Tham Khảo

Từ chống Cộng đến chống toàn trị

Trong lịch sử loài người, thời nào cũng có xung đột. Nhưng xung đột ở thế kỷ 20 và 21 khác các thế kỷ trước ở nhiều điểm.

Trong lịch sử loài người, thời nào cũng có xung đột. Nhưng xung đột ở thế kỷ 20 và 21 khác các thế kỷ trước ở nhiều điểm.
 
Thứ nhất, chúng có tính chất toàn cầu. Trước đó, một số đế quốc mang quân đi chinh phạt nhiều quốc gia thuộc nhiều lục địa khác

nhau, nhưng xung đột vẫn giới hạn giữa hai quốc gia chính: đế quốc và thuộc địa. Đã có một số liên minh được thành lập để chống lại một nước nào đó, nhưng tất cả các liên minh ấy đều tạm thời và cũng chỉ giới hạn trong một khu vực nhất định. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, ngược lại, với hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai cũng như cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quy mô của xung đột mới thực sự có tính toàn cầu: Không có nơi nào thoát khỏi ảnh hưởng của chúng.
 
Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử, thông tin, và cùng với nó, tuyên truyền, trở thành một thứ vũ khí chủ đạo. Trong thông tin và tuyên truyền, có hai yếu tố đóng vai trò chủ yếu: hình ảnh và ngôn ngữ. Trong hai yếu tố ấy, hình ảnh là một yếu tố mới, gắn liền với các kỹ thuật truyền thông hiện đại, đặc biệt báo chí và truyền hình. Còn ngôn ngữ thì đã có từ lâu. Nó chỉ thay đổi ở mức độ và cách thức được sử dụng. Có thể nói chưa bao giờ ngôn ngữ bị chính trị hóa một cách sâu sắc đến như vậy.
 
Thứ ba, như là hệ quả của điểm trên, chỉ từ thế kỷ 20 trở đi, các cuộc xung đột mới
mang màu sắc văn hóa rõ nét. Hậu quả là, bên cạnh mặt trận quân sự và chính trị vốn hiện hữu từ lâu, người ta có thêm một thứ mặt trận mới: mặt trận văn hóa. Mục tiêu chính của mặt trận văn hóa là chinh phục tình cảm và tư tưởng của con người. Có khi chính mặt trận văn hóa này quyết định cục diện của cuộc chiến đấu, phân định kẻ thắng và người thua, một cách tạm thời cũng như trong dài hạn. Theo Samuel P. Huntington, trong cuốn The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order (1996), xung đột chính trên phạm vi toàn thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh không còn xuất phát từ ý thức hệ như trước mà chủ yếu xuất phát từ văn hóa, trong đó yếu tố quan trọng nhất là tôn giáo. Tình hình chính trị thế giới sau biến cố 11/9/2001, châu tuần chung quanh cuộc chiến chống khủng bố vốn gắn liền với các phần tử Hồi giáo cực đoan, dường như củng cố một phần các luận điểm của Huntington.
 
Trong mặt trận văn hóa và với vai trò của thông tin cũng như tuyên truyền, việc định danh (hay gọi tên) là một trọng tâm trong chính sách của mọi phía.
 
Trên nguyên tắc, sự khác biệt căn bản giữa các nước Cộng sản (từ 1917 đến 1991) và các quốc gia Tây phương là ở bình diện kinh tế, hoặc nói theo thuật ngữ của các nhà Mác-xít, ở phương thức sản xuất: Đó là sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, để ý mà xem, trên hầu hết các khẩu hiệu được sử dụng ở các nước Cộng sản ấy, từ Liên Xô đến Trung Quốc và cả Việt Nam nữa, khẩu hiệu trung tâm và phổ biến nhất, là chống chủ nghĩa đế quốc (hoặc gọn hơn, như ở Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, “phản đế”, anti-imperialism) chứ không phải là chống chủ nghĩa tư bản (anti-capitalism).
 
Khi đưa việc chống chủ nghĩa đế quốc thành nội dung chính trong chính sách tuyên truyền, Lenin đã thay đổi một luận điểm căn bản của Karl Marx: Với Marx, được trình bày trong cuốn Tư bản luận, chủ nghĩa đế quốc là thời tiền sử - hoặc sơ kỳ - của chủ nghĩa tư bản; với Lenin, nó là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản;
http://www.marx2mao.com/Lenin/IMP16.html với Marx, nó đã hoặc sắp thuộc về quá khứ, với Lenin, nó đang ở thì hiện tại và có thể, trong tương lai. Biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa thực dân (colonialism).
 
Có điều, sau thập niên 1950, chủ nghĩa thực dân hầu như tan rã khắp nơi: Hầu hết các nước thuộc địa, bằng chiến tranh hoặc bằng biện pháp hòa bình, lần lượt giành được độc lập. Các nhà tuyên truyền Cộng sản phải tạo nên một khái niệm mới: chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonialism). Nếu, nói như Lenin, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân mới được xem là giai đoạn phát triển cao nhất, thậm chí, là giai đoạn cuối cùng, của chủ nghĩa đế quốc.
 
