Di Sản Hồ Chí Minh
Tuấn Khanh - Nhân dân bao giờ cũng vĩ đại hơn chế độ cầm quyền
Ảnh: Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đứng gác với xe tăng trước mặt Thiên An Môn vào Tháng Sáu, 1989. (AP Photo / Sadayuki Mikami)
Môn:
Môn:
Nhân dân bao giờ cũng vĩ đại hơn chế độ cầm quyền
Ảnh: Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đứng gác với xe
tăng trước mặt Thiên An Môn vào Tháng Sáu, 1989. (AP Photo / Sadayuki
Mikami)
Mặc dù Trung Cộng không thể chối cãi được tội ác mà họ đã gây ra cho
chính nhân dân mình ở quảng trường Thiên An Môn vào 1989, nhưng nhiều
thập niên sau, chế độ giám sát và đàn áp của an ninh mật vụ Trung Cộng
vẫn áp dụng khắc nghiệt với những ai nhắc lại sự kiện lịch sử này, cũng
như bất cứ ai lên tiếng đòi công bằng cho các nạn nhân. Thậm chí những
người đấu tranh đó đang ở nước ngoài cũng không thoát khỏi sự đe dọa.
Nhân ngày 4-6, tưởng niệm 26 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, có một bức
thư ngỏ kêu gọi sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài ký tên chung, gửi cho
Tập Cận Bình nhằm đòi minh bạch lịch sử và công bằng với các nạn nhân đã
chiến đấu cho một nền dân chủ của người dân Trung Quốc. Bức thư được
ghi với ngôn ngữ hết sức nhẹ nhàng, và chỉ có một câu duy nhất mạnh mẽ
được tô đậm “và những tên đồ tể phải bị đưa ra trước vành móng ngựa”
(The butcher must stand trial), nhưng cũng đủ làm cho giới sinh viên
Trung Quốc du học ngần ngại không dám ký tên. Cuối cùng chỉ có 11 người
tham gia ký tên, trong đó có Lebao Wu (吴乐宝) , một sinh viên ở Melbourne
(Úc). Wu cho biết khi còn ở trong nước, anh đề nghị nhà trường mình đang
theo học cần nên minh bạch sự kiện này trong sách lịch sử, anh đã bị
công an an chìm ập vào nhà mang đi thẩm vấn và giam nhiều ngày.
Trong sách lịch sử Trung Quốc hiện nay, sự kiện 1989 chỉ được nhắc đến
một cách mù mờ bằng cách nói đó là “một giai đoạn bất ổn chính trị”. Và
hoàn toàn không có thêm nội dung nào khác.
Sự kiện chỉ có 11 người Trung Quốc, dù sống ở nước ngoài, mới đủ can đảm
ký tên làm cho nhiều người ngạc nhiên. Thậm chí những người rất trẻ,
gốc Trung Quốc sống ở nước ngoài không còn rành tiếng Trung Quốc cũng
không dám tham gia. Đơn giản là do hệ thống mật vụ hải ngoại của Bắc
Kinh tràn ngập khắp nơi và luôn rình rập để giáng một đòn bất ngờ xuống
với những ai có ý kiến bất đồng với chính quyền Cộng sản, và bằng nhiều
cách.
Các bậc cha mẹ, ông bà người Hoa dù định cư ở nước ngoài, vẫn luôn nói
với con cháu về sự ám ảnh của ngành an ninh Cộng sản. Họ kể lại những vụ
bắt, giam, tra tấn... hết sức bất thường, chỉ vì một thái độ bất đồng
rất nhỏ. Còn nếu không, thì trong đời sống hàng ngày, những người đó sẽ
bị chính quyền tìm cách đánh đập ở ngoài đường, đụng xe, khủng bố ném
chất thải vào nhà... sự khủng khiếp đó khiến họ dù đã ở một nước tự do
cũng không thể nào quên. Họ luôn căn dặn với con cháu là đừng dại mà dây
vào bọn khốn nạn chính trị ấy (nguyên văn: political bastard). Chính vì
vậy mà số thanh niên Trung Quốc trưởng thành ở nước ngoài cũng ít khi
tham gia các hoạt động mang tính đối kháng chính trị.
Chỉ có một phần nhỏ trong số 600 triệu người Trung Quốc sử dụng intrnet
ngày hôm nay, dám nói lên ý kiến riêng, sinh hoạt ngôn luận về chính
trị. Hầu hết những người này đều bị tra xét, theo dõi cá nhân và kiểm
duyệt ngôn ngữ bởi một hệ thống mạng an ninh hết sức tốn kém và tinh vi.
Thậm chí, Youtube hay Twitter cũng thường xuyên bị chặn. An ninh mạng
thường xuyên bố ráp những người bất đồng chính kiến giấu tên, khi tìm
thấy địa chỉ IP thật của họ. Hệ thống này linh hoạt và hữu hiệu đến mức
đã được chia sẻ như một kinh nghiệm giáo khoa, nhằm càn quét tư tưởng
trên internet, và cũng từng được tập huấn nhiều lần cho Bắc Triều Tiên
và Việt Nam.
Bức thư ngỏ mỏng manh nói trên bị đả kích dữ dội trong đại lục. Tờ
Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), một tờ báo tuyên truyền của Bắc Kinh,
đã ra một bài xã luận nói rằng những người soạn thư ấy đã tìm cách phân
rã xã hội. “Trong khi đất nước đang tiến lên, thì có một số người tìm
cách dùng chuyện cũ rích để trì kéo lại, và làm phân rã xã hội”, Tờ
Global Times viết. Thậm chí, tác giả của bài xã luận, một cây bút chiến
quen thuộc cho Nhà nước Bắc Kinh, còn mỉa mai rằng đó là những cách “đòi
dân chủ là cách tự quảng bá cho bản thân mình tốt nhất”.
Vào tuần trước, Tập Cận Bình có gửi lời huấn dụ đến giới trẻ Trung Quốc ở
nước ngoài rằng họ phải có bổn phận “phục vụ đất nước”. Họ Tập nói giới
trẻ dù ở đâu, cũng đừng quên biến mình thành mặt trận tuyến đầu (nguyên
văn: united front). Giới trẻ Trung Quốc nhanh chóng nhận ra rằng đó là
cách mà ông Tập Cận Bình nhắc khéo, lấy ý cảnh cáo có từ thời Mao Trạch
Đông.“Ngay cả ở các nước phương Tây hầu hết sinh viên Trung Quốc là dưới
sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc”, Wu giải thích rõ hon như vậy.
Tất cả những sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài đều bị kêu gọi
sinh hoạt theo nhóm và bị cài đặt các các lãnh đạo hay người tổ chức của
chính phủ. Không có ai thật sự được tự do, như ở ngay trong nước vậy.
Họ bị theo dõi, và khi trở về sẽ bị sách nhiễu. Thậm chí gia đình của họ
ở đại lục sẽ bị sách nhiễu như trường hợp hoa hậu Canada Anastasia Lin.
Cách thức này rất quen thuộc. Nhiều người Việt ở Mỹ hay Úc cho biết khi
họ là người bất đồng chính kiến, vẫn hay có những sinh viên du học tiếp
cận làm quen, dò hỏi, lấy thông tin. Sau đó thì các chuyến về thăm nhà
của họ sẽ gặp khó khăn với công an hải quan, hoặc gia đình sẽ bị công an
khu vực đến tra hỏi.
“Thế nhưng Bắc Kinh vẫn không thể nào ngăn chận nỗi sự đòi hỏi dân chủ
và minh bạch lịch sử từ thế hệ trẻ hôm nay”, bà Sophie Richardson, giám
đốc phái bộ Human Rights Watch về Trung Quốc, khẳng định như vậy, “Sự
đòi hỏi đó vẫn được đặt ra, dù là số ít”, bà nói.
Bất chấp mình đang là vị trí nhất nhì thế giới về kinh tế, Bắc Kinh vẫn
hành xử một cách kỳ lạ với con người. Các loại chính quyền Cộng sản
thích lập ra một chế độ ăn kiêng môn học lịch sử, chỉ toàn tuyên truyền
(nguyên văn: a diet of propagandistic history) mà những sự kiện chính
trị bất lợi cho chế độ bị che đậy, như sự kiện thảm sát Thiên An Môn.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên, là dù chế độ Cộng sản có đàn áp và trói buộc
bao nhiêu năm, khát vọng đòi được tự do ngôn luận và nhìn nhận thực tế
của con người vẫn tồn tại và thầm lặng lớn mạnh.
Lịch sử rồi sẽ sáng tỏ, bất luận là bao lâu. Lịch sử sẽ chứng minh nhân
dân mãi mãi vĩ đại hơn chế độ cầm quyền. Dù cho sự tuyên truyền thổi
phồng và che đậy của chế độ Cộng sản có dày công thế nào, cũng như có
khác biệt Triều Tiên, Lào hay Việt Nam cũng vậy, chỉ có thất bại với
thời gian.
Tuấn Khanh
(Tổng hợp từ Guardian, Quartz và Kiều bào Việt)
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tuấn Khanh - Nhân dân bao giờ cũng vĩ đại hơn chế độ cầm quyền
Ảnh: Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đứng gác với xe tăng trước mặt Thiên An Môn vào Tháng Sáu, 1989. (AP Photo / Sadayuki Mikami)
Môn:
Nhân dân bao giờ cũng vĩ đại hơn chế độ cầm quyền
Ảnh: Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đứng gác với xe
tăng trước mặt Thiên An Môn vào Tháng Sáu, 1989. (AP Photo / Sadayuki
Mikami)
Mặc dù Trung Cộng không thể chối cãi được tội ác mà họ đã gây ra cho
chính nhân dân mình ở quảng trường Thiên An Môn vào 1989, nhưng nhiều
thập niên sau, chế độ giám sát và đàn áp của an ninh mật vụ Trung Cộng
vẫn áp dụng khắc nghiệt với những ai nhắc lại sự kiện lịch sử này, cũng
như bất cứ ai lên tiếng đòi công bằng cho các nạn nhân. Thậm chí những
người đấu tranh đó đang ở nước ngoài cũng không thoát khỏi sự đe dọa.
Nhân ngày 4-6, tưởng niệm 26 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, có một bức
thư ngỏ kêu gọi sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài ký tên chung, gửi cho
Tập Cận Bình nhằm đòi minh bạch lịch sử và công bằng với các nạn nhân đã
chiến đấu cho một nền dân chủ của người dân Trung Quốc. Bức thư được
ghi với ngôn ngữ hết sức nhẹ nhàng, và chỉ có một câu duy nhất mạnh mẽ
được tô đậm “và những tên đồ tể phải bị đưa ra trước vành móng ngựa”
(The butcher must stand trial), nhưng cũng đủ làm cho giới sinh viên
Trung Quốc du học ngần ngại không dám ký tên. Cuối cùng chỉ có 11 người
tham gia ký tên, trong đó có Lebao Wu (吴乐宝) , một sinh viên ở Melbourne
(Úc). Wu cho biết khi còn ở trong nước, anh đề nghị nhà trường mình đang
theo học cần nên minh bạch sự kiện này trong sách lịch sử, anh đã bị
công an an chìm ập vào nhà mang đi thẩm vấn và giam nhiều ngày.
Trong sách lịch sử Trung Quốc hiện nay, sự kiện 1989 chỉ được nhắc đến
một cách mù mờ bằng cách nói đó là “một giai đoạn bất ổn chính trị”. Và
hoàn toàn không có thêm nội dung nào khác.
Sự kiện chỉ có 11 người Trung Quốc, dù sống ở nước ngoài, mới đủ can đảm
ký tên làm cho nhiều người ngạc nhiên. Thậm chí những người rất trẻ,
gốc Trung Quốc sống ở nước ngoài không còn rành tiếng Trung Quốc cũng
không dám tham gia. Đơn giản là do hệ thống mật vụ hải ngoại của Bắc
Kinh tràn ngập khắp nơi và luôn rình rập để giáng một đòn bất ngờ xuống
với những ai có ý kiến bất đồng với chính quyền Cộng sản, và bằng nhiều
cách.
Các bậc cha mẹ, ông bà người Hoa dù định cư ở nước ngoài, vẫn luôn nói
với con cháu về sự ám ảnh của ngành an ninh Cộng sản. Họ kể lại những vụ
bắt, giam, tra tấn... hết sức bất thường, chỉ vì một thái độ bất đồng
rất nhỏ. Còn nếu không, thì trong đời sống hàng ngày, những người đó sẽ
bị chính quyền tìm cách đánh đập ở ngoài đường, đụng xe, khủng bố ném
chất thải vào nhà... sự khủng khiếp đó khiến họ dù đã ở một nước tự do
cũng không thể nào quên. Họ luôn căn dặn với con cháu là đừng dại mà dây
vào bọn khốn nạn chính trị ấy (nguyên văn: political bastard). Chính vì
vậy mà số thanh niên Trung Quốc trưởng thành ở nước ngoài cũng ít khi
tham gia các hoạt động mang tính đối kháng chính trị.
Chỉ có một phần nhỏ trong số 600 triệu người Trung Quốc sử dụng intrnet
ngày hôm nay, dám nói lên ý kiến riêng, sinh hoạt ngôn luận về chính
trị. Hầu hết những người này đều bị tra xét, theo dõi cá nhân và kiểm
duyệt ngôn ngữ bởi một hệ thống mạng an ninh hết sức tốn kém và tinh vi.
Thậm chí, Youtube hay Twitter cũng thường xuyên bị chặn. An ninh mạng
thường xuyên bố ráp những người bất đồng chính kiến giấu tên, khi tìm
thấy địa chỉ IP thật của họ. Hệ thống này linh hoạt và hữu hiệu đến mức
đã được chia sẻ như một kinh nghiệm giáo khoa, nhằm càn quét tư tưởng
trên internet, và cũng từng được tập huấn nhiều lần cho Bắc Triều Tiên
và Việt Nam.
Bức thư ngỏ mỏng manh nói trên bị đả kích dữ dội trong đại lục. Tờ
Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), một tờ báo tuyên truyền của Bắc Kinh,
đã ra một bài xã luận nói rằng những người soạn thư ấy đã tìm cách phân
rã xã hội. “Trong khi đất nước đang tiến lên, thì có một số người tìm
cách dùng chuyện cũ rích để trì kéo lại, và làm phân rã xã hội”, Tờ
Global Times viết. Thậm chí, tác giả của bài xã luận, một cây bút chiến
quen thuộc cho Nhà nước Bắc Kinh, còn mỉa mai rằng đó là những cách “đòi
dân chủ là cách tự quảng bá cho bản thân mình tốt nhất”.
Vào tuần trước, Tập Cận Bình có gửi lời huấn dụ đến giới trẻ Trung Quốc ở
nước ngoài rằng họ phải có bổn phận “phục vụ đất nước”. Họ Tập nói giới
trẻ dù ở đâu, cũng đừng quên biến mình thành mặt trận tuyến đầu (nguyên
văn: united front). Giới trẻ Trung Quốc nhanh chóng nhận ra rằng đó là
cách mà ông Tập Cận Bình nhắc khéo, lấy ý cảnh cáo có từ thời Mao Trạch
Đông.“Ngay cả ở các nước phương Tây hầu hết sinh viên Trung Quốc là dưới
sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc”, Wu giải thích rõ hon như vậy.
Tất cả những sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài đều bị kêu gọi
sinh hoạt theo nhóm và bị cài đặt các các lãnh đạo hay người tổ chức của
chính phủ. Không có ai thật sự được tự do, như ở ngay trong nước vậy.
Họ bị theo dõi, và khi trở về sẽ bị sách nhiễu. Thậm chí gia đình của họ
ở đại lục sẽ bị sách nhiễu như trường hợp hoa hậu Canada Anastasia Lin.
Cách thức này rất quen thuộc. Nhiều người Việt ở Mỹ hay Úc cho biết khi
họ là người bất đồng chính kiến, vẫn hay có những sinh viên du học tiếp
cận làm quen, dò hỏi, lấy thông tin. Sau đó thì các chuyến về thăm nhà
của họ sẽ gặp khó khăn với công an hải quan, hoặc gia đình sẽ bị công an
khu vực đến tra hỏi.
“Thế nhưng Bắc Kinh vẫn không thể nào ngăn chận nỗi sự đòi hỏi dân chủ
và minh bạch lịch sử từ thế hệ trẻ hôm nay”, bà Sophie Richardson, giám
đốc phái bộ Human Rights Watch về Trung Quốc, khẳng định như vậy, “Sự
đòi hỏi đó vẫn được đặt ra, dù là số ít”, bà nói.
Bất chấp mình đang là vị trí nhất nhì thế giới về kinh tế, Bắc Kinh vẫn
hành xử một cách kỳ lạ với con người. Các loại chính quyền Cộng sản
thích lập ra một chế độ ăn kiêng môn học lịch sử, chỉ toàn tuyên truyền
(nguyên văn: a diet of propagandistic history) mà những sự kiện chính
trị bất lợi cho chế độ bị che đậy, như sự kiện thảm sát Thiên An Môn.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên, là dù chế độ Cộng sản có đàn áp và trói buộc
bao nhiêu năm, khát vọng đòi được tự do ngôn luận và nhìn nhận thực tế
của con người vẫn tồn tại và thầm lặng lớn mạnh.
Lịch sử rồi sẽ sáng tỏ, bất luận là bao lâu. Lịch sử sẽ chứng minh nhân
dân mãi mãi vĩ đại hơn chế độ cầm quyền. Dù cho sự tuyên truyền thổi
phồng và che đậy của chế độ Cộng sản có dày công thế nào, cũng như có
khác biệt Triều Tiên, Lào hay Việt Nam cũng vậy, chỉ có thất bại với
thời gian.
Tuấn Khanh
(Tổng hợp từ Guardian, Quartz và Kiều bào Việt)
(Blog RFA)