sách, tôi xin mở ngoặc, anh Trương nói đùa với tôi rằng các quân binh chủng đều có những pho tượng tượng trưng cho thánh tổ tại các nơi công cộng ở Sài gòn riêng KQ định chọn ông Cao Biền, ông Đỗ hữu Vị…, nhưng có nhiều ý kiến đối chọi nên đã chọn cái “kệ sách” (đây là tác phẩm của kiến trúc sư Ngô viết Thụ) được dựng ngay tại vườn hoa trước tòa Đô Chính Saigon, anh nói các cụ ta ngày xưa có câu : Người quân tử một ngày không đọc sách mặt mũi tối tăm, nhất là khoa học không gian còn nhiều bí ẩn, nên anh em mình phải tham khảo thêm nhiều sách làm tài liệu; và với sự châm biếm cố hữu thỉnh thoảng anh đưa lên “mạng” những bài viết mà một số bạn đọc “chẳng biết đằng nào mà lần” nếu không là bạn vong niên của ông “Trương dù”.
Click on the image to close this window
2. Nguyễn văn Duy Ninh.
Hồi ấy nhất là trong Nam có nhiều người có tên Tây, nên trong danh sách khóa sinh tên anh là Nguyễn văn Denis. Anh cũng xuất thân khóa 4 trường võ bị Đà lạt cùng với anh Hoàng ngọc Bào, anh có khiếu về văn nghệ, thỉnh thoảng anh đệm đàn đàn gui ta và đơn ca, tôi thấy ngón đàn của anh không mấy dịu êm mà có vẻ mạnh tay như muốn hành hạ cây đàn, nhưng những vần thơ của anh thật là tuyệt vời dễ đi vào lòng người, . Sau này anh đổi tên là Nguyễn văn Duy Ninh, và khi làm thơ bút hiệu của anh là Hồng Yến Điệp Minh Hoàng, khi bị cải tạo trên miền rừng núi Việt Bắc âm u anh có viết một bài thơ nói lên tâm trạng của những người ở lại, cảnh tù đầy tại Hoàng liên Sơn và đề cao vai trò của các bà vợ hiền phải vượt qua bao nhục nhằn, đường xá xa xôi hiểm trở để được nhìn nhau trong giây phút mà lệ đong đầy nơi khóe mắt, khiến những người nào đã trải qua đọc lên rất xúc động. Bài thơ mang tựa đề “Ngàn dặm ngàn năm”:
…Tôi vẫn đợi ngày mai trời thức dậy
Bài thơ này là sầu khúc ngàn đêm
Ngàn dặm tương tư, ngàn dặm lao lý
Tôi sẽ trở về và ở mãi bên em…
Anh du học ngành Điều hành viên tại Bắc Phi, và Weapons Controler tại Hoa kỳ, anh phục vụ trong ngành Kiểm Báo. Anh hiện định cư tại Cali, vướng nghiệp thơ nên thỉnh thoảng vẫn có những sáng tác trong làng văn nghệ.

3. Nguyễn tấn Trào
Khi mãn khóa QSV anh được giữ lại khoảng một tháng tại Nha Trang cho đến khi Phi đoàn di chuyển từ Sài gòn đi Đà Nẵng tôi mới gặp lại anh trên chiếc tàu Saint Michel. Anh Trào người trắng trẻo gốc Cần thơ rất đẹp trai và đặc biệt là ca vọng cổ rất mùi, và đã gây không ít những sóng gió giữa rừng hoa bên bờ sông Hàn, anh được gửi đi học bay tại Marakech sau khi hiệp định Genève được ký kết, anh phục vụ tại phi đoàn 1 sau thuyên chuyển về PĐ2QS và làm trưởng biệt đội Cần Thơ gồm khoảng 7 phi cơ L19 để yểm trợ riêng cho vùng 4 chiến thuật, cùng với QSV Phùng Ngọc Ẩn, hai anh đã reo nhiều tổn thất cho VC, anh được Đại tướng Trần thiện Khiêm hồi còn làm Tư lệnh vùng rất quý mến, tiếc thay trong một phi vụ hành quân anh đã bị tử thương để lại nhiều thương tiếc cho các bạn đồng đội. Anh còn hai người em nữa là Nguyễn văn Long và Nguyễn tấn Thanh cũng đã hi sinh trong khi bay hành quân. Trung tướng Tư lệnh Không Quân Trần văn Minh đã hướng dẫn một phái đoàn tới ủy lạo và làm lễ trao tặng Bảo quốc huân chương cho mẫu thân của các anh, để vinh danh một bà mẹ đã hiến dâng ba người con yêu quý cho tổ quốc. Không quên anh, một khóa phi hành đã được mang tên Nguyễn tấn Trào.
4. Nguyễn nhật Tân.
Xuất thân là một nhà giáo nên anh có tác phong rất đứng đắn, chúng tôi gọi đùa là “ông giáo hồ lơ”, anh đã có gia đình và các con anh rất ngoan được giáo dục theo nếp cổ truyền, sau một thời gian phục vụ tại phi đoàn 1 quan sát, và phi đoàn 2 quan sát, anh về làm việc tại Bộ TLKQ. Sau 75 anh định cư tại Toronto bên Canada, vào khoảng năm 2002 anh lâm trọng bệnh và đã mất tại đây.
5. Vũ bình Phương.
Xuất thân khóa 2 Thủ đức, anh rất hiền lành, chúng tôi gọi đùa là ông “Tây gỗ”, anh chuyển ngành điều hành viên sau khi du học tại Maroc, anh lâm trọng bệnh và mất tại Virginia năm 2006.