Cả chủ nghĩa thực dân cũ lẫn chủ nghĩa thực dân mới đều nhắm đến một mục tiêu giống nhau: kiểm soát các thuộc địa. Chỉ khác ở cách thức và phương tiện: Với chủ nghĩa thực dân cũ, đó là quân sự và việc xâm chiếm lãnh thổ; với chủ nghĩa thực dân mới, đó là kinh tế và âm mưu thực dân hóa tâm hồn con người bằng một thứ “văn hóa đồi trụy”; với chủ nghĩa thực dân cũ, cái lợi chủ yếu nằm ở tài nguyên và sức lao động, với chủ nghĩa thực dân mới, cái lợi chủ yếu nằm ở thị trường và các ảnh hưởng chính trị trên bàn cờ quốc tế.
 
Có thể nói một cách tóm tắt, sự phát triển của phong trào Cộng sản thế giới từ cuối thế kỷ 19 cho đến lúc sụp đổ vào cuối thế kỷ 20 đã trải qua ba giai đoạn với ba khẩu hiệu chính: Thoạt đầu, với Marx và Engels, đó là chống chủ nghĩa tư bản; với Lenin và Stalin, là chống chủ nghĩa đế quốc; với các nhà lãnh đạo sau Stalin, là chống chủ nghĩa thực dân mới. Về phương diện tuyên truyền, hai giai đoạn sau tinh tế hơn: Nó chuyển mục tiêu từ kinh tế sang chính trị; và ở chính trị, biến một ý thức hệ trừu tượng và mơ hồ thành một ác quỷ mang mặt người với súng đạn và tiền bạc, với những bàn tay đầy máu me. Tất cả đều được sử dụng như những con ngoáo ộp để dọa dẫm người khác. Bên cạnh những con ngoáo ộp ấy, mọi quốc gia thân thiện với Mỹ đều bị gắn nhãn là tay sai hoặc là bù nhìn. Chưa hết, vì cả hai đều là những giai đoạn “phát triển cuối cùng” nên sau đó chỉ là “vực thẳm”! Hình ảnh để quốc đứng trên bờ vực thẳm là một sáo ngữ được lặp đi lặp lại khắp nơi.
 
Về phía Tây phương, để chống lại sự phát triển và những đe dọa từ chủ nghĩa Cộng sản, kể từ sau năm 1917, người ta đã tung ra những chiến dịch chống Cộng rầm rộ dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau, từ quân sự đến chính trị và văn hóa. Trong lãnh vực văn hóa, người ta nhắm đến việc chứng minh lý thuyết của Marx và Lenin, đặc biệt chủ nghĩa duy vật lịch sử, là sai: Với Marx, lịch sử phát triển theo con đường tuyến tính, sau chủ nghĩa phong kiến là chủ nghĩa tư bản và sau chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản; với những người chống Cộng, diễn trình ấy chỉ là một ngộ nhận và cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản như một thứ thiên đường hạ giới chỉ là một không tưởng.
 
Tuy nhiên, khi biến việc chống Cộng thành một khẩu hiệu chính như vậy, người ta lại vấp phải khá nhiều sai lầm trong việc thu hút sự chú ý và sự đồng tình của quần chúng, đặc biệt của giới trí thức.
 
Thứ nhất, nó biến một xung đột chính trị, thậm chí, xung đột vũ trang thành một thứ xung đột về phương diện lý thuyết. Thay vì chống lại những đội quân hùng hậu đang cầm súng bắn vào họ hoặc bắn vào nhân dân của nước họ, người ta lại tập trung vào việc chống lại ông Marx và ông Engels cũng như các tác phẩm triết học và kinh tế học dày cộm của hai ông ấy – những tác phẩm mà, oái oăm thay, ngay chính các lãnh tụ cao cấp nhất của các đảng Cộng sản cũng chưa chắc đã đọc!
 
Thứ hai, chống lại chủ nghĩa Cộng sản không khác gì chống lại một tôn giáo. Cả chủ nghĩa Cộng sản lẫn tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, đều giống nhau ở chỗ: cả hai đều nhắm đến những lý tưởng cao đẹp và cao cả, nhằm giải phóng và cứu rỗi con người. Người ta không thể chống lại những lý tưởng như thế. Hơn nữa, ngay cả khi người ta có thể chứng minh những lý tưởng ấy chỉ là những sự không tưởng, người ta cũng rất khó thuyết phục được người khác. Có hai lý do chính. Một, với lý tưởng, người ta sử dụng niềm tin hơn lý trí. Mà niềm tin lại có thể bất chấp lý trí. Hai, nhân danh những lý tưởng ấy, người ta có thể biện hộ cho các sai lầm trong hiện thực: lý tưởng đúng, chỉ có chính sách là sai. Mà chính sách thì có thể thay đổi được. Nếu không thay đổi được thì cũng có thể… thông cảm được.
 
Lý do thứ hai kể trên là thái độ chung của rất nhiều trí thức Tây phương trong suốt thế kỷ 20. Không phải người ta không biết Cộng sản độc tài và tàn bạo; không phải người ta không biết Stalin và Mao Trạch Đông đã giết chết cả hàng chục triệu người. Nhưng người ta vẫn cho đó chỉ là những giải pháp tình thế trong giai đoạn chuyển tiếp của cách mạng. Với họ, đó là những cái giá phải trả và cần trả cho một tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại.
 
