Kinh Đời
Từ lúc nào Pháp là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố cực đoan hồi giáo?
Vụ nổ súng giết người hôm Thứ tư ở Paris tại tòa soạn tuần báo trào phúng Pháp Charlie Hebdo đã từng xuất bản tranh ảnh biếm họa về nhà Tiên tri Hồi giáo Muhammad là vụ bùng phát đẫm máu nhất của hoạt động khủng bố Hồi giáo ở Pháp trong những năm gần đây, nhưng chỉ là vụ mới nhất. Thông tín viên VOA Selah Hennessy tường thuật rằng Pháp đã là mục tiêu thường xuyên của khủng bố cực đoan Hồi giáo.
Vào cuối năm 2014, Thủ tướng Pháp đã đưa ra nhận định rằng Pháp chưa bao giờ đứng trước mối đe dọa khủng bố lớn hơn hiện nay. Theo cảnh sát Pháp cho biết thì từ mùa hè năm 2013 đến nay đã có 5 âm mưu khủng bố bị phá vỡ.
Ông Shaun Gregory, chuyên viên về an ninh quốc tế thuộc Đại học Durham, nói rằng Pháp là tuyến đầu của khủng bố Hồi giáo ở Âu châu và đã ở trong trạng huống ngày từ nhiều thập niên. Ông nói:
“Để tìm thấy một vụ tấn công ở tầm mức này quý vị phải trở lại thời kỳ giữa thập niên 1990, khi mà nước Pháp từng trải qua đợt đầu tiên của khủng bố Hồi giáo ở Âu châu. Một làn sóng khủng bố Hồi giáo đã báo trước vụ 9/11 và tất cả các vụ khác tiếp theo sau.
Năm 1995, một quả bom nổ trên chuyến xe lửa ở Paris, giết chết 8 người và làm hơn 100 người bị thương. Đó là một trong những vụ tấn công mà người ta quy cho các phần tử cực đoan Algery. Năm sau, một vụ nổ bom khác cũng trên tuyến đường xe lửa này, giết chết 4 người và làm gần 100 người bị thương.
Ông Gregory nói giữa thập niên 1990 bạo động giảm bớt. Theo ông một phần là vì xu thế chính trị - Pháp từ đầu không nhập cuộc trong chiến tranh Iraq hồi năm 2003, thay vào đó tìm cách tạo khoảng cách giữa nước này và Âu châu cũng như các nước đồng minh trong khối NATO.
Nhưng trong mấy năm gần đây, mối đe dọa khủng bố lại gia tăng. Theo số liệu thống kê của cơ quan cảnh sát Liên hiệp Âu châu Europol thì từ năm ngoái đã có trên 500 vụ khủng bố trên khắp Âu châu, gần một nửa là ở Pháp và 40% các vụ bắt giữ có liên hệ đến hoạt động khủng bố là ở Pháp.
Tờ báo bị nhắm mục tiêu hôm Thứ tư, Charlie Hebdo, đã từng bị tấn công trước đây. Năm 2011, tòa soạn này đã bị hư hại vì một bom xăng ném qua của sổ, một ngày sau khi tờ báo này in một bức tranh biếm họa Tiên tri Muhammad.
Ông Gregory nói sự tái xuất hiện mối đe dọa khủng bố Hồi giáo phần nào có thể được giải thích là do sự chuyển đổi chính sách chính trị. Ông nói:
“Pháp đã tham gia sứ mạng ổn định ở Afghanistan. Nước này đã bắt đầu gia tăng vai trò ở Bắc Phi và trong việc ổn định tình hình ở Libya và Marocco. Và đương nhiên phải kể các hoạt động ở Mali vào năm 2012, 2014.”
Pháp có cộng đồng Hồi giáo đông đảo nhất Tây Âu, ước tính có đến khoảng 5 triệu.
Ông Gregory nói rằng chính sách và thái độ nhận thức của Pháp đối với cộng đồng Hồi giáo đóng góp phần nào trong vấn đề này. Chẳng hạn, lệnh cấm đeo mạng che toàn gương mặt nơi công cộng và đội khăn trùm đầu trong các trường công. Ông Gregory nói:
“Cùng lúc sự nhận thức về sức ép gia tăng đối với cộng đồng Hồi giáo bên trong nước Pháp với việc chính phủ Pháp tìm cách duy trì sự khẳng định về chủ nghĩa thế tục và ngăn chặn các biểu tượng tôn giáo nơi công cộng. Các sự việc này kết hợp lại đưa nước Pháp trở lại là tuyến đầu của chủ nghĩa
khủng bố ở Âu châu.”
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, gần 40 công dân Pháp đang chiến đấu cùng với các nhóm thành chiến ở Syria và Iraq, trong khi người ta cho rằng mấy trăm người nữa đang chuẩn bị ra đi. Khoảng 200 người đã trở về Pháp, và đang chờ xét xử.
Chuyên gia về khủng bố Bill Tupman thuộc Đại học Exeter nói rằng không khí chính trị ở Pháp ở trong trạng huống mà vụ tấn công báo Charlie Hebdo sẽ có một tác động rất lớn lên bối cảnh xã hội và chính trị. Ông nói:
“Trong các tình huống trước đây sự ủng hộ chính trị cho cánh cực hữu khá là thấp. Giờ đây, như phần còn lại của Âu châu, sự ủng hộ dành cho phe cực hữu, cho các hoạt động chống nhập cư, chống chủ nghĩa đa văn hóa, bản sắc dân tộc sẽ mạnh hơn bao giờ hết từ trước đến nay ở Âu châu.
Ông nói vụ giết người hôm Thứ tư có phần chắc làm tăng thêm tình cảm bài Hồi giáo.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Từ lúc nào Pháp là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố cực đoan hồi giáo?
Vụ nổ súng giết người hôm Thứ tư ở Paris tại tòa soạn tuần báo trào phúng Pháp Charlie Hebdo đã từng xuất bản tranh ảnh biếm họa về nhà Tiên tri Hồi giáo Muhammad là vụ bùng phát đẫm máu nhất của hoạt động khủng bố Hồi giáo ở Pháp trong những năm gần đây, nhưng chỉ là vụ mới nhất. Thông tín viên VOA Selah Hennessy tường thuật rằng Pháp đã là mục tiêu thường xuyên của khủng bố cực đoan Hồi giáo.
Vào cuối năm 2014, Thủ tướng Pháp đã đưa ra nhận định rằng Pháp chưa bao giờ đứng trước mối đe dọa khủng bố lớn hơn hiện nay. Theo cảnh sát Pháp cho biết thì từ mùa hè năm 2013 đến nay đã có 5 âm mưu khủng bố bị phá vỡ.
Ông Shaun Gregory, chuyên viên về an ninh quốc tế thuộc Đại học Durham, nói rằng Pháp là tuyến đầu của khủng bố Hồi giáo ở Âu châu và đã ở trong trạng huống ngày từ nhiều thập niên. Ông nói:
“Để tìm thấy một vụ tấn công ở tầm mức này quý vị phải trở lại thời kỳ giữa thập niên 1990, khi mà nước Pháp từng trải qua đợt đầu tiên của khủng bố Hồi giáo ở Âu châu. Một làn sóng khủng bố Hồi giáo đã báo trước vụ 9/11 và tất cả các vụ khác tiếp theo sau.
Năm 1995, một quả bom nổ trên chuyến xe lửa ở Paris, giết chết 8 người và làm hơn 100 người bị thương. Đó là một trong những vụ tấn công mà người ta quy cho các phần tử cực đoan Algery. Năm sau, một vụ nổ bom khác cũng trên tuyến đường xe lửa này, giết chết 4 người và làm gần 100 người bị thương.
Ông Gregory nói giữa thập niên 1990 bạo động giảm bớt. Theo ông một phần là vì xu thế chính trị - Pháp từ đầu không nhập cuộc trong chiến tranh Iraq hồi năm 2003, thay vào đó tìm cách tạo khoảng cách giữa nước này và Âu châu cũng như các nước đồng minh trong khối NATO.
Nhưng trong mấy năm gần đây, mối đe dọa khủng bố lại gia tăng. Theo số liệu thống kê của cơ quan cảnh sát Liên hiệp Âu châu Europol thì từ năm ngoái đã có trên 500 vụ khủng bố trên khắp Âu châu, gần một nửa là ở Pháp và 40% các vụ bắt giữ có liên hệ đến hoạt động khủng bố là ở Pháp.
Tờ báo bị nhắm mục tiêu hôm Thứ tư, Charlie Hebdo, đã từng bị tấn công trước đây. Năm 2011, tòa soạn này đã bị hư hại vì một bom xăng ném qua của sổ, một ngày sau khi tờ báo này in một bức tranh biếm họa Tiên tri Muhammad.
Ông Gregory nói sự tái xuất hiện mối đe dọa khủng bố Hồi giáo phần nào có thể được giải thích là do sự chuyển đổi chính sách chính trị. Ông nói:
“Pháp đã tham gia sứ mạng ổn định ở Afghanistan. Nước này đã bắt đầu gia tăng vai trò ở Bắc Phi và trong việc ổn định tình hình ở Libya và Marocco. Và đương nhiên phải kể các hoạt động ở Mali vào năm 2012, 2014.”
Pháp có cộng đồng Hồi giáo đông đảo nhất Tây Âu, ước tính có đến khoảng 5 triệu.
Ông Gregory nói rằng chính sách và thái độ nhận thức của Pháp đối với cộng đồng Hồi giáo đóng góp phần nào trong vấn đề này. Chẳng hạn, lệnh cấm đeo mạng che toàn gương mặt nơi công cộng và đội khăn trùm đầu trong các trường công. Ông Gregory nói:
“Cùng lúc sự nhận thức về sức ép gia tăng đối với cộng đồng Hồi giáo bên trong nước Pháp với việc chính phủ Pháp tìm cách duy trì sự khẳng định về chủ nghĩa thế tục và ngăn chặn các biểu tượng tôn giáo nơi công cộng. Các sự việc này kết hợp lại đưa nước Pháp trở lại là tuyến đầu của chủ nghĩa
khủng bố ở Âu châu.”
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, gần 40 công dân Pháp đang chiến đấu cùng với các nhóm thành chiến ở Syria và Iraq, trong khi người ta cho rằng mấy trăm người nữa đang chuẩn bị ra đi. Khoảng 200 người đã trở về Pháp, và đang chờ xét xử.
Chuyên gia về khủng bố Bill Tupman thuộc Đại học Exeter nói rằng không khí chính trị ở Pháp ở trong trạng huống mà vụ tấn công báo Charlie Hebdo sẽ có một tác động rất lớn lên bối cảnh xã hội và chính trị. Ông nói:
“Trong các tình huống trước đây sự ủng hộ chính trị cho cánh cực hữu khá là thấp. Giờ đây, như phần còn lại của Âu châu, sự ủng hộ dành cho phe cực hữu, cho các hoạt động chống nhập cư, chống chủ nghĩa đa văn hóa, bản sắc dân tộc sẽ mạnh hơn bao giờ hết từ trước đến nay ở Âu châu.
Ông nói vụ giết người hôm Thứ tư có phần chắc làm tăng thêm tình cảm bài Hồi giáo.