6. Nguyễn quang Toại.
Anh giữ trách vụ trưởng phòng hành quân phi đoàn 1 quan sát sau khi mãn khóa hoa tiêu năm 1955, khi đến chơi nhà các bạn, các cháu nhỏ còn nói ngọng nên gọi là “bác Chọi” nên chúng tôi cũng gọi anh là bác Chọi trong chỗ riêng tư, mỗi lần bay với anh ra Huế tôi đã phải khổ sở vì anh hay làm vòng quẹo gắt trên mái nhà người đẹp Kim Ninh của đài phát thanh Huế trước khi đáp sân Thành Nội, nhờ vậy mà cô gái của sông Hương núi Ngự cũng mủi lòng để sau này cho phép anh đưa nàng về dinh, anh là cựu học sinh trường Pavie bên Lào nên vì nhu cầu công vụ anh được gửi đi làm tùy viên quân sự tại Vientiane, sau 75 anh định cư tại Úc Châu.

7. Lê văn Các tự Tích
Anh Các người nhỏ con, lúc nào cũng khụt khịt như người bị sổ mũi, anh mặc quân phục chẳng giống ai, trên bộ quân phục kaki anh mang thắt lưng màu trắng, đi giầy mầu trắng, Tr/úy Desbordes có vẻ thích anh và luôn gọi anh là “mon ami Tiche”. Khi sang Maroc du học anh đã mua một xe hơi Chevrolet thật bự đến nỗi các nhân viên trong căn cứ phải gọi chiếc xe đó là “éléphant”, tính anh rất bình dân nên có nhiều bạn người bản xứ, tôi không được biết sau này anh làm gì, mong anh có được mọi sự tốt lành.

8. Trần văn Thọ
Sau khi được cải luyện hoa tiêu, anh phục vụ tại phi đoàn 1 quan sát, anh bị tử thương trong một phi vụ hành quân tại Thuận An.

9. Nguyễn anh Ven.
Anh là con người rất kín đáo, luôn luôn nghiêm chỉnh trong việc huấn nghiệp nên khóa học nào anh cũng “second after none”, có một thời anh làm Giám đốc TTHQ Không trợ 2 trên Pleiku, chức vụ sau cùng của anh thuộc An Ninh Không quân, hiện anh định cư tại Georgia.

10. Nguyễn hữu Khánh
Chúng tôi đặt tên anh là “45 degrée” tính theo độ phân chia của vòng tròn theo toán học, còn lý do tại sao thì chỉ chúng tôi biết mà thôi. Anh chuyển ngành điều hành viên nên tôi không biết hiện giờ anh ra sao, mong anh được an lành.

11. Nguyễn Mỹ.
Anh đã là công chức trước khi bị động viên nên rất thông thuộc về những thủ tục hành chánh, nói tiếng Pháp rất chuẩn với những điệu bộ y như Tây nên chúng tôi gọi là ông Tây con, ngoài ra anh lại còn để bộ ria mép như tài tử Clark Gable, anh Tân mặt mũi nhẵn nhụi không sợi râu đã tặng thêm anh một tên nữa là “Mỹ râu chuột”. Tại phi đoàn mỗi khi đi biệt phái xa như Đồng Hới anh cũng luôn mang theo chiếc Radio Philips cồng kềnh có nhiều giải sóng ngắn để nghe nhạc, hoặc khi biệt phái tại Huế thì ra nhà ga gửi xe Lambretta theo bằng xe lửa để có xe riêng đi chơi. Sau thời gian du học tại Bắc Phi, anh về làm việc tại BTL Không Quân, hiện anh định cư tại Texas.

12. Nguyễn xuân Trường.
Anh người to con, trước khi nhập ngũ anh làm việc trong ngành vận tải nên anh rất rành về máy móc, khi bị động viên anh đã chọn ngành thiết giáp, chúng gọi anh theo tên được dịch ra tiếng Pháp là “Monsieur le Printemp éternel”, sau khi cải luyện hoa tiêu anh đã chuyển sang bay trực thăng, nên tôi không được biết nhiều về anh.

13. Đinh thế Truyền.
Chắc là phần lớn các khóa sinh tại TTHLKQ Nha Trang đều biết anh khi làm Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khóa sinh, trong một lần bay thực tập về quan sát vùng trên tờ báo cáo phi vụ anh có viết như sau: curiosité des femmes, khiến Tr/úy Desbordes và chúng tôi cũng thắc mắc, nhưng anh điềm đạm giải thích :”khi moa bay qua Diên Khánh thấy một nhóm đàn bà đang làm ruộng nhìn lên chắc là vì tò mò nên moa ghi như vậy”, tôi muốn nói lên tính chân thật của anh thấy sao nói vậy. Sau này anh có biệt danh là “maitreTruyền”
Hiện anh định cư tại Cali.

14. Trương Hiệp
Xuắt thân là nhà giáo, động viên khóa 3 Thủ đức, sau khi tốt nghiệp quan sát viên phục vụ tại phi đoàn 2 quan sát, anh đã tử nạn khi học bay cải luyện sang hoa tiêu năm 1956 tại Nha Trang.