Đó là chưa kể việc nhân danh chiêu bài chống Cộng, một số chính trị gia đã trở thành những kẻ hung hãn, khắc nghiệt, thậm chí độc tài đến độ bóp nghẹt cả tự do và dân chủ, biến thành những cơn ác mộng hãi hùng trong xã hội. Tiêu biểu nhất là trường hợp Thượng nghị sĩ Joseph MacCarthy (1908-1957) ở Mỹ. Chống Cộng một cách cuồng nhiệt, McCarthy liên tục chụp mũ hết người này đến người khác là Cộng sản hoặc là gián điệp của Cộng sản và yêu cầu Quốc hội phải điều tra để làm sáng tỏ “tội phạm” của họ. Ông nhắm mũi dùi tấn công vào cả văn phòng Tổng thống Harry Truman (có khi ngay chính bản thân Tổng thống Truman!), Quân đội Mỹ và đặc biệt, đài Tiếng nói Hoa kỳ (VOA). Do yêu cầu của ông, từ năm 1949 đến 1954, Quốc hội Mỹ đã mở trên 100 cuộc điều tra lớn. Nhiều công chức cao cấp, kể cả nhân viên đài VOA bị mang ra Quốc hội trả lời các cuộc điều tra của ông (có người không chịu nổi sức ép và sự nhục nhã đã tự tử ngay trong quá trình điều tra để chứng minh mình vô tội!) Chưa hết. Ông còn lùng sục vào các thư viện, tố cáo hết cuốn này là của Cộng sản đến cuốn khác là thân Cộng và yêu cầu phải dẹp bỏ; cuối cùng, có đến 30.000 cuốn sách bị loại ra khỏi các kệ sách trong thư viện. Nhiều trí thức và văn nghệ sĩ nổi tiếng, như Richard Wright, James Baldwin, Lester Cole… không chịu nổi cảnh ấy, đã bỏ sang Âu châu sinh sống.
 
McCarthy và chủ nghĩa McCarthy (McCarthyism) đã gây kinh hoàng cho đa số dân chúng Mỹ và trở thành một hình ảnh xấu trong chính trường Mỹ. Nhiều nhà bình luận chính trị cho chủ nghĩa McCarthy là một món quà quý báu nhất mà người Mỹ đã tặng cho Stalin. Nói cách khác, không ai có “công” đối với Cộng sản cho bằng chủ nghĩa McCarthy. Một mặt, nó làm việc “chống Cộng” trở thành đồng nghĩa với một cái gì cực đoan và thô bạo. Nó gợi lên những
ấn tượng thật xấu, một “bad name”, thậm chí, một “từ bẩn thỉu” (“dirty word”). Mặt khác, nó làm nản lòng những người chống Cộng thực sự. Trước, những người chống Cộng nhất là những người có tinh thần tự do; sau, là những người bảo thủ, lại là thứ bảo thủ hẹp hòi. Những người có tinh thần tự do, ngược lại, một mặt, không thích Cộng sản, mặt khác, lại dị ứng với việc chống Cộng.
 
Hai sự kiện trên dẫn đến hai hiện tượng đáng tiếc.
 
Thứ nhất, nó làm nảy nở phong trào chống-chống Cộng (anti-anti-communist) ở Tây phương, ngay tại Mỹ, trong suốt thập niên 1960 và 1970. Chính trong khí quyển tinh thần như thế, Jean-Paul Sartre đã nói một câu đầy tai tiếng: “
Các tên chống Cộng đều là chó.”
 
Thứ hai, nó khiến người ta quên bẵng đi chủ nghĩa phát xít hoặc xem những người chống Cộng như là đồng minh của chủ nghĩa phát xít, trong khi, trên thực tế, ai cũng biết, như Susan Sontag tuyên bố trong một bài diễn văn tại New York năm 1982: “Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa phát xít, một thứ chủ nghĩa phát xít thành công.” (
Communism is Fascism - successful Fascism)
 
Xin lưu ý là: Mặc dù xem chủ nghĩa Cộng sản là một thứ chủ nghĩa phát xít, Susan Sontag cũng không thích những người chống Cộng dù bà không hề phản đối những người chống lại chủ nghĩa phát xít. Trong chiến tranh Việt Nam, bà từng ủng hộ Hà Nội và từng đi Hà Nội, sau đó, viết
nguyên cả cuốn sách về chuyến đi ấy dưới nhan đề Trip to Hanoi (1969).
 
Ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý của rất nhiều trí thức Tây phương: Người ta vừa không thích chủ nghĩa Cộng sản vừa không thích những người chống lại Cộng sản. Có điều, những người Cộng sản thì ở xa, trong khi đó, những người chống Cộng lại ở gần, rất gần. Cộng sản tồn tại như một ý niệm trừu tượng, thuộc một thế giới khác, trong khi những người chống Cộng lại cụ thể, hiện diện ngay trước mắt, và không ngừng quấy nhiễu họ. Chính vì vậy, có lúc phong trào chống-Chống cộng mạnh hơn cả các phong trào chống Cộng. Hơn nữa, cũng cần lưu ý, những trí thức khuynh tả mang tinh thần chống-chống Cộng như vậy, một thời gian dài, có rất nhiều ảnh hưởng trong hệ thống giáo dục ở Tây phương. Do đó, ấn tượng xấu về các phong trào chống Cộng càng lúc càng lan rộng và còn lại lâu dài. Không chừng đến tận bây giờ. (Những ai có điều kiện tiếp xúc nhiều với giới trí thức Tây phương có thể thấy rõ điều này.)
 
Nhận ra được điều đó, ngay từ thập niên 1960, một số nhà chiến lược và trí thức đề nghị chuyển đổi mục tiêu và tiêu ngữ: thay vì giương cao ngọn cờ chống Cộng (anti-communism), người ta lại hô hào chống toàn trị (anti-totalitarianism).
 
Có bốn nguyên nhân chính của việc chuyển đổi từ chống Cộng đến chống toàn trị:
 
Thứ nhất, nhờ các công trình nghiên cứu của Hannah Arendt, đặc biệt cuốn The Origins of Totalitarianism, được xuất bản lần đầu năm 1950, nghĩa là trước bài phát biểu nhắc ở trên của Susan Sontag trên 30 năm, người ta nhận thấy chủ nghĩa Cộng sản rất gần
chủ nghĩa phát xít: cả hai đều độc tài và toàn trị; cả hai đều là những tội ác khủng khiếp. Nếu người ta chống lại chủ nghĩa phát xít thì người ta cũng cần chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Vì cả hai là một. Bằng cách đó, công cuộc chống Cộng huy động được một lực lượng cực kỳ đông đảo ở Tây phương: những người chống lại chủ nghĩa phát xít, trong đó, có cả hàng chục triệu người vốn là nạn nhân hoặc là thân nhân của các nạn nhân của chủ nghĩa phát xít.
 
Thứ hai, tập trung vào khía cạnh độc tài và toàn trị, một mặt, người ta né tránh được khía cạnh lý thuyết và chỉ nhắm vào khía cạnh thực tiễn; mặt khác, người ta cũng tránh được những ấn tượng xấu do chủ nghĩa McCarthy để lại trong dư luận quần chúng. Bằng cách đó, người ta vừa hạn chế được mặt yếu của mình (sự hoành hành của phong trào chống Cộng cực đoan) vừa khai thác được mặt yếu của đối phương (thực tế độc tài và nghèo đói, sự hiện diện của các trại tù và trại tập trung cải tạo từng giết chết cả hàng triệu người).
 
Thứ ba, với chiêu bài chống toàn trị, người ta sử dụng một bảng giá trị và những lý tưởng khác ngoài chủ nghĩa tư bản: Người ta chống lại toàn trị không phải để bảo vệ chủ nghĩa tư bản, vốn dù cố gắng đến mấy, vẫn còn đầy những bất toàn, mà là để bảo vệ những lý tưởng cao cả nhất của nhân loại: tự do, bình đẳng và nhân quyền. Bằng cách đó, nó huy động được sự ủng hộ của nhiều người hơn, đặc biệt các trí thức khuynh tả, những người vốn cấp tiến và yêu chuộng tự do.
 
Thứ tư, như là hệ quả của ba điểm trên, với nội dung chống toàn trị, cuộc đấu tranh chống lại Cộng sản có một nội dung cụ thể. Nói chung, bất cứ một phong trào nào bắt đầu bằng chữ “chống” cũng đều có một nội dung tiêu cực: Nó nhằm phủ nhận. Nó không hứa hẹn một sự thay thế nào cả. Nhưng khi xem việc phủ nhận là mục tiêu chính của việc tranh đấu, người ta cũng lại tự tạo thành những khoảng trống ngay dưới chân mình. Hậu quả là người ta chỉ chiến đấu một cách chơi vơi, từ đó, không có sức mạnh gì đáng kể. “Chống toàn trị”, ngược lại, hầu như là một ngoại lệ. Nó không đơn thuần là một sự phủ định. Mà còn là một sự xây dựng. Lý do chính là “toàn trị” chỉ có một mặt đối lập: Dân chủ. Chống toàn trị bao hàm ý nghĩa là bênh vực và xây dựng dân chủ. Không thể có cách hiểu nào khác.
 
Với bốn lý do nêu trên, từ nửa sau thập niên 1970, việc chống chủ nghĩa toàn trị đã trở thành tâm điểm trong ý thức hệ chống Cộng thời Chiến tranh lạnh. Việc chọn lựa tâm điểm này làm cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản trở thành cụ thể và có sức thuyết phục hơn: Người ta chống lại Cộng sản không phải vì nó là Cộng sản mà vì nó độc tài. Sự độc tài chỉ có thể có hiệu lực khi Cộng sản nắm chính quyền một cách độc tôn. Nếu đảng Cộng sản chỉ tồn tại như bao nhiêu đảng phái chính trị khác, nó hoàn toàn vô hại. Hơn nữa, sự có mặt của nó còn chứng minh tính chất tự do của một chế độ dân chủ. Nhớ đến điều này chúng ta hiểu tại sao trong thời chiến tranh lạnh, ở phần lớn các quốc gia Tây phương, một mặt người ta chủ trương chống Cộng, mặt khác, người ta vẫn cho phép các đảng Cộng sản được hoạt động một cách công khai (thật ra, một số quốc gia, trong đó có Úc, từng có kế hoạch loại đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, nhưng nghị quyết của đảng cầm quyền bị Tòa án Tối cao bác bỏ với lý do nó vi phạm nguyên tắc về tự do tư tưởng và chính trị đã được ghi trong Hiến pháp).
 
Có thể nói, chiến thắng của Tây phương trong cuộc Chiến tranh lạnh vào cuối thế kỷ 20 thực chất là chiến thắng của cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn trị.
 
Chiến thắng ấy bắt đầu từ một thay đổi mang tính chiến lược: Từ chống Cộng sản đến chống toàn trị.
 
Xin lưu ý chữ “tính chiến lược” ở trên.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Từ chống Cộng đến chống toàn trị

Trong lịch sử loài người, thời nào cũng có xung đột. Nhưng xung đột ở thế kỷ 20 và 21 khác các thế kỷ trước ở nhiều điểm.

Trong lịch sử loài người, thời nào cũng có xung đột. Nhưng xung đột ở thế kỷ 20 và 21 khác các thế kỷ trước ở nhiều điểm.
 
Thứ nhất, chúng có tính chất toàn cầu. Trước đó, một số đế quốc mang quân đi chinh phạt nhiều quốc gia thuộc nhiều lục địa khác

nhau, nhưng xung đột vẫn giới hạn giữa hai quốc gia chính: đế quốc và thuộc địa. Đã có một số liên minh được thành lập để chống lại một nước nào đó, nhưng tất cả các liên minh ấy đều tạm thời và cũng chỉ giới hạn trong một khu vực nhất định. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, ngược lại, với hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai cũng như cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quy mô của xung đột mới thực sự có tính toàn cầu: Không có nơi nào thoát khỏi ảnh hưởng của chúng.
 
Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử, thông tin, và cùng với nó, tuyên truyền, trở thành một thứ vũ khí chủ đạo. Trong thông tin và tuyên truyền, có hai yếu tố đóng vai trò chủ yếu: hình ảnh và ngôn ngữ. Trong hai yếu tố ấy, hình ảnh là một yếu tố mới, gắn liền với các kỹ thuật truyền thông hiện đại, đặc biệt báo chí và truyền hình. Còn ngôn ngữ thì đã có từ lâu. Nó chỉ thay đổi ở mức độ và cách thức được sử dụng. Có thể nói chưa bao giờ ngôn ngữ bị chính trị hóa một cách sâu sắc đến như vậy.
 
Thứ ba, như là hệ quả của điểm trên, chỉ từ thế kỷ 20 trở đi, các cuộc xung đột mới
mang màu sắc văn hóa rõ nét. Hậu quả là, bên cạnh mặt trận quân sự và chính trị vốn hiện hữu từ lâu, người ta có thêm một thứ mặt trận mới: mặt trận văn hóa. Mục tiêu chính của mặt trận văn hóa là chinh phục tình cảm và tư tưởng của con người. Có khi chính mặt trận văn hóa này quyết định cục diện của cuộc chiến đấu, phân định kẻ thắng và người thua, một cách tạm thời cũng như trong dài hạn. Theo Samuel P. Huntington, trong cuốn The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order (1996), xung đột chính trên phạm vi toàn thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh không còn xuất phát từ ý thức hệ như trước mà chủ yếu xuất phát từ văn hóa, trong đó yếu tố quan trọng nhất là tôn giáo. Tình hình chính trị thế giới sau biến cố 11/9/2001, châu tuần chung quanh cuộc chiến chống khủng bố vốn gắn liền với các phần tử Hồi giáo cực đoan, dường như củng cố một phần các luận điểm của Huntington.
 
Trong mặt trận văn hóa và với vai trò của thông tin cũng như tuyên truyền, việc định danh (hay gọi tên) là một trọng tâm trong chính sách của mọi phía.
 
Trên nguyên tắc, sự khác biệt căn bản giữa các nước Cộng sản (từ 1917 đến 1991) và các quốc gia Tây phương là ở bình diện kinh tế, hoặc nói theo thuật ngữ của các nhà Mác-xít, ở phương thức sản xuất: Đó là sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, để ý mà xem, trên hầu hết các khẩu hiệu được sử dụng ở các nước Cộng sản ấy, từ Liên Xô đến Trung Quốc và cả Việt Nam nữa, khẩu hiệu trung tâm và phổ biến nhất, là chống chủ nghĩa đế quốc (hoặc gọn hơn, như ở Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, “phản đế”, anti-imperialism) chứ không phải là chống chủ nghĩa tư bản (anti-capitalism).
 
Khi đưa việc chống chủ nghĩa đế quốc thành nội dung chính trong chính sách tuyên truyền, Lenin đã thay đổi một luận điểm căn bản của Karl Marx: Với Marx, được trình bày trong cuốn Tư bản luận, chủ nghĩa đế quốc là thời tiền sử - hoặc sơ kỳ - của chủ nghĩa tư bản; với Lenin, nó là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản;
http://www.marx2mao.com/Lenin/IMP16.html với Marx, nó đã hoặc sắp thuộc về quá khứ, với Lenin, nó đang ở thì hiện tại và có thể, trong tương lai. Biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa thực dân (colonialism).
 
Có điều, sau thập niên 1950, chủ nghĩa thực dân hầu như tan rã khắp nơi: Hầu hết các nước thuộc địa, bằng chiến tranh hoặc bằng biện pháp hòa bình, lần lượt giành được độc lập. Các nhà tuyên truyền Cộng sản phải tạo nên một khái niệm mới: chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonialism). Nếu, nói như Lenin, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân mới được xem là giai đoạn phát triển cao nhất, thậm chí, là giai đoạn cuối cùng, của chủ nghĩa đế quốc.
 
Cả chủ nghĩa thực dân cũ lẫn chủ nghĩa thực dân mới đều nhắm đến một mục tiêu giống nhau: kiểm soát các thuộc địa. Chỉ khác ở cách thức và phương tiện: Với chủ nghĩa thực dân cũ, đó là quân sự và việc xâm chiếm lãnh thổ; với chủ nghĩa thực dân mới, đó là kinh tế và âm mưu thực dân hóa tâm hồn con người bằng một thứ “văn hóa đồi trụy”; với chủ nghĩa thực dân cũ, cái lợi chủ yếu nằm ở tài nguyên và sức lao động, với chủ nghĩa thực dân mới, cái lợi chủ yếu nằm ở thị trường và các ảnh hưởng chính trị trên bàn cờ quốc tế.
 
Có thể nói một cách tóm tắt, sự phát triển của phong trào Cộng sản thế giới từ cuối thế kỷ 19 cho đến lúc sụp đổ vào cuối thế kỷ 20 đã trải qua ba giai đoạn với ba khẩu hiệu chính: Thoạt đầu, với Marx và Engels, đó là chống chủ nghĩa tư bản; với Lenin và Stalin, là chống chủ nghĩa đế quốc; với các nhà lãnh đạo sau Stalin, là chống chủ nghĩa thực dân mới. Về phương diện tuyên truyền, hai giai đoạn sau tinh tế hơn: Nó chuyển mục tiêu từ kinh tế sang chính trị; và ở chính trị, biến một ý thức hệ trừu tượng và mơ hồ thành một ác quỷ mang mặt người với súng đạn và tiền bạc, với những bàn tay đầy máu me. Tất cả đều được sử dụng như những con ngoáo ộp để dọa dẫm người khác. Bên cạnh những con ngoáo ộp ấy, mọi quốc gia thân thiện với Mỹ đều bị gắn nhãn là tay sai hoặc là bù nhìn. Chưa hết, vì cả hai đều là những giai đoạn “phát triển cuối cùng” nên sau đó chỉ là “vực thẳm”! Hình ảnh để quốc đứng trên bờ vực thẳm là một sáo ngữ được lặp đi lặp lại khắp nơi.
 
Về phía Tây phương, để chống lại sự phát triển và những đe dọa từ chủ nghĩa Cộng sản, kể từ sau năm 1917, người ta đã tung ra những chiến dịch chống Cộng rầm rộ dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau, từ quân sự đến chính trị và văn hóa. Trong lãnh vực văn hóa, người ta nhắm đến việc chứng minh lý thuyết của Marx và Lenin, đặc biệt chủ nghĩa duy vật lịch sử, là sai: Với Marx, lịch sử phát triển theo con đường tuyến tính, sau chủ nghĩa phong kiến là chủ nghĩa tư bản và sau chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản; với những người chống Cộng, diễn trình ấy chỉ là một ngộ nhận và cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản như một thứ thiên đường hạ giới chỉ là một không tưởng.
 
Tuy nhiên, khi biến việc chống Cộng thành một khẩu hiệu chính như vậy, người ta lại vấp phải khá nhiều sai lầm trong việc thu hút sự chú ý và sự đồng tình của quần chúng, đặc biệt của giới trí thức.
 
Thứ nhất, nó biến một xung đột chính trị, thậm chí, xung đột vũ trang thành một thứ xung đột về phương diện lý thuyết. Thay vì chống lại những đội quân hùng hậu đang cầm súng bắn vào họ hoặc bắn vào nhân dân của nước họ, người ta lại tập trung vào việc chống lại ông Marx và ông Engels cũng như các tác phẩm triết học và kinh tế học dày cộm của hai ông ấy – những tác phẩm mà, oái oăm thay, ngay chính các lãnh tụ cao cấp nhất của các đảng Cộng sản cũng chưa chắc đã đọc!
 
Thứ hai, chống lại chủ nghĩa Cộng sản không khác gì chống lại một tôn giáo. Cả chủ nghĩa Cộng sản lẫn tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, đều giống nhau ở chỗ: cả hai đều nhắm đến những lý tưởng cao đẹp và cao cả, nhằm giải phóng và cứu rỗi con người. Người ta không thể chống lại những lý tưởng như thế. Hơn nữa, ngay cả khi người ta có thể chứng minh những lý tưởng ấy chỉ là những sự không tưởng, người ta cũng rất khó thuyết phục được người khác. Có hai lý do chính. Một, với lý tưởng, người ta sử dụng niềm tin hơn lý trí. Mà niềm tin lại có thể bất chấp lý trí. Hai, nhân danh những lý tưởng ấy, người ta có thể biện hộ cho các sai lầm trong hiện thực: lý tưởng đúng, chỉ có chính sách là sai. Mà chính sách thì có thể thay đổi được. Nếu không thay đổi được thì cũng có thể… thông cảm được.
 
Lý do thứ hai kể trên là thái độ chung của rất nhiều trí thức Tây phương trong suốt thế kỷ 20. Không phải người ta không biết Cộng sản độc tài và tàn bạo; không phải người ta không biết Stalin và Mao Trạch Đông đã giết chết cả hàng chục triệu người. Nhưng người ta vẫn cho đó chỉ là những giải pháp tình thế trong giai đoạn chuyển tiếp của cách mạng. Với họ, đó là những cái giá phải trả và cần trả cho một tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại.
 
Đó là chưa kể việc nhân danh chiêu bài chống Cộng, một số chính trị gia đã trở thành những kẻ hung hãn, khắc nghiệt, thậm chí độc tài đến độ bóp nghẹt cả tự do và dân chủ, biến thành những cơn ác mộng hãi hùng trong xã hội. Tiêu biểu nhất là trường hợp Thượng nghị sĩ Joseph MacCarthy (1908-1957) ở Mỹ. Chống Cộng một cách cuồng nhiệt, McCarthy liên tục chụp mũ hết người này đến người khác là Cộng sản hoặc là gián điệp của Cộng sản và yêu cầu Quốc hội phải điều tra để làm sáng tỏ “tội phạm” của họ. Ông nhắm mũi dùi tấn công vào cả văn phòng Tổng thống Harry Truman (có khi ngay chính bản thân Tổng thống Truman!), Quân đội Mỹ và đặc biệt, đài Tiếng nói Hoa kỳ (VOA). Do yêu cầu của ông, từ năm 1949 đến 1954, Quốc hội Mỹ đã mở trên 100 cuộc điều tra lớn. Nhiều công chức cao cấp, kể cả nhân viên đài VOA bị mang ra Quốc hội trả lời các cuộc điều tra của ông (có người không chịu nổi sức ép và sự nhục nhã đã tự tử ngay trong quá trình điều tra để chứng minh mình vô tội!) Chưa hết. Ông còn lùng sục vào các thư viện, tố cáo hết cuốn này là của Cộng sản đến cuốn khác là thân Cộng và yêu cầu phải dẹp bỏ; cuối cùng, có đến 30.000 cuốn sách bị loại ra khỏi các kệ sách trong thư viện. Nhiều trí thức và văn nghệ sĩ nổi tiếng, như Richard Wright, James Baldwin, Lester Cole… không chịu nổi cảnh ấy, đã bỏ sang Âu châu sinh sống.
 
McCarthy và chủ nghĩa McCarthy (McCarthyism) đã gây kinh hoàng cho đa số dân chúng Mỹ và trở thành một hình ảnh xấu trong chính trường Mỹ. Nhiều nhà bình luận chính trị cho chủ nghĩa McCarthy là một món quà quý báu nhất mà người Mỹ đã tặng cho Stalin. Nói cách khác, không ai có “công” đối với Cộng sản cho bằng chủ nghĩa McCarthy. Một mặt, nó làm việc “chống Cộng” trở thành đồng nghĩa với một cái gì cực đoan và thô bạo. Nó gợi lên những
ấn tượng thật xấu, một “bad name”, thậm chí, một “từ bẩn thỉu” (“dirty word”). Mặt khác, nó làm nản lòng những người chống Cộng thực sự. Trước, những người chống Cộng nhất là những người có tinh thần tự do; sau, là những người bảo thủ, lại là thứ bảo thủ hẹp hòi. Những người có tinh thần tự do, ngược lại, một mặt, không thích Cộng sản, mặt khác, lại dị ứng với việc chống Cộng.
 
Hai sự kiện trên dẫn đến hai hiện tượng đáng tiếc.
 
Thứ nhất, nó làm nảy nở phong trào chống-chống Cộng (anti-anti-communist) ở Tây phương, ngay tại Mỹ, trong suốt thập niên 1960 và 1970. Chính trong khí quyển tinh thần như thế, Jean-Paul Sartre đã nói một câu đầy tai tiếng: “
Các tên chống Cộng đều là chó.”
 
Thứ hai, nó khiến người ta quên bẵng đi chủ nghĩa phát xít hoặc xem những người chống Cộng như là đồng minh của chủ nghĩa phát xít, trong khi, trên thực tế, ai cũng biết, như Susan Sontag tuyên bố trong một bài diễn văn tại New York năm 1982: “Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa phát xít, một thứ chủ nghĩa phát xít thành công.” (
Communism is Fascism - successful Fascism)
 
Xin lưu ý là: Mặc dù xem chủ nghĩa Cộng sản là một thứ chủ nghĩa phát xít, Susan Sontag cũng không thích những người chống Cộng dù bà không hề phản đối những người chống lại chủ nghĩa phát xít. Trong chiến tranh Việt Nam, bà từng ủng hộ Hà Nội và từng đi Hà Nội, sau đó, viết
nguyên cả cuốn sách về chuyến đi ấy dưới nhan đề Trip to Hanoi (1969).
 
Ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý của rất nhiều trí thức Tây phương: Người ta vừa không thích chủ nghĩa Cộng sản vừa không thích những người chống lại Cộng sản. Có điều, những người Cộng sản thì ở xa, trong khi đó, những người chống Cộng lại ở gần, rất gần. Cộng sản tồn tại như một ý niệm trừu tượng, thuộc một thế giới khác, trong khi những người chống Cộng lại cụ thể, hiện diện ngay trước mắt, và không ngừng quấy nhiễu họ. Chính vì vậy, có lúc phong trào chống-Chống cộng mạnh hơn cả các phong trào chống Cộng. Hơn nữa, cũng cần lưu ý, những trí thức khuynh tả mang tinh thần chống-chống Cộng như vậy, một thời gian dài, có rất nhiều ảnh hưởng trong hệ thống giáo dục ở Tây phương. Do đó, ấn tượng xấu về các phong trào chống Cộng càng lúc càng lan rộng và còn lại lâu dài. Không chừng đến tận bây giờ. (Những ai có điều kiện tiếp xúc nhiều với giới trí thức Tây phương có thể thấy rõ điều này.)
 
Nhận ra được điều đó, ngay từ thập niên 1960, một số nhà chiến lược và trí thức đề nghị chuyển đổi mục tiêu và tiêu ngữ: thay vì giương cao ngọn cờ chống Cộng (anti-communism), người ta lại hô hào chống toàn trị (anti-totalitarianism).
 
Có bốn nguyên nhân chính của việc chuyển đổi từ chống Cộng đến chống toàn trị:
 
Thứ nhất, nhờ các công trình nghiên cứu của Hannah Arendt, đặc biệt cuốn The Origins of Totalitarianism, được xuất bản lần đầu năm 1950, nghĩa là trước bài phát biểu nhắc ở trên của Susan Sontag trên 30 năm, người ta nhận thấy chủ nghĩa Cộng sản rất gần
chủ nghĩa phát xít: cả hai đều độc tài và toàn trị; cả hai đều là những tội ác khủng khiếp. Nếu người ta chống lại chủ nghĩa phát xít thì người ta cũng cần chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Vì cả hai là một. Bằng cách đó, công cuộc chống Cộng huy động được một lực lượng cực kỳ đông đảo ở Tây phương: những người chống lại chủ nghĩa phát xít, trong đó, có cả hàng chục triệu người vốn là nạn nhân hoặc là thân nhân của các nạn nhân của chủ nghĩa phát xít.
 
Thứ hai, tập trung vào khía cạnh độc tài và toàn trị, một mặt, người ta né tránh được khía cạnh lý thuyết và chỉ nhắm vào khía cạnh thực tiễn; mặt khác, người ta cũng tránh được những ấn tượng xấu do chủ nghĩa McCarthy để lại trong dư luận quần chúng. Bằng cách đó, người ta vừa hạn chế được mặt yếu của mình (sự hoành hành của phong trào chống Cộng cực đoan) vừa khai thác được mặt yếu của đối phương (thực tế độc tài và nghèo đói, sự hiện diện của các trại tù và trại tập trung cải tạo từng giết chết cả hàng triệu người).
 
Thứ ba, với chiêu bài chống toàn trị, người ta sử dụng một bảng giá trị và những lý tưởng khác ngoài chủ nghĩa tư bản: Người ta chống lại toàn trị không phải để bảo vệ chủ nghĩa tư bản, vốn dù cố gắng đến mấy, vẫn còn đầy những bất toàn, mà là để bảo vệ những lý tưởng cao cả nhất của nhân loại: tự do, bình đẳng và nhân quyền. Bằng cách đó, nó huy động được sự ủng hộ của nhiều người hơn, đặc biệt các trí thức khuynh tả, những người vốn cấp tiến và yêu chuộng tự do.
 
Thứ tư, như là hệ quả của ba điểm trên, với nội dung chống toàn trị, cuộc đấu tranh chống lại Cộng sản có một nội dung cụ thể. Nói chung, bất cứ một phong trào nào bắt đầu bằng chữ “chống” cũng đều có một nội dung tiêu cực: Nó nhằm phủ nhận. Nó không hứa hẹn một sự thay thế nào cả. Nhưng khi xem việc phủ nhận là mục tiêu chính của việc tranh đấu, người ta cũng lại tự tạo thành những khoảng trống ngay dưới chân mình. Hậu quả là người ta chỉ chiến đấu một cách chơi vơi, từ đó, không có sức mạnh gì đáng kể. “Chống toàn trị”, ngược lại, hầu như là một ngoại lệ. Nó không đơn thuần là một sự phủ định. Mà còn là một sự xây dựng. Lý do chính là “toàn trị” chỉ có một mặt đối lập: Dân chủ. Chống toàn trị bao hàm ý nghĩa là bênh vực và xây dựng dân chủ. Không thể có cách hiểu nào khác.
 
Với bốn lý do nêu trên, từ nửa sau thập niên 1970, việc chống chủ nghĩa toàn trị đã trở thành tâm điểm trong ý thức hệ chống Cộng thời Chiến tranh lạnh. Việc chọn lựa tâm điểm này làm cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản trở thành cụ thể và có sức thuyết phục hơn: Người ta chống lại Cộng sản không phải vì nó là Cộng sản mà vì nó độc tài. Sự độc tài chỉ có thể có hiệu lực khi Cộng sản nắm chính quyền một cách độc tôn. Nếu đảng Cộng sản chỉ tồn tại như bao nhiêu đảng phái chính trị khác, nó hoàn toàn vô hại. Hơn nữa, sự có mặt của nó còn chứng minh tính chất tự do của một chế độ dân chủ. Nhớ đến điều này chúng ta hiểu tại sao trong thời chiến tranh lạnh, ở phần lớn các quốc gia Tây phương, một mặt người ta chủ trương chống Cộng, mặt khác, người ta vẫn cho phép các đảng Cộng sản được hoạt động một cách công khai (thật ra, một số quốc gia, trong đó có Úc, từng có kế hoạch loại đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, nhưng nghị quyết của đảng cầm quyền bị Tòa án Tối cao bác bỏ với lý do nó vi phạm nguyên tắc về tự do tư tưởng và chính trị đã được ghi trong Hiến pháp).
 
Có thể nói, chiến thắng của Tây phương trong cuộc Chiến tranh lạnh vào cuối thế kỷ 20 thực chất là chiến thắng của cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn trị.
 
Chiến thắng ấy bắt đầu từ một thay đổi mang tính chiến lược: Từ chống Cộng sản đến chống toàn trị.
 
Xin lưu ý chữ “tính chiến lược” ở trên.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm