Tham Khảo
Từ một xã hội tuyên truyền đến xã hội dân sự
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xứ sở của tuyên truyền. Bật tivi, mở radio, đọc báo, tất cả đều có bóng dáng và cái air của tuyên truyền, đặc biệt là các bản tin và bài viết liên quan đến chính trị, xã hội, sử, văn học.
Kính Hòa/ RFA
Ảnh bên:Áp phích tuyên truyền khổng lồ trên đường phố Sài Gòn chụp hôm 25/3/2013
Chúng tôi xin mở đầu chương trình điểm blog hôm nay bằng nhận xét của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ nước Úc:
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xứ sở của tuyên truyền. Bật
tivi, mở radio, đọc báo, tất cả đều có bóng dáng và cái air của tuyên
truyền, đặc biệt là các bản tin và bài viết liên quan đến chính trị, xã
hội, sử, văn học. Đó là chưa kể đến những pano nền đỏ chữ vàng xuất hiện
trên khắp đường phố từ nông thôn đến thành thị, từ lộ nhỏ đến đường cao
tốc đều mang nội dung tuyên truyền. Cái gì cũng tuyên truyền, từ chính
trị, đóng thuế đến có con đều tuyên truyền. Tuyên truyền hàng phút, hàng
giờ, hàng ngày, và ở bất cứ nơi nào.
Không hẹn mà gặp, nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài gòn minh chứng cho sự
tuyên truyền ấy bằng chính bản thân anh, một sản phẩm của nền giáo dục
tuyên truyền. Trong nền giáo dục đó cậu học trò Tuấn Khanh hình dung một
thế giới Á thần cộng sản Marxist với các lãnh tụ vĩ đại chiến đấu và
hùng biện chống bọn đế quốc, bọn ngụy để bảo vệ nhân dân. Thế giới đó
không khác thế giới các thần của Hy lạp, để rồi một ngày kia mọi sự thay
đổi. Tuấn Khanh viết:
Nhiều năm sau, khi mọi thứ sáng dần. Khi cả thế giới nhìn thấy
móng vuốt từ các tượng đài và viết vào sách giáo khoa về chủ nghĩa Cộng
sản Đông Âu hay Mao lý thuyết như một thứ tội ác của loài người.
Bức tranh các ác thần Marxist, Maoist… đã lộ ra nanh vuốt và đẫm
máu loài người trong nụ cười và bàn tay vẫy chào thân ái của họ.
Tuấn Khanh viết thêm rằng mọi người hãy giống sức mạnh Hercules, vùng
dậy rũ bỏ để trở thành con người đúng nghĩa trên hành tinh này.
Không khí tuyên truyền của xã hội cộng sản không chỉ làm các lãnh tụ
bay lên trên không gian mờ mịt khói hương của sự phong thánh, mà nó còn
làm cho người ta sợ hãi, không dám sống với con người đúng nghĩa của
mình, mà sống với những pano nền đỏ chữ vàng như Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
đã viết. Điều đó làm tha hóa con người, như một nghiên cứu mới đây ở
nước Đức cho thấy rằng những người sống ở Đông Đức cũ thường có khuynh
hướng nói dối nhiều hơn. Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà địa
chất Nguyễn Thanh Giang có nói:
Những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà thì nói một nẻo.
Cái kiểu phải sống giữa những pano vàng đỏ và con người thật của mình
lây lất kéo dài đến cả thế kỷ 21, thế kỷ của internet cùng những sự
thật trần trụi. Và theo blogger Bách Việt nó cũng là nguyên nhân làm
những người trẻ tuổi học hành ở nước ngoài không dám về nước:
Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ.
Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa
chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.
Và với một nền móng con người như vậy, xã hội đi đến một tình trạng
bi kịch, từ an ninh xã hội, đạo nghĩa cộng đồng, cho đến những vấn đề
lớn lao hơn của quốc gia, của chủ qyền lãnh thổ, của ngoại giao nước
nhà.
Nhà văn Đào Hiếu viết một cách bi quan trên trang blog của mình:
Dưới bề mặt bình an của xã hội là một con nước ngầm của cái ác do cộng dồn những ức chế mà có.
Hoang tưởng và ức chế
Chúng tôi xin mượn lời nhà văn Đào Hiếu mô tả xã hội hôm nay làm tiểu tựa cho phần thứ hai của bài điểm blog hôm nay.
Cái ác kỳ cục được nhiều bloggers bàn tới trong tuần qua là việc có
những toan tính sẽ không công nhận bà mẹ Việt nam anh hùng cho những
người phụ nữ tái giá.
Cái toan tính kỳ cục ấy lại nảy ra trong những ngày Vu lan cận kề, ngày mà đáng ra tất cả các bà mẹ đều được nhận hoa hồng.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết trong bài Vu lan không có hoa hồng:
Còn với những quan chức khác loài người vẫn đang xét duyệt các mẹ
già như một sản phẩm của công việc? – họ cũng sẽ chẳng cần một bông hoa
nào. Cái họ thích và mong mỏi trong trái tim, có lẽ chỉ là những huy
chương và danh hiệu. Mùa Vu Lan với họ sẽ chẳng bao giờ có hoa hồng, mà
chỉ có sự giả dối toả bừng trên mặt.
Nhưng cái ác trần trụi nhất trong tuần qua thì có lẽ mọi người sẽ
đồng ý rằng đó là chuyện những trẻ em mồ côi bị mua bán tại một ngôi
chùa ở Hà nội mà chính quyền địa phương không biết gì.
Từ miền tây sông Hậu, Giang Nam lãng tử viết:
Cái hệ thống ấy bận làm gì ? Họ chỉ lo vận động thu các loại phí
đóng góp của công dân trong phường càng nhiều càng tốt. Một ngôi chùa
quản lý một cơ sở với hơn một trăm em bé bị gom về chờ ngày mối lái bán
mua, sống lúc nhúc trong song sắt như một đàn chuột. Lại còn 9 em bé mất
tích bí ẩn.
Ở tầm mức cao hơn thì cái hệ thống mà Giang Nam lãng tử nói đến đôi
khi lại gây ra những chuyện hài hước lạ lùng. Trong chuyến thăm nước Mỹ
gần đây, ông Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã cóp cuộc gặp gỡ
Thượng nghị sĩ John McCain, một người có tiếng là thân Việt Nam. Của
đáng tội, ông McCain lại từng là phi công bị bắn rơi ở hồ Trúc Bạch, Hà
Nội. Và bây giờ ông Bí thư lại trao tặng cho ngài Thượng nghị sĩ yêu mến
Việt Nam một bức tranh về chiến tích hồ Trúc Bạch năm xưa.
Ông Hoàng Đình Thắng, cựu Đại sứ Việt nam tại Hà Lan nhận định về chuyện này:
Còn chuyện quà tặng, tất nhiên đây là chuyện về lễ tân, cũng phản ánh một mức nào đó về văn hóa.
Tôi không muốn bình luận về chuyện này; nhưng riêng cá nhân tôi
nếu được hỏi ý kiến thì tôi không bao giờ đưa những món quả tặng như
thế. Bởi vì có một thực tế, ngay như những bia kỷ niệm, những tượng đài
kỷ niệm cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống quân Trung Quốc xâm
lược, mới đây thôi năm 1979 trên biên giới phía Lạng Sơn, có người lên
đục đi những dòng chữ chống quân Trung Quốc xâm lược trên những bia ở
biên giới; thế thì đây là một biểu lộ giữa hai cựu thù đã 40 năm rồi mà
khơi dậy làm gì. Trong khi nỗi đau mới đây lại ‘đục’ đi.
Còn ông Nghị thì giải thích với báo giới trong nước rằng ông tặng bức
tranh đó cho ông McCain vì ông McCain quan tâm đến vệ sinh của thành
phố Hà Nội.
Nhà văn Phạm Thị Hoài viết về chuyện này trên blog của mình và kết luận:
Hình như nhà văn trào phúng Mỹ Mark Twain từng định kể câu chuyện
này, song cuối cùng bỏ cuộc vì không dám tin rằng nó còn thuộc sở trường
của mình.
Chuyện hài hước suy cho cùng thì cũng không làm chết ai, nhưng cái hệ
thống mà Giang Nam lãng tử đề cập trong câu chuyện buôn bán trẻ em ở Hà
Nội lại sẽ rất là nguy hiểm khi hệ thống đó phải đối đầu với nguy cơ
xâm lược từ phương Bắc. Hệ thống tuyên truyền đó vẫn nói rằng quan hệ
Việt Nam Trung Quốc vẫn là quan hệ bạn vàng.
Trịnh Khả Nguyên viết trên blog Quê Choa:
Cứ theo “chính thống” thì VN-TQ hiện nay là bạn vàng,là bạn tốt.
Nhưng chả hiểu tại sao”bạn” lại chiếm Hoàng Sa của ta. Khi mới xảy ra
việc nầy, có người cho rằng “bạn giữ hộ” rồi sẽ trả lại ta. Bốn mươi năm
rồi, “bạn” đã không trả lại HS cho ta mà còn chiếm thêm một số đảo
thuộc TS của ta nữa. Lại có người cho rằng, đời nầy đòi không được thì
để lại cho đời con, đời cháu đòi. Nhưng tới khi đó không biết tình thế
sẽ ra sao?
Và ông kết luận bằng một câu Kiều: Còn tình chi nữa, là thù đấy thôi!
Civil Society
Nhưng cái quan trọng nhất mà hệ thống ấy tàn phá chính là Câu chuyện giáo dục. GS Nguyễn văn Tuấn viết:
Đại học VN khó trở thành một trung tâm văn hoá. Chương trình giảng
dạy (nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn) đều chịu dưới sự kiểm
soát của một cơ chế vô hình nào đó. Một báo cáo của chuyên gia nước
ngoài nhận xét rằng “các trường đại học Việt Nam vẫn ở trong tình trạng
bị bóp nghẹt về tri thức, trong khi công chúng đang phản ứng ngày càng
lớn. Các đại học VN không thể nào hoàn thành sứ mệnh khai hóa xã hội.
Những nhà giáo dục Việt Nam đã không ngồi yên để nhìn sự tàn phá đó.
Nhiều cố gắng trong mấy năm qua đã được thực hiện để tạo dựng những
trường Đại học, mà nói như bà Hiệu trưởng trường Đại học Hoa sen là
những trường Đại học tử tế.
Tuần qua cũng chứng kiến việc trường Đại học được nhiều người công
nhận là tử tế ấy đứng giữa một cơn bão xung đột giữa lợi nhuận và phi
lợi nhận. Những nhà giáo chủ trương vì một nền giáo dục lành mạnh có vẻ
đang bị lấn át bởi những nhà tư bản mới nổi lên ở một quốc gia có nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo nhà giáo Vũ Thị Phương Anh, xã hội Việt Nam hiện tại vẫn còn
thiếu thốn những điều kiện cho một nền giáo dục phi lợi nhuận như thế.
Và đó chính là niềm hy vọng của những người chủ trương tạo dựng một
xã hội dân sự. Một xã hội dân sự tự do mới có thể làm con người tốt hơn,
sẳn sàng vì mục tiêu xã hội hơn.
Nhưng để đi từ một xã hội tuyên truyền lên một xã hội dân sự, còn
nhiều khó khăn phải vượt qua. Khó khăn lớn nhất đó chính là sự yếu kém
và xa lạ với dân chúng của bản thân xã hội dân sự.
Để kết thúc bài này, xin điểm qua bài viết của nhà báo Đoan Trang mang tựa đề: Xã hội dân sự ở Việt nam đang nổi lên nhưng cần gần dân hơn.
Cô viết rằng có nhiều việc bình thường mà các nhóm dân sự có thể làm
ngay lúc này chứ không nên chờ thể chế thay đổi. Và một lời đề nghị ôn
hòa được nhà báo trẻ hoạt động dân chủ này đưa ra rằng "Hãy làm những gì mà cộng sản không làm hoặc không làm được."
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Từ một xã hội tuyên truyền đến xã hội dân sự
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xứ sở của tuyên truyền. Bật tivi, mở radio, đọc báo, tất cả đều có bóng dáng và cái air của tuyên truyền, đặc biệt là các bản tin và bài viết liên quan đến chính trị, xã hội, sử, văn học.
Kính Hòa/ RFA
Ảnh bên:Áp phích tuyên truyền khổng lồ trên đường phố Sài Gòn chụp hôm 25/3/2013
Chúng tôi xin mở đầu chương trình điểm blog hôm nay bằng nhận xét của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ nước Úc:
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xứ sở của tuyên truyền. Bật
tivi, mở radio, đọc báo, tất cả đều có bóng dáng và cái air của tuyên
truyền, đặc biệt là các bản tin và bài viết liên quan đến chính trị, xã
hội, sử, văn học. Đó là chưa kể đến những pano nền đỏ chữ vàng xuất hiện
trên khắp đường phố từ nông thôn đến thành thị, từ lộ nhỏ đến đường cao
tốc đều mang nội dung tuyên truyền. Cái gì cũng tuyên truyền, từ chính
trị, đóng thuế đến có con đều tuyên truyền. Tuyên truyền hàng phút, hàng
giờ, hàng ngày, và ở bất cứ nơi nào.
Không hẹn mà gặp, nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài gòn minh chứng cho sự
tuyên truyền ấy bằng chính bản thân anh, một sản phẩm của nền giáo dục
tuyên truyền. Trong nền giáo dục đó cậu học trò Tuấn Khanh hình dung một
thế giới Á thần cộng sản Marxist với các lãnh tụ vĩ đại chiến đấu và
hùng biện chống bọn đế quốc, bọn ngụy để bảo vệ nhân dân. Thế giới đó
không khác thế giới các thần của Hy lạp, để rồi một ngày kia mọi sự thay
đổi. Tuấn Khanh viết:
Nhiều năm sau, khi mọi thứ sáng dần. Khi cả thế giới nhìn thấy
móng vuốt từ các tượng đài và viết vào sách giáo khoa về chủ nghĩa Cộng
sản Đông Âu hay Mao lý thuyết như một thứ tội ác của loài người.
Bức tranh các ác thần Marxist, Maoist… đã lộ ra nanh vuốt và đẫm
máu loài người trong nụ cười và bàn tay vẫy chào thân ái của họ.
Tuấn Khanh viết thêm rằng mọi người hãy giống sức mạnh Hercules, vùng
dậy rũ bỏ để trở thành con người đúng nghĩa trên hành tinh này.
Không khí tuyên truyền của xã hội cộng sản không chỉ làm các lãnh tụ
bay lên trên không gian mờ mịt khói hương của sự phong thánh, mà nó còn
làm cho người ta sợ hãi, không dám sống với con người đúng nghĩa của
mình, mà sống với những pano nền đỏ chữ vàng như Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
đã viết. Điều đó làm tha hóa con người, như một nghiên cứu mới đây ở
nước Đức cho thấy rằng những người sống ở Đông Đức cũ thường có khuynh
hướng nói dối nhiều hơn. Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà địa
chất Nguyễn Thanh Giang có nói:
Những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà thì nói một nẻo.
Cái kiểu phải sống giữa những pano vàng đỏ và con người thật của mình
lây lất kéo dài đến cả thế kỷ 21, thế kỷ của internet cùng những sự
thật trần trụi. Và theo blogger Bách Việt nó cũng là nguyên nhân làm
những người trẻ tuổi học hành ở nước ngoài không dám về nước:
Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ.
Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa
chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.
Và với một nền móng con người như vậy, xã hội đi đến một tình trạng
bi kịch, từ an ninh xã hội, đạo nghĩa cộng đồng, cho đến những vấn đề
lớn lao hơn của quốc gia, của chủ qyền lãnh thổ, của ngoại giao nước
nhà.
Nhà văn Đào Hiếu viết một cách bi quan trên trang blog của mình:
Dưới bề mặt bình an của xã hội là một con nước ngầm của cái ác do cộng dồn những ức chế mà có.
Hoang tưởng và ức chế
Chúng tôi xin mượn lời nhà văn Đào Hiếu mô tả xã hội hôm nay làm tiểu tựa cho phần thứ hai của bài điểm blog hôm nay.
Cái ác kỳ cục được nhiều bloggers bàn tới trong tuần qua là việc có
những toan tính sẽ không công nhận bà mẹ Việt nam anh hùng cho những
người phụ nữ tái giá.
Cái toan tính kỳ cục ấy lại nảy ra trong những ngày Vu lan cận kề, ngày mà đáng ra tất cả các bà mẹ đều được nhận hoa hồng.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết trong bài Vu lan không có hoa hồng:
Còn với những quan chức khác loài người vẫn đang xét duyệt các mẹ
già như một sản phẩm của công việc? – họ cũng sẽ chẳng cần một bông hoa
nào. Cái họ thích và mong mỏi trong trái tim, có lẽ chỉ là những huy
chương và danh hiệu. Mùa Vu Lan với họ sẽ chẳng bao giờ có hoa hồng, mà
chỉ có sự giả dối toả bừng trên mặt.
Nhưng cái ác trần trụi nhất trong tuần qua thì có lẽ mọi người sẽ
đồng ý rằng đó là chuyện những trẻ em mồ côi bị mua bán tại một ngôi
chùa ở Hà nội mà chính quyền địa phương không biết gì.
Từ miền tây sông Hậu, Giang Nam lãng tử viết:
Cái hệ thống ấy bận làm gì ? Họ chỉ lo vận động thu các loại phí
đóng góp của công dân trong phường càng nhiều càng tốt. Một ngôi chùa
quản lý một cơ sở với hơn một trăm em bé bị gom về chờ ngày mối lái bán
mua, sống lúc nhúc trong song sắt như một đàn chuột. Lại còn 9 em bé mất
tích bí ẩn.
Ở tầm mức cao hơn thì cái hệ thống mà Giang Nam lãng tử nói đến đôi
khi lại gây ra những chuyện hài hước lạ lùng. Trong chuyến thăm nước Mỹ
gần đây, ông Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã cóp cuộc gặp gỡ
Thượng nghị sĩ John McCain, một người có tiếng là thân Việt Nam. Của
đáng tội, ông McCain lại từng là phi công bị bắn rơi ở hồ Trúc Bạch, Hà
Nội. Và bây giờ ông Bí thư lại trao tặng cho ngài Thượng nghị sĩ yêu mến
Việt Nam một bức tranh về chiến tích hồ Trúc Bạch năm xưa.
Ông Hoàng Đình Thắng, cựu Đại sứ Việt nam tại Hà Lan nhận định về chuyện này:
Còn chuyện quà tặng, tất nhiên đây là chuyện về lễ tân, cũng phản ánh một mức nào đó về văn hóa.
Tôi không muốn bình luận về chuyện này; nhưng riêng cá nhân tôi
nếu được hỏi ý kiến thì tôi không bao giờ đưa những món quả tặng như
thế. Bởi vì có một thực tế, ngay như những bia kỷ niệm, những tượng đài
kỷ niệm cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống quân Trung Quốc xâm
lược, mới đây thôi năm 1979 trên biên giới phía Lạng Sơn, có người lên
đục đi những dòng chữ chống quân Trung Quốc xâm lược trên những bia ở
biên giới; thế thì đây là một biểu lộ giữa hai cựu thù đã 40 năm rồi mà
khơi dậy làm gì. Trong khi nỗi đau mới đây lại ‘đục’ đi.
Còn ông Nghị thì giải thích với báo giới trong nước rằng ông tặng bức
tranh đó cho ông McCain vì ông McCain quan tâm đến vệ sinh của thành
phố Hà Nội.
Nhà văn Phạm Thị Hoài viết về chuyện này trên blog của mình và kết luận:
Hình như nhà văn trào phúng Mỹ Mark Twain từng định kể câu chuyện
này, song cuối cùng bỏ cuộc vì không dám tin rằng nó còn thuộc sở trường
của mình.
Chuyện hài hước suy cho cùng thì cũng không làm chết ai, nhưng cái hệ
thống mà Giang Nam lãng tử đề cập trong câu chuyện buôn bán trẻ em ở Hà
Nội lại sẽ rất là nguy hiểm khi hệ thống đó phải đối đầu với nguy cơ
xâm lược từ phương Bắc. Hệ thống tuyên truyền đó vẫn nói rằng quan hệ
Việt Nam Trung Quốc vẫn là quan hệ bạn vàng.
Trịnh Khả Nguyên viết trên blog Quê Choa:
Cứ theo “chính thống” thì VN-TQ hiện nay là bạn vàng,là bạn tốt.
Nhưng chả hiểu tại sao”bạn” lại chiếm Hoàng Sa của ta. Khi mới xảy ra
việc nầy, có người cho rằng “bạn giữ hộ” rồi sẽ trả lại ta. Bốn mươi năm
rồi, “bạn” đã không trả lại HS cho ta mà còn chiếm thêm một số đảo
thuộc TS của ta nữa. Lại có người cho rằng, đời nầy đòi không được thì
để lại cho đời con, đời cháu đòi. Nhưng tới khi đó không biết tình thế
sẽ ra sao?
Và ông kết luận bằng một câu Kiều: Còn tình chi nữa, là thù đấy thôi!
Civil Society
Nhưng cái quan trọng nhất mà hệ thống ấy tàn phá chính là Câu chuyện giáo dục. GS Nguyễn văn Tuấn viết:
Đại học VN khó trở thành một trung tâm văn hoá. Chương trình giảng
dạy (nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn) đều chịu dưới sự kiểm
soát của một cơ chế vô hình nào đó. Một báo cáo của chuyên gia nước
ngoài nhận xét rằng “các trường đại học Việt Nam vẫn ở trong tình trạng
bị bóp nghẹt về tri thức, trong khi công chúng đang phản ứng ngày càng
lớn. Các đại học VN không thể nào hoàn thành sứ mệnh khai hóa xã hội.
Những nhà giáo dục Việt Nam đã không ngồi yên để nhìn sự tàn phá đó.
Nhiều cố gắng trong mấy năm qua đã được thực hiện để tạo dựng những
trường Đại học, mà nói như bà Hiệu trưởng trường Đại học Hoa sen là
những trường Đại học tử tế.
Tuần qua cũng chứng kiến việc trường Đại học được nhiều người công
nhận là tử tế ấy đứng giữa một cơn bão xung đột giữa lợi nhuận và phi
lợi nhận. Những nhà giáo chủ trương vì một nền giáo dục lành mạnh có vẻ
đang bị lấn át bởi những nhà tư bản mới nổi lên ở một quốc gia có nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo nhà giáo Vũ Thị Phương Anh, xã hội Việt Nam hiện tại vẫn còn
thiếu thốn những điều kiện cho một nền giáo dục phi lợi nhuận như thế.
Và đó chính là niềm hy vọng của những người chủ trương tạo dựng một
xã hội dân sự. Một xã hội dân sự tự do mới có thể làm con người tốt hơn,
sẳn sàng vì mục tiêu xã hội hơn.
Nhưng để đi từ một xã hội tuyên truyền lên một xã hội dân sự, còn
nhiều khó khăn phải vượt qua. Khó khăn lớn nhất đó chính là sự yếu kém
và xa lạ với dân chúng của bản thân xã hội dân sự.
Để kết thúc bài này, xin điểm qua bài viết của nhà báo Đoan Trang mang tựa đề: Xã hội dân sự ở Việt nam đang nổi lên nhưng cần gần dân hơn.
Cô viết rằng có nhiều việc bình thường mà các nhóm dân sự có thể làm
ngay lúc này chứ không nên chờ thể chế thay đổi. Và một lời đề nghị ôn
hòa được nhà báo trẻ hoạt động dân chủ này đưa ra rằng "Hãy làm những gì mà cộng sản không làm hoặc không làm được."