15. Chu bá Liêm.
Trước khi bị động viên anh là chiêu đãi viên hàng không cho Air France, anh rất đứng đắn và luôn tìm cách cải thiện đời sống các anh em độc thân trong phi đoàn, tổ chức Câu lạc Bộ mua giá sỉ các đồ giải khát và anh em cứ thoải mái với giá rẻ không ngờ. Tôi trẻ nhất đám nên anh thường gọi tôi là ”jeune premier”. Sau anh về Bộ TLKQ và có hồi anh làm quản lý Trung Tâm Dưỡng Sức trên Đà Lạt thay Thượng sĩ Minh. Tôi không được tin tức gì về anh. Mong anh vẫn an lành.

16. Đặng văn Hậu.
Nói về tôi thì khó quá, nên tôi chỉ viết ra đây vài cảm nghĩ thôi, khi phục vụ tại các phi đoàn quan sát với tư cách là quan sát viên, tôi được bay với nhiều hoa tiêu kỳ cựu và mới ra trường cũng có, nên học hỏi được nhiều về kỹ thuật lái nhất là sau này khi máy bay Morane 500 được thay thế bằng L19 , QSV với tay ga và cần lái cũng như bàn đạp tại ghế sau có thể điều khiển được phi cơ khi hữu sự, tính năng này đã cứu thoát anh QSV Nguyễn trung Chánh khi hoa tiêu Đặng đức Gia bị tử thương tại Năm Căn, về phần tôi khi xong nhiệm vụ trên đường về tôi thường tập lái và đôi khi tập đáp trên các phi trường hành quân, vì ngồi sau không có phi cụ tôi phải bay bằng cảm giác nhiều hơn nên khi được cải huấn hoa tiêu không có gì trở ngại cả, khi định cư tại Mỹ, có một hôm tôi nhận được điện thoại của anh Lê công Thình hỏi thăm tôi và anh nhắc tới những kỷ niệm khi bay với nhau tôi thường lái để anh nghỉ mệt, tôi thì nhớ anh Thình khi mới ở Mỹ về phi đoàn 1 quan sát mang lon chuẩn úy thường hay quen miệng tự giới thiệu bằng tiếng Mỹ “I am Mister Le cong Thinh from Vietnam”, khi đó Tr/úy Toại là trưởng phòng hành quân, một hôm anh Thình trực hành quân loáy hoáy nghịch với khẩu colt 12 thế nào để nổ đùng một phát vào tường, NT Toại chạy vào hỏi chuyện gì vậy, anh Thình cắt nghĩa: tôi cầm khẩu súng, lên đạn và ngắm vào cái công tắc điện như thế này thì…thế là lại có thêm tiếng nổ thứ hai nữa, may không ai việc gì cả, khi còn bay tại phi đoàn 112 có những lần hướng dẫn khu trục xong, chúng tôi bay hợp đoàn với nhau, hai chiếc AD6 bay kè hai bên nàng L19 với cánh cản và bánh xe thả ra để bay cùng tốc độ, trông ngất nga ngất ngư vì bay suýt soát tốc độ triệt nâng, đẹp nhất là lúc hai chàng hiệp sĩ nghiêng cánh break chào tạm biệt người đẹp Loan 19; để phô cái bụng trống trơn chẳng còn hỏa tiễn hay trái bom nào cả.
Khi còn là QSV thì lúc nào khi bay cũng có đôi, chuyển sang hoa tiêu có khi phải bay một mình, đôi khi thời tiết xấu phải bay cao trên làn mây, nhìn lên là trời xanh, nhìn xuống chẳng thấy mặt đất đâu cả, chỉ thấy một biển mây trắng đến tận chân trời, chung quanh không có một sinh vật nào, cảm giác về tốc độ cũng không có, chiếc phi cơ như bị treo lơ lửng trong không gian, lúc đó mình mới cảm thấy thế nào là cô đơn nếu không có tiếng nổ đều đều của động cơ làm bạn; và mặt đất xa xăm kia cùng với những người thân thương thật là hấp dẫn không gì có thể thay thế được.
Hồi còn phụ trách tờ báo Lý Tưởng, có một nàng dâu Không Quân có nhũ danh rất đẹp mà khi viết lại lấy bút hiệu là “vợ Diệm”, có lúc là “Bà Già lái Phi công”, có lẽ bây giờ phải đổi là “phi công lái Bà Già” cho hợp lý, khiến tôi nghĩ chị thật là khiêm tốn, chị càng khiêm tốn bao nhiêu thì phần hãnh diện phải về anh Diệm, nói đến chữ hãnh diện, tôi chợt nghĩ đến một bữa nọ trong lúc mạn đàm với Mệ, khi nói đến những hoa tiêu trẻ sau này được bay những phi cơ tối tân có vẻ coi thường những vị lái bà già khi xưa, Mệ có vẻ khoái trí đập tay nọ vào lòng bàn tay kia và nói: “ Phần hãnh diện phải về mình chứ, vì mình đã được sử dụng loại phi cơ đầu tiên của Không Quân Việt Nam, đó là niềm hãnh diện của lớp người tiên phong đã đưa vào không gian đôi cánh chập chững của một Không Lực mà chỉ ít năm sau đã lớn mạnh nhất Đông Nam Á, mấy ai bây giờ còn hình dung được dáng dấp của chiếc MS 500, đừng nói đến vinh dự đã được cùng “BÀ “ bay tà tà trên khắp miền đất nước.”
Như một chiến binh về già, chiếc MS500 mờ dần trong trí nhớ chúng ta nhưng bất diệt trong quân sử KQVNCH, và giòng đời trôi đi cũng mang theo hình ảnh của một thời vang bóng.

