Tham Khảo
Từ chuyện sinh viên Hong Kong đến cuốn phim lịch sử VN
Cuộc bãi khóa của sinh viên học sinh Hong Kong bắt đầu gợi cảm hứng cho giới blogger Việt Nam từ cuối tuần qua. Hình ảnh nhỏ bé của anh sinh viên Joshua Wong bắt đầu lan ra trên các trang blog và mạng xã hội tiếng Việt. Mọi người nhắc lại là cũng chính anh Wong lúc mới 14 tuổi đã dẫn đầu một phong trào chống sách giáo khoa của đảng cộng sản Trung Quốc muốn áp đặt lên thế hệ trẻ Hong Kong, trong đó hoàn toàn không nói gì đến thảm sát Thiên An Môn, mà ngược lại là ca ngợi đảng cộng sản Trung Quốc như một đảng duy nhất cai trị nước Trung hoa, trong đó có Hong Kong.
Blogger Lê Diễn Đức viết:
Sinh viên là giới trí thức trẻ, sôi nổi, cầu tiến và luôn có khao khát tự do, dân chủ, những giá trị mà họ nhìn nhận khi đi ra thế giới bên ngoài.
Tinh thần của sinh viên Hongkong khác hoàn toàn với sinh viên Việt Nam. Một ví dụ điển hình nhất có thể nêu ra. Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học. Họ sống trong sợ hãi, cũng như đa số còn lại bị tẩy não, bị thuần phục trong cái lò giáo dục dối trá.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội, có điều kiện tiếp cận thông tin và hiểu biết mà vô cảm với chính trị, chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Nhận xét trên về sinh viên Việt Nam của blogger, nhà báo Lê Diễn Đức
dù là khá nghiêm khắc nhưng cũng phản ánh một thực trạng ở Việt Nam là những hoạt động liên quan đến chính trị của sinh viên Việt Nam hoàn toàn vắng bóng. Ngay trong những người hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam được gọi là hãy còn trẻ thì hầu như không thấy bóng sinh viên các trường đại học, càng hiếm hơn nữa học sinh các trường phổ thông.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội ... chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
- Blogger Lê Diễn Đức
Anh Nguyễn Anh Tuấn, hiện là một thành viên của tổ chức dân sự Voice nói về sự kiểm soát hoạt động của sinh viên học sinh tại Việt Nam trong một lần trao đổi với chúng tôi:
“Trong khuôn khổ các trường đại học ở Việt Nam, thậm chí là trong các trường cấp ba, các trường phổ thông, có những qui định chính thức từ Bộ giáo dục, hợp tác với bên bộ công an, ngăn cấm sinh viên tham gia vào các hội nhóm tự phát.”
Nhà báo Đoan Trang cũng viết về nguyên nhân của sự thụ động, sợ hãi của sinh viên Việt Nam khi đối diện với những vấn đề chính trị xã hội
“Tới chừng thanh niên bắt đầu “tỏ ra nguy hiểm”, thì sẽ được sự chiếu cố của cả các loại Phòng Công tác Chính trị, Công tác Sinh viên, Giáo vụ… Rồi thì đến công an khu vực, cao nữa là an ninh thành phố, an ninh Bộ.
Ừ, thế thì bao giờ đến sinh viên Việt Nam làm nên một sự kiện như Mùa Xuân Ả-rập hay mùa thu Hong Kong?”
Nền giáo dục tuyên truyền và cuốn phim thất bại
Bên cạnh sự áp chế bằng những biện pháp mang tính chuyên chế như thế, cũng tương tự như nhà nước Trung Quốc, nhà nước Việt Nam cũng áp dụng các bộ sách giáo khoa mang tính tuyên truyền cho chế độ cộng sản. Sự tuyên truyền này tuy làm cho tuổi trẻ Việt Nam lo ngại khi tiếp xúc với những ý tưởng khác những ý tưởng do bộ máy tuyên truyền của nhà nước tung ra, nhưng trớ trêu thay cũng chưa chắc đã đem đến sự ủng hộ của các bạn trẻ đó cho những gì mà nhà nước và đảng mong muốn họ làm theo. Một minh chứng sống động cho việc này chính là bộ phim vô cùng tốn kém có đề tài lịch sử và Đại tướng Võ Nguyên giáp lại không được các bạn trẻ bỏ tiền đi xem.
Giải thích chuyện này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng cái cách mà nhà nước Việt Nam tuyên truyền làm cho người ta không tin những gì mà họ tuyên truyền. Còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì nói rằng khi người cộng sản tuyên truyền thì phải tìm hiểu điều ngược lại.
Blogger Viết từ Sài gòn cho rằng:
Bộ phim triệu đô về tướng Giáp ra đời. Rất tiếc là người ta không lường được sự việc bởi vì người ta tưởng dễ ăn và người ta cứ nhìn vấn đề theo cách quá đơn giản, thậm chí đơn giản như Cộng sản!
Bây giờ lại phải bỏ tiền để đi xem phim à? Còn lâu! Để bọn thành phố nó rảnh rỗi nó xem! Nhưng bọn thành phố thì biết rồi, nó đâu có ngu, đâu có dễ bị lừa như bọn nhà quê góc rừng xó núi. Nhiều đứa nhà sát vách đó chứ, đám tang đi qua, nó ngồi trong nhà đội nón uống cà phê, khi đám ngang nhà, nó giở nón chào, vẫn ngồi cà phê. Vậy thôi, nghĩa tử là nghĩa tận, đã quá đủ! Bọn thành phố ranh mãnh nó thừa hiểu cái chế đệ này bịp mị nhân dân ra sao, tham nhũng như thế nào, ép ông Giáp kiểu gì.
Dân Hà Nội họ rất rành về lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại, cho nên người ta biết về ông Giáp còn nhiều hơn những gì viết trong sách nữa.
- Blogger Giang Nam Lãng Tử
Chuyện khác biệt giữa những thị dân nhiều thông tin và những người ở thôn quê chỉ có duy nhất một nguồn tin từ những chiếc loa phường và báo đảng, được blogger Giang Nam Lãng Tử xác nhận:
“Nói về bộ phim Sống cùng lịch sử, nói về ông Giáp ấy thì nói thật là dân Hà nội họ biết quá nhiều rồi, chứ không phải như những vùng sâu vùng xa. Dân Hà Nội họ rất rành về lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại, cho nên người ta biết về ông Giáp còn nhiều hơn những gì viết trong sách nữa.”
Nhiều người cho rằng vì thấy cảnh hàng ngàn người rồng rắn tham dự lễ tang Tướng Giáp mà cơ quan tuyên giáo của đảng tưởng đâu rằng mọi sự đơn giản là dân chúng vẫn còn nghe theo những gì đảng cộng sản nói ra.
Trên thực tế, giữa thời đại công nghệ thông tin của thế kỷ 21, hệ thống tuyên truyền bằng loa phường của đảng cộng sản vẫn còn phủ kháp mọi miền đất nước, đến nỗi nó được một tác giả nước ngoài chú ý đến và đề cập nó trong một bài viết mang tựa đề Những bóng ma cộng sản ở châu Á. Khi đọc bài này, cộng với sự trãi nghiệm của mình ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn so sánh những cái loa phường tuyên truyền ở Việt Nam giống như những chiếc loa cầu kinh ở những Quốc gia Hồi giáo, ông viết một đoản văn mang tựa đề Cái loa phường và lễ nghi tôn giáo:
“Ở VN, tuy không phải là nước Hồi giáo, nhưng bản tin loa phường buổi sáng và buổi chiều cũng có thể xem là một "nghi lễ" tôn giáo. Trong tôn giáo, người ta bắt tín đồ phải tin theo giáo lí, và điều đó là lựa chọn của tín đồ. Nhưng ở VN, tuy số "tín đồ" tôn giáo mà Nhà nước tin và theo chỉ 2-3 triệu, nhưng cái nghi lễ đó thì cả 90 triệu người bị ép buộc phải nghe. Đó là một sự không công bằng."
Kết quả của việc tuyên truyền và những cuốn sách giáo khoa mang tính tuyên truyền giữa thời đại Internet đôi khi có tác dụng ngược lại những điều mà nhà nước của đảng mong muốn. Những sự thật che dấu lần lượt được đưa ra ánh sáng. Trong vòng vài năm gần đây, những thông tin đời thật của chủ tịch Hồ Chí Minh lần lượt ra đời, và với sự trợ giúp của Internet, cơ quan tuyên giáo của đảng không thể che dấu được. Nhà báo Huy Đức viết
“Nhiều thế hệ Việt Nam đã yêu mến Hồ Chí Minh, các bạn cứ tiếp tục yêu mến Hồ Chí Minh, đừng "shock" khi đọc thấy "những người đàn bà của Bác". Các bạn chỉ nên so sánh di sản của Hồ Chí Minh (là những gì mà Việt Nam đang có ngày nay) với chính chuẩn mực của ông: "Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì".
Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học.
- Blogger Lê Diễn Đức
Nhưng cây bút Nguyễn Hoàng Văn thì không được nhẹ nhàng như nhà báo Huy Đức. Trong bài viết mới nhất của mình trên trang blog của nhà văn Phạm Thị Hoài, ông lấy ví dụ về cái cách mà người ta viết một cách không trung thực về nhà văn Tây Ban Nha Lorca để giáo dục các thế hệ Việt Nam từ trước đến giờ. Ông cho rằng đó là một sự liều lĩnh.
Mà, xét cho cùng, viết liều hay dạy liều, cũng là sản phẩm tất yếu của một hệ thống cầm quyền với những chủ trương chính trị cực kỳ liều, liều đến mức cực đoan, từ sự cực đoan của đầu óc hoang tưởng đến mức cực đoan của toan tính thực dụng. Nó, như đã thấy, đã liều với cuộc phiêu lưu chiến tranh, ở đó sinh mạng và tương lai của 30 triệu người bị mang ra đánh đổi cho mục tiêu thế giới đại đồng của “ba ngàn triệu trên đời”. Và nó, như đang thấy, lại liều với cuộc phiêu lưu mệnh danh “ổn định và phát triển”, cái cuộc phiêu lưu chẳng hề vì dân số trên 90 triệu người mà chỉ phục vụ cho một phân số rất nhỏ, cực kỳ nhỏ, một epsilon mang tên “nhóm lợi ích” đang ngồi xổm trên đầu
Một nữ sinh viên nói với chúng tôi về hiện trạng và tương lai của sinh viên Việt Nam.
“Tất cả các sự tê liệt đó đều bắt nguồn từ sự kiểm soát từ trên xuống một cách có hệ thống của đảng cộng sản. Cho tới giờ phút này thì họ rất thành công trong chính sách ngu dân lâu dài, kềm tỏa mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cầm quyền. Nhưng tương lai với sự tiếp cận thông tin và khả năng độc lập hơn của sinh viên thì tôi tin là sẽ có thay đổi.”
Nhiều người mà chúng tôi có dịp trao đổi về tình trạng đó của giáo dục và thanh niên Việt hiện nay hy vọng rằng thời đại đã thay đổi, và những thế hệ sắp đến có nhiều cơ hội phát triển hơn.
RFABàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Từ chuyện sinh viên Hong Kong đến cuốn phim lịch sử VN
Cuộc bãi khóa của sinh viên học sinh Hong Kong bắt đầu gợi cảm hứng cho giới blogger Việt Nam từ cuối tuần qua. Hình ảnh nhỏ bé của anh sinh viên Joshua Wong bắt đầu lan ra trên các trang blog và mạng xã hội tiếng Việt. Mọi người nhắc lại là cũng chính anh Wong lúc mới 14 tuổi đã dẫn đầu một phong trào chống sách giáo khoa của đảng cộng sản Trung Quốc muốn áp đặt lên thế hệ trẻ Hong Kong, trong đó hoàn toàn không nói gì đến thảm sát Thiên An Môn, mà ngược lại là ca ngợi đảng cộng sản Trung Quốc như một đảng duy nhất cai trị nước Trung hoa, trong đó có Hong Kong.
Blogger Lê Diễn Đức viết:
Sinh viên là giới trí thức trẻ, sôi nổi, cầu tiến và luôn có khao khát tự do, dân chủ, những giá trị mà họ nhìn nhận khi đi ra thế giới bên ngoài.
Tinh thần của sinh viên Hongkong khác hoàn toàn với sinh viên Việt Nam. Một ví dụ điển hình nhất có thể nêu ra. Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học. Họ sống trong sợ hãi, cũng như đa số còn lại bị tẩy não, bị thuần phục trong cái lò giáo dục dối trá.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội, có điều kiện tiếp cận thông tin và hiểu biết mà vô cảm với chính trị, chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Nhận xét trên về sinh viên Việt Nam của blogger, nhà báo Lê Diễn Đức
dù là khá nghiêm khắc nhưng cũng phản ánh một thực trạng ở Việt Nam là những hoạt động liên quan đến chính trị của sinh viên Việt Nam hoàn toàn vắng bóng. Ngay trong những người hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam được gọi là hãy còn trẻ thì hầu như không thấy bóng sinh viên các trường đại học, càng hiếm hơn nữa học sinh các trường phổ thông.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội ... chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
- Blogger Lê Diễn Đức
Anh Nguyễn Anh Tuấn, hiện là một thành viên của tổ chức dân sự Voice nói về sự kiểm soát hoạt động của sinh viên học sinh tại Việt Nam trong một lần trao đổi với chúng tôi:
“Trong khuôn khổ các trường đại học ở Việt Nam, thậm chí là trong các trường cấp ba, các trường phổ thông, có những qui định chính thức từ Bộ giáo dục, hợp tác với bên bộ công an, ngăn cấm sinh viên tham gia vào các hội nhóm tự phát.”
Nhà báo Đoan Trang cũng viết về nguyên nhân của sự thụ động, sợ hãi của sinh viên Việt Nam khi đối diện với những vấn đề chính trị xã hội
“Tới chừng thanh niên bắt đầu “tỏ ra nguy hiểm”, thì sẽ được sự chiếu cố của cả các loại Phòng Công tác Chính trị, Công tác Sinh viên, Giáo vụ… Rồi thì đến công an khu vực, cao nữa là an ninh thành phố, an ninh Bộ.
Ừ, thế thì bao giờ đến sinh viên Việt Nam làm nên một sự kiện như Mùa Xuân Ả-rập hay mùa thu Hong Kong?”
Nền giáo dục tuyên truyền và cuốn phim thất bại
Bên cạnh sự áp chế bằng những biện pháp mang tính chuyên chế như thế, cũng tương tự như nhà nước Trung Quốc, nhà nước Việt Nam cũng áp dụng các bộ sách giáo khoa mang tính tuyên truyền cho chế độ cộng sản. Sự tuyên truyền này tuy làm cho tuổi trẻ Việt Nam lo ngại khi tiếp xúc với những ý tưởng khác những ý tưởng do bộ máy tuyên truyền của nhà nước tung ra, nhưng trớ trêu thay cũng chưa chắc đã đem đến sự ủng hộ của các bạn trẻ đó cho những gì mà nhà nước và đảng mong muốn họ làm theo. Một minh chứng sống động cho việc này chính là bộ phim vô cùng tốn kém có đề tài lịch sử và Đại tướng Võ Nguyên giáp lại không được các bạn trẻ bỏ tiền đi xem.
Giải thích chuyện này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng cái cách mà nhà nước Việt Nam tuyên truyền làm cho người ta không tin những gì mà họ tuyên truyền. Còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì nói rằng khi người cộng sản tuyên truyền thì phải tìm hiểu điều ngược lại.
Blogger Viết từ Sài gòn cho rằng:
Bộ phim triệu đô về tướng Giáp ra đời. Rất tiếc là người ta không lường được sự việc bởi vì người ta tưởng dễ ăn và người ta cứ nhìn vấn đề theo cách quá đơn giản, thậm chí đơn giản như Cộng sản!
Bây giờ lại phải bỏ tiền để đi xem phim à? Còn lâu! Để bọn thành phố nó rảnh rỗi nó xem! Nhưng bọn thành phố thì biết rồi, nó đâu có ngu, đâu có dễ bị lừa như bọn nhà quê góc rừng xó núi. Nhiều đứa nhà sát vách đó chứ, đám tang đi qua, nó ngồi trong nhà đội nón uống cà phê, khi đám ngang nhà, nó giở nón chào, vẫn ngồi cà phê. Vậy thôi, nghĩa tử là nghĩa tận, đã quá đủ! Bọn thành phố ranh mãnh nó thừa hiểu cái chế đệ này bịp mị nhân dân ra sao, tham nhũng như thế nào, ép ông Giáp kiểu gì.
Dân Hà Nội họ rất rành về lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại, cho nên người ta biết về ông Giáp còn nhiều hơn những gì viết trong sách nữa.
- Blogger Giang Nam Lãng Tử
Chuyện khác biệt giữa những thị dân nhiều thông tin và những người ở thôn quê chỉ có duy nhất một nguồn tin từ những chiếc loa phường và báo đảng, được blogger Giang Nam Lãng Tử xác nhận:
“Nói về bộ phim Sống cùng lịch sử, nói về ông Giáp ấy thì nói thật là dân Hà nội họ biết quá nhiều rồi, chứ không phải như những vùng sâu vùng xa. Dân Hà Nội họ rất rành về lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại, cho nên người ta biết về ông Giáp còn nhiều hơn những gì viết trong sách nữa.”
Nhiều người cho rằng vì thấy cảnh hàng ngàn người rồng rắn tham dự lễ tang Tướng Giáp mà cơ quan tuyên giáo của đảng tưởng đâu rằng mọi sự đơn giản là dân chúng vẫn còn nghe theo những gì đảng cộng sản nói ra.
Trên thực tế, giữa thời đại công nghệ thông tin của thế kỷ 21, hệ thống tuyên truyền bằng loa phường của đảng cộng sản vẫn còn phủ kháp mọi miền đất nước, đến nỗi nó được một tác giả nước ngoài chú ý đến và đề cập nó trong một bài viết mang tựa đề Những bóng ma cộng sản ở châu Á. Khi đọc bài này, cộng với sự trãi nghiệm của mình ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn so sánh những cái loa phường tuyên truyền ở Việt Nam giống như những chiếc loa cầu kinh ở những Quốc gia Hồi giáo, ông viết một đoản văn mang tựa đề Cái loa phường và lễ nghi tôn giáo:
“Ở VN, tuy không phải là nước Hồi giáo, nhưng bản tin loa phường buổi sáng và buổi chiều cũng có thể xem là một "nghi lễ" tôn giáo. Trong tôn giáo, người ta bắt tín đồ phải tin theo giáo lí, và điều đó là lựa chọn của tín đồ. Nhưng ở VN, tuy số "tín đồ" tôn giáo mà Nhà nước tin và theo chỉ 2-3 triệu, nhưng cái nghi lễ đó thì cả 90 triệu người bị ép buộc phải nghe. Đó là một sự không công bằng."
Kết quả của việc tuyên truyền và những cuốn sách giáo khoa mang tính tuyên truyền giữa thời đại Internet đôi khi có tác dụng ngược lại những điều mà nhà nước của đảng mong muốn. Những sự thật che dấu lần lượt được đưa ra ánh sáng. Trong vòng vài năm gần đây, những thông tin đời thật của chủ tịch Hồ Chí Minh lần lượt ra đời, và với sự trợ giúp của Internet, cơ quan tuyên giáo của đảng không thể che dấu được. Nhà báo Huy Đức viết
“Nhiều thế hệ Việt Nam đã yêu mến Hồ Chí Minh, các bạn cứ tiếp tục yêu mến Hồ Chí Minh, đừng "shock" khi đọc thấy "những người đàn bà của Bác". Các bạn chỉ nên so sánh di sản của Hồ Chí Minh (là những gì mà Việt Nam đang có ngày nay) với chính chuẩn mực của ông: "Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì".
Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học.
- Blogger Lê Diễn Đức
Nhưng cây bút Nguyễn Hoàng Văn thì không được nhẹ nhàng như nhà báo Huy Đức. Trong bài viết mới nhất của mình trên trang blog của nhà văn Phạm Thị Hoài, ông lấy ví dụ về cái cách mà người ta viết một cách không trung thực về nhà văn Tây Ban Nha Lorca để giáo dục các thế hệ Việt Nam từ trước đến giờ. Ông cho rằng đó là một sự liều lĩnh.
Mà, xét cho cùng, viết liều hay dạy liều, cũng là sản phẩm tất yếu của một hệ thống cầm quyền với những chủ trương chính trị cực kỳ liều, liều đến mức cực đoan, từ sự cực đoan của đầu óc hoang tưởng đến mức cực đoan của toan tính thực dụng. Nó, như đã thấy, đã liều với cuộc phiêu lưu chiến tranh, ở đó sinh mạng và tương lai của 30 triệu người bị mang ra đánh đổi cho mục tiêu thế giới đại đồng của “ba ngàn triệu trên đời”. Và nó, như đang thấy, lại liều với cuộc phiêu lưu mệnh danh “ổn định và phát triển”, cái cuộc phiêu lưu chẳng hề vì dân số trên 90 triệu người mà chỉ phục vụ cho một phân số rất nhỏ, cực kỳ nhỏ, một epsilon mang tên “nhóm lợi ích” đang ngồi xổm trên đầu
Một nữ sinh viên nói với chúng tôi về hiện trạng và tương lai của sinh viên Việt Nam.
“Tất cả các sự tê liệt đó đều bắt nguồn từ sự kiểm soát từ trên xuống một cách có hệ thống của đảng cộng sản. Cho tới giờ phút này thì họ rất thành công trong chính sách ngu dân lâu dài, kềm tỏa mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cầm quyền. Nhưng tương lai với sự tiếp cận thông tin và khả năng độc lập hơn của sinh viên thì tôi tin là sẽ có thay đổi.”
Nhiều người mà chúng tôi có dịp trao đổi về tình trạng đó của giáo dục và thanh niên Việt hiện nay hy vọng rằng thời đại đã thay đổi, và những thế hệ sắp đến có nhiều cơ hội phát triển hơn.
RFA