Đằng Vân VA 2010

( Bien Hung chuyen )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân bay đi

Cuối năm 1953 tôi cùng một số bạn đồng khóa sau khi tốt nghiệp khóa 3 Thủ Đức được tuyển chọn sang Không Quân nên khi mãn phép chúng tôi trình diện TTHLKQ Nha Trang



Cuối năm 1953 tôi cùng một số bạn đồng khóa sau khi tốt nghiệp khóa 3 Thủ Đức được tuyển chọn sang Không Quân nên khi mãn phép chúng tôi trình diện TTHLKQ Nha Trang để theo học khóa 3 Quan Sát Viên, gồm có:
1-Tr/úy Nguyễn văn Trương
2-Tr/úy Nguyễn văn Duy Ninh
3-Tr/úy Nguyễn tấn Trào
4-Th/úy Nguyễn Nhật Tân
5-Th/úy Vũ Bình Phương
6-Th/úy Nguyễn quang Toại
7-Th/úy Lê văn Các tự Tích
8-Th/úy Trần văn Thọ
9-Th/úy Nguyễn Anh Ven
10-Th/úy Nguyễn hữu Khánh
11-Th/úy Nguyễn Mỹ
12-Th/úy Nguyễn Xuân Trường
13-Th/úy Đinh thế Truyền
14-Th/úy Trương Hiệp
15-Th/úy Chu bá Liêm
16-Th/úy Đặng văn Hậu.
Trước đó đã có các vị quan sát viên của những khóa 1 và 2 đang phục vụ tại các phi đoàn quan sát 1 và 2 như: Trần Phước, Lại như Sơn, Lê minh Luân, Hoàng ngọc Bào, Nguyễn đình Giao, Phùng văn Chiêu, Huỳnh thiện Tài, Nguyễn ngọc Minh, Đỗ khắc Mai, Đinh thạch On.
http://www.canhthep.com/image.php?module=101&image=forums/70a/chuyendoilinh/notes/76891.ms500.8.jpg
Các sĩ quan đều xuất thân từ các quân trường khác nhau như Huế,Đà Lạt, Thủ Đức …, một số đã có những huy chương cao quý như Bảo quốc huân chương, Anh dũng bội tinh và có cả những người mới ra trường chưa biết chiến trận là gì.
TTHLKQ hồi đó thật là nhỏ bé, có cổng riêng ngay xát con đường đi Cầu đá chỉ có hàng rào kẽm gai thay bờ tường.
Không quân Pháp đang giữ vai trò huấn luyện cho KQVN nên các cấp chỉ huy đều do người Pháp song song với những chỉ huy phó là người Việt để sau này việc chuyển tiếp được dễ dàng, TTHLKQ do Thiếu tá Carret chỉ huy với Đại úy Sai và Đại úy Nhiêu là phụ tá về hành chánh và huấn luyện, trường phi hành do Tr/úy Fatio và những huấn luyện viên người Pháp, trường Quan sát do Tr/úy Desbordes và Tr/úy Trấn văn Minh cùng các hoa tiêu Việt Nam đã mãn khóa như Th/úy Mai văn Hạnh, Th/úy Dương thiệu Hùng, Th/úy Nguyên văn Khánh, Th/úy Trần bá Quy, Ch/úy Võ Phước cùng những huấn luyện viên hoa tiêu Pháp Th/sĩ Tocken, Th/sĩ Valière đảm trách. Phi cơ được xử dụng là loai Morane Saulnier ̀500. Về thưc̣ tập điều chỉnh tác xa thì bay lên Đồng Trăng có môt đại đội pháo binh án ngữ tại đó, các khóa sinh thay phiên nhau bay lên tập điều chỉnh tác xạ, trong khi đó Tr/úy Trần văn Minh bay liên tục trên vùng thực tập để theo dõi phần thực tập và cho điểm từng khóa sinh, vì vậy số giờ bay thường là gấp 4, 5 lần số giờ bay của một khóa sinh, có một lần phi cơ bị trúng đạn thủng bình xăng nên phải hạ cánh ép buộc xuống ruộng trên Thành.̣
Vào tháng tư năm 1954, các sĩ quan tốt nghiệp khóa 3 được bổ xung ̣đi các đơn vị hành quân là Đệ nhất Phi đoàn Quan sát đồn trú tại TSN hoặc Đệ nhị Phi đoàn Quan sát đồn trú trong căn cứ Nha trang. Riêng Đệ Nhất Phi đoàn Quan sát có những biệt đội tại Hà nội và Huế. Phi hành đoàn biệt phái Hà nội Th/úy Vũ văn Ước, Th/úy Nguyễn mạnh Bổng, Tr/úy Phùng văn Chiêu,Tr/úy Nguyễn đình Giao; tại Huế Tr/úy Trần Phước, Th/úy Phạm Long Sửu.
Sau lê bàn giao phi đoàn cho Đại úy Nguyễn ngọc Oánh, vào tháng năm 1954 phi đoàn 1 quan sát chuyển đi Đà nẵng, rồi thành Nội Huế, đến năm 1955 lại chuyển về Đà nẵng cho đến nay.
Khi chúng tôi tới Phi đoàn 1 Quan sát khoảng tháng tư 1954 thì bộ chỉ huy gồm như sau:
Chỉ huy trưởng: Đại úy Nguyễn ngọc Oánh
Chỉ huy phó : Tr/úy Từ bộ Cam
Sỉ quan hành quân: Tr/úy Nguyển thế Anh
Sĩ quan kỹ thuật: Tr/úy Nguyễn khắc Bửu
Sĩ quan hành chánh: Tr/úy Phùng văn Chiêu, Nguyển khoa Dánh
Nhân viên phi hành của thuở ban đầu như sau:
Hoa tiêu: Phạm long Sửu
Trần bá Quy
Trần đình Hòe
Nguyễn thanh Tòng
Nguyễn hữu Hậu
Vũ văn Ước
Nguyễn mạnh Bổng
Bùi quang Các
Lê Quỳnh
Công xuân Phương
Bạch thái Minh
Quan sát viên: Trần Phước
Đỗ khắc Mai
Đinh thạch On
Phùng văn Chiêu
Nguyễn đình Giao
Hoàng ngọc Bào
Nguyển văn Trương
Nguyễn Mỹ
Đặng văn Hậu
Nguyễn nhật Tân
Nguyễn tấn Trào
Chu bá Liêm
Hoàng quốc Sinh
http://www.canhthep.com/image.php?module=101&image=forums/70a/chuyendoilinh/notes/76894.fsize.morane502criquet.jpg


Về sau một số hoa tiêu tốt ngiệp từ ngoại quốc và từ Nha Trang thuyên chuyển tới:

Nguyễn văn Trang
Phan tan Long tự Long rùa
Đặng văn Phước
Trịnh tùy Gia
Đoàn Tước
Trịnh văn Lân
Nguyễn minh Vui
Trương văn Vinh
Nguyễn văn Phúc
Trang văn Ngọ
Dư quốc Lương
Đặng trần Dưỡng
Bùi Hân
Trần ngọc Lân
Lê công Thình
Nguyễn kim Bông
Nguyễn trọng Đệ
Thái bá Đệ

Tới năm 1956 một số quan sát viên sau khi chuyển ngành hoa tiêu được thuyên chuyển đến phi đoàn:
Trần Phước
Trần văn Thọ
Phan quang Phúc
Nguyễn quang Toại
Trần văn Minh

Đồng thời là những Quan sát viên mới ra trường khóa 4 QSV.
Đặng văn Tiếp
Nguyễn hữu Dịch
Quách đình Hảo
Nguyễn văn Trung
Nguyễn văn Tấn
Trần viết Chính (cậu)
Nguyễn văn Trung
Lê mậu Hoạt…
và các sĩ quan kỹ thuật :
Lê tấn Trị
Hồ hữu Hiền
Lưu văn Thăng
Trương trọng Công

Với năm tháng và sự lớn mạnh của KQ những nhân vật nêu trên mà tôi còn nhớ được hoặc giải ngũ, hoặc hi sinh, hoặc đã giữ những trách vụ quan trọng sau này.
Riêng về khóa 3 quan sát tôi muốn nói đến từng người bạn của tôi để nhớ lại thuở hoa niên.
1. Nguyễn văn Trương
Xuất thân khóa 4 trường sĩ quan Đà Lạt, gia nhập binh chủng nhảy dù; sau NT Nguyễn ngọc Oánh và Đinh văn Chung một khóa; đã tham dự những cuộc hành quân nhảy dù tại Na Sản, với chiếc mũ đỏ, ngực mang Bảo quốc huân chương, quân phục may cắt sur mesure, dáng người thon gọn, đã gây nhiều ngưỡng mộ trong chúng tôi nên chuyện anh có nhiếu “bồ” thì chẳng có gì là lạ cả. Anh thích học hỏi nhiều thứ và thích những gì “đặc biệt” như y phục thích loại quần không có thắt lưng, xe Vespa được lắp bánh lớn trông gồ ghề hơn, anh có bằng tú tài của trường Tàu nên sau này bà xã của anh là người gốc Trung quốc, anh được du học khóa tham mưu tại Pháp, theo học khóa huấn luyện hoa tiêu tại Hoa Kỳ,
Có một thời anh được biệt phái ra ngoài dân sự, làm Phó Đô Trưởng Nội An Sài Gòn cho ông Đô trưởng Văn văn Của nên thâm niên về cấp bậc bị chậm trễ khi anh trở lại với Không quân, chức vụ sau cùng là Trưởng Phòng Không thám thuộc Bộ Chỉ Huy Hành Quân, với thâm niên quân vụ cao mà binh nghiệp của anh có vẻ lận đận cộng với óc hài hước và châm biếm thâm thúy, anh trở nên con người “bất cần” làm nhiều người điên đầu, có lúc anh để râu quai nón trông như Fidel Castro, khi đi làm có lúc anh đội chiếc mũ vải màu vàng chói trong bộ survival kit của NVPH, những người không biết anh cho rằng anh chẳng biết gì về KQ, vì có lúc anh tự gắn cho anh những cấp bực hoang tưởng trong quân đội như “binh năm” hoặc bịa ra những đơn vị không hề có trong KQ chỉ để nói lên mặt tiêu cực trong quân đội khi xưa mà thôi.
Sang Mỹ anh làm việc cho Công ty hàng không Continental Airline và nay đã về hưu, an hưởng tuổi già (76 tuổi) tại Cali bên người vợ hiền và hai con trai đã tốt nghiệp Đại Học . Hobby của anh bây giờ là lên thư viện đọc sách, tôi xin mở ngoặc, anh Trương nói đùa với tôi rằng các quân binh chủng đều có những pho tượng tượng trưng cho thánh tổ tại các nơi công cộng ở Sài gòn riêng KQ định chọn ông Cao Biền, ông Đỗ hữu Vị…, nhưng có nhiều ý kiến đối chọi nên đã chọn cái “kệ sách” (đây là tác phẩm của kiến trúc sư Ngô viết Thụ) được dựng ngay tại vườn hoa trước tòa Đô Chính Saigon, anh nói các cụ ta ngày xưa có câu : Người quân tử một ngày không đọc sách mặt mũi tối tăm, nhất là khoa học không gian còn nhiều bí ẩn, nên anh em mình phải tham khảo thêm nhiều sách làm tài liệu; và với sự châm biếm cố hữu thỉnh thoảng anh đưa lên “mạng” những bài viết mà một số bạn đọc “chẳng biết đằng nào mà lần” nếu không là bạn vong niên của ông “Trương dù”.
Click on the image to close this window
2. Nguyễn văn Duy Ninh.
Hồi ấy nhất là trong Nam có nhiều người có tên Tây, nên trong danh sách khóa sinh tên anh là Nguyễn văn Denis. Anh cũng xuất thân khóa 4 trường võ bị Đà lạt cùng với anh Hoàng ngọc Bào, anh có khiếu về văn nghệ, thỉnh thoảng anh đệm đàn đàn gui ta và đơn ca, tôi thấy ngón đàn của anh không mấy dịu êm mà có vẻ mạnh tay như muốn hành hạ cây đàn, nhưng những vần thơ của anh thật là tuyệt vời dễ đi vào lòng người, . Sau này anh đổi tên là Nguyễn văn Duy Ninh, và khi làm thơ bút hiệu của anh là Hồng Yến Điệp Minh Hoàng, khi bị cải tạo trên miền rừng núi Việt Bắc âm u anh có viết một bài thơ nói lên tâm trạng của những người ở lại, cảnh tù đầy tại Hoàng liên Sơn và đề cao vai trò của các bà vợ hiền phải vượt qua bao nhục nhằn, đường xá xa xôi hiểm trở để được nhìn nhau trong giây phút mà lệ đong đầy nơi khóe mắt, khiến những người nào đã trải qua đọc lên rất xúc động. Bài thơ mang tựa đề “Ngàn dặm ngàn năm”:
…Tôi vẫn đợi ngày mai trời thức dậy
Bài thơ này là sầu khúc ngàn đêm
Ngàn dặm tương tư, ngàn dặm lao lý
Tôi sẽ trở về và ở mãi bên em…
Anh du học ngành Điều hành viên tại Bắc Phi, và Weapons Controler tại Hoa kỳ, anh phục vụ trong ngành Kiểm Báo. Anh hiện định cư tại Cali, vướng nghiệp thơ nên thỉnh thoảng vẫn có những sáng tác trong làng văn nghệ.

3. Nguyễn tấn Trào
Khi mãn khóa QSV anh được giữ lại khoảng một tháng tại Nha Trang cho đến khi Phi đoàn di chuyển từ Sài gòn đi Đà Nẵng tôi mới gặp lại anh trên chiếc tàu Saint Michel. Anh Trào người trắng trẻo gốc Cần thơ rất đẹp trai và đặc biệt là ca vọng cổ rất mùi, và đã gây không ít những sóng gió giữa rừng hoa bên bờ sông Hàn, anh được gửi đi học bay tại Marakech sau khi hiệp định Genève được ký kết, anh phục vụ tại phi đoàn 1 sau thuyên chuyển về PĐ2QS và làm trưởng biệt đội Cần Thơ gồm khoảng 7 phi cơ L19 để yểm trợ riêng cho vùng 4 chiến thuật, cùng với QSV Phùng Ngọc Ẩn, hai anh đã reo nhiều tổn thất cho VC, anh được Đại tướng Trần thiện Khiêm hồi còn làm Tư lệnh vùng rất quý mến, tiếc thay trong một phi vụ hành quân anh đã bị tử thương để lại nhiều thương tiếc cho các bạn đồng đội. Anh còn hai người em nữa là Nguyễn văn Long và Nguyễn tấn Thanh cũng đã hi sinh trong khi bay hành quân. Trung tướng Tư lệnh Không Quân Trần văn Minh đã hướng dẫn một phái đoàn tới ủy lạo và làm lễ trao tặng Bảo quốc huân chương cho mẫu thân của các anh, để vinh danh một bà mẹ đã hiến dâng ba người con yêu quý cho tổ quốc. Không quên anh, một khóa phi hành đã được mang tên Nguyễn tấn Trào.
4. Nguyễn nhật Tân.
Xuất thân là một nhà giáo nên anh có tác phong rất đứng đắn, chúng tôi gọi đùa là “ông giáo hồ lơ”, anh đã có gia đình và các con anh rất ngoan được giáo dục theo nếp cổ truyền, sau một thời gian phục vụ tại phi đoàn 1 quan sát, và phi đoàn 2 quan sát, anh về làm việc tại Bộ TLKQ. Sau 75 anh định cư tại Toronto bên Canada, vào khoảng năm 2002 anh lâm trọng bệnh và đã mất tại đây.
5. Vũ bình Phương.
Xuất thân khóa 2 Thủ đức, anh rất hiền lành, chúng tôi gọi đùa là ông “Tây gỗ”, anh chuyển ngành điều hành viên sau khi du học tại Maroc, anh lâm trọng bệnh và mất tại Virginia năm 2006.

6. Nguyễn quang Toại.
Anh giữ trách vụ trưởng phòng hành quân phi đoàn 1 quan sát sau khi mãn khóa hoa tiêu năm 1955, khi đến chơi nhà các bạn, các cháu nhỏ còn nói ngọng nên gọi là “bác Chọi” nên chúng tôi cũng gọi anh là bác Chọi trong chỗ riêng tư, mỗi lần bay với anh ra Huế tôi đã phải khổ sở vì anh hay làm vòng quẹo gắt trên mái nhà người đẹp Kim Ninh của đài phát thanh Huế trước khi đáp sân Thành Nội, nhờ vậy mà cô gái của sông Hương núi Ngự cũng mủi lòng để sau này cho phép anh đưa nàng về dinh, anh là cựu học sinh trường Pavie bên Lào nên vì nhu cầu công vụ anh được gửi đi làm tùy viên quân sự tại Vientiane, sau 75 anh định cư tại Úc Châu.

7. Lê văn Các tự Tích
Anh Các người nhỏ con, lúc nào cũng khụt khịt như người bị sổ mũi, anh mặc quân phục chẳng giống ai, trên bộ quân phục kaki anh mang thắt lưng màu trắng, đi giầy mầu trắng, Tr/úy Desbordes có vẻ thích anh và luôn gọi anh là “mon ami Tiche”. Khi sang Maroc du học anh đã mua một xe hơi Chevrolet thật bự đến nỗi các nhân viên trong căn cứ phải gọi chiếc xe đó là “éléphant”, tính anh rất bình dân nên có nhiều bạn người bản xứ, tôi không được biết sau này anh làm gì, mong anh có được mọi sự tốt lành.

8. Trần văn Thọ
Sau khi được cải luyện hoa tiêu, anh phục vụ tại phi đoàn 1 quan sát, anh bị tử thương trong một phi vụ hành quân tại Thuận An.

9. Nguyễn anh Ven.
Anh là con người rất kín đáo, luôn luôn nghiêm chỉnh trong việc huấn nghiệp nên khóa học nào anh cũng “second after none”, có một thời anh làm Giám đốc TTHQ Không trợ 2 trên Pleiku, chức vụ sau cùng của anh thuộc An Ninh Không quân, hiện anh định cư tại Georgia.

10. Nguyễn hữu Khánh
Chúng tôi đặt tên anh là “45 degrée” tính theo độ phân chia của vòng tròn theo toán học, còn lý do tại sao thì chỉ chúng tôi biết mà thôi. Anh chuyển ngành điều hành viên nên tôi không biết hiện giờ anh ra sao, mong anh được an lành.

11. Nguyễn Mỹ.
Anh đã là công chức trước khi bị động viên nên rất thông thuộc về những thủ tục hành chánh, nói tiếng Pháp rất chuẩn với những điệu bộ y như Tây nên chúng tôi gọi là ông Tây con, ngoài ra anh lại còn để bộ ria mép như tài tử Clark Gable, anh Tân mặt mũi nhẵn nhụi không sợi râu đã tặng thêm anh một tên nữa là “Mỹ râu chuột”. Tại phi đoàn mỗi khi đi biệt phái xa như Đồng Hới anh cũng luôn mang theo chiếc Radio Philips cồng kềnh có nhiều giải sóng ngắn để nghe nhạc, hoặc khi biệt phái tại Huế thì ra nhà ga gửi xe Lambretta theo bằng xe lửa để có xe riêng đi chơi. Sau thời gian du học tại Bắc Phi, anh về làm việc tại BTL Không Quân, hiện anh định cư tại Texas.

12. Nguyễn xuân Trường.
Anh người to con, trước khi nhập ngũ anh làm việc trong ngành vận tải nên anh rất rành về máy móc, khi bị động viên anh đã chọn ngành thiết giáp, chúng gọi anh theo tên được dịch ra tiếng Pháp là “Monsieur le Printemp éternel”, sau khi cải luyện hoa tiêu anh đã chuyển sang bay trực thăng, nên tôi không được biết nhiều về anh.

13. Đinh thế Truyền.
Chắc là phần lớn các khóa sinh tại TTHLKQ Nha Trang đều biết anh khi làm Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khóa sinh, trong một lần bay thực tập về quan sát vùng trên tờ báo cáo phi vụ anh có viết như sau: curiosité des femmes, khiến Tr/úy Desbordes và chúng tôi cũng thắc mắc, nhưng anh điềm đạm giải thích :”khi moa bay qua Diên Khánh thấy một nhóm đàn bà đang làm ruộng nhìn lên chắc là vì tò mò nên moa ghi như vậy”, tôi muốn nói lên tính chân thật của anh thấy sao nói vậy. Sau này anh có biệt danh là “maitreTruyền”
Hiện anh định cư tại Cali.

14. Trương Hiệp
Xuắt thân là nhà giáo, động viên khóa 3 Thủ đức, sau khi tốt nghiệp quan sát viên phục vụ tại phi đoàn 2 quan sát, anh đã tử nạn khi học bay cải luyện sang hoa tiêu năm 1956 tại Nha Trang.

15. Chu bá Liêm.
Trước khi bị động viên anh là chiêu đãi viên hàng không cho Air France, anh rất đứng đắn và luôn tìm cách cải thiện đời sống các anh em độc thân trong phi đoàn, tổ chức Câu lạc Bộ mua giá sỉ các đồ giải khát và anh em cứ thoải mái với giá rẻ không ngờ. Tôi trẻ nhất đám nên anh thường gọi tôi là ”jeune premier”. Sau anh về Bộ TLKQ và có hồi anh làm quản lý Trung Tâm Dưỡng Sức trên Đà Lạt thay Thượng sĩ Minh. Tôi không được tin tức gì về anh. Mong anh vẫn an lành.

16. Đặng văn Hậu.
Nói về tôi thì khó quá, nên tôi chỉ viết ra đây vài cảm nghĩ thôi, khi phục vụ tại các phi đoàn quan sát với tư cách là quan sát viên, tôi được bay với nhiều hoa tiêu kỳ cựu và mới ra trường cũng có, nên học hỏi được nhiều về kỹ thuật lái nhất là sau này khi máy bay Morane 500 được thay thế bằng L19 , QSV với tay ga và cần lái cũng như bàn đạp tại ghế sau có thể điều khiển được phi cơ khi hữu sự, tính năng này đã cứu thoát anh QSV Nguyễn trung Chánh khi hoa tiêu Đặng đức Gia bị tử thương tại Năm Căn, về phần tôi khi xong nhiệm vụ trên đường về tôi thường tập lái và đôi khi tập đáp trên các phi trường hành quân, vì ngồi sau không có phi cụ tôi phải bay bằng cảm giác nhiều hơn nên khi được cải huấn hoa tiêu không có gì trở ngại cả, khi định cư tại Mỹ, có một hôm tôi nhận được điện thoại của anh Lê công Thình hỏi thăm tôi và anh nhắc tới những kỷ niệm khi bay với nhau tôi thường lái để anh nghỉ mệt, tôi thì nhớ anh Thình khi mới ở Mỹ về phi đoàn 1 quan sát mang lon chuẩn úy thường hay quen miệng tự giới thiệu bằng tiếng Mỹ “I am Mister Le cong Thinh from Vietnam”, khi đó Tr/úy Toại là trưởng phòng hành quân, một hôm anh Thình trực hành quân loáy hoáy nghịch với khẩu colt 12 thế nào để nổ đùng một phát vào tường, NT Toại chạy vào hỏi chuyện gì vậy, anh Thình cắt nghĩa: tôi cầm khẩu súng, lên đạn và ngắm vào cái công tắc điện như thế này thì…thế là lại có thêm tiếng nổ thứ hai nữa, may không ai việc gì cả, khi còn bay tại phi đoàn 112 có những lần hướng dẫn khu trục xong, chúng tôi bay hợp đoàn với nhau, hai chiếc AD6 bay kè hai bên nàng L19 với cánh cản và bánh xe thả ra để bay cùng tốc độ, trông ngất nga ngất ngư vì bay suýt soát tốc độ triệt nâng, đẹp nhất là lúc hai chàng hiệp sĩ nghiêng cánh break chào tạm biệt người đẹp Loan 19; để phô cái bụng trống trơn chẳng còn hỏa tiễn hay trái bom nào cả.
Khi còn là QSV thì lúc nào khi bay cũng có đôi, chuyển sang hoa tiêu có khi phải bay một mình, đôi khi thời tiết xấu phải bay cao trên làn mây, nhìn lên là trời xanh, nhìn xuống chẳng thấy mặt đất đâu cả, chỉ thấy một biển mây trắng đến tận chân trời, chung quanh không có một sinh vật nào, cảm giác về tốc độ cũng không có, chiếc phi cơ như bị treo lơ lửng trong không gian, lúc đó mình mới cảm thấy thế nào là cô đơn nếu không có tiếng nổ đều đều của động cơ làm bạn; và mặt đất xa xăm kia cùng với những người thân thương thật là hấp dẫn không gì có thể thay thế được.
Hồi còn phụ trách tờ báo Lý Tưởng, có một nàng dâu Không Quân có nhũ danh rất đẹp mà khi viết lại lấy bút hiệu là “vợ Diệm”, có lúc là “Bà Già lái Phi công”, có lẽ bây giờ phải đổi là “phi công lái Bà Già” cho hợp lý, khiến tôi nghĩ chị thật là khiêm tốn, chị càng khiêm tốn bao nhiêu thì phần hãnh diện phải về anh Diệm, nói đến chữ hãnh diện, tôi chợt nghĩ đến một bữa nọ trong lúc mạn đàm với Mệ, khi nói đến những hoa tiêu trẻ sau này được bay những phi cơ tối tân có vẻ coi thường những vị lái bà già khi xưa, Mệ có vẻ khoái trí đập tay nọ vào lòng bàn tay kia và nói: “ Phần hãnh diện phải về mình chứ, vì mình đã được sử dụng loại phi cơ đầu tiên của Không Quân Việt Nam, đó là niềm hãnh diện của lớp người tiên phong đã đưa vào không gian đôi cánh chập chững của một Không Lực mà chỉ ít năm sau đã lớn mạnh nhất Đông Nam Á, mấy ai bây giờ còn hình dung được dáng dấp của chiếc MS 500, đừng nói đến vinh dự đã được cùng “BÀ “ bay tà tà trên khắp miền đất nước.”
Như một chiến binh về già, chiếc MS500 mờ dần trong trí nhớ chúng ta nhưng bất diệt trong quân sử KQVNCH, và giòng đời trôi đi cũng mang theo hình ảnh của một thời vang bóng.

Đằng Vân VA 2010

( Bien Hung chuyen )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm