Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ5 và Hoàng Sa 19 tháng 1-1974
Bài viết dưới đây đã đăng trong Đặc san OCS, phát hành trong kỳ đại hội năm 2002 . Bài viết có vài chi tiết không được chính xác, vì lý do kỹ thuật đánh máy,in ấn…
Phụ chính:
Bài viết dưới đây đã đăng trong Đặc san OCS, phát hành trong kỳ đại hội năm 2002 . Bài viết có vài chi tiết không được chính xác, vì lý do kỹ thuật đánh máy,in ấn…..
ngoài ra trong khoảng 7 năm qua có rất nhiều tài liệu về hải chiến Hoàng Sa đã được tung ra.
Vì vậy, người viết đã có cơ hội kiểm chứng và bổ chính một số chi tiết trước khi cho phổ biến lại bài viết này.
Trương Văn Liêm
Dallas-Texas, mùa Hè 2008.
Lời người viết:
Tôi thuyên chuyển về Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5 ngày 18 tháng 2 năm 1972 từ Giang đoàn 73TB thuộc Lực lượng Thủy bộ 211. Lúc này HQ5 đã hoàn tất huấn luyện với Hải quân Hoa Kỳ và đã được bàn giao cho Hải Quân VNCH. Qua ba đời Hạm trưởng:
- HQ Đại tá Nguyễn văn Thiện, sau là Tư Lịnh Vùng 4 Duyên Hải, Phú Quốc;
- HQ Trung tá Võ văn Huệ;
- HQ Trung tá Phạm trọng Quỳnh;
HQ5 đã tham dự một số hành quân quan trọng như: yểm trợ hải pháo cho TQLC vào mùa hè đỏ lữa phía bắc Đà nẵng; trận Sa huỳnh vào ngày ký kết hiệp định Paris ngày 27-1-1973; và sau cùng là trận Hoàng sa ngày 19-1-1974.
Trong thời gian Trung tá Võ văn Huệ làm Hạm trưởng (HT), với kế hoạch “bồi dưỡng hải nghiệp” cho các sĩ quan ngành chỉ huy không đủ hải nghiệp của cựu Tư lịnh Đề đốc Trần văn Chơn, sĩ quan đã thuyên chuyển ồ ạt đến chiến hạm, gây ra tình trạng thặng dư. Hạm trưởng Võ văn Huệ đã đặt ra một chức vụ không cấp số, chỉ định tôi là Sĩ quan phụ tá Hạm phó đặc trách:
- Huấn luyện và dịch thuật tài liệu binh thư hải quân,
- Nhiệm sở tác chiến toàn diện
- CTCT.
Khi quyền HT được bàn giao giữa Trung tá Võ văn Huệ và Trung tá Phạm trọng Quỳnh trước khi tham dự trận Hoàng sa khoảng một tuần, tôi đã có dịp nhìn thấy cụ thể sự điều hợp của chiến hạm nói riêng và của các lực lượng tham chiến nói chung, một cách tổng quát trước khi khai hỏa,trong khi giao chiến và lịnh rời bỏ chiến trường. Hy vọng những điều tôi còn nhớ được ghi lại dưới đây sẽ không là mầm móng gây nên sự bất hòa, công kích, hiềm khích, và va chạm tự ái.
Cuối cùng, tôi xin phép được dành một phút tưởng niệm cho tất cả những anh hùng đã nằm xuống cho Tổ Quốc trên chiến trường ngày 19-1-1974.
Vào cảng Đà nẵng khoảng 10 giờ sáng. Cặp cầu Thống nhứt vị trí 1. Từ xa đã thấy HQ801 đang neo trong vịnh. Hai trực thăng của Không quân Vùng 1 đang thực tập cất cánh và hạ cánh trên sân chiến xa của chiến hạm này. Trên cầu tàu, đạn đại pháo 127 ly đã có sẵn từ bao giờ cùng một đống lương khô hành quân. Cặp cầu xong, lại lịnh cấm trại 100%. Chỉ cho đi chợ, nhận tiếp tế nước ngọt và nhiên liệu. Công điện mời HT,Hạm phó (HP) và tất cả sĩ quan tham mưu đi họp tại BTL/HQ/V1/ZH (Bộ tư lịnh/Hải quân/Vùng 1/ Duyên hải). Là sĩ quan không cấp số, tôi ở lại chiến hạm phụ giúp Sĩ quan trực điều động nhận đạn và lương khô. Công việc chuyển đạn và 15 ngày lương khô diển tiến đều đặn. Phái đoàn Sĩ quan đi họp vẫn chưa về. Khoảng 3:15 công điện chỉ thị cho nhập hạm 1 trung đội Biệt hải với đầy đủ trang bi, đồng thời chỉ thị phải hoàn tất nhận đạn và nhiên liệu trước 7:00 giờ tối. Toán tiếp vụ trở về với thực phẩm tươi. Phái đoàn sĩ quan trở về chiến hạm khoảng 5:30 chiều và HP chỉ thị sẵn sàng zulu (khởi hành) ra Hoàng sa trong đêm khi có lịnh của HT. Cùng lúc nhận công điện báo Đại tá Hà văn Ngạc CHT/HĐ3/BTL/HĐ ( Chỉ huy trưởng/Hải đội 3/Bộ tư lịnh/Hạm đội) nhập hạm và chiến hạm được chỉ định là Soái hạm. Một Thiếu tá Bộ binh từ Bộ tư lịnh /Vùng 1 Chiến thuật nhập hạm. Khoảng 7:00 tối, công điện chỉ thị cho nhập hạm một nhân viên Hoa Kỳ từ Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Đà nẵng.
HQ10 cặp cầu phía sau HQ5 từ trưa, sẽ zulu trước vì nhỏ và chậm. Anh bạn người Mỹ nhập hạm lúc 9:00 tối, không hành lý.
Về địa thế, Hoàng sa là một quần đảo hình vòng cung, bề khuyết hướng về Đà nẵng. Quần đảo gồm 5 đảo chính, kể theo ngược chiều kim đồng hồ là Hoàng sa (Pattle), Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond). Hoàng sa cách Đà nẵng khoảng 210 hải lý về hướng Đông, cách đảo Hải nam của Trung cộng (TC) khoảng 80 hải lý về hướng Tây Bắc và nhóm quần đảo Amphitrite của TC vào khoảng 70 hải lý về hướng Đông Bắc. Hoàng sa là đảo lớn nhứt, có đài khí tượng với vài nhân viên luân phiên nhau mỗi 6 tháng và một Trung đội Địa phương quân của tiểu khu Quảng Nam trấn đóng. Toàn bộ quần đảo này được bao bọc bởi những bãi san hô (đá ngầm) xung quanh chỉ có thủy lộ thuận tiện duy nhứt đi vào vịnh rộng khoảng 10 hải lý ( khoảng cách từ Hoàng sa đến Money, theo chiều Bắc Nam).
Chiến hạm vượt qua HQ10 trong đêm và đối vật (echo) đảo Hoàng sa hiện trên màn ảnh radar khoảng 8:00 sáng ngày 18-1-1974. Nhận báo cáo tình hình từ các chiến hạm và được biết như sau:
- HQ16 đã ở ngoài vùng lâu nhứt.
- HQ4 tăng phái và đã có những va chạm nhẹ với các chiến hạm TC trong mấy ngày qua.
- Phía TC có 2 ngư thuyền ngụy trang, có võ trang. Họ có 2 chiến hạm loại Kronstad tại chỗ.
- Trên đảo Duy Mộng và Quang hòa đã có sự hiện diện của bộ binh TC. Với tư cách là sĩ quan thâm niên hiện diện, Trung tá Vũ hữu San, HT HQ4 đã đặc phái một toán xung kích trích ra từ nhân viên cơ hữu của HQ4, do Trung úy Lê văn Dũng làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Cam Tuyền, mục đích cắm cờ giữ đất. Toán thứ hai từ HQ16 do Trung úy Lâm trí Liêm làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc.
Chiến hạm chánh thức nhập vùng vào khoảng 10:30. Đại tá Hà văn Ngạc chỉ thị HQ10 gia nhập HQ16 ở lại trong vịnh tuần tiểu án ngữ. HQ4 tháp tùng HQ5 tiến về phía đảo bị chiếm đóng để thám sát.
Hai chiến hạm ta tiến về phía Duy Mộng theo đội hình hàng dọc. Khi còn cách đảo khoảng 3 hải lý thì 2 chiến hạm TC ra nghinh cản. Quang hiệu được trao đổi, cả hai phía đều xác định chủ quyền lãnh thổ trên đảo. Để chứng tỏ là không gây hấn, Đại tá Ngạc chỉ thị tất cả súng không được tháo bao bọc súng và để ở thế chờ, tàu tiến một máy tiến một, tránh va chạm và tiến càng gần đảo càng tốt để quan sát. Chiến hạm hai bên tiến sát vào nhau, có lúc chỉ cách nhau khoảng 500 yards. Trên đảo, ta nhận thấy công sự chiến đấu và giao thông hào bằng cement đã được xây cất. Cờ TC bay phất phới. Nhân sự trên tàu địch đều mặc đồng phục lạnh một mãnh từ đầu đến chân như mấy anh skydivers. Quan sát khoảng 15 phút, Đại tá Ngạc ra lịnh quay về trong vịnh.
Buổi chiều, một buổi họp các HT được triệu tập dưới quyền chủ tọa của Đại tá Ngạc. Ban đêm, HQ16,HQ10 và HQ4 lập đội hình tuần tiểu án ngữ trong vịnh. Trời sa mù nhẹ, tầm quan sát giới hạn, biển động cấp 3 cấp 4. Nhân viên trên HQ5 chia nhau đi ca hải hành thường lệ, nhận báo cáo từ các chiến hạm khác cùng lúc trực phòng không. Khoảng 8 giờ tối, CIC ( Trung tâm chiến báo của chiến hạm-Combat Information Center) báo cáo có thêm 2 đối vật tiến về phía Duy Mộng.
9:00 tối, anh bạn người Mỹ xin rời chiến hạm vì không muốn hiện diện trên chiến hạm sau nữa đêm. Thả xuồng trong đêm. Từ lúc gia nhập HQVN, đây là lần đầu tiên nhân viên thả xuồng ban đêm không đèn (làm tối chiến hạm 100%). Sau vài lần không thành công vì thiếu dây an toàn, toán vận chuyển đã quyết định thả hành khách (anh bạn Mỹ và Thiếu tá bộ binh)) và xuồng cùng một lúc sau khi tăng cường áo phao, đèn hiệu cấp cứu, trái độn và dây an toàn kéo tay. Nguy hiểm hơn nhưng không còn cách nào khác. Xuồng phải chèo âm thầm từ chiến hạm vào đảo Hoàng sa và do sĩ quan đương phiên điều khiển từ đài chỉ huy HQ5. Võ xuồng bằng fiber glass, cho nên khi vào gần đến san hô, toán vận chuyển phải dùng chèo thăm dò độ sâu và tiến chậm vào bãi để đổ bộ. Cuộc đổ bộ chấm dứt lúc 11:30 đêm.
Đi ca cách mạng. Sau khi hoàn tất kiểm chứng thủ tục bàn giao, tôi ghi nhận, TC đã tăng cường thêm 2 chiến hạm trong vài giờ qua và đã báo cáo cho HT cùng vị tư lịnh chiến trường. Đến khoảng 1:00 sáng, phòng vô tuyến đưa cho tôi một công điện gởi cho HT chưa mở khóa vừa mới nhận. Tôi điện thoại báo cho HT và ông chỉ thị mang xuống gấp với bản mã. Hơn nữa giờ sau, HT ra lịnh họp tham mưu khẩn và chỉ thị tôi giao ca cho sĩ quan phụ phiên để dự phiên họp.Tôi cho nhân viên đánh thức HP và tất cả sĩ quan đồng thời thông báo lịnh của HT.
Kim đồng hồ chỉ 1:45 sáng, sĩ quan hiện diện đầy đủ (trừ sĩ quan đi ca). Sĩ quan Trưởng khối báo cáo quân số cho HP. Sau đó HP báo cáo cho HT. Không khi trong phòng họp có vẽ căng thẳng. Phòng họp hoàn toàn yên lặng. Tiếng rè rè của máy điều hòa không khí phát ra một âm thanh nhạt nhẽo rời rạc. Mồ hôi thoáng xuất hiện trên trán vài sĩ quan, riêng tôi, cảm thấy như mình đang đi giữa trời Sài gòn vào trưa tháng 5. HT phá tan sự im lặng nầy khi ông dõng dạc tuyên bố: lịnh chỉ thị đổ bộ vào sáng sớm. Tất cả phải sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến toàn diện lúc 4:00 sáng. HP chiếu nhiệm vụ thi hành.
HT rời phòng họp. HP chỉ thị tất cả sĩ quan trưởng nhiệm sở kiểm tra tình trạng sẵn sàng về nhân viên, kỹ thuật, khiển dụng….chỉ thị tôi thâu thập báo cáo từ các sĩ quan, trình cho ông lúc 4:00 sáng, và bế mạc buổi họp.
Rời phòng họp, tôi quay về phòng cùng với Trung úy Rạng ( Rạng và tôi ở cùng phòng. Rạng là sĩ quan Nội Vụ và cũng là một trong 5 sĩ quan tốt nghiệp chương trình 2 năm tại trường Hải quân Hoàng gia Úc, vừa về nước).
Rạng trao cho tôi một bản sao nhiệm sở tác chiến toàn diện và nói rằng:
- Đây là bản sao, có một vài nhân viên đi phép. Tôi chưa cập nhật hóa được. Nhiệm sở của tôi ở hầm đạn 127. Sẽ báo cáo qua điện thoại. Tùy anh, OK hay muốn kiểm tra tại chỗ cũng được.
Tôi trả lời:
- Mình đã biết cách làm việc của nhau rồi, tôi không cần phải xuống tận nơi đâu. Anh ráng giữ liên lạc với tôi. Cần phải kiểm soát kỹ nhân viên chuyển đạn bằng tay lỡ khi hệ thống thủy điều và điện không sử dụng được.
- Anh yên chí. Khẩu 127 là mạng sống của mình.
Nói xong Rạng rời phòng. Rạng và tôi cùng tỉnh, xuất thân cùng trường, không biết nhau trước, tình cờ gặp nhau tại đây. Còn lại một mình, tôi chuẩn bị cho mình cái dấu vết, di tích cuối cùng của một chiến sĩ: ra đi trên chiến trường. Tôi lấy tấm căn cước quân nhân, chứng chỉ tại ngũ và căn cước dân sự bọc chung tất cả trong một bao nhựa, cẩn thận ép lại để không thấm nước, chuyển vào sợi dây thẻ bài đeo cổ, cẩn thận bỏ vào túi áo trên và gài nút. Chiếc áo sẽ mặc khi vào nhiệm sở. Tôi nghĩ, để dễ dàng nhận diện nếu may mắn xác được vớt. Sau đó đi tắm thay quần áo và đi thâu nhận báo cáo từ các trưởng nhiệm sở.
Tôi xuống phòng Nội vụ, HP đã ở đây từ hồi nào. Ông nhìn tôi và nói:
- Trung úy Liêm tạm thời ông tăng cường khẩu 40 ly đôi trên sân thượng. Giữ liên lạc với tôi qua điện thoại. Tôi không muốn tập trung trên đài chỉ huy. Vã lại nếu có gì thì tôi vẫn có thể gọi ông bằng loa cầm tay, vẫn gần hơn. Nên nhớ, ông với tôi như tay mặt tay trái đấy nhé ( giọng bắc kỳ của Thiếu tá Đoàn trọng Thông (k.13/SQHQ/NT), tôi không bao giờ quên). Ông phải nắm vững tình hình chung trên pont và sẵn sàng di động.
- Được mà HP. Tôi trả lời.
Ông hỏi tiếp:
- Các nhiệm sở ra sao?
- Khẩu 127 Thiếu úy Đồng (khóa 25 Đà lạt đáo nhận đơn vị cùng lúc với Thiếu úy Phú) sẵn sàng. Đã kiểm soát và thử hệ thống bắn tự động, chuyển đạn tự động, cơ hành…Nhân viên đầy đủ. Hầm đạn 127, Trung úy Rạng sẵn sàng, khi có lịnh sẽ lắp đầu nổ. Trung sĩ nhứt Trọng pháo Phạm ngọc Quang sẽ đảm trách 2 khẩu đại bác 20 ly hai bên tả, hữu hạm, vì một nhân viên đi phép. Hai khẩu 40 ly sân sau,Thiếu úy Phú (k25 Đà lạt) sẵn sàng, một nhân viên tiếp đạn đi phép. Tôi đã hội ý với Thiếu úy Phú và ông sẽ đảm trách tiếp đạn nếu cần.Khẩu 40 ly đôi sân thượng sẵn sàng. Văn phòng cơ khí tôi đã hội ý với Đại úy cơ khí HH/TT ( không nhớ họ) Nguyền và đề nghị ông báo cáo trực tiếp với HP các phần hành liên hệ (phòng tai,cứu thủy….)
4:00 giờ sáng. Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành. Lực lượng được chia làm hai toán:
- Toán thứ nhứt gồm HQ16 và HQ10 chịu trách nhiệm mặt trận phía Bắc (nằm trong vịnh) và do HT HQ16 chỉ huy
- Toán thứ hai gồm HQ4 va HQ5 do Đại tá Hà văn Ngạc trực tiếp chỉ huy. Toán này sẽ đi vòng xuống phía Nam của hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa để đổ bộ toán biệt hải.
Hai mặt trận cách nhau khoảng 6 đến 10 hải lý.
HQ4 và HQ5 hải hành âm thầm, đi vòng ra ngoài đảo Vĩnh Lạc, tiến về phía Duy Mộng và Quang Hòa. Lúc này, được biết Sài gòn thúc giục tại sao không đổ bộ và muốn đổ bộ tức khắc. Đại tá Ngạc phải trình bày (và thương lượng?) xin để tùy tình hình thi hành vì thời tiết và tầm quan sát.
Tờ mờ sáng, HQ4 và HQ5 đã tiến gần đến hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa. Hai chiến hạm TC số 271 và 274 ra ứng chiến. Phia ta, tất cả súng đã được tháo bao và sẵn sàng, nhưng vẫn để ở thế chờ và nhân viên ở các vị trí lộ thiên không được vào vị trí mà phải núp dưới các vòng chắn an toàn của các pháo tháp. Phía TC, nhân viên của họ đứng dầy đặc trên sân chính. Đặc biệt họ có 2 toán trang bị hỏa tiển (?) phóng tay (có thể là bazooka?), mỗi toán 3 người, một ở sân trước và một ở sân sau. Lực lượng ta tiến chậm vào hướng đảo Quang Hòa. Lúc này Sài gòn cứ thúc giục và hỏi tại sao chưa khai hỏa, tai sao chưa đổ bộ. Đại tá Ngạc, đi lên đi xuống giữa đài chỉ huy và phòng CIC ( Trung úy Trần đức Thịnh k4 OCS là Trung tâm trưởng) để liên lạc trả lời. Gió nhẹ và lạnh. Biển động cấp 3, cấp 4. Hai bên ghìm nhau, có lúc HQ5 và tàu số 274 tiến gần nhau khoảng 300 yards. Từ Sài gòn, lịnh khai hỏa thúc giục từng cơn. HQ5 ở về phía Tây Nam và cách đảo Quang Hòa khoảng 2 hải lý. Bãi đá ngầm(san hô) trắng xóa bao bọc 2 đảo này hiện rõ trong tầm mắt. Với áp lực nặng nề từ Sài gòn, khoảng 9:00 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã ra lịnh đổ bộ toán biệt hải. Toán biệt hải do Trung úy Cảnh (k.20) làm Đại đội trưởng, đã dùng hai xuồng của HQ5 đổ bộ. Họ chia làm 2 toán mỗi toán 9 người trang bị đầy đủ, gồm súng cá nhân M16, súng phóng lựu M79 và đại liên M60. Vị tri các lực lượng như sau: tàu số 271 và 274 ở phía trái của chiến hạm ta, đảo Quang Hòa ở hướng 2 giờ của chiến hạm ta và (trên lý thuyết) toán đổ bộ được yểm trợ từ chiến hạm ta.
Xuồng chở toán đổ bộ nhấp nhô trên sóng, tiến vào đảo. Khi họ sắp sửa đến bãi đá ngầm, một lính TC trên đảo xuất hiện với cờ TC trên tay phất qua phất lại và ra hiệu cho toán đổ bộ rút lui.
Lịnh từ chiến hạm, họ phải tiến vào đảo và tất cả súng phải để ở thế chờ, không được khai hỏa trước. Xuồng không vào được trên bãi đá ngầm, họ phải đi bộ vào. Mực nước biển sâu ngang thắt lưng, có chỗ sâu ngang ngực. Toán biệt hải giăng hàng ngang đi vào.
Khoảng cách từ riềm san hô ( nơi họ rời xuồng để đổ bộ) vào trong bãi cát khoảng 700 m. Một người bình thường phải mất 15-20 phút mới có thể đến nơi. Trưởng toán đổ bộ, Trung úy Đơn báo cáo là họ đã tiến vào được khoảng 200 thước và quân TC trên bờ xuất hiện, khoác tay ra hiệu cho họ đi ra. Lịnh từ Đại tá Ngạc: cứ tiến vào và không được nổ súng. Vài phút sau, tiếng súng liên thanh nổ dòn như pháo tết. Toán đổ bộ báo cáo họ bị tấn công bằng thượng liên. Họ phản công nhưng M79 thì thiếu tầm, còn M16 thì không ăn thua gì. Họ không có chỗ núp và trở thành những mục tiêu tác xạ tự do cho phía TC. Tổn thất đầu tiên được ghi nhận: Trung úy Đơn đã bỏ mình. Hạ sĩ nhứt Long đã tử thương. Họ cố gắng đưa 2 xác trở ra nhưng dưới mức tác xạ dữ dội của TC, họ vất vả đưa được xác của Trung úy Đơn mà thôi. Lịnh rút lui ban hành. Hạ sĩ nhứt Long bị bỏ lại trên chiến trường. Tất cả vất vả lên xuồng trở về chiến hạm. Thời gian từ lúc hạ xuồng để đổ bộ cho đến khi họ hoàn toàn trở về lại chiến hạm mất khoảng một giờ. Trong lúc ta đổ bộ, chiến hạm hai bên vẫn ghìm nhau. Diển tiến cuộc đổ bộ và tổn thất được báo cáo đều đặn về Sài gòn.
Việc gì đến đã phải đến. Cuộc chạm trán không thể tránh khỏi. Đại tá Ngạc chỉ thị:
- Phia bắc, HQ16 ở phía sau yểm trợ cho HQ10 đi vào sát hai chiến hạm TC mới được tăng cường trong đêm vừa qua, sẵn sàng khi có lịnh thì sẽ khai hỏa. Đó là tiếng súng lịnh cho 2 mặt trận phía bắc và phía nam (mặt trận phía bắc nằm trong vịnh, mặt trận phía nam nằm ngoài vịnh và ở phía tây nam đảo Quang Hòa). Sau khi HQ10 khai hỏa thì HT HQ16 sẽ trực tiếp chỉ huy mặt trận này.
- Phía nam, Đại tá Ngạc chỉ huy trực tiếp. HQ4 sẽ yểm trợ HQ5. Với nhận định rằng phía TC có thể tăng cường tàu ngầm và không quân của họ có lợi điểm nhiều hơn không quân ta, nên Đại tá Ngạc nhấn mạnh rằng ta sẽ cố gắng bám càng gần thềm san hô càng tốt để giảm thiểu khả năng tàu ngầm và phi cơ địch.
HP chỉ thị quàng xác Trung úy Đơn trên kho giám lộ.
Từ đài chỉ huy, HP phân chia mục tiêu cho từng khẩu và chỉ thị điều chỉnh đạn tự hủy và chạm nổ. Khẩu 127 ly trực xạ, nhắm vào vị trí chân vịt và hầm máy, các khẩu 40 ly nhắm vào đài chỉ huy. Lúc này khoảng cách giữa ta và TC khoảng 300-500 m. Lịnh khai hỏa đã được ban ra lúc 10:20 sáng ngày 19-01-1974. HQ10 bắn quả đầu tiên, và báo cáo qua âm thoại, tiếng nổ đã được ghi nhận. Tất cả súng trên HQ5 đã nổ ran và uy hiếp tàu địch. Trong những giây phút đầu tiên của trận chiến, phía TC hầu như bất ngờ và đã không kịp phản ứng. Đài chỉ huy tàu địch mịt mù khói và những viên đạn chỉ đường (tracer) cho ta biết sự tác xạ chính xác. Khói trắng bốc lên từ phía sau lái của tàu địch
Báo cáo sơ khởi:
- Mặt trận phía bắc: sau khi HQ10 khai hỏa, TC phản pháo mãnh liệt và họ tập trung hỏa lực vào HQ10. Vì nhỏ hơn và hỏa lực yếu hơn, HQ10 báo cáo đài chỉ huy trúng đạn. Hạm Trưởng HQ Thiếu tá Ngụy văn Thà tử thương, bộ chỉ huy hoàn toàn tê liệt. Tàu bất khiển dụng. Hạm phó Đại úy Nguyễn thành Trí, bị thương nặng và ra lịnh đào thoát. HQ16 yểm trợ phía sau đã rời vòng chiến sau khi bị hai chiến hạm địch uy hiếp.
- Mặt trận phía nam: khẩu 76.2 ly của HQ4 bị trở ngại tác xạ sau khi bắn được 6-7
quả. Sửa chửa cấp thời, tác xạ trở lại. Cố gắng bắn nhưng vẫn bị trở ngại và tự ý tách rời HQ5.
Sau khi giao chiến được chừng 10-15 phút, với kết quả sơ khởi thất lợi,Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với HQ16 để biết thêm thực tình của HQ10 nhưng vô hiệu. Cùng lúc, HQ5 bị hai tàu địch tấn công mãnh liệt. Khẩu 127 trúng đạn, bất khiển dụng. Thiếu úy Đồng tử thương tại chỗ. Giải tán khẩu 127 ly, nhân viên tăng cường cho 2 khẩu 20 ly hai bên và sân sau. Trung tâm truyền tin bị trúng đạn 100ly. Thượng sĩ nhứt điện tử Hảo, trưởng ban điện tử tử thương. Hệ thống truyền tin hoàn toàn tê liệt. Phòng cơ khí báo cáo phía hữu hạm, gần văn phòng cơ khí, trúng đạn 100ly cách mặt nước 2ft, lỗ thủng khoảng 3’x5’, nước biển tràn vào mỗi khi tàu lắc. Phía TC bắn một hỏa tiển cầm tay qua ngang đài chỉ huy. Máy điện sụp. Radar phòng không bất khiển dụng. Khẩu 40 ly đôi trên sân thượng và 2 khẩu 40 ly đơn sân sau là hỏa lực chính. Lúc này HQ5 một mình đối phó với hai tàu địch. Tàu đổi cấp và vận chuyển theo hình số 8 để dồn địch về một phía, giữ vị trí của chiến hạm ta ở hướng 12 giờ của tàu địch để họ không tác xạ được và vẫn giữ sát bờ san hô. Tôi nhảy vào ghế xạ thủ để nhân viên này phụ tiếp đạn và đồng thời đổi hướng bắn từ hữu sang tả hạm và ngược lại tùy theo sự vận chuyển của tàu. Bắn được 5 gắp đạn (20 viên) thì ống thủy điều (hydraulic) bị bể vì vận tốc bắn nhanh. Phòng chuyển đạn 127 cháy. HT cho đánh ngập hầm đạn, sợ bị nổ. Tôi cho thay ống thủy điều và tiếp tục phản pháo. HP chỉ thị tôi rời nhiệm sở và lên đài chỉ huy gặp ông. Đi ngang qua hành lang phòng ăn sĩ quan tôi thấy Trung sĩ nhứt Trọng pháo Quang trúng đạn trọng thương nằm dưới chân cầu thang. Tôi gọi y tá chỉ thị cấp cứu. Phòng ngũ của Rạng và tôi (sân phía trên văn phòng cơ khí) cháy vì dây điện trúng đạn. Lúc này HQ5 như người câm. Máy vô tuyến duy nhứt còn lại khiển dụng là cái máy VRC-46 trên đài chỉ huy. Tôi vừa lên đến đài chỉ huy thì khẩu 40 ly đôi báo cáo bất khiển dụng (ống giải nhiệt bằng nước bị bể). Không thương vong. Giải tán nhiệm sở, tăng cường cho 2 khẩu 40 ly sân sau. HP chỉ thị tôi đi ghi nhận tổn thất và phụ giúp tản thương. Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với không quân (danh hiệu Kitty) nhưng vô hiệu (không trả lời), gọi HQ4 cũng biệt vô âm tín. Không quân địch vẫn xuất hiện trên cao từng đoàn từ lúc sáng. Khói lữa khắp nơi. Toán phòng tai được tăng cường. Tôi phân bổ toán di chuyển xác Thiếu úy Đồng, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang lên chung với Trung úy Đơn. Ghi nhận thượng từng kiến trúc của chiến hạm bị trúng đạn 37 ly của địch nhiều. Trên đài chỉ huy, HT đang vận chuyển để dồn tàu địch về phía sau lái của chiến hạm và hai khẩu 40 ly sân sau tác xạ cầm chân. Đại tá Ngạc đang ở bên hữu hạm vẫn cố gắng liên lạc với không quân. Từ phía chân trời phía bắc, tôi thấy hai vệt sóng trắng chạy rất nhanh, càng lúc càng rõ hơn. Tôi báo cáo cho Đại tá Ngạc và HT. Ông chỉ thị nhân viên quan sát theo dõi,báo cáo. Đồng thời chỉ thị cho CIC xác định hướng và vận tốc. Vài phút sau họ báo cáo vận tốc 35knots và hướng 195, khoảng cách 25 hải lý. Đại tá Ngạc buột miệng: “Komar” và ông ra lịnh đổi cấp 180 tiến full. Lúc này khoảng 11:00 sáng. Trên đường về hướng nam, nhiệm sở phòng không vẫn duy trì. Hai khẩu 40 ly sân sau vẫn tác xạ cầm chừng tàu địch truy kích. Tất cả nhân lực còn lại tăng cường cứu thủy, cứu hỏa và tản thương. Hoàn toàn mất liên lạc với tất cả các đơn vị. Nhân viên tất cả các ban ngành làm việc rất tận lực và nhịp nhàng.
Kết quả tổng quát được ghi nhận như sau:
- Tử thương: Thiếu úy Đông, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang. Vài nhân viên bị thương nhẹ.
- Vật chất: hầm đạn 127 ly đã được làm ngập. Khẩu 127 và 40 ly đôi bất khiển dụng, trung tâm truyền tin bất khiển dụng, hầm máy chính vô nước, boiler bất khiển dụng, nước ngọt tạm thời không sử dụng , đặc biệt để dằn lườn. Điện sẽ được sử dụng ở mức tối thiểu. Bơm điện ngầm chạy 24/24 để bơm nước biển tràn vào từ lỗ thủng gần văn phòng cơ khí. Toán phòng tai đã làm chủ tình hình. Họ di động nhanh và ứng biến kịp thời cô lập các nơi bị cháy. Hệ thống kín nước đã được duy trì đúng mức. Máy điện khẩn cấp được sử dụng để cung ứng cho các nhu cầu tối cần thiết. Nhân viên điện tử và truyền tin ráo riết thiết trí hệ thống liên lạc và antenne dã chiến.
Chiến hạm đi về hướng nam đến khoảng 3:00 chiều thì liên lạc được với HQ4, Đại tá Ngạc nhận báo cáo từ các đơn vị. HQ10 trôi lềnh bềnh trong vịnh. Toán đào thoát đã không được TC tiếp vớt. Hai toán xung kích từ HQ4 và HQ16 đổ bộ lên 2 đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc đã bị bỏ lại. HQ4 và HQ16 trên đường hướng về Đà nẵng. HQ4 đã báo cáo diển tiến tình hình mặt trận về Sài gòn trong khi không liên lạc được qua hệ thống chỉ huy với Đại tá Ngạc.
Đại tá Ngạc xin về Đà nẵng sửa chửa và chuyển xác các tử sĩ nhưng bị từ chối. Lịnh chỉ thị HQ5, trong khi chờ quyết định cấp trên, trở lại gần vùng giao tranh để có thể vớt toán đào thoát; nếu cần sẽ phải đâm vào san hô (run aground) để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ. Tinh thần nhân viên giao động. HT cho giảm vận tốc và đổi hướng trở lại Hoàng sa trong khi chờ lịnh. Tôi nhận lịnh HP chia cắt sĩ quan và nhân viên gác xác. Khoảng 5 giờ chiều, chiến hạm được lịnh về Đà nẵng để chuyển giao xác.
Hải hành trong đêm. Âm thầm. Không đèn hải hành. Radar hoạt động nhưng tầm xa bị hạn chế. Vận tốc giới hạn vì hầm đạn 127 ở mũi tàu đầy nước. Lỗ thủng ngang hông đã được toán phòng tai dùng hai tấm nệm cá nhân và ván ép tạm thời dựng lên để ngăn nước, nhưng bơm điện chìm vẫn chạy 24/24 để bơm nước ra ngoài. Toán quan sát được tăng cường. Sau một ngày làm việc không ngừng, tất cả đều mệt mỏi. Toán gác xác thay nhau mỗi giờ. Không một lời trao đổi giữa các nhân viên trong lúc làm việc. Mọi người theo đuổi ý nghĩ riêng tư của mình. Khoảng 2 giờ sáng, đài quan sát báo cáo có echo hướng 2 giờ, không đèn hải hành, di chuyển về hướng tây. Một phen hồi hộp. Sau này mới biết đó là HQ16. Chiến hạm hải hành đơn độc, không có dụng cụ truyền tin hữu hiệu, không khả năng tự vệ. Đi ngang cù lao Ré, trong tầm liên lạc của máy VRC46, đài kiểm báo trên đảo cung cấp vị trí chính xác của chiến hạm và cho biết họ có nhiệm vụ theo dõi suốt lộ trình còn lại của chiến hạm về Đà nẵng.
Tại Đà nẵng, các tử sĩ đã được chuyển lên bờ. Cấm trại 100%. Các toán kỹ thuật từ CCYT/TV/ĐNG (Căn Cứ Yểm Trợ/ Tiếp Vận/ Đà nẵng) xuống sửa chửa cấp thời và thay thế các dụng cụ truyền tin hư hại để chuẩn bị cho chiến hạm trở ra gần vùng giao chiến tuần tiểu, vớt các nhân viên đào thoát. Võ tàu bị hư hại đã không được nằm trong danh sách sửa chửa!!! Trong ngày, Trung tướng Ngô quang Trưởng, Tư lịnh vùng 1 kiêm quân khu 1 đã đến viếng đơn vị, thanh sát các nơi bị trúng đạn. Đài truyền hình Đà nẵng phỏng vấn Đại tá Ngạc và HT.
Tin hành lang (lại tin truyền miệng), sở dĩ chiến hạm không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ4 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:
- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ4 bị tấn công,
- không giữ liên lạc với các đơn vị.
- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ5)
Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử.
Chiến hạm ra khơi trong tình trạng không thuận lợi về kỹ thuật cũng như tâm lý: lỗ thủng bên hông tàu đã được sửa chửa khẩn cấp để nước không vô, máy truyền tin được cho mượn (không được thay thế), 40 ly đôi hồi phục. Máy điện không đủ công xuất cung cấp cho hệ thống máy lạnh phòng ngũ cho thủy thủ đoàn. Nước ngọt dùng để dằn lườn, chỉ sử dụng cho nhà bếp và nhu cầu nấu nướng. Không có nước để làm vệ sinh cá nhân. Đơn vị phải ra khơi trong ngày cuối năm âm lịch. Trong vùng tuần tiểu, chiến hạm được đặt dưới sự điều động của đài kiểm báo cù lao Ré (chỗ này tôi phải nhấn mạnh cái nghĩa điều động ở đây: cù lao Ré kiểm soát vị trí của chiến hạm theo trục tuần tiểu đã được ấn định và liên lạc với phi cơ trinh sát của không quân khi họ phát hiện bè đào thoát). Chuyến công tác lịch sử này kéo dài khoảng một tuần.
Tại Sài gòn, trong lúc đó HQ16 và HQ4 được cả hai đài phát thanh Sài gòn và quân đội liên tục ca ngợi, tuyên dương công trạng đơn vị. Thủ đô đã tổ chức rầm rộ những cuộc tiếp đón các anh hùng trở về. Từng đoàn học sinh các trường ở thủ đô trao vòng hoa chiến thắng, phóng sự, phỏng vấn, tuyên bố, v.v và v.v…HQ10 đã được trang trọng ghi nhận đi vào lịch sử. HQ5 âm thầm thi hành nhiệm vụ, ngày đêm tinh thần căng thẳng, ám ảnh có thể bị tấn công bất cứ lúc nào và không có khả năng tự vệ cũng như không có lực lượng tiếp viện kịp thời. Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!! Làm sao giải thích? Qua tin tức, khi nghe HQ16 trên đường tiến vào quân cảng Sài gòn, chiến hạm nghiêng nghiêng tiến từ từ qua bến Bạch đằng mà lòng đau da diết. Công việc bảo trì và làm vệ sinh chiến hạm vẫn tiến hành đều đặn hàng ngày. Nào phải lau chùi làm vệ sinh kho đạn 127, sơn sửa những nơi hư hại nhẹ trên sân tàu, dọn dẹp vật liệu cứu hỏa, sửa chửa máy móc….và đi ca quan sát, cố gắng tìm vớt nhân viên đào thoát.
Công điện cho rời vùng về Sài gòn. Mừng vui xen lẫn với mặc cảm. Vui mừng là vì còn sống trở về sum họp gia đình. Ăn Tết tuy muộn nhưng vẫn còn tốt hơn là không được thưởng thức mùa xuân với gia đình. Mặc cảm là vì khó giải thích được tại sao đạn của mình nằm trong bụng bạn.
Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ., thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ5 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và trả lời ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:
- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?
- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?
- Có biết HQ5 bắn vào HQ16 không?
- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?
Câu trả lời của tôi hình như đã không làm vừa ý người hỏi:
- Trưởng khẩu 40 ly đôi sân thượng, là xạ thủ, tác xạ vào đài chỉ huy tàu địch theo sự chỉ định. Tất cả súng trên tàu đều bắn trực xạ vào mục tiêu đã được chỉ định. Đổi hướng hải hành về hướng nam khi phát hiện tàu địch. Hệ thống liên lạc hoàn toàn tê liệt sau khi trung tâm truyền tin trúng đạn. Lúc đó không thấy HQ4 và đang chịu áp lực nặng của 2 tàu địch. Biển động. Trong lúc bắn ở nhịp độ nhanh và hai mặt trận cách xa nhau, không nhìn thấy rõ nhau, và do sự vận chuyển chiến thuật của từng chiến hạm, rủi ro có thể xảy ra. Nếu đạn 127 của HQ5 trúng đơn vị bạn thì đạn 40 ly cũng có thể bắn trúng bạn. Tôi không làm CTCT gì cả. Chỉ trao đổi suy nghĩ cá nhân mà thôi. Trực tiếp dưới sự điều động của Hạm phó theo tinh thần bản nhiệm sở và chức vụ chỉ định.
Vài ngày sau, đơn vị được một số học sinh trường Nguyễn bá Tòng đến tặng vòng hoa chiến thắng trong một bầu không khí gượng ép nhạt nhẽo. Tiếp theo là các đề nghị thăng thưởng. Sau cùng, HQ5 âm thầm nhận bằng tuyên dương công trạng trước quân đội: anh dũng bội tinh với nhành dương liễu.
Tôi thuyên chuyển từ HQ5 lên BTL/HQ/HQ/LĐB (Bộ tư lịnh/Hải quân/Hành quân/ Lưu động Biển) toán không tuần vào tháng 5-1974. Khi trình diện nhận đơn vị, Đại tá Phạm mạnh Khuê hỏi tôi: “Tại sao HQ5 bắn HQ16”?. Tôi đã trấn áp sự bất bình, cố nuốt tiếng nấc và trả lời: “ Thưa Tư lịnh, biển động, trực xạ và có thể lạc đạn vì khi nhẩy sóng, vị trí quá xa, đạn đạo cầu vòng”.
Sự việc đã hơn 28 năm. Tôi không nghĩ câu chuyện đạn 127 ly của HQ5 nằm trong bụng HQ16 là một câu chuyện tếu như những câu chuyện tếu vô thưởng vô phạt khác. Tôi nghĩ rằng đó là một phát biểu thiếu nhận định khách quan, cụ thể của một số cá nhân không tinh thần trách nhiệm, quan điểm hẹp hòi. Mỗi cá nhân tham dự trận này đều có cái nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau do cương vị của chính mình và đơn vị mình lúc đó.
Bài viết của tôi có thể gây phật ý một số vị, cũng có thể gây ra tranh cãi, biện minh. Tôi chân thành xin được miễn thứ.
Một lần nữa, tôi xin kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các vị đã “VỊ QUỐC VONG THÂN”
Trương văn Liêm (k.1OCS)
Mùa Đông 2001, Dallas-Texas
hqvnch.net
Sinh Tồn chuyển
Phụ chính:
Bài viết dưới đây đã đăng trong Đặc san OCS, phát hành trong kỳ đại hội năm 2002 . Bài viết có vài chi tiết không được chính xác, vì lý do kỹ thuật đánh máy,in ấn…..
ngoài ra trong khoảng 7 năm qua có rất nhiều tài liệu về hải chiến Hoàng Sa đã được tung ra.
Vì vậy, người viết đã có cơ hội kiểm chứng và bổ chính một số chi tiết trước khi cho phổ biến lại bài viết này.
Trương Văn Liêm
Dallas-Texas, mùa Hè 2008.
Lời người viết:
Tôi thuyên chuyển về Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5 ngày 18 tháng 2 năm 1972 từ Giang đoàn 73TB thuộc Lực lượng Thủy bộ 211. Lúc này HQ5 đã hoàn tất huấn luyện với Hải quân Hoa Kỳ và đã được bàn giao cho Hải Quân VNCH. Qua ba đời Hạm trưởng:
- HQ Đại tá Nguyễn văn Thiện, sau là Tư Lịnh Vùng 4 Duyên Hải, Phú Quốc;
- HQ Trung tá Võ văn Huệ;
- HQ Trung tá Phạm trọng Quỳnh;
HQ5 đã tham dự một số hành quân quan trọng như: yểm trợ hải pháo cho TQLC vào mùa hè đỏ lữa phía bắc Đà nẵng; trận Sa huỳnh vào ngày ký kết hiệp định Paris ngày 27-1-1973; và sau cùng là trận Hoàng sa ngày 19-1-1974.
Trong thời gian Trung tá Võ văn Huệ làm Hạm trưởng (HT), với kế hoạch “bồi dưỡng hải nghiệp” cho các sĩ quan ngành chỉ huy không đủ hải nghiệp của cựu Tư lịnh Đề đốc Trần văn Chơn, sĩ quan đã thuyên chuyển ồ ạt đến chiến hạm, gây ra tình trạng thặng dư. Hạm trưởng Võ văn Huệ đã đặt ra một chức vụ không cấp số, chỉ định tôi là Sĩ quan phụ tá Hạm phó đặc trách:
- Huấn luyện và dịch thuật tài liệu binh thư hải quân,
- Nhiệm sở tác chiến toàn diện
- CTCT.
Khi quyền HT được bàn giao giữa Trung tá Võ văn Huệ và Trung tá Phạm trọng Quỳnh trước khi tham dự trận Hoàng sa khoảng một tuần, tôi đã có dịp nhìn thấy cụ thể sự điều hợp của chiến hạm nói riêng và của các lực lượng tham chiến nói chung, một cách tổng quát trước khi khai hỏa,trong khi giao chiến và lịnh rời bỏ chiến trường. Hy vọng những điều tôi còn nhớ được ghi lại dưới đây sẽ không là mầm móng gây nên sự bất hòa, công kích, hiềm khích, và va chạm tự ái.
Cuối cùng, tôi xin phép được dành một phút tưởng niệm cho tất cả những anh hùng đã nằm xuống cho Tổ Quốc trên chiến trường ngày 19-1-1974.
* * *
Chiến hạm nhập vùng tuần tiểu quần đảo Trường sa, chưa đầy 24 giờ. Công điện khẩn chỉ thị rời vùng trực chỉ Vũng tàu chờ lịnh. Biển động cấp 3 cấp 4. Bốn máy tiến full. Sau hai đêm một ngày, tàu về đến nơi và được chỉ định điểm neo. Lịnh cấm trại 100%. Không cho đi bờ. Không cho tiếp tế. HT được mời đi họp ở BTL/HQ/V3/ZH (Bộ tư lịnh/ Hải quân/Vùng 3/ Duyên hải). Đi ca trực neo. Khoảng 6 giờ chiều, HT về và chỉ thị chuẩn bị hải đồ trực chỉ Đà Nẵng. Kéo neo hải hành trong đêm. Tin từ Trung tâm truyền tin, 2 chiến hạm ta ở Hoàng sa gặp rắc rối. Chiến hạm có lẽ sẽ ra đó tăng cường vì tình hình căng thẳng.Vào cảng Đà nẵng khoảng 10 giờ sáng. Cặp cầu Thống nhứt vị trí 1. Từ xa đã thấy HQ801 đang neo trong vịnh. Hai trực thăng của Không quân Vùng 1 đang thực tập cất cánh và hạ cánh trên sân chiến xa của chiến hạm này. Trên cầu tàu, đạn đại pháo 127 ly đã có sẵn từ bao giờ cùng một đống lương khô hành quân. Cặp cầu xong, lại lịnh cấm trại 100%. Chỉ cho đi chợ, nhận tiếp tế nước ngọt và nhiên liệu. Công điện mời HT,Hạm phó (HP) và tất cả sĩ quan tham mưu đi họp tại BTL/HQ/V1/ZH (Bộ tư lịnh/Hải quân/Vùng 1/ Duyên hải). Là sĩ quan không cấp số, tôi ở lại chiến hạm phụ giúp Sĩ quan trực điều động nhận đạn và lương khô. Công việc chuyển đạn và 15 ngày lương khô diển tiến đều đặn. Phái đoàn Sĩ quan đi họp vẫn chưa về. Khoảng 3:15 công điện chỉ thị cho nhập hạm 1 trung đội Biệt hải với đầy đủ trang bi, đồng thời chỉ thị phải hoàn tất nhận đạn và nhiên liệu trước 7:00 giờ tối. Toán tiếp vụ trở về với thực phẩm tươi. Phái đoàn sĩ quan trở về chiến hạm khoảng 5:30 chiều và HP chỉ thị sẵn sàng zulu (khởi hành) ra Hoàng sa trong đêm khi có lịnh của HT. Cùng lúc nhận công điện báo Đại tá Hà văn Ngạc CHT/HĐ3/BTL/HĐ ( Chỉ huy trưởng/Hải đội 3/Bộ tư lịnh/Hạm đội) nhập hạm và chiến hạm được chỉ định là Soái hạm. Một Thiếu tá Bộ binh từ Bộ tư lịnh /Vùng 1 Chiến thuật nhập hạm. Khoảng 7:00 tối, công điện chỉ thị cho nhập hạm một nhân viên Hoa Kỳ từ Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Đà nẵng.
HQ10 cặp cầu phía sau HQ5 từ trưa, sẽ zulu trước vì nhỏ và chậm. Anh bạn người Mỹ nhập hạm lúc 9:00 tối, không hành lý.
Về địa thế, Hoàng sa là một quần đảo hình vòng cung, bề khuyết hướng về Đà nẵng. Quần đảo gồm 5 đảo chính, kể theo ngược chiều kim đồng hồ là Hoàng sa (Pattle), Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond). Hoàng sa cách Đà nẵng khoảng 210 hải lý về hướng Đông, cách đảo Hải nam của Trung cộng (TC) khoảng 80 hải lý về hướng Tây Bắc và nhóm quần đảo Amphitrite của TC vào khoảng 70 hải lý về hướng Đông Bắc. Hoàng sa là đảo lớn nhứt, có đài khí tượng với vài nhân viên luân phiên nhau mỗi 6 tháng và một Trung đội Địa phương quân của tiểu khu Quảng Nam trấn đóng. Toàn bộ quần đảo này được bao bọc bởi những bãi san hô (đá ngầm) xung quanh chỉ có thủy lộ thuận tiện duy nhứt đi vào vịnh rộng khoảng 10 hải lý ( khoảng cách từ Hoàng sa đến Money, theo chiều Bắc Nam).
Chiến hạm vượt qua HQ10 trong đêm và đối vật (echo) đảo Hoàng sa hiện trên màn ảnh radar khoảng 8:00 sáng ngày 18-1-1974. Nhận báo cáo tình hình từ các chiến hạm và được biết như sau:
- HQ16 đã ở ngoài vùng lâu nhứt.
- HQ4 tăng phái và đã có những va chạm nhẹ với các chiến hạm TC trong mấy ngày qua.
- Phía TC có 2 ngư thuyền ngụy trang, có võ trang. Họ có 2 chiến hạm loại Kronstad tại chỗ.
- Trên đảo Duy Mộng và Quang hòa đã có sự hiện diện của bộ binh TC. Với tư cách là sĩ quan thâm niên hiện diện, Trung tá Vũ hữu San, HT HQ4 đã đặc phái một toán xung kích trích ra từ nhân viên cơ hữu của HQ4, do Trung úy Lê văn Dũng làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Cam Tuyền, mục đích cắm cờ giữ đất. Toán thứ hai từ HQ16 do Trung úy Lâm trí Liêm làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc.
Chiến hạm chánh thức nhập vùng vào khoảng 10:30. Đại tá Hà văn Ngạc chỉ thị HQ10 gia nhập HQ16 ở lại trong vịnh tuần tiểu án ngữ. HQ4 tháp tùng HQ5 tiến về phía đảo bị chiếm đóng để thám sát.
Hai chiến hạm ta tiến về phía Duy Mộng theo đội hình hàng dọc. Khi còn cách đảo khoảng 3 hải lý thì 2 chiến hạm TC ra nghinh cản. Quang hiệu được trao đổi, cả hai phía đều xác định chủ quyền lãnh thổ trên đảo. Để chứng tỏ là không gây hấn, Đại tá Ngạc chỉ thị tất cả súng không được tháo bao bọc súng và để ở thế chờ, tàu tiến một máy tiến một, tránh va chạm và tiến càng gần đảo càng tốt để quan sát. Chiến hạm hai bên tiến sát vào nhau, có lúc chỉ cách nhau khoảng 500 yards. Trên đảo, ta nhận thấy công sự chiến đấu và giao thông hào bằng cement đã được xây cất. Cờ TC bay phất phới. Nhân sự trên tàu địch đều mặc đồng phục lạnh một mãnh từ đầu đến chân như mấy anh skydivers. Quan sát khoảng 15 phút, Đại tá Ngạc ra lịnh quay về trong vịnh.
Buổi chiều, một buổi họp các HT được triệu tập dưới quyền chủ tọa của Đại tá Ngạc. Ban đêm, HQ16,HQ10 và HQ4 lập đội hình tuần tiểu án ngữ trong vịnh. Trời sa mù nhẹ, tầm quan sát giới hạn, biển động cấp 3 cấp 4. Nhân viên trên HQ5 chia nhau đi ca hải hành thường lệ, nhận báo cáo từ các chiến hạm khác cùng lúc trực phòng không. Khoảng 8 giờ tối, CIC ( Trung tâm chiến báo của chiến hạm-Combat Information Center) báo cáo có thêm 2 đối vật tiến về phía Duy Mộng.
9:00 tối, anh bạn người Mỹ xin rời chiến hạm vì không muốn hiện diện trên chiến hạm sau nữa đêm. Thả xuồng trong đêm. Từ lúc gia nhập HQVN, đây là lần đầu tiên nhân viên thả xuồng ban đêm không đèn (làm tối chiến hạm 100%). Sau vài lần không thành công vì thiếu dây an toàn, toán vận chuyển đã quyết định thả hành khách (anh bạn Mỹ và Thiếu tá bộ binh)) và xuồng cùng một lúc sau khi tăng cường áo phao, đèn hiệu cấp cứu, trái độn và dây an toàn kéo tay. Nguy hiểm hơn nhưng không còn cách nào khác. Xuồng phải chèo âm thầm từ chiến hạm vào đảo Hoàng sa và do sĩ quan đương phiên điều khiển từ đài chỉ huy HQ5. Võ xuồng bằng fiber glass, cho nên khi vào gần đến san hô, toán vận chuyển phải dùng chèo thăm dò độ sâu và tiến chậm vào bãi để đổ bộ. Cuộc đổ bộ chấm dứt lúc 11:30 đêm.
Đi ca cách mạng. Sau khi hoàn tất kiểm chứng thủ tục bàn giao, tôi ghi nhận, TC đã tăng cường thêm 2 chiến hạm trong vài giờ qua và đã báo cáo cho HT cùng vị tư lịnh chiến trường. Đến khoảng 1:00 sáng, phòng vô tuyến đưa cho tôi một công điện gởi cho HT chưa mở khóa vừa mới nhận. Tôi điện thoại báo cho HT và ông chỉ thị mang xuống gấp với bản mã. Hơn nữa giờ sau, HT ra lịnh họp tham mưu khẩn và chỉ thị tôi giao ca cho sĩ quan phụ phiên để dự phiên họp.Tôi cho nhân viên đánh thức HP và tất cả sĩ quan đồng thời thông báo lịnh của HT.
Kim đồng hồ chỉ 1:45 sáng, sĩ quan hiện diện đầy đủ (trừ sĩ quan đi ca). Sĩ quan Trưởng khối báo cáo quân số cho HP. Sau đó HP báo cáo cho HT. Không khi trong phòng họp có vẽ căng thẳng. Phòng họp hoàn toàn yên lặng. Tiếng rè rè của máy điều hòa không khí phát ra một âm thanh nhạt nhẽo rời rạc. Mồ hôi thoáng xuất hiện trên trán vài sĩ quan, riêng tôi, cảm thấy như mình đang đi giữa trời Sài gòn vào trưa tháng 5. HT phá tan sự im lặng nầy khi ông dõng dạc tuyên bố: lịnh chỉ thị đổ bộ vào sáng sớm. Tất cả phải sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến toàn diện lúc 4:00 sáng. HP chiếu nhiệm vụ thi hành.
HT rời phòng họp. HP chỉ thị tất cả sĩ quan trưởng nhiệm sở kiểm tra tình trạng sẵn sàng về nhân viên, kỹ thuật, khiển dụng….chỉ thị tôi thâu thập báo cáo từ các sĩ quan, trình cho ông lúc 4:00 sáng, và bế mạc buổi họp.
Rời phòng họp, tôi quay về phòng cùng với Trung úy Rạng ( Rạng và tôi ở cùng phòng. Rạng là sĩ quan Nội Vụ và cũng là một trong 5 sĩ quan tốt nghiệp chương trình 2 năm tại trường Hải quân Hoàng gia Úc, vừa về nước).
Rạng trao cho tôi một bản sao nhiệm sở tác chiến toàn diện và nói rằng:
- Đây là bản sao, có một vài nhân viên đi phép. Tôi chưa cập nhật hóa được. Nhiệm sở của tôi ở hầm đạn 127. Sẽ báo cáo qua điện thoại. Tùy anh, OK hay muốn kiểm tra tại chỗ cũng được.
Tôi trả lời:
- Mình đã biết cách làm việc của nhau rồi, tôi không cần phải xuống tận nơi đâu. Anh ráng giữ liên lạc với tôi. Cần phải kiểm soát kỹ nhân viên chuyển đạn bằng tay lỡ khi hệ thống thủy điều và điện không sử dụng được.
- Anh yên chí. Khẩu 127 là mạng sống của mình.
Nói xong Rạng rời phòng. Rạng và tôi cùng tỉnh, xuất thân cùng trường, không biết nhau trước, tình cờ gặp nhau tại đây. Còn lại một mình, tôi chuẩn bị cho mình cái dấu vết, di tích cuối cùng của một chiến sĩ: ra đi trên chiến trường. Tôi lấy tấm căn cước quân nhân, chứng chỉ tại ngũ và căn cước dân sự bọc chung tất cả trong một bao nhựa, cẩn thận ép lại để không thấm nước, chuyển vào sợi dây thẻ bài đeo cổ, cẩn thận bỏ vào túi áo trên và gài nút. Chiếc áo sẽ mặc khi vào nhiệm sở. Tôi nghĩ, để dễ dàng nhận diện nếu may mắn xác được vớt. Sau đó đi tắm thay quần áo và đi thâu nhận báo cáo từ các trưởng nhiệm sở.
Tôi xuống phòng Nội vụ, HP đã ở đây từ hồi nào. Ông nhìn tôi và nói:
- Trung úy Liêm tạm thời ông tăng cường khẩu 40 ly đôi trên sân thượng. Giữ liên lạc với tôi qua điện thoại. Tôi không muốn tập trung trên đài chỉ huy. Vã lại nếu có gì thì tôi vẫn có thể gọi ông bằng loa cầm tay, vẫn gần hơn. Nên nhớ, ông với tôi như tay mặt tay trái đấy nhé ( giọng bắc kỳ của Thiếu tá Đoàn trọng Thông (k.13/SQHQ/NT), tôi không bao giờ quên). Ông phải nắm vững tình hình chung trên pont và sẵn sàng di động.
- Được mà HP. Tôi trả lời.
Ông hỏi tiếp:
- Các nhiệm sở ra sao?
- Khẩu 127 Thiếu úy Đồng (khóa 25 Đà lạt đáo nhận đơn vị cùng lúc với Thiếu úy Phú) sẵn sàng. Đã kiểm soát và thử hệ thống bắn tự động, chuyển đạn tự động, cơ hành…Nhân viên đầy đủ. Hầm đạn 127, Trung úy Rạng sẵn sàng, khi có lịnh sẽ lắp đầu nổ. Trung sĩ nhứt Trọng pháo Phạm ngọc Quang sẽ đảm trách 2 khẩu đại bác 20 ly hai bên tả, hữu hạm, vì một nhân viên đi phép. Hai khẩu 40 ly sân sau,Thiếu úy Phú (k25 Đà lạt) sẵn sàng, một nhân viên tiếp đạn đi phép. Tôi đã hội ý với Thiếu úy Phú và ông sẽ đảm trách tiếp đạn nếu cần.Khẩu 40 ly đôi sân thượng sẵn sàng. Văn phòng cơ khí tôi đã hội ý với Đại úy cơ khí HH/TT ( không nhớ họ) Nguyền và đề nghị ông báo cáo trực tiếp với HP các phần hành liên hệ (phòng tai,cứu thủy….)
4:00 giờ sáng. Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành. Lực lượng được chia làm hai toán:
- Toán thứ nhứt gồm HQ16 và HQ10 chịu trách nhiệm mặt trận phía Bắc (nằm trong vịnh) và do HT HQ16 chỉ huy
- Toán thứ hai gồm HQ4 va HQ5 do Đại tá Hà văn Ngạc trực tiếp chỉ huy. Toán này sẽ đi vòng xuống phía Nam của hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa để đổ bộ toán biệt hải.
Hai mặt trận cách nhau khoảng 6 đến 10 hải lý.
HQ4 và HQ5 hải hành âm thầm, đi vòng ra ngoài đảo Vĩnh Lạc, tiến về phía Duy Mộng và Quang Hòa. Lúc này, được biết Sài gòn thúc giục tại sao không đổ bộ và muốn đổ bộ tức khắc. Đại tá Ngạc phải trình bày (và thương lượng?) xin để tùy tình hình thi hành vì thời tiết và tầm quan sát.
Tờ mờ sáng, HQ4 và HQ5 đã tiến gần đến hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa. Hai chiến hạm TC số 271 và 274 ra ứng chiến. Phia ta, tất cả súng đã được tháo bao và sẵn sàng, nhưng vẫn để ở thế chờ và nhân viên ở các vị trí lộ thiên không được vào vị trí mà phải núp dưới các vòng chắn an toàn của các pháo tháp. Phía TC, nhân viên của họ đứng dầy đặc trên sân chính. Đặc biệt họ có 2 toán trang bị hỏa tiển (?) phóng tay (có thể là bazooka?), mỗi toán 3 người, một ở sân trước và một ở sân sau. Lực lượng ta tiến chậm vào hướng đảo Quang Hòa. Lúc này Sài gòn cứ thúc giục và hỏi tại sao chưa khai hỏa, tai sao chưa đổ bộ. Đại tá Ngạc, đi lên đi xuống giữa đài chỉ huy và phòng CIC ( Trung úy Trần đức Thịnh k4 OCS là Trung tâm trưởng) để liên lạc trả lời. Gió nhẹ và lạnh. Biển động cấp 3, cấp 4. Hai bên ghìm nhau, có lúc HQ5 và tàu số 274 tiến gần nhau khoảng 300 yards. Từ Sài gòn, lịnh khai hỏa thúc giục từng cơn. HQ5 ở về phía Tây Nam và cách đảo Quang Hòa khoảng 2 hải lý. Bãi đá ngầm(san hô) trắng xóa bao bọc 2 đảo này hiện rõ trong tầm mắt. Với áp lực nặng nề từ Sài gòn, khoảng 9:00 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã ra lịnh đổ bộ toán biệt hải. Toán biệt hải do Trung úy Cảnh (k.20) làm Đại đội trưởng, đã dùng hai xuồng của HQ5 đổ bộ. Họ chia làm 2 toán mỗi toán 9 người trang bị đầy đủ, gồm súng cá nhân M16, súng phóng lựu M79 và đại liên M60. Vị tri các lực lượng như sau: tàu số 271 và 274 ở phía trái của chiến hạm ta, đảo Quang Hòa ở hướng 2 giờ của chiến hạm ta và (trên lý thuyết) toán đổ bộ được yểm trợ từ chiến hạm ta.
Xuồng chở toán đổ bộ nhấp nhô trên sóng, tiến vào đảo. Khi họ sắp sửa đến bãi đá ngầm, một lính TC trên đảo xuất hiện với cờ TC trên tay phất qua phất lại và ra hiệu cho toán đổ bộ rút lui.
Lịnh từ chiến hạm, họ phải tiến vào đảo và tất cả súng phải để ở thế chờ, không được khai hỏa trước. Xuồng không vào được trên bãi đá ngầm, họ phải đi bộ vào. Mực nước biển sâu ngang thắt lưng, có chỗ sâu ngang ngực. Toán biệt hải giăng hàng ngang đi vào.
Khoảng cách từ riềm san hô ( nơi họ rời xuồng để đổ bộ) vào trong bãi cát khoảng 700 m. Một người bình thường phải mất 15-20 phút mới có thể đến nơi. Trưởng toán đổ bộ, Trung úy Đơn báo cáo là họ đã tiến vào được khoảng 200 thước và quân TC trên bờ xuất hiện, khoác tay ra hiệu cho họ đi ra. Lịnh từ Đại tá Ngạc: cứ tiến vào và không được nổ súng. Vài phút sau, tiếng súng liên thanh nổ dòn như pháo tết. Toán đổ bộ báo cáo họ bị tấn công bằng thượng liên. Họ phản công nhưng M79 thì thiếu tầm, còn M16 thì không ăn thua gì. Họ không có chỗ núp và trở thành những mục tiêu tác xạ tự do cho phía TC. Tổn thất đầu tiên được ghi nhận: Trung úy Đơn đã bỏ mình. Hạ sĩ nhứt Long đã tử thương. Họ cố gắng đưa 2 xác trở ra nhưng dưới mức tác xạ dữ dội của TC, họ vất vả đưa được xác của Trung úy Đơn mà thôi. Lịnh rút lui ban hành. Hạ sĩ nhứt Long bị bỏ lại trên chiến trường. Tất cả vất vả lên xuồng trở về chiến hạm. Thời gian từ lúc hạ xuồng để đổ bộ cho đến khi họ hoàn toàn trở về lại chiến hạm mất khoảng một giờ. Trong lúc ta đổ bộ, chiến hạm hai bên vẫn ghìm nhau. Diển tiến cuộc đổ bộ và tổn thất được báo cáo đều đặn về Sài gòn.
Việc gì đến đã phải đến. Cuộc chạm trán không thể tránh khỏi. Đại tá Ngạc chỉ thị:
- Phia bắc, HQ16 ở phía sau yểm trợ cho HQ10 đi vào sát hai chiến hạm TC mới được tăng cường trong đêm vừa qua, sẵn sàng khi có lịnh thì sẽ khai hỏa. Đó là tiếng súng lịnh cho 2 mặt trận phía bắc và phía nam (mặt trận phía bắc nằm trong vịnh, mặt trận phía nam nằm ngoài vịnh và ở phía tây nam đảo Quang Hòa). Sau khi HQ10 khai hỏa thì HT HQ16 sẽ trực tiếp chỉ huy mặt trận này.
- Phía nam, Đại tá Ngạc chỉ huy trực tiếp. HQ4 sẽ yểm trợ HQ5. Với nhận định rằng phía TC có thể tăng cường tàu ngầm và không quân của họ có lợi điểm nhiều hơn không quân ta, nên Đại tá Ngạc nhấn mạnh rằng ta sẽ cố gắng bám càng gần thềm san hô càng tốt để giảm thiểu khả năng tàu ngầm và phi cơ địch.
HP chỉ thị quàng xác Trung úy Đơn trên kho giám lộ.
Từ đài chỉ huy, HP phân chia mục tiêu cho từng khẩu và chỉ thị điều chỉnh đạn tự hủy và chạm nổ. Khẩu 127 ly trực xạ, nhắm vào vị trí chân vịt và hầm máy, các khẩu 40 ly nhắm vào đài chỉ huy. Lúc này khoảng cách giữa ta và TC khoảng 300-500 m. Lịnh khai hỏa đã được ban ra lúc 10:20 sáng ngày 19-01-1974. HQ10 bắn quả đầu tiên, và báo cáo qua âm thoại, tiếng nổ đã được ghi nhận. Tất cả súng trên HQ5 đã nổ ran và uy hiếp tàu địch. Trong những giây phút đầu tiên của trận chiến, phía TC hầu như bất ngờ và đã không kịp phản ứng. Đài chỉ huy tàu địch mịt mù khói và những viên đạn chỉ đường (tracer) cho ta biết sự tác xạ chính xác. Khói trắng bốc lên từ phía sau lái của tàu địch
Báo cáo sơ khởi:
- Mặt trận phía bắc: sau khi HQ10 khai hỏa, TC phản pháo mãnh liệt và họ tập trung hỏa lực vào HQ10. Vì nhỏ hơn và hỏa lực yếu hơn, HQ10 báo cáo đài chỉ huy trúng đạn. Hạm Trưởng HQ Thiếu tá Ngụy văn Thà tử thương, bộ chỉ huy hoàn toàn tê liệt. Tàu bất khiển dụng. Hạm phó Đại úy Nguyễn thành Trí, bị thương nặng và ra lịnh đào thoát. HQ16 yểm trợ phía sau đã rời vòng chiến sau khi bị hai chiến hạm địch uy hiếp.
- Mặt trận phía nam: khẩu 76.2 ly của HQ4 bị trở ngại tác xạ sau khi bắn được 6-7
quả. Sửa chửa cấp thời, tác xạ trở lại. Cố gắng bắn nhưng vẫn bị trở ngại và tự ý tách rời HQ5.
Sau khi giao chiến được chừng 10-15 phút, với kết quả sơ khởi thất lợi,Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với HQ16 để biết thêm thực tình của HQ10 nhưng vô hiệu. Cùng lúc, HQ5 bị hai tàu địch tấn công mãnh liệt. Khẩu 127 trúng đạn, bất khiển dụng. Thiếu úy Đồng tử thương tại chỗ. Giải tán khẩu 127 ly, nhân viên tăng cường cho 2 khẩu 20 ly hai bên và sân sau. Trung tâm truyền tin bị trúng đạn 100ly. Thượng sĩ nhứt điện tử Hảo, trưởng ban điện tử tử thương. Hệ thống truyền tin hoàn toàn tê liệt. Phòng cơ khí báo cáo phía hữu hạm, gần văn phòng cơ khí, trúng đạn 100ly cách mặt nước 2ft, lỗ thủng khoảng 3’x5’, nước biển tràn vào mỗi khi tàu lắc. Phía TC bắn một hỏa tiển cầm tay qua ngang đài chỉ huy. Máy điện sụp. Radar phòng không bất khiển dụng. Khẩu 40 ly đôi trên sân thượng và 2 khẩu 40 ly đơn sân sau là hỏa lực chính. Lúc này HQ5 một mình đối phó với hai tàu địch. Tàu đổi cấp và vận chuyển theo hình số 8 để dồn địch về một phía, giữ vị trí của chiến hạm ta ở hướng 12 giờ của tàu địch để họ không tác xạ được và vẫn giữ sát bờ san hô. Tôi nhảy vào ghế xạ thủ để nhân viên này phụ tiếp đạn và đồng thời đổi hướng bắn từ hữu sang tả hạm và ngược lại tùy theo sự vận chuyển của tàu. Bắn được 5 gắp đạn (20 viên) thì ống thủy điều (hydraulic) bị bể vì vận tốc bắn nhanh. Phòng chuyển đạn 127 cháy. HT cho đánh ngập hầm đạn, sợ bị nổ. Tôi cho thay ống thủy điều và tiếp tục phản pháo. HP chỉ thị tôi rời nhiệm sở và lên đài chỉ huy gặp ông. Đi ngang qua hành lang phòng ăn sĩ quan tôi thấy Trung sĩ nhứt Trọng pháo Quang trúng đạn trọng thương nằm dưới chân cầu thang. Tôi gọi y tá chỉ thị cấp cứu. Phòng ngũ của Rạng và tôi (sân phía trên văn phòng cơ khí) cháy vì dây điện trúng đạn. Lúc này HQ5 như người câm. Máy vô tuyến duy nhứt còn lại khiển dụng là cái máy VRC-46 trên đài chỉ huy. Tôi vừa lên đến đài chỉ huy thì khẩu 40 ly đôi báo cáo bất khiển dụng (ống giải nhiệt bằng nước bị bể). Không thương vong. Giải tán nhiệm sở, tăng cường cho 2 khẩu 40 ly sân sau. HP chỉ thị tôi đi ghi nhận tổn thất và phụ giúp tản thương. Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với không quân (danh hiệu Kitty) nhưng vô hiệu (không trả lời), gọi HQ4 cũng biệt vô âm tín. Không quân địch vẫn xuất hiện trên cao từng đoàn từ lúc sáng. Khói lữa khắp nơi. Toán phòng tai được tăng cường. Tôi phân bổ toán di chuyển xác Thiếu úy Đồng, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang lên chung với Trung úy Đơn. Ghi nhận thượng từng kiến trúc của chiến hạm bị trúng đạn 37 ly của địch nhiều. Trên đài chỉ huy, HT đang vận chuyển để dồn tàu địch về phía sau lái của chiến hạm và hai khẩu 40 ly sân sau tác xạ cầm chân. Đại tá Ngạc đang ở bên hữu hạm vẫn cố gắng liên lạc với không quân. Từ phía chân trời phía bắc, tôi thấy hai vệt sóng trắng chạy rất nhanh, càng lúc càng rõ hơn. Tôi báo cáo cho Đại tá Ngạc và HT. Ông chỉ thị nhân viên quan sát theo dõi,báo cáo. Đồng thời chỉ thị cho CIC xác định hướng và vận tốc. Vài phút sau họ báo cáo vận tốc 35knots và hướng 195, khoảng cách 25 hải lý. Đại tá Ngạc buột miệng: “Komar” và ông ra lịnh đổi cấp 180 tiến full. Lúc này khoảng 11:00 sáng. Trên đường về hướng nam, nhiệm sở phòng không vẫn duy trì. Hai khẩu 40 ly sân sau vẫn tác xạ cầm chừng tàu địch truy kích. Tất cả nhân lực còn lại tăng cường cứu thủy, cứu hỏa và tản thương. Hoàn toàn mất liên lạc với tất cả các đơn vị. Nhân viên tất cả các ban ngành làm việc rất tận lực và nhịp nhàng.
Kết quả tổng quát được ghi nhận như sau:
- Tử thương: Thiếu úy Đông, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang. Vài nhân viên bị thương nhẹ.
- Vật chất: hầm đạn 127 ly đã được làm ngập. Khẩu 127 và 40 ly đôi bất khiển dụng, trung tâm truyền tin bất khiển dụng, hầm máy chính vô nước, boiler bất khiển dụng, nước ngọt tạm thời không sử dụng , đặc biệt để dằn lườn. Điện sẽ được sử dụng ở mức tối thiểu. Bơm điện ngầm chạy 24/24 để bơm nước biển tràn vào từ lỗ thủng gần văn phòng cơ khí. Toán phòng tai đã làm chủ tình hình. Họ di động nhanh và ứng biến kịp thời cô lập các nơi bị cháy. Hệ thống kín nước đã được duy trì đúng mức. Máy điện khẩn cấp được sử dụng để cung ứng cho các nhu cầu tối cần thiết. Nhân viên điện tử và truyền tin ráo riết thiết trí hệ thống liên lạc và antenne dã chiến.
Chiến hạm đi về hướng nam đến khoảng 3:00 chiều thì liên lạc được với HQ4, Đại tá Ngạc nhận báo cáo từ các đơn vị. HQ10 trôi lềnh bềnh trong vịnh. Toán đào thoát đã không được TC tiếp vớt. Hai toán xung kích từ HQ4 và HQ16 đổ bộ lên 2 đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc đã bị bỏ lại. HQ4 và HQ16 trên đường hướng về Đà nẵng. HQ4 đã báo cáo diển tiến tình hình mặt trận về Sài gòn trong khi không liên lạc được qua hệ thống chỉ huy với Đại tá Ngạc.
Đại tá Ngạc xin về Đà nẵng sửa chửa và chuyển xác các tử sĩ nhưng bị từ chối. Lịnh chỉ thị HQ5, trong khi chờ quyết định cấp trên, trở lại gần vùng giao tranh để có thể vớt toán đào thoát; nếu cần sẽ phải đâm vào san hô (run aground) để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ. Tinh thần nhân viên giao động. HT cho giảm vận tốc và đổi hướng trở lại Hoàng sa trong khi chờ lịnh. Tôi nhận lịnh HP chia cắt sĩ quan và nhân viên gác xác. Khoảng 5 giờ chiều, chiến hạm được lịnh về Đà nẵng để chuyển giao xác.
Hải hành trong đêm. Âm thầm. Không đèn hải hành. Radar hoạt động nhưng tầm xa bị hạn chế. Vận tốc giới hạn vì hầm đạn 127 ở mũi tàu đầy nước. Lỗ thủng ngang hông đã được toán phòng tai dùng hai tấm nệm cá nhân và ván ép tạm thời dựng lên để ngăn nước, nhưng bơm điện chìm vẫn chạy 24/24 để bơm nước ra ngoài. Toán quan sát được tăng cường. Sau một ngày làm việc không ngừng, tất cả đều mệt mỏi. Toán gác xác thay nhau mỗi giờ. Không một lời trao đổi giữa các nhân viên trong lúc làm việc. Mọi người theo đuổi ý nghĩ riêng tư của mình. Khoảng 2 giờ sáng, đài quan sát báo cáo có echo hướng 2 giờ, không đèn hải hành, di chuyển về hướng tây. Một phen hồi hộp. Sau này mới biết đó là HQ16. Chiến hạm hải hành đơn độc, không có dụng cụ truyền tin hữu hiệu, không khả năng tự vệ. Đi ngang cù lao Ré, trong tầm liên lạc của máy VRC46, đài kiểm báo trên đảo cung cấp vị trí chính xác của chiến hạm và cho biết họ có nhiệm vụ theo dõi suốt lộ trình còn lại của chiến hạm về Đà nẵng.
Tại Đà nẵng, các tử sĩ đã được chuyển lên bờ. Cấm trại 100%. Các toán kỹ thuật từ CCYT/TV/ĐNG (Căn Cứ Yểm Trợ/ Tiếp Vận/ Đà nẵng) xuống sửa chửa cấp thời và thay thế các dụng cụ truyền tin hư hại để chuẩn bị cho chiến hạm trở ra gần vùng giao chiến tuần tiểu, vớt các nhân viên đào thoát. Võ tàu bị hư hại đã không được nằm trong danh sách sửa chửa!!! Trong ngày, Trung tướng Ngô quang Trưởng, Tư lịnh vùng 1 kiêm quân khu 1 đã đến viếng đơn vị, thanh sát các nơi bị trúng đạn. Đài truyền hình Đà nẵng phỏng vấn Đại tá Ngạc và HT.
Tin hành lang (lại tin truyền miệng), sở dĩ chiến hạm không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ4 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:
- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ4 bị tấn công,
- không giữ liên lạc với các đơn vị.
- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ5)
Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử.
Chiến hạm ra khơi trong tình trạng không thuận lợi về kỹ thuật cũng như tâm lý: lỗ thủng bên hông tàu đã được sửa chửa khẩn cấp để nước không vô, máy truyền tin được cho mượn (không được thay thế), 40 ly đôi hồi phục. Máy điện không đủ công xuất cung cấp cho hệ thống máy lạnh phòng ngũ cho thủy thủ đoàn. Nước ngọt dùng để dằn lườn, chỉ sử dụng cho nhà bếp và nhu cầu nấu nướng. Không có nước để làm vệ sinh cá nhân. Đơn vị phải ra khơi trong ngày cuối năm âm lịch. Trong vùng tuần tiểu, chiến hạm được đặt dưới sự điều động của đài kiểm báo cù lao Ré (chỗ này tôi phải nhấn mạnh cái nghĩa điều động ở đây: cù lao Ré kiểm soát vị trí của chiến hạm theo trục tuần tiểu đã được ấn định và liên lạc với phi cơ trinh sát của không quân khi họ phát hiện bè đào thoát). Chuyến công tác lịch sử này kéo dài khoảng một tuần.
Tại Sài gòn, trong lúc đó HQ16 và HQ4 được cả hai đài phát thanh Sài gòn và quân đội liên tục ca ngợi, tuyên dương công trạng đơn vị. Thủ đô đã tổ chức rầm rộ những cuộc tiếp đón các anh hùng trở về. Từng đoàn học sinh các trường ở thủ đô trao vòng hoa chiến thắng, phóng sự, phỏng vấn, tuyên bố, v.v và v.v…HQ10 đã được trang trọng ghi nhận đi vào lịch sử. HQ5 âm thầm thi hành nhiệm vụ, ngày đêm tinh thần căng thẳng, ám ảnh có thể bị tấn công bất cứ lúc nào và không có khả năng tự vệ cũng như không có lực lượng tiếp viện kịp thời. Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!! Làm sao giải thích? Qua tin tức, khi nghe HQ16 trên đường tiến vào quân cảng Sài gòn, chiến hạm nghiêng nghiêng tiến từ từ qua bến Bạch đằng mà lòng đau da diết. Công việc bảo trì và làm vệ sinh chiến hạm vẫn tiến hành đều đặn hàng ngày. Nào phải lau chùi làm vệ sinh kho đạn 127, sơn sửa những nơi hư hại nhẹ trên sân tàu, dọn dẹp vật liệu cứu hỏa, sửa chửa máy móc….và đi ca quan sát, cố gắng tìm vớt nhân viên đào thoát.
Công điện cho rời vùng về Sài gòn. Mừng vui xen lẫn với mặc cảm. Vui mừng là vì còn sống trở về sum họp gia đình. Ăn Tết tuy muộn nhưng vẫn còn tốt hơn là không được thưởng thức mùa xuân với gia đình. Mặc cảm là vì khó giải thích được tại sao đạn của mình nằm trong bụng bạn.
Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ., thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ5 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và trả lời ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:
- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?
- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?
- Có biết HQ5 bắn vào HQ16 không?
- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?
Câu trả lời của tôi hình như đã không làm vừa ý người hỏi:
- Trưởng khẩu 40 ly đôi sân thượng, là xạ thủ, tác xạ vào đài chỉ huy tàu địch theo sự chỉ định. Tất cả súng trên tàu đều bắn trực xạ vào mục tiêu đã được chỉ định. Đổi hướng hải hành về hướng nam khi phát hiện tàu địch. Hệ thống liên lạc hoàn toàn tê liệt sau khi trung tâm truyền tin trúng đạn. Lúc đó không thấy HQ4 và đang chịu áp lực nặng của 2 tàu địch. Biển động. Trong lúc bắn ở nhịp độ nhanh và hai mặt trận cách xa nhau, không nhìn thấy rõ nhau, và do sự vận chuyển chiến thuật của từng chiến hạm, rủi ro có thể xảy ra. Nếu đạn 127 của HQ5 trúng đơn vị bạn thì đạn 40 ly cũng có thể bắn trúng bạn. Tôi không làm CTCT gì cả. Chỉ trao đổi suy nghĩ cá nhân mà thôi. Trực tiếp dưới sự điều động của Hạm phó theo tinh thần bản nhiệm sở và chức vụ chỉ định.
Vài ngày sau, đơn vị được một số học sinh trường Nguyễn bá Tòng đến tặng vòng hoa chiến thắng trong một bầu không khí gượng ép nhạt nhẽo. Tiếp theo là các đề nghị thăng thưởng. Sau cùng, HQ5 âm thầm nhận bằng tuyên dương công trạng trước quân đội: anh dũng bội tinh với nhành dương liễu.
Tôi thuyên chuyển từ HQ5 lên BTL/HQ/HQ/LĐB (Bộ tư lịnh/Hải quân/Hành quân/ Lưu động Biển) toán không tuần vào tháng 5-1974. Khi trình diện nhận đơn vị, Đại tá Phạm mạnh Khuê hỏi tôi: “Tại sao HQ5 bắn HQ16”?. Tôi đã trấn áp sự bất bình, cố nuốt tiếng nấc và trả lời: “ Thưa Tư lịnh, biển động, trực xạ và có thể lạc đạn vì khi nhẩy sóng, vị trí quá xa, đạn đạo cầu vòng”.
Sự việc đã hơn 28 năm. Tôi không nghĩ câu chuyện đạn 127 ly của HQ5 nằm trong bụng HQ16 là một câu chuyện tếu như những câu chuyện tếu vô thưởng vô phạt khác. Tôi nghĩ rằng đó là một phát biểu thiếu nhận định khách quan, cụ thể của một số cá nhân không tinh thần trách nhiệm, quan điểm hẹp hòi. Mỗi cá nhân tham dự trận này đều có cái nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau do cương vị của chính mình và đơn vị mình lúc đó.
Bài viết của tôi có thể gây phật ý một số vị, cũng có thể gây ra tranh cãi, biện minh. Tôi chân thành xin được miễn thứ.
Một lần nữa, tôi xin kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các vị đã “VỊ QUỐC VONG THÂN”
Trương văn Liêm (k.1OCS)
Mùa Đông 2001, Dallas-Texas
hqvnch.net
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ5 và Hoàng Sa 19 tháng 1-1974
Bài viết dưới đây đã đăng trong Đặc san OCS, phát hành trong kỳ đại hội năm 2002 . Bài viết có vài chi tiết không được chính xác, vì lý do kỹ thuật đánh máy,in ấn…
Phụ chính:
Bài viết dưới đây đã đăng trong Đặc san OCS, phát hành trong kỳ đại hội năm 2002 . Bài viết có vài chi tiết không được chính xác, vì lý do kỹ thuật đánh máy,in ấn…..
ngoài ra trong khoảng 7 năm qua có rất nhiều tài liệu về hải chiến Hoàng Sa đã được tung ra.
Vì vậy, người viết đã có cơ hội kiểm chứng và bổ chính một số chi tiết trước khi cho phổ biến lại bài viết này.
Trương Văn Liêm
Dallas-Texas, mùa Hè 2008.
Lời người viết:
Tôi thuyên chuyển về Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5 ngày 18 tháng 2 năm 1972 từ Giang đoàn 73TB thuộc Lực lượng Thủy bộ 211. Lúc này HQ5 đã hoàn tất huấn luyện với Hải quân Hoa Kỳ và đã được bàn giao cho Hải Quân VNCH. Qua ba đời Hạm trưởng:
- HQ Đại tá Nguyễn văn Thiện, sau là Tư Lịnh Vùng 4 Duyên Hải, Phú Quốc;
- HQ Trung tá Võ văn Huệ;
- HQ Trung tá Phạm trọng Quỳnh;
HQ5 đã tham dự một số hành quân quan trọng như: yểm trợ hải pháo cho TQLC vào mùa hè đỏ lữa phía bắc Đà nẵng; trận Sa huỳnh vào ngày ký kết hiệp định Paris ngày 27-1-1973; và sau cùng là trận Hoàng sa ngày 19-1-1974.
Trong thời gian Trung tá Võ văn Huệ làm Hạm trưởng (HT), với kế hoạch “bồi dưỡng hải nghiệp” cho các sĩ quan ngành chỉ huy không đủ hải nghiệp của cựu Tư lịnh Đề đốc Trần văn Chơn, sĩ quan đã thuyên chuyển ồ ạt đến chiến hạm, gây ra tình trạng thặng dư. Hạm trưởng Võ văn Huệ đã đặt ra một chức vụ không cấp số, chỉ định tôi là Sĩ quan phụ tá Hạm phó đặc trách:
- Huấn luyện và dịch thuật tài liệu binh thư hải quân,
- Nhiệm sở tác chiến toàn diện
- CTCT.
Khi quyền HT được bàn giao giữa Trung tá Võ văn Huệ và Trung tá Phạm trọng Quỳnh trước khi tham dự trận Hoàng sa khoảng một tuần, tôi đã có dịp nhìn thấy cụ thể sự điều hợp của chiến hạm nói riêng và của các lực lượng tham chiến nói chung, một cách tổng quát trước khi khai hỏa,trong khi giao chiến và lịnh rời bỏ chiến trường. Hy vọng những điều tôi còn nhớ được ghi lại dưới đây sẽ không là mầm móng gây nên sự bất hòa, công kích, hiềm khích, và va chạm tự ái.
Cuối cùng, tôi xin phép được dành một phút tưởng niệm cho tất cả những anh hùng đã nằm xuống cho Tổ Quốc trên chiến trường ngày 19-1-1974.
Vào cảng Đà nẵng khoảng 10 giờ sáng. Cặp cầu Thống nhứt vị trí 1. Từ xa đã thấy HQ801 đang neo trong vịnh. Hai trực thăng của Không quân Vùng 1 đang thực tập cất cánh và hạ cánh trên sân chiến xa của chiến hạm này. Trên cầu tàu, đạn đại pháo 127 ly đã có sẵn từ bao giờ cùng một đống lương khô hành quân. Cặp cầu xong, lại lịnh cấm trại 100%. Chỉ cho đi chợ, nhận tiếp tế nước ngọt và nhiên liệu. Công điện mời HT,Hạm phó (HP) và tất cả sĩ quan tham mưu đi họp tại BTL/HQ/V1/ZH (Bộ tư lịnh/Hải quân/Vùng 1/ Duyên hải). Là sĩ quan không cấp số, tôi ở lại chiến hạm phụ giúp Sĩ quan trực điều động nhận đạn và lương khô. Công việc chuyển đạn và 15 ngày lương khô diển tiến đều đặn. Phái đoàn Sĩ quan đi họp vẫn chưa về. Khoảng 3:15 công điện chỉ thị cho nhập hạm 1 trung đội Biệt hải với đầy đủ trang bi, đồng thời chỉ thị phải hoàn tất nhận đạn và nhiên liệu trước 7:00 giờ tối. Toán tiếp vụ trở về với thực phẩm tươi. Phái đoàn sĩ quan trở về chiến hạm khoảng 5:30 chiều và HP chỉ thị sẵn sàng zulu (khởi hành) ra Hoàng sa trong đêm khi có lịnh của HT. Cùng lúc nhận công điện báo Đại tá Hà văn Ngạc CHT/HĐ3/BTL/HĐ ( Chỉ huy trưởng/Hải đội 3/Bộ tư lịnh/Hạm đội) nhập hạm và chiến hạm được chỉ định là Soái hạm. Một Thiếu tá Bộ binh từ Bộ tư lịnh /Vùng 1 Chiến thuật nhập hạm. Khoảng 7:00 tối, công điện chỉ thị cho nhập hạm một nhân viên Hoa Kỳ từ Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Đà nẵng.
HQ10 cặp cầu phía sau HQ5 từ trưa, sẽ zulu trước vì nhỏ và chậm. Anh bạn người Mỹ nhập hạm lúc 9:00 tối, không hành lý.
Về địa thế, Hoàng sa là một quần đảo hình vòng cung, bề khuyết hướng về Đà nẵng. Quần đảo gồm 5 đảo chính, kể theo ngược chiều kim đồng hồ là Hoàng sa (Pattle), Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond). Hoàng sa cách Đà nẵng khoảng 210 hải lý về hướng Đông, cách đảo Hải nam của Trung cộng (TC) khoảng 80 hải lý về hướng Tây Bắc và nhóm quần đảo Amphitrite của TC vào khoảng 70 hải lý về hướng Đông Bắc. Hoàng sa là đảo lớn nhứt, có đài khí tượng với vài nhân viên luân phiên nhau mỗi 6 tháng và một Trung đội Địa phương quân của tiểu khu Quảng Nam trấn đóng. Toàn bộ quần đảo này được bao bọc bởi những bãi san hô (đá ngầm) xung quanh chỉ có thủy lộ thuận tiện duy nhứt đi vào vịnh rộng khoảng 10 hải lý ( khoảng cách từ Hoàng sa đến Money, theo chiều Bắc Nam).
Chiến hạm vượt qua HQ10 trong đêm và đối vật (echo) đảo Hoàng sa hiện trên màn ảnh radar khoảng 8:00 sáng ngày 18-1-1974. Nhận báo cáo tình hình từ các chiến hạm và được biết như sau:
- HQ16 đã ở ngoài vùng lâu nhứt.
- HQ4 tăng phái và đã có những va chạm nhẹ với các chiến hạm TC trong mấy ngày qua.
- Phía TC có 2 ngư thuyền ngụy trang, có võ trang. Họ có 2 chiến hạm loại Kronstad tại chỗ.
- Trên đảo Duy Mộng và Quang hòa đã có sự hiện diện của bộ binh TC. Với tư cách là sĩ quan thâm niên hiện diện, Trung tá Vũ hữu San, HT HQ4 đã đặc phái một toán xung kích trích ra từ nhân viên cơ hữu của HQ4, do Trung úy Lê văn Dũng làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Cam Tuyền, mục đích cắm cờ giữ đất. Toán thứ hai từ HQ16 do Trung úy Lâm trí Liêm làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc.
Chiến hạm chánh thức nhập vùng vào khoảng 10:30. Đại tá Hà văn Ngạc chỉ thị HQ10 gia nhập HQ16 ở lại trong vịnh tuần tiểu án ngữ. HQ4 tháp tùng HQ5 tiến về phía đảo bị chiếm đóng để thám sát.
Hai chiến hạm ta tiến về phía Duy Mộng theo đội hình hàng dọc. Khi còn cách đảo khoảng 3 hải lý thì 2 chiến hạm TC ra nghinh cản. Quang hiệu được trao đổi, cả hai phía đều xác định chủ quyền lãnh thổ trên đảo. Để chứng tỏ là không gây hấn, Đại tá Ngạc chỉ thị tất cả súng không được tháo bao bọc súng và để ở thế chờ, tàu tiến một máy tiến một, tránh va chạm và tiến càng gần đảo càng tốt để quan sát. Chiến hạm hai bên tiến sát vào nhau, có lúc chỉ cách nhau khoảng 500 yards. Trên đảo, ta nhận thấy công sự chiến đấu và giao thông hào bằng cement đã được xây cất. Cờ TC bay phất phới. Nhân sự trên tàu địch đều mặc đồng phục lạnh một mãnh từ đầu đến chân như mấy anh skydivers. Quan sát khoảng 15 phút, Đại tá Ngạc ra lịnh quay về trong vịnh.
Buổi chiều, một buổi họp các HT được triệu tập dưới quyền chủ tọa của Đại tá Ngạc. Ban đêm, HQ16,HQ10 và HQ4 lập đội hình tuần tiểu án ngữ trong vịnh. Trời sa mù nhẹ, tầm quan sát giới hạn, biển động cấp 3 cấp 4. Nhân viên trên HQ5 chia nhau đi ca hải hành thường lệ, nhận báo cáo từ các chiến hạm khác cùng lúc trực phòng không. Khoảng 8 giờ tối, CIC ( Trung tâm chiến báo của chiến hạm-Combat Information Center) báo cáo có thêm 2 đối vật tiến về phía Duy Mộng.
9:00 tối, anh bạn người Mỹ xin rời chiến hạm vì không muốn hiện diện trên chiến hạm sau nữa đêm. Thả xuồng trong đêm. Từ lúc gia nhập HQVN, đây là lần đầu tiên nhân viên thả xuồng ban đêm không đèn (làm tối chiến hạm 100%). Sau vài lần không thành công vì thiếu dây an toàn, toán vận chuyển đã quyết định thả hành khách (anh bạn Mỹ và Thiếu tá bộ binh)) và xuồng cùng một lúc sau khi tăng cường áo phao, đèn hiệu cấp cứu, trái độn và dây an toàn kéo tay. Nguy hiểm hơn nhưng không còn cách nào khác. Xuồng phải chèo âm thầm từ chiến hạm vào đảo Hoàng sa và do sĩ quan đương phiên điều khiển từ đài chỉ huy HQ5. Võ xuồng bằng fiber glass, cho nên khi vào gần đến san hô, toán vận chuyển phải dùng chèo thăm dò độ sâu và tiến chậm vào bãi để đổ bộ. Cuộc đổ bộ chấm dứt lúc 11:30 đêm.
Đi ca cách mạng. Sau khi hoàn tất kiểm chứng thủ tục bàn giao, tôi ghi nhận, TC đã tăng cường thêm 2 chiến hạm trong vài giờ qua và đã báo cáo cho HT cùng vị tư lịnh chiến trường. Đến khoảng 1:00 sáng, phòng vô tuyến đưa cho tôi một công điện gởi cho HT chưa mở khóa vừa mới nhận. Tôi điện thoại báo cho HT và ông chỉ thị mang xuống gấp với bản mã. Hơn nữa giờ sau, HT ra lịnh họp tham mưu khẩn và chỉ thị tôi giao ca cho sĩ quan phụ phiên để dự phiên họp.Tôi cho nhân viên đánh thức HP và tất cả sĩ quan đồng thời thông báo lịnh của HT.
Kim đồng hồ chỉ 1:45 sáng, sĩ quan hiện diện đầy đủ (trừ sĩ quan đi ca). Sĩ quan Trưởng khối báo cáo quân số cho HP. Sau đó HP báo cáo cho HT. Không khi trong phòng họp có vẽ căng thẳng. Phòng họp hoàn toàn yên lặng. Tiếng rè rè của máy điều hòa không khí phát ra một âm thanh nhạt nhẽo rời rạc. Mồ hôi thoáng xuất hiện trên trán vài sĩ quan, riêng tôi, cảm thấy như mình đang đi giữa trời Sài gòn vào trưa tháng 5. HT phá tan sự im lặng nầy khi ông dõng dạc tuyên bố: lịnh chỉ thị đổ bộ vào sáng sớm. Tất cả phải sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến toàn diện lúc 4:00 sáng. HP chiếu nhiệm vụ thi hành.
HT rời phòng họp. HP chỉ thị tất cả sĩ quan trưởng nhiệm sở kiểm tra tình trạng sẵn sàng về nhân viên, kỹ thuật, khiển dụng….chỉ thị tôi thâu thập báo cáo từ các sĩ quan, trình cho ông lúc 4:00 sáng, và bế mạc buổi họp.
Rời phòng họp, tôi quay về phòng cùng với Trung úy Rạng ( Rạng và tôi ở cùng phòng. Rạng là sĩ quan Nội Vụ và cũng là một trong 5 sĩ quan tốt nghiệp chương trình 2 năm tại trường Hải quân Hoàng gia Úc, vừa về nước).
Rạng trao cho tôi một bản sao nhiệm sở tác chiến toàn diện và nói rằng:
- Đây là bản sao, có một vài nhân viên đi phép. Tôi chưa cập nhật hóa được. Nhiệm sở của tôi ở hầm đạn 127. Sẽ báo cáo qua điện thoại. Tùy anh, OK hay muốn kiểm tra tại chỗ cũng được.
Tôi trả lời:
- Mình đã biết cách làm việc của nhau rồi, tôi không cần phải xuống tận nơi đâu. Anh ráng giữ liên lạc với tôi. Cần phải kiểm soát kỹ nhân viên chuyển đạn bằng tay lỡ khi hệ thống thủy điều và điện không sử dụng được.
- Anh yên chí. Khẩu 127 là mạng sống của mình.
Nói xong Rạng rời phòng. Rạng và tôi cùng tỉnh, xuất thân cùng trường, không biết nhau trước, tình cờ gặp nhau tại đây. Còn lại một mình, tôi chuẩn bị cho mình cái dấu vết, di tích cuối cùng của một chiến sĩ: ra đi trên chiến trường. Tôi lấy tấm căn cước quân nhân, chứng chỉ tại ngũ và căn cước dân sự bọc chung tất cả trong một bao nhựa, cẩn thận ép lại để không thấm nước, chuyển vào sợi dây thẻ bài đeo cổ, cẩn thận bỏ vào túi áo trên và gài nút. Chiếc áo sẽ mặc khi vào nhiệm sở. Tôi nghĩ, để dễ dàng nhận diện nếu may mắn xác được vớt. Sau đó đi tắm thay quần áo và đi thâu nhận báo cáo từ các trưởng nhiệm sở.
Tôi xuống phòng Nội vụ, HP đã ở đây từ hồi nào. Ông nhìn tôi và nói:
- Trung úy Liêm tạm thời ông tăng cường khẩu 40 ly đôi trên sân thượng. Giữ liên lạc với tôi qua điện thoại. Tôi không muốn tập trung trên đài chỉ huy. Vã lại nếu có gì thì tôi vẫn có thể gọi ông bằng loa cầm tay, vẫn gần hơn. Nên nhớ, ông với tôi như tay mặt tay trái đấy nhé ( giọng bắc kỳ của Thiếu tá Đoàn trọng Thông (k.13/SQHQ/NT), tôi không bao giờ quên). Ông phải nắm vững tình hình chung trên pont và sẵn sàng di động.
- Được mà HP. Tôi trả lời.
Ông hỏi tiếp:
- Các nhiệm sở ra sao?
- Khẩu 127 Thiếu úy Đồng (khóa 25 Đà lạt đáo nhận đơn vị cùng lúc với Thiếu úy Phú) sẵn sàng. Đã kiểm soát và thử hệ thống bắn tự động, chuyển đạn tự động, cơ hành…Nhân viên đầy đủ. Hầm đạn 127, Trung úy Rạng sẵn sàng, khi có lịnh sẽ lắp đầu nổ. Trung sĩ nhứt Trọng pháo Phạm ngọc Quang sẽ đảm trách 2 khẩu đại bác 20 ly hai bên tả, hữu hạm, vì một nhân viên đi phép. Hai khẩu 40 ly sân sau,Thiếu úy Phú (k25 Đà lạt) sẵn sàng, một nhân viên tiếp đạn đi phép. Tôi đã hội ý với Thiếu úy Phú và ông sẽ đảm trách tiếp đạn nếu cần.Khẩu 40 ly đôi sân thượng sẵn sàng. Văn phòng cơ khí tôi đã hội ý với Đại úy cơ khí HH/TT ( không nhớ họ) Nguyền và đề nghị ông báo cáo trực tiếp với HP các phần hành liên hệ (phòng tai,cứu thủy….)
4:00 giờ sáng. Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành. Lực lượng được chia làm hai toán:
- Toán thứ nhứt gồm HQ16 và HQ10 chịu trách nhiệm mặt trận phía Bắc (nằm trong vịnh) và do HT HQ16 chỉ huy
- Toán thứ hai gồm HQ4 va HQ5 do Đại tá Hà văn Ngạc trực tiếp chỉ huy. Toán này sẽ đi vòng xuống phía Nam của hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa để đổ bộ toán biệt hải.
Hai mặt trận cách nhau khoảng 6 đến 10 hải lý.
HQ4 và HQ5 hải hành âm thầm, đi vòng ra ngoài đảo Vĩnh Lạc, tiến về phía Duy Mộng và Quang Hòa. Lúc này, được biết Sài gòn thúc giục tại sao không đổ bộ và muốn đổ bộ tức khắc. Đại tá Ngạc phải trình bày (và thương lượng?) xin để tùy tình hình thi hành vì thời tiết và tầm quan sát.
Tờ mờ sáng, HQ4 và HQ5 đã tiến gần đến hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa. Hai chiến hạm TC số 271 và 274 ra ứng chiến. Phia ta, tất cả súng đã được tháo bao và sẵn sàng, nhưng vẫn để ở thế chờ và nhân viên ở các vị trí lộ thiên không được vào vị trí mà phải núp dưới các vòng chắn an toàn của các pháo tháp. Phía TC, nhân viên của họ đứng dầy đặc trên sân chính. Đặc biệt họ có 2 toán trang bị hỏa tiển (?) phóng tay (có thể là bazooka?), mỗi toán 3 người, một ở sân trước và một ở sân sau. Lực lượng ta tiến chậm vào hướng đảo Quang Hòa. Lúc này Sài gòn cứ thúc giục và hỏi tại sao chưa khai hỏa, tai sao chưa đổ bộ. Đại tá Ngạc, đi lên đi xuống giữa đài chỉ huy và phòng CIC ( Trung úy Trần đức Thịnh k4 OCS là Trung tâm trưởng) để liên lạc trả lời. Gió nhẹ và lạnh. Biển động cấp 3, cấp 4. Hai bên ghìm nhau, có lúc HQ5 và tàu số 274 tiến gần nhau khoảng 300 yards. Từ Sài gòn, lịnh khai hỏa thúc giục từng cơn. HQ5 ở về phía Tây Nam và cách đảo Quang Hòa khoảng 2 hải lý. Bãi đá ngầm(san hô) trắng xóa bao bọc 2 đảo này hiện rõ trong tầm mắt. Với áp lực nặng nề từ Sài gòn, khoảng 9:00 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã ra lịnh đổ bộ toán biệt hải. Toán biệt hải do Trung úy Cảnh (k.20) làm Đại đội trưởng, đã dùng hai xuồng của HQ5 đổ bộ. Họ chia làm 2 toán mỗi toán 9 người trang bị đầy đủ, gồm súng cá nhân M16, súng phóng lựu M79 và đại liên M60. Vị tri các lực lượng như sau: tàu số 271 và 274 ở phía trái của chiến hạm ta, đảo Quang Hòa ở hướng 2 giờ của chiến hạm ta và (trên lý thuyết) toán đổ bộ được yểm trợ từ chiến hạm ta.
Xuồng chở toán đổ bộ nhấp nhô trên sóng, tiến vào đảo. Khi họ sắp sửa đến bãi đá ngầm, một lính TC trên đảo xuất hiện với cờ TC trên tay phất qua phất lại và ra hiệu cho toán đổ bộ rút lui.
Lịnh từ chiến hạm, họ phải tiến vào đảo và tất cả súng phải để ở thế chờ, không được khai hỏa trước. Xuồng không vào được trên bãi đá ngầm, họ phải đi bộ vào. Mực nước biển sâu ngang thắt lưng, có chỗ sâu ngang ngực. Toán biệt hải giăng hàng ngang đi vào.
Khoảng cách từ riềm san hô ( nơi họ rời xuồng để đổ bộ) vào trong bãi cát khoảng 700 m. Một người bình thường phải mất 15-20 phút mới có thể đến nơi. Trưởng toán đổ bộ, Trung úy Đơn báo cáo là họ đã tiến vào được khoảng 200 thước và quân TC trên bờ xuất hiện, khoác tay ra hiệu cho họ đi ra. Lịnh từ Đại tá Ngạc: cứ tiến vào và không được nổ súng. Vài phút sau, tiếng súng liên thanh nổ dòn như pháo tết. Toán đổ bộ báo cáo họ bị tấn công bằng thượng liên. Họ phản công nhưng M79 thì thiếu tầm, còn M16 thì không ăn thua gì. Họ không có chỗ núp và trở thành những mục tiêu tác xạ tự do cho phía TC. Tổn thất đầu tiên được ghi nhận: Trung úy Đơn đã bỏ mình. Hạ sĩ nhứt Long đã tử thương. Họ cố gắng đưa 2 xác trở ra nhưng dưới mức tác xạ dữ dội của TC, họ vất vả đưa được xác của Trung úy Đơn mà thôi. Lịnh rút lui ban hành. Hạ sĩ nhứt Long bị bỏ lại trên chiến trường. Tất cả vất vả lên xuồng trở về chiến hạm. Thời gian từ lúc hạ xuồng để đổ bộ cho đến khi họ hoàn toàn trở về lại chiến hạm mất khoảng một giờ. Trong lúc ta đổ bộ, chiến hạm hai bên vẫn ghìm nhau. Diển tiến cuộc đổ bộ và tổn thất được báo cáo đều đặn về Sài gòn.
Việc gì đến đã phải đến. Cuộc chạm trán không thể tránh khỏi. Đại tá Ngạc chỉ thị:
- Phia bắc, HQ16 ở phía sau yểm trợ cho HQ10 đi vào sát hai chiến hạm TC mới được tăng cường trong đêm vừa qua, sẵn sàng khi có lịnh thì sẽ khai hỏa. Đó là tiếng súng lịnh cho 2 mặt trận phía bắc và phía nam (mặt trận phía bắc nằm trong vịnh, mặt trận phía nam nằm ngoài vịnh và ở phía tây nam đảo Quang Hòa). Sau khi HQ10 khai hỏa thì HT HQ16 sẽ trực tiếp chỉ huy mặt trận này.
- Phía nam, Đại tá Ngạc chỉ huy trực tiếp. HQ4 sẽ yểm trợ HQ5. Với nhận định rằng phía TC có thể tăng cường tàu ngầm và không quân của họ có lợi điểm nhiều hơn không quân ta, nên Đại tá Ngạc nhấn mạnh rằng ta sẽ cố gắng bám càng gần thềm san hô càng tốt để giảm thiểu khả năng tàu ngầm và phi cơ địch.
HP chỉ thị quàng xác Trung úy Đơn trên kho giám lộ.
Từ đài chỉ huy, HP phân chia mục tiêu cho từng khẩu và chỉ thị điều chỉnh đạn tự hủy và chạm nổ. Khẩu 127 ly trực xạ, nhắm vào vị trí chân vịt và hầm máy, các khẩu 40 ly nhắm vào đài chỉ huy. Lúc này khoảng cách giữa ta và TC khoảng 300-500 m. Lịnh khai hỏa đã được ban ra lúc 10:20 sáng ngày 19-01-1974. HQ10 bắn quả đầu tiên, và báo cáo qua âm thoại, tiếng nổ đã được ghi nhận. Tất cả súng trên HQ5 đã nổ ran và uy hiếp tàu địch. Trong những giây phút đầu tiên của trận chiến, phía TC hầu như bất ngờ và đã không kịp phản ứng. Đài chỉ huy tàu địch mịt mù khói và những viên đạn chỉ đường (tracer) cho ta biết sự tác xạ chính xác. Khói trắng bốc lên từ phía sau lái của tàu địch
Báo cáo sơ khởi:
- Mặt trận phía bắc: sau khi HQ10 khai hỏa, TC phản pháo mãnh liệt và họ tập trung hỏa lực vào HQ10. Vì nhỏ hơn và hỏa lực yếu hơn, HQ10 báo cáo đài chỉ huy trúng đạn. Hạm Trưởng HQ Thiếu tá Ngụy văn Thà tử thương, bộ chỉ huy hoàn toàn tê liệt. Tàu bất khiển dụng. Hạm phó Đại úy Nguyễn thành Trí, bị thương nặng và ra lịnh đào thoát. HQ16 yểm trợ phía sau đã rời vòng chiến sau khi bị hai chiến hạm địch uy hiếp.
- Mặt trận phía nam: khẩu 76.2 ly của HQ4 bị trở ngại tác xạ sau khi bắn được 6-7
quả. Sửa chửa cấp thời, tác xạ trở lại. Cố gắng bắn nhưng vẫn bị trở ngại và tự ý tách rời HQ5.
Sau khi giao chiến được chừng 10-15 phút, với kết quả sơ khởi thất lợi,Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với HQ16 để biết thêm thực tình của HQ10 nhưng vô hiệu. Cùng lúc, HQ5 bị hai tàu địch tấn công mãnh liệt. Khẩu 127 trúng đạn, bất khiển dụng. Thiếu úy Đồng tử thương tại chỗ. Giải tán khẩu 127 ly, nhân viên tăng cường cho 2 khẩu 20 ly hai bên và sân sau. Trung tâm truyền tin bị trúng đạn 100ly. Thượng sĩ nhứt điện tử Hảo, trưởng ban điện tử tử thương. Hệ thống truyền tin hoàn toàn tê liệt. Phòng cơ khí báo cáo phía hữu hạm, gần văn phòng cơ khí, trúng đạn 100ly cách mặt nước 2ft, lỗ thủng khoảng 3’x5’, nước biển tràn vào mỗi khi tàu lắc. Phía TC bắn một hỏa tiển cầm tay qua ngang đài chỉ huy. Máy điện sụp. Radar phòng không bất khiển dụng. Khẩu 40 ly đôi trên sân thượng và 2 khẩu 40 ly đơn sân sau là hỏa lực chính. Lúc này HQ5 một mình đối phó với hai tàu địch. Tàu đổi cấp và vận chuyển theo hình số 8 để dồn địch về một phía, giữ vị trí của chiến hạm ta ở hướng 12 giờ của tàu địch để họ không tác xạ được và vẫn giữ sát bờ san hô. Tôi nhảy vào ghế xạ thủ để nhân viên này phụ tiếp đạn và đồng thời đổi hướng bắn từ hữu sang tả hạm và ngược lại tùy theo sự vận chuyển của tàu. Bắn được 5 gắp đạn (20 viên) thì ống thủy điều (hydraulic) bị bể vì vận tốc bắn nhanh. Phòng chuyển đạn 127 cháy. HT cho đánh ngập hầm đạn, sợ bị nổ. Tôi cho thay ống thủy điều và tiếp tục phản pháo. HP chỉ thị tôi rời nhiệm sở và lên đài chỉ huy gặp ông. Đi ngang qua hành lang phòng ăn sĩ quan tôi thấy Trung sĩ nhứt Trọng pháo Quang trúng đạn trọng thương nằm dưới chân cầu thang. Tôi gọi y tá chỉ thị cấp cứu. Phòng ngũ của Rạng và tôi (sân phía trên văn phòng cơ khí) cháy vì dây điện trúng đạn. Lúc này HQ5 như người câm. Máy vô tuyến duy nhứt còn lại khiển dụng là cái máy VRC-46 trên đài chỉ huy. Tôi vừa lên đến đài chỉ huy thì khẩu 40 ly đôi báo cáo bất khiển dụng (ống giải nhiệt bằng nước bị bể). Không thương vong. Giải tán nhiệm sở, tăng cường cho 2 khẩu 40 ly sân sau. HP chỉ thị tôi đi ghi nhận tổn thất và phụ giúp tản thương. Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với không quân (danh hiệu Kitty) nhưng vô hiệu (không trả lời), gọi HQ4 cũng biệt vô âm tín. Không quân địch vẫn xuất hiện trên cao từng đoàn từ lúc sáng. Khói lữa khắp nơi. Toán phòng tai được tăng cường. Tôi phân bổ toán di chuyển xác Thiếu úy Đồng, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang lên chung với Trung úy Đơn. Ghi nhận thượng từng kiến trúc của chiến hạm bị trúng đạn 37 ly của địch nhiều. Trên đài chỉ huy, HT đang vận chuyển để dồn tàu địch về phía sau lái của chiến hạm và hai khẩu 40 ly sân sau tác xạ cầm chân. Đại tá Ngạc đang ở bên hữu hạm vẫn cố gắng liên lạc với không quân. Từ phía chân trời phía bắc, tôi thấy hai vệt sóng trắng chạy rất nhanh, càng lúc càng rõ hơn. Tôi báo cáo cho Đại tá Ngạc và HT. Ông chỉ thị nhân viên quan sát theo dõi,báo cáo. Đồng thời chỉ thị cho CIC xác định hướng và vận tốc. Vài phút sau họ báo cáo vận tốc 35knots và hướng 195, khoảng cách 25 hải lý. Đại tá Ngạc buột miệng: “Komar” và ông ra lịnh đổi cấp 180 tiến full. Lúc này khoảng 11:00 sáng. Trên đường về hướng nam, nhiệm sở phòng không vẫn duy trì. Hai khẩu 40 ly sân sau vẫn tác xạ cầm chừng tàu địch truy kích. Tất cả nhân lực còn lại tăng cường cứu thủy, cứu hỏa và tản thương. Hoàn toàn mất liên lạc với tất cả các đơn vị. Nhân viên tất cả các ban ngành làm việc rất tận lực và nhịp nhàng.
Kết quả tổng quát được ghi nhận như sau:
- Tử thương: Thiếu úy Đông, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang. Vài nhân viên bị thương nhẹ.
- Vật chất: hầm đạn 127 ly đã được làm ngập. Khẩu 127 và 40 ly đôi bất khiển dụng, trung tâm truyền tin bất khiển dụng, hầm máy chính vô nước, boiler bất khiển dụng, nước ngọt tạm thời không sử dụng , đặc biệt để dằn lườn. Điện sẽ được sử dụng ở mức tối thiểu. Bơm điện ngầm chạy 24/24 để bơm nước biển tràn vào từ lỗ thủng gần văn phòng cơ khí. Toán phòng tai đã làm chủ tình hình. Họ di động nhanh và ứng biến kịp thời cô lập các nơi bị cháy. Hệ thống kín nước đã được duy trì đúng mức. Máy điện khẩn cấp được sử dụng để cung ứng cho các nhu cầu tối cần thiết. Nhân viên điện tử và truyền tin ráo riết thiết trí hệ thống liên lạc và antenne dã chiến.
Chiến hạm đi về hướng nam đến khoảng 3:00 chiều thì liên lạc được với HQ4, Đại tá Ngạc nhận báo cáo từ các đơn vị. HQ10 trôi lềnh bềnh trong vịnh. Toán đào thoát đã không được TC tiếp vớt. Hai toán xung kích từ HQ4 và HQ16 đổ bộ lên 2 đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc đã bị bỏ lại. HQ4 và HQ16 trên đường hướng về Đà nẵng. HQ4 đã báo cáo diển tiến tình hình mặt trận về Sài gòn trong khi không liên lạc được qua hệ thống chỉ huy với Đại tá Ngạc.
Đại tá Ngạc xin về Đà nẵng sửa chửa và chuyển xác các tử sĩ nhưng bị từ chối. Lịnh chỉ thị HQ5, trong khi chờ quyết định cấp trên, trở lại gần vùng giao tranh để có thể vớt toán đào thoát; nếu cần sẽ phải đâm vào san hô (run aground) để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ. Tinh thần nhân viên giao động. HT cho giảm vận tốc và đổi hướng trở lại Hoàng sa trong khi chờ lịnh. Tôi nhận lịnh HP chia cắt sĩ quan và nhân viên gác xác. Khoảng 5 giờ chiều, chiến hạm được lịnh về Đà nẵng để chuyển giao xác.
Hải hành trong đêm. Âm thầm. Không đèn hải hành. Radar hoạt động nhưng tầm xa bị hạn chế. Vận tốc giới hạn vì hầm đạn 127 ở mũi tàu đầy nước. Lỗ thủng ngang hông đã được toán phòng tai dùng hai tấm nệm cá nhân và ván ép tạm thời dựng lên để ngăn nước, nhưng bơm điện chìm vẫn chạy 24/24 để bơm nước ra ngoài. Toán quan sát được tăng cường. Sau một ngày làm việc không ngừng, tất cả đều mệt mỏi. Toán gác xác thay nhau mỗi giờ. Không một lời trao đổi giữa các nhân viên trong lúc làm việc. Mọi người theo đuổi ý nghĩ riêng tư của mình. Khoảng 2 giờ sáng, đài quan sát báo cáo có echo hướng 2 giờ, không đèn hải hành, di chuyển về hướng tây. Một phen hồi hộp. Sau này mới biết đó là HQ16. Chiến hạm hải hành đơn độc, không có dụng cụ truyền tin hữu hiệu, không khả năng tự vệ. Đi ngang cù lao Ré, trong tầm liên lạc của máy VRC46, đài kiểm báo trên đảo cung cấp vị trí chính xác của chiến hạm và cho biết họ có nhiệm vụ theo dõi suốt lộ trình còn lại của chiến hạm về Đà nẵng.
Tại Đà nẵng, các tử sĩ đã được chuyển lên bờ. Cấm trại 100%. Các toán kỹ thuật từ CCYT/TV/ĐNG (Căn Cứ Yểm Trợ/ Tiếp Vận/ Đà nẵng) xuống sửa chửa cấp thời và thay thế các dụng cụ truyền tin hư hại để chuẩn bị cho chiến hạm trở ra gần vùng giao chiến tuần tiểu, vớt các nhân viên đào thoát. Võ tàu bị hư hại đã không được nằm trong danh sách sửa chửa!!! Trong ngày, Trung tướng Ngô quang Trưởng, Tư lịnh vùng 1 kiêm quân khu 1 đã đến viếng đơn vị, thanh sát các nơi bị trúng đạn. Đài truyền hình Đà nẵng phỏng vấn Đại tá Ngạc và HT.
Tin hành lang (lại tin truyền miệng), sở dĩ chiến hạm không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ4 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:
- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ4 bị tấn công,
- không giữ liên lạc với các đơn vị.
- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ5)
Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử.
Chiến hạm ra khơi trong tình trạng không thuận lợi về kỹ thuật cũng như tâm lý: lỗ thủng bên hông tàu đã được sửa chửa khẩn cấp để nước không vô, máy truyền tin được cho mượn (không được thay thế), 40 ly đôi hồi phục. Máy điện không đủ công xuất cung cấp cho hệ thống máy lạnh phòng ngũ cho thủy thủ đoàn. Nước ngọt dùng để dằn lườn, chỉ sử dụng cho nhà bếp và nhu cầu nấu nướng. Không có nước để làm vệ sinh cá nhân. Đơn vị phải ra khơi trong ngày cuối năm âm lịch. Trong vùng tuần tiểu, chiến hạm được đặt dưới sự điều động của đài kiểm báo cù lao Ré (chỗ này tôi phải nhấn mạnh cái nghĩa điều động ở đây: cù lao Ré kiểm soát vị trí của chiến hạm theo trục tuần tiểu đã được ấn định và liên lạc với phi cơ trinh sát của không quân khi họ phát hiện bè đào thoát). Chuyến công tác lịch sử này kéo dài khoảng một tuần.
Tại Sài gòn, trong lúc đó HQ16 và HQ4 được cả hai đài phát thanh Sài gòn và quân đội liên tục ca ngợi, tuyên dương công trạng đơn vị. Thủ đô đã tổ chức rầm rộ những cuộc tiếp đón các anh hùng trở về. Từng đoàn học sinh các trường ở thủ đô trao vòng hoa chiến thắng, phóng sự, phỏng vấn, tuyên bố, v.v và v.v…HQ10 đã được trang trọng ghi nhận đi vào lịch sử. HQ5 âm thầm thi hành nhiệm vụ, ngày đêm tinh thần căng thẳng, ám ảnh có thể bị tấn công bất cứ lúc nào và không có khả năng tự vệ cũng như không có lực lượng tiếp viện kịp thời. Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!! Làm sao giải thích? Qua tin tức, khi nghe HQ16 trên đường tiến vào quân cảng Sài gòn, chiến hạm nghiêng nghiêng tiến từ từ qua bến Bạch đằng mà lòng đau da diết. Công việc bảo trì và làm vệ sinh chiến hạm vẫn tiến hành đều đặn hàng ngày. Nào phải lau chùi làm vệ sinh kho đạn 127, sơn sửa những nơi hư hại nhẹ trên sân tàu, dọn dẹp vật liệu cứu hỏa, sửa chửa máy móc….và đi ca quan sát, cố gắng tìm vớt nhân viên đào thoát.
Công điện cho rời vùng về Sài gòn. Mừng vui xen lẫn với mặc cảm. Vui mừng là vì còn sống trở về sum họp gia đình. Ăn Tết tuy muộn nhưng vẫn còn tốt hơn là không được thưởng thức mùa xuân với gia đình. Mặc cảm là vì khó giải thích được tại sao đạn của mình nằm trong bụng bạn.
Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ., thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ5 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và trả lời ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:
- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?
- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?
- Có biết HQ5 bắn vào HQ16 không?
- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?
Câu trả lời của tôi hình như đã không làm vừa ý người hỏi:
- Trưởng khẩu 40 ly đôi sân thượng, là xạ thủ, tác xạ vào đài chỉ huy tàu địch theo sự chỉ định. Tất cả súng trên tàu đều bắn trực xạ vào mục tiêu đã được chỉ định. Đổi hướng hải hành về hướng nam khi phát hiện tàu địch. Hệ thống liên lạc hoàn toàn tê liệt sau khi trung tâm truyền tin trúng đạn. Lúc đó không thấy HQ4 và đang chịu áp lực nặng của 2 tàu địch. Biển động. Trong lúc bắn ở nhịp độ nhanh và hai mặt trận cách xa nhau, không nhìn thấy rõ nhau, và do sự vận chuyển chiến thuật của từng chiến hạm, rủi ro có thể xảy ra. Nếu đạn 127 của HQ5 trúng đơn vị bạn thì đạn 40 ly cũng có thể bắn trúng bạn. Tôi không làm CTCT gì cả. Chỉ trao đổi suy nghĩ cá nhân mà thôi. Trực tiếp dưới sự điều động của Hạm phó theo tinh thần bản nhiệm sở và chức vụ chỉ định.
Vài ngày sau, đơn vị được một số học sinh trường Nguyễn bá Tòng đến tặng vòng hoa chiến thắng trong một bầu không khí gượng ép nhạt nhẽo. Tiếp theo là các đề nghị thăng thưởng. Sau cùng, HQ5 âm thầm nhận bằng tuyên dương công trạng trước quân đội: anh dũng bội tinh với nhành dương liễu.
Tôi thuyên chuyển từ HQ5 lên BTL/HQ/HQ/LĐB (Bộ tư lịnh/Hải quân/Hành quân/ Lưu động Biển) toán không tuần vào tháng 5-1974. Khi trình diện nhận đơn vị, Đại tá Phạm mạnh Khuê hỏi tôi: “Tại sao HQ5 bắn HQ16”?. Tôi đã trấn áp sự bất bình, cố nuốt tiếng nấc và trả lời: “ Thưa Tư lịnh, biển động, trực xạ và có thể lạc đạn vì khi nhẩy sóng, vị trí quá xa, đạn đạo cầu vòng”.
Sự việc đã hơn 28 năm. Tôi không nghĩ câu chuyện đạn 127 ly của HQ5 nằm trong bụng HQ16 là một câu chuyện tếu như những câu chuyện tếu vô thưởng vô phạt khác. Tôi nghĩ rằng đó là một phát biểu thiếu nhận định khách quan, cụ thể của một số cá nhân không tinh thần trách nhiệm, quan điểm hẹp hòi. Mỗi cá nhân tham dự trận này đều có cái nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau do cương vị của chính mình và đơn vị mình lúc đó.
Bài viết của tôi có thể gây phật ý một số vị, cũng có thể gây ra tranh cãi, biện minh. Tôi chân thành xin được miễn thứ.
Một lần nữa, tôi xin kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các vị đã “VỊ QUỐC VONG THÂN”
Trương văn Liêm (k.1OCS)
Mùa Đông 2001, Dallas-Texas
hqvnch.net
Sinh Tồn chuyển
Bài viết dưới đây đã đăng trong Đặc san OCS, phát hành trong kỳ đại hội năm 2002 . Bài viết có vài chi tiết không được chính xác, vì lý do kỹ thuật đánh máy,in ấn…..
ngoài ra trong khoảng 7 năm qua có rất nhiều tài liệu về hải chiến Hoàng Sa đã được tung ra.
Vì vậy, người viết đã có cơ hội kiểm chứng và bổ chính một số chi tiết trước khi cho phổ biến lại bài viết này.
Trương Văn Liêm
Dallas-Texas, mùa Hè 2008.
Lời người viết:
Tôi thuyên chuyển về Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5 ngày 18 tháng 2 năm 1972 từ Giang đoàn 73TB thuộc Lực lượng Thủy bộ 211. Lúc này HQ5 đã hoàn tất huấn luyện với Hải quân Hoa Kỳ và đã được bàn giao cho Hải Quân VNCH. Qua ba đời Hạm trưởng:
- HQ Đại tá Nguyễn văn Thiện, sau là Tư Lịnh Vùng 4 Duyên Hải, Phú Quốc;
- HQ Trung tá Võ văn Huệ;
- HQ Trung tá Phạm trọng Quỳnh;
HQ5 đã tham dự một số hành quân quan trọng như: yểm trợ hải pháo cho TQLC vào mùa hè đỏ lữa phía bắc Đà nẵng; trận Sa huỳnh vào ngày ký kết hiệp định Paris ngày 27-1-1973; và sau cùng là trận Hoàng sa ngày 19-1-1974.
Trong thời gian Trung tá Võ văn Huệ làm Hạm trưởng (HT), với kế hoạch “bồi dưỡng hải nghiệp” cho các sĩ quan ngành chỉ huy không đủ hải nghiệp của cựu Tư lịnh Đề đốc Trần văn Chơn, sĩ quan đã thuyên chuyển ồ ạt đến chiến hạm, gây ra tình trạng thặng dư. Hạm trưởng Võ văn Huệ đã đặt ra một chức vụ không cấp số, chỉ định tôi là Sĩ quan phụ tá Hạm phó đặc trách:
- Huấn luyện và dịch thuật tài liệu binh thư hải quân,
- Nhiệm sở tác chiến toàn diện
- CTCT.
Khi quyền HT được bàn giao giữa Trung tá Võ văn Huệ và Trung tá Phạm trọng Quỳnh trước khi tham dự trận Hoàng sa khoảng một tuần, tôi đã có dịp nhìn thấy cụ thể sự điều hợp của chiến hạm nói riêng và của các lực lượng tham chiến nói chung, một cách tổng quát trước khi khai hỏa,trong khi giao chiến và lịnh rời bỏ chiến trường. Hy vọng những điều tôi còn nhớ được ghi lại dưới đây sẽ không là mầm móng gây nên sự bất hòa, công kích, hiềm khích, và va chạm tự ái.
Cuối cùng, tôi xin phép được dành một phút tưởng niệm cho tất cả những anh hùng đã nằm xuống cho Tổ Quốc trên chiến trường ngày 19-1-1974.
* * *
Chiến hạm nhập vùng tuần tiểu quần đảo Trường sa, chưa đầy 24 giờ. Công điện khẩn chỉ thị rời vùng trực chỉ Vũng tàu chờ lịnh. Biển động cấp 3 cấp 4. Bốn máy tiến full. Sau hai đêm một ngày, tàu về đến nơi và được chỉ định điểm neo. Lịnh cấm trại 100%. Không cho đi bờ. Không cho tiếp tế. HT được mời đi họp ở BTL/HQ/V3/ZH (Bộ tư lịnh/ Hải quân/Vùng 3/ Duyên hải). Đi ca trực neo. Khoảng 6 giờ chiều, HT về và chỉ thị chuẩn bị hải đồ trực chỉ Đà Nẵng. Kéo neo hải hành trong đêm. Tin từ Trung tâm truyền tin, 2 chiến hạm ta ở Hoàng sa gặp rắc rối. Chiến hạm có lẽ sẽ ra đó tăng cường vì tình hình căng thẳng.Vào cảng Đà nẵng khoảng 10 giờ sáng. Cặp cầu Thống nhứt vị trí 1. Từ xa đã thấy HQ801 đang neo trong vịnh. Hai trực thăng của Không quân Vùng 1 đang thực tập cất cánh và hạ cánh trên sân chiến xa của chiến hạm này. Trên cầu tàu, đạn đại pháo 127 ly đã có sẵn từ bao giờ cùng một đống lương khô hành quân. Cặp cầu xong, lại lịnh cấm trại 100%. Chỉ cho đi chợ, nhận tiếp tế nước ngọt và nhiên liệu. Công điện mời HT,Hạm phó (HP) và tất cả sĩ quan tham mưu đi họp tại BTL/HQ/V1/ZH (Bộ tư lịnh/Hải quân/Vùng 1/ Duyên hải). Là sĩ quan không cấp số, tôi ở lại chiến hạm phụ giúp Sĩ quan trực điều động nhận đạn và lương khô. Công việc chuyển đạn và 15 ngày lương khô diển tiến đều đặn. Phái đoàn Sĩ quan đi họp vẫn chưa về. Khoảng 3:15 công điện chỉ thị cho nhập hạm 1 trung đội Biệt hải với đầy đủ trang bi, đồng thời chỉ thị phải hoàn tất nhận đạn và nhiên liệu trước 7:00 giờ tối. Toán tiếp vụ trở về với thực phẩm tươi. Phái đoàn sĩ quan trở về chiến hạm khoảng 5:30 chiều và HP chỉ thị sẵn sàng zulu (khởi hành) ra Hoàng sa trong đêm khi có lịnh của HT. Cùng lúc nhận công điện báo Đại tá Hà văn Ngạc CHT/HĐ3/BTL/HĐ ( Chỉ huy trưởng/Hải đội 3/Bộ tư lịnh/Hạm đội) nhập hạm và chiến hạm được chỉ định là Soái hạm. Một Thiếu tá Bộ binh từ Bộ tư lịnh /Vùng 1 Chiến thuật nhập hạm. Khoảng 7:00 tối, công điện chỉ thị cho nhập hạm một nhân viên Hoa Kỳ từ Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Đà nẵng.
HQ10 cặp cầu phía sau HQ5 từ trưa, sẽ zulu trước vì nhỏ và chậm. Anh bạn người Mỹ nhập hạm lúc 9:00 tối, không hành lý.
Về địa thế, Hoàng sa là một quần đảo hình vòng cung, bề khuyết hướng về Đà nẵng. Quần đảo gồm 5 đảo chính, kể theo ngược chiều kim đồng hồ là Hoàng sa (Pattle), Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond). Hoàng sa cách Đà nẵng khoảng 210 hải lý về hướng Đông, cách đảo Hải nam của Trung cộng (TC) khoảng 80 hải lý về hướng Tây Bắc và nhóm quần đảo Amphitrite của TC vào khoảng 70 hải lý về hướng Đông Bắc. Hoàng sa là đảo lớn nhứt, có đài khí tượng với vài nhân viên luân phiên nhau mỗi 6 tháng và một Trung đội Địa phương quân của tiểu khu Quảng Nam trấn đóng. Toàn bộ quần đảo này được bao bọc bởi những bãi san hô (đá ngầm) xung quanh chỉ có thủy lộ thuận tiện duy nhứt đi vào vịnh rộng khoảng 10 hải lý ( khoảng cách từ Hoàng sa đến Money, theo chiều Bắc Nam).
Chiến hạm vượt qua HQ10 trong đêm và đối vật (echo) đảo Hoàng sa hiện trên màn ảnh radar khoảng 8:00 sáng ngày 18-1-1974. Nhận báo cáo tình hình từ các chiến hạm và được biết như sau:
- HQ16 đã ở ngoài vùng lâu nhứt.
- HQ4 tăng phái và đã có những va chạm nhẹ với các chiến hạm TC trong mấy ngày qua.
- Phía TC có 2 ngư thuyền ngụy trang, có võ trang. Họ có 2 chiến hạm loại Kronstad tại chỗ.
- Trên đảo Duy Mộng và Quang hòa đã có sự hiện diện của bộ binh TC. Với tư cách là sĩ quan thâm niên hiện diện, Trung tá Vũ hữu San, HT HQ4 đã đặc phái một toán xung kích trích ra từ nhân viên cơ hữu của HQ4, do Trung úy Lê văn Dũng làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Cam Tuyền, mục đích cắm cờ giữ đất. Toán thứ hai từ HQ16 do Trung úy Lâm trí Liêm làm trưởng toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc.
Chiến hạm chánh thức nhập vùng vào khoảng 10:30. Đại tá Hà văn Ngạc chỉ thị HQ10 gia nhập HQ16 ở lại trong vịnh tuần tiểu án ngữ. HQ4 tháp tùng HQ5 tiến về phía đảo bị chiếm đóng để thám sát.
Hai chiến hạm ta tiến về phía Duy Mộng theo đội hình hàng dọc. Khi còn cách đảo khoảng 3 hải lý thì 2 chiến hạm TC ra nghinh cản. Quang hiệu được trao đổi, cả hai phía đều xác định chủ quyền lãnh thổ trên đảo. Để chứng tỏ là không gây hấn, Đại tá Ngạc chỉ thị tất cả súng không được tháo bao bọc súng và để ở thế chờ, tàu tiến một máy tiến một, tránh va chạm và tiến càng gần đảo càng tốt để quan sát. Chiến hạm hai bên tiến sát vào nhau, có lúc chỉ cách nhau khoảng 500 yards. Trên đảo, ta nhận thấy công sự chiến đấu và giao thông hào bằng cement đã được xây cất. Cờ TC bay phất phới. Nhân sự trên tàu địch đều mặc đồng phục lạnh một mãnh từ đầu đến chân như mấy anh skydivers. Quan sát khoảng 15 phút, Đại tá Ngạc ra lịnh quay về trong vịnh.
Buổi chiều, một buổi họp các HT được triệu tập dưới quyền chủ tọa của Đại tá Ngạc. Ban đêm, HQ16,HQ10 và HQ4 lập đội hình tuần tiểu án ngữ trong vịnh. Trời sa mù nhẹ, tầm quan sát giới hạn, biển động cấp 3 cấp 4. Nhân viên trên HQ5 chia nhau đi ca hải hành thường lệ, nhận báo cáo từ các chiến hạm khác cùng lúc trực phòng không. Khoảng 8 giờ tối, CIC ( Trung tâm chiến báo của chiến hạm-Combat Information Center) báo cáo có thêm 2 đối vật tiến về phía Duy Mộng.
9:00 tối, anh bạn người Mỹ xin rời chiến hạm vì không muốn hiện diện trên chiến hạm sau nữa đêm. Thả xuồng trong đêm. Từ lúc gia nhập HQVN, đây là lần đầu tiên nhân viên thả xuồng ban đêm không đèn (làm tối chiến hạm 100%). Sau vài lần không thành công vì thiếu dây an toàn, toán vận chuyển đã quyết định thả hành khách (anh bạn Mỹ và Thiếu tá bộ binh)) và xuồng cùng một lúc sau khi tăng cường áo phao, đèn hiệu cấp cứu, trái độn và dây an toàn kéo tay. Nguy hiểm hơn nhưng không còn cách nào khác. Xuồng phải chèo âm thầm từ chiến hạm vào đảo Hoàng sa và do sĩ quan đương phiên điều khiển từ đài chỉ huy HQ5. Võ xuồng bằng fiber glass, cho nên khi vào gần đến san hô, toán vận chuyển phải dùng chèo thăm dò độ sâu và tiến chậm vào bãi để đổ bộ. Cuộc đổ bộ chấm dứt lúc 11:30 đêm.
Đi ca cách mạng. Sau khi hoàn tất kiểm chứng thủ tục bàn giao, tôi ghi nhận, TC đã tăng cường thêm 2 chiến hạm trong vài giờ qua và đã báo cáo cho HT cùng vị tư lịnh chiến trường. Đến khoảng 1:00 sáng, phòng vô tuyến đưa cho tôi một công điện gởi cho HT chưa mở khóa vừa mới nhận. Tôi điện thoại báo cho HT và ông chỉ thị mang xuống gấp với bản mã. Hơn nữa giờ sau, HT ra lịnh họp tham mưu khẩn và chỉ thị tôi giao ca cho sĩ quan phụ phiên để dự phiên họp.Tôi cho nhân viên đánh thức HP và tất cả sĩ quan đồng thời thông báo lịnh của HT.
Kim đồng hồ chỉ 1:45 sáng, sĩ quan hiện diện đầy đủ (trừ sĩ quan đi ca). Sĩ quan Trưởng khối báo cáo quân số cho HP. Sau đó HP báo cáo cho HT. Không khi trong phòng họp có vẽ căng thẳng. Phòng họp hoàn toàn yên lặng. Tiếng rè rè của máy điều hòa không khí phát ra một âm thanh nhạt nhẽo rời rạc. Mồ hôi thoáng xuất hiện trên trán vài sĩ quan, riêng tôi, cảm thấy như mình đang đi giữa trời Sài gòn vào trưa tháng 5. HT phá tan sự im lặng nầy khi ông dõng dạc tuyên bố: lịnh chỉ thị đổ bộ vào sáng sớm. Tất cả phải sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến toàn diện lúc 4:00 sáng. HP chiếu nhiệm vụ thi hành.
HT rời phòng họp. HP chỉ thị tất cả sĩ quan trưởng nhiệm sở kiểm tra tình trạng sẵn sàng về nhân viên, kỹ thuật, khiển dụng….chỉ thị tôi thâu thập báo cáo từ các sĩ quan, trình cho ông lúc 4:00 sáng, và bế mạc buổi họp.
Rời phòng họp, tôi quay về phòng cùng với Trung úy Rạng ( Rạng và tôi ở cùng phòng. Rạng là sĩ quan Nội Vụ và cũng là một trong 5 sĩ quan tốt nghiệp chương trình 2 năm tại trường Hải quân Hoàng gia Úc, vừa về nước).
Rạng trao cho tôi một bản sao nhiệm sở tác chiến toàn diện và nói rằng:
- Đây là bản sao, có một vài nhân viên đi phép. Tôi chưa cập nhật hóa được. Nhiệm sở của tôi ở hầm đạn 127. Sẽ báo cáo qua điện thoại. Tùy anh, OK hay muốn kiểm tra tại chỗ cũng được.
Tôi trả lời:
- Mình đã biết cách làm việc của nhau rồi, tôi không cần phải xuống tận nơi đâu. Anh ráng giữ liên lạc với tôi. Cần phải kiểm soát kỹ nhân viên chuyển đạn bằng tay lỡ khi hệ thống thủy điều và điện không sử dụng được.
- Anh yên chí. Khẩu 127 là mạng sống của mình.
Nói xong Rạng rời phòng. Rạng và tôi cùng tỉnh, xuất thân cùng trường, không biết nhau trước, tình cờ gặp nhau tại đây. Còn lại một mình, tôi chuẩn bị cho mình cái dấu vết, di tích cuối cùng của một chiến sĩ: ra đi trên chiến trường. Tôi lấy tấm căn cước quân nhân, chứng chỉ tại ngũ và căn cước dân sự bọc chung tất cả trong một bao nhựa, cẩn thận ép lại để không thấm nước, chuyển vào sợi dây thẻ bài đeo cổ, cẩn thận bỏ vào túi áo trên và gài nút. Chiếc áo sẽ mặc khi vào nhiệm sở. Tôi nghĩ, để dễ dàng nhận diện nếu may mắn xác được vớt. Sau đó đi tắm thay quần áo và đi thâu nhận báo cáo từ các trưởng nhiệm sở.
Tôi xuống phòng Nội vụ, HP đã ở đây từ hồi nào. Ông nhìn tôi và nói:
- Trung úy Liêm tạm thời ông tăng cường khẩu 40 ly đôi trên sân thượng. Giữ liên lạc với tôi qua điện thoại. Tôi không muốn tập trung trên đài chỉ huy. Vã lại nếu có gì thì tôi vẫn có thể gọi ông bằng loa cầm tay, vẫn gần hơn. Nên nhớ, ông với tôi như tay mặt tay trái đấy nhé ( giọng bắc kỳ của Thiếu tá Đoàn trọng Thông (k.13/SQHQ/NT), tôi không bao giờ quên). Ông phải nắm vững tình hình chung trên pont và sẵn sàng di động.
- Được mà HP. Tôi trả lời.
Ông hỏi tiếp:
- Các nhiệm sở ra sao?
- Khẩu 127 Thiếu úy Đồng (khóa 25 Đà lạt đáo nhận đơn vị cùng lúc với Thiếu úy Phú) sẵn sàng. Đã kiểm soát và thử hệ thống bắn tự động, chuyển đạn tự động, cơ hành…Nhân viên đầy đủ. Hầm đạn 127, Trung úy Rạng sẵn sàng, khi có lịnh sẽ lắp đầu nổ. Trung sĩ nhứt Trọng pháo Phạm ngọc Quang sẽ đảm trách 2 khẩu đại bác 20 ly hai bên tả, hữu hạm, vì một nhân viên đi phép. Hai khẩu 40 ly sân sau,Thiếu úy Phú (k25 Đà lạt) sẵn sàng, một nhân viên tiếp đạn đi phép. Tôi đã hội ý với Thiếu úy Phú và ông sẽ đảm trách tiếp đạn nếu cần.Khẩu 40 ly đôi sân thượng sẵn sàng. Văn phòng cơ khí tôi đã hội ý với Đại úy cơ khí HH/TT ( không nhớ họ) Nguyền và đề nghị ông báo cáo trực tiếp với HP các phần hành liên hệ (phòng tai,cứu thủy….)
4:00 giờ sáng. Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành. Lực lượng được chia làm hai toán:
- Toán thứ nhứt gồm HQ16 và HQ10 chịu trách nhiệm mặt trận phía Bắc (nằm trong vịnh) và do HT HQ16 chỉ huy
- Toán thứ hai gồm HQ4 va HQ5 do Đại tá Hà văn Ngạc trực tiếp chỉ huy. Toán này sẽ đi vòng xuống phía Nam của hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa để đổ bộ toán biệt hải.
Hai mặt trận cách nhau khoảng 6 đến 10 hải lý.
HQ4 và HQ5 hải hành âm thầm, đi vòng ra ngoài đảo Vĩnh Lạc, tiến về phía Duy Mộng và Quang Hòa. Lúc này, được biết Sài gòn thúc giục tại sao không đổ bộ và muốn đổ bộ tức khắc. Đại tá Ngạc phải trình bày (và thương lượng?) xin để tùy tình hình thi hành vì thời tiết và tầm quan sát.
Tờ mờ sáng, HQ4 và HQ5 đã tiến gần đến hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa. Hai chiến hạm TC số 271 và 274 ra ứng chiến. Phia ta, tất cả súng đã được tháo bao và sẵn sàng, nhưng vẫn để ở thế chờ và nhân viên ở các vị trí lộ thiên không được vào vị trí mà phải núp dưới các vòng chắn an toàn của các pháo tháp. Phía TC, nhân viên của họ đứng dầy đặc trên sân chính. Đặc biệt họ có 2 toán trang bị hỏa tiển (?) phóng tay (có thể là bazooka?), mỗi toán 3 người, một ở sân trước và một ở sân sau. Lực lượng ta tiến chậm vào hướng đảo Quang Hòa. Lúc này Sài gòn cứ thúc giục và hỏi tại sao chưa khai hỏa, tai sao chưa đổ bộ. Đại tá Ngạc, đi lên đi xuống giữa đài chỉ huy và phòng CIC ( Trung úy Trần đức Thịnh k4 OCS là Trung tâm trưởng) để liên lạc trả lời. Gió nhẹ và lạnh. Biển động cấp 3, cấp 4. Hai bên ghìm nhau, có lúc HQ5 và tàu số 274 tiến gần nhau khoảng 300 yards. Từ Sài gòn, lịnh khai hỏa thúc giục từng cơn. HQ5 ở về phía Tây Nam và cách đảo Quang Hòa khoảng 2 hải lý. Bãi đá ngầm(san hô) trắng xóa bao bọc 2 đảo này hiện rõ trong tầm mắt. Với áp lực nặng nề từ Sài gòn, khoảng 9:00 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã ra lịnh đổ bộ toán biệt hải. Toán biệt hải do Trung úy Cảnh (k.20) làm Đại đội trưởng, đã dùng hai xuồng của HQ5 đổ bộ. Họ chia làm 2 toán mỗi toán 9 người trang bị đầy đủ, gồm súng cá nhân M16, súng phóng lựu M79 và đại liên M60. Vị tri các lực lượng như sau: tàu số 271 và 274 ở phía trái của chiến hạm ta, đảo Quang Hòa ở hướng 2 giờ của chiến hạm ta và (trên lý thuyết) toán đổ bộ được yểm trợ từ chiến hạm ta.
Xuồng chở toán đổ bộ nhấp nhô trên sóng, tiến vào đảo. Khi họ sắp sửa đến bãi đá ngầm, một lính TC trên đảo xuất hiện với cờ TC trên tay phất qua phất lại và ra hiệu cho toán đổ bộ rút lui.
Lịnh từ chiến hạm, họ phải tiến vào đảo và tất cả súng phải để ở thế chờ, không được khai hỏa trước. Xuồng không vào được trên bãi đá ngầm, họ phải đi bộ vào. Mực nước biển sâu ngang thắt lưng, có chỗ sâu ngang ngực. Toán biệt hải giăng hàng ngang đi vào.
Khoảng cách từ riềm san hô ( nơi họ rời xuồng để đổ bộ) vào trong bãi cát khoảng 700 m. Một người bình thường phải mất 15-20 phút mới có thể đến nơi. Trưởng toán đổ bộ, Trung úy Đơn báo cáo là họ đã tiến vào được khoảng 200 thước và quân TC trên bờ xuất hiện, khoác tay ra hiệu cho họ đi ra. Lịnh từ Đại tá Ngạc: cứ tiến vào và không được nổ súng. Vài phút sau, tiếng súng liên thanh nổ dòn như pháo tết. Toán đổ bộ báo cáo họ bị tấn công bằng thượng liên. Họ phản công nhưng M79 thì thiếu tầm, còn M16 thì không ăn thua gì. Họ không có chỗ núp và trở thành những mục tiêu tác xạ tự do cho phía TC. Tổn thất đầu tiên được ghi nhận: Trung úy Đơn đã bỏ mình. Hạ sĩ nhứt Long đã tử thương. Họ cố gắng đưa 2 xác trở ra nhưng dưới mức tác xạ dữ dội của TC, họ vất vả đưa được xác của Trung úy Đơn mà thôi. Lịnh rút lui ban hành. Hạ sĩ nhứt Long bị bỏ lại trên chiến trường. Tất cả vất vả lên xuồng trở về chiến hạm. Thời gian từ lúc hạ xuồng để đổ bộ cho đến khi họ hoàn toàn trở về lại chiến hạm mất khoảng một giờ. Trong lúc ta đổ bộ, chiến hạm hai bên vẫn ghìm nhau. Diển tiến cuộc đổ bộ và tổn thất được báo cáo đều đặn về Sài gòn.
Việc gì đến đã phải đến. Cuộc chạm trán không thể tránh khỏi. Đại tá Ngạc chỉ thị:
- Phia bắc, HQ16 ở phía sau yểm trợ cho HQ10 đi vào sát hai chiến hạm TC mới được tăng cường trong đêm vừa qua, sẵn sàng khi có lịnh thì sẽ khai hỏa. Đó là tiếng súng lịnh cho 2 mặt trận phía bắc và phía nam (mặt trận phía bắc nằm trong vịnh, mặt trận phía nam nằm ngoài vịnh và ở phía tây nam đảo Quang Hòa). Sau khi HQ10 khai hỏa thì HT HQ16 sẽ trực tiếp chỉ huy mặt trận này.
- Phía nam, Đại tá Ngạc chỉ huy trực tiếp. HQ4 sẽ yểm trợ HQ5. Với nhận định rằng phía TC có thể tăng cường tàu ngầm và không quân của họ có lợi điểm nhiều hơn không quân ta, nên Đại tá Ngạc nhấn mạnh rằng ta sẽ cố gắng bám càng gần thềm san hô càng tốt để giảm thiểu khả năng tàu ngầm và phi cơ địch.
HP chỉ thị quàng xác Trung úy Đơn trên kho giám lộ.
Từ đài chỉ huy, HP phân chia mục tiêu cho từng khẩu và chỉ thị điều chỉnh đạn tự hủy và chạm nổ. Khẩu 127 ly trực xạ, nhắm vào vị trí chân vịt và hầm máy, các khẩu 40 ly nhắm vào đài chỉ huy. Lúc này khoảng cách giữa ta và TC khoảng 300-500 m. Lịnh khai hỏa đã được ban ra lúc 10:20 sáng ngày 19-01-1974. HQ10 bắn quả đầu tiên, và báo cáo qua âm thoại, tiếng nổ đã được ghi nhận. Tất cả súng trên HQ5 đã nổ ran và uy hiếp tàu địch. Trong những giây phút đầu tiên của trận chiến, phía TC hầu như bất ngờ và đã không kịp phản ứng. Đài chỉ huy tàu địch mịt mù khói và những viên đạn chỉ đường (tracer) cho ta biết sự tác xạ chính xác. Khói trắng bốc lên từ phía sau lái của tàu địch
Báo cáo sơ khởi:
- Mặt trận phía bắc: sau khi HQ10 khai hỏa, TC phản pháo mãnh liệt và họ tập trung hỏa lực vào HQ10. Vì nhỏ hơn và hỏa lực yếu hơn, HQ10 báo cáo đài chỉ huy trúng đạn. Hạm Trưởng HQ Thiếu tá Ngụy văn Thà tử thương, bộ chỉ huy hoàn toàn tê liệt. Tàu bất khiển dụng. Hạm phó Đại úy Nguyễn thành Trí, bị thương nặng và ra lịnh đào thoát. HQ16 yểm trợ phía sau đã rời vòng chiến sau khi bị hai chiến hạm địch uy hiếp.
- Mặt trận phía nam: khẩu 76.2 ly của HQ4 bị trở ngại tác xạ sau khi bắn được 6-7
quả. Sửa chửa cấp thời, tác xạ trở lại. Cố gắng bắn nhưng vẫn bị trở ngại và tự ý tách rời HQ5.
Sau khi giao chiến được chừng 10-15 phút, với kết quả sơ khởi thất lợi,Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với HQ16 để biết thêm thực tình của HQ10 nhưng vô hiệu. Cùng lúc, HQ5 bị hai tàu địch tấn công mãnh liệt. Khẩu 127 trúng đạn, bất khiển dụng. Thiếu úy Đồng tử thương tại chỗ. Giải tán khẩu 127 ly, nhân viên tăng cường cho 2 khẩu 20 ly hai bên và sân sau. Trung tâm truyền tin bị trúng đạn 100ly. Thượng sĩ nhứt điện tử Hảo, trưởng ban điện tử tử thương. Hệ thống truyền tin hoàn toàn tê liệt. Phòng cơ khí báo cáo phía hữu hạm, gần văn phòng cơ khí, trúng đạn 100ly cách mặt nước 2ft, lỗ thủng khoảng 3’x5’, nước biển tràn vào mỗi khi tàu lắc. Phía TC bắn một hỏa tiển cầm tay qua ngang đài chỉ huy. Máy điện sụp. Radar phòng không bất khiển dụng. Khẩu 40 ly đôi trên sân thượng và 2 khẩu 40 ly đơn sân sau là hỏa lực chính. Lúc này HQ5 một mình đối phó với hai tàu địch. Tàu đổi cấp và vận chuyển theo hình số 8 để dồn địch về một phía, giữ vị trí của chiến hạm ta ở hướng 12 giờ của tàu địch để họ không tác xạ được và vẫn giữ sát bờ san hô. Tôi nhảy vào ghế xạ thủ để nhân viên này phụ tiếp đạn và đồng thời đổi hướng bắn từ hữu sang tả hạm và ngược lại tùy theo sự vận chuyển của tàu. Bắn được 5 gắp đạn (20 viên) thì ống thủy điều (hydraulic) bị bể vì vận tốc bắn nhanh. Phòng chuyển đạn 127 cháy. HT cho đánh ngập hầm đạn, sợ bị nổ. Tôi cho thay ống thủy điều và tiếp tục phản pháo. HP chỉ thị tôi rời nhiệm sở và lên đài chỉ huy gặp ông. Đi ngang qua hành lang phòng ăn sĩ quan tôi thấy Trung sĩ nhứt Trọng pháo Quang trúng đạn trọng thương nằm dưới chân cầu thang. Tôi gọi y tá chỉ thị cấp cứu. Phòng ngũ của Rạng và tôi (sân phía trên văn phòng cơ khí) cháy vì dây điện trúng đạn. Lúc này HQ5 như người câm. Máy vô tuyến duy nhứt còn lại khiển dụng là cái máy VRC-46 trên đài chỉ huy. Tôi vừa lên đến đài chỉ huy thì khẩu 40 ly đôi báo cáo bất khiển dụng (ống giải nhiệt bằng nước bị bể). Không thương vong. Giải tán nhiệm sở, tăng cường cho 2 khẩu 40 ly sân sau. HP chỉ thị tôi đi ghi nhận tổn thất và phụ giúp tản thương. Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với không quân (danh hiệu Kitty) nhưng vô hiệu (không trả lời), gọi HQ4 cũng biệt vô âm tín. Không quân địch vẫn xuất hiện trên cao từng đoàn từ lúc sáng. Khói lữa khắp nơi. Toán phòng tai được tăng cường. Tôi phân bổ toán di chuyển xác Thiếu úy Đồng, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang lên chung với Trung úy Đơn. Ghi nhận thượng từng kiến trúc của chiến hạm bị trúng đạn 37 ly của địch nhiều. Trên đài chỉ huy, HT đang vận chuyển để dồn tàu địch về phía sau lái của chiến hạm và hai khẩu 40 ly sân sau tác xạ cầm chân. Đại tá Ngạc đang ở bên hữu hạm vẫn cố gắng liên lạc với không quân. Từ phía chân trời phía bắc, tôi thấy hai vệt sóng trắng chạy rất nhanh, càng lúc càng rõ hơn. Tôi báo cáo cho Đại tá Ngạc và HT. Ông chỉ thị nhân viên quan sát theo dõi,báo cáo. Đồng thời chỉ thị cho CIC xác định hướng và vận tốc. Vài phút sau họ báo cáo vận tốc 35knots và hướng 195, khoảng cách 25 hải lý. Đại tá Ngạc buột miệng: “Komar” và ông ra lịnh đổi cấp 180 tiến full. Lúc này khoảng 11:00 sáng. Trên đường về hướng nam, nhiệm sở phòng không vẫn duy trì. Hai khẩu 40 ly sân sau vẫn tác xạ cầm chừng tàu địch truy kích. Tất cả nhân lực còn lại tăng cường cứu thủy, cứu hỏa và tản thương. Hoàn toàn mất liên lạc với tất cả các đơn vị. Nhân viên tất cả các ban ngành làm việc rất tận lực và nhịp nhàng.
Kết quả tổng quát được ghi nhận như sau:
- Tử thương: Thiếu úy Đông, Thượng sĩ nhứt Hảo và Trung sĩ nhứt Quang. Vài nhân viên bị thương nhẹ.
- Vật chất: hầm đạn 127 ly đã được làm ngập. Khẩu 127 và 40 ly đôi bất khiển dụng, trung tâm truyền tin bất khiển dụng, hầm máy chính vô nước, boiler bất khiển dụng, nước ngọt tạm thời không sử dụng , đặc biệt để dằn lườn. Điện sẽ được sử dụng ở mức tối thiểu. Bơm điện ngầm chạy 24/24 để bơm nước biển tràn vào từ lỗ thủng gần văn phòng cơ khí. Toán phòng tai đã làm chủ tình hình. Họ di động nhanh và ứng biến kịp thời cô lập các nơi bị cháy. Hệ thống kín nước đã được duy trì đúng mức. Máy điện khẩn cấp được sử dụng để cung ứng cho các nhu cầu tối cần thiết. Nhân viên điện tử và truyền tin ráo riết thiết trí hệ thống liên lạc và antenne dã chiến.
Chiến hạm đi về hướng nam đến khoảng 3:00 chiều thì liên lạc được với HQ4, Đại tá Ngạc nhận báo cáo từ các đơn vị. HQ10 trôi lềnh bềnh trong vịnh. Toán đào thoát đã không được TC tiếp vớt. Hai toán xung kích từ HQ4 và HQ16 đổ bộ lên 2 đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc đã bị bỏ lại. HQ4 và HQ16 trên đường hướng về Đà nẵng. HQ4 đã báo cáo diển tiến tình hình mặt trận về Sài gòn trong khi không liên lạc được qua hệ thống chỉ huy với Đại tá Ngạc.
Đại tá Ngạc xin về Đà nẵng sửa chửa và chuyển xác các tử sĩ nhưng bị từ chối. Lịnh chỉ thị HQ5, trong khi chờ quyết định cấp trên, trở lại gần vùng giao tranh để có thể vớt toán đào thoát; nếu cần sẽ phải đâm vào san hô (run aground) để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ. Tinh thần nhân viên giao động. HT cho giảm vận tốc và đổi hướng trở lại Hoàng sa trong khi chờ lịnh. Tôi nhận lịnh HP chia cắt sĩ quan và nhân viên gác xác. Khoảng 5 giờ chiều, chiến hạm được lịnh về Đà nẵng để chuyển giao xác.
Hải hành trong đêm. Âm thầm. Không đèn hải hành. Radar hoạt động nhưng tầm xa bị hạn chế. Vận tốc giới hạn vì hầm đạn 127 ở mũi tàu đầy nước. Lỗ thủng ngang hông đã được toán phòng tai dùng hai tấm nệm cá nhân và ván ép tạm thời dựng lên để ngăn nước, nhưng bơm điện chìm vẫn chạy 24/24 để bơm nước ra ngoài. Toán quan sát được tăng cường. Sau một ngày làm việc không ngừng, tất cả đều mệt mỏi. Toán gác xác thay nhau mỗi giờ. Không một lời trao đổi giữa các nhân viên trong lúc làm việc. Mọi người theo đuổi ý nghĩ riêng tư của mình. Khoảng 2 giờ sáng, đài quan sát báo cáo có echo hướng 2 giờ, không đèn hải hành, di chuyển về hướng tây. Một phen hồi hộp. Sau này mới biết đó là HQ16. Chiến hạm hải hành đơn độc, không có dụng cụ truyền tin hữu hiệu, không khả năng tự vệ. Đi ngang cù lao Ré, trong tầm liên lạc của máy VRC46, đài kiểm báo trên đảo cung cấp vị trí chính xác của chiến hạm và cho biết họ có nhiệm vụ theo dõi suốt lộ trình còn lại của chiến hạm về Đà nẵng.
Tại Đà nẵng, các tử sĩ đã được chuyển lên bờ. Cấm trại 100%. Các toán kỹ thuật từ CCYT/TV/ĐNG (Căn Cứ Yểm Trợ/ Tiếp Vận/ Đà nẵng) xuống sửa chửa cấp thời và thay thế các dụng cụ truyền tin hư hại để chuẩn bị cho chiến hạm trở ra gần vùng giao chiến tuần tiểu, vớt các nhân viên đào thoát. Võ tàu bị hư hại đã không được nằm trong danh sách sửa chửa!!! Trong ngày, Trung tướng Ngô quang Trưởng, Tư lịnh vùng 1 kiêm quân khu 1 đã đến viếng đơn vị, thanh sát các nơi bị trúng đạn. Đài truyền hình Đà nẵng phỏng vấn Đại tá Ngạc và HT.
Tin hành lang (lại tin truyền miệng), sở dĩ chiến hạm không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ4 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:
- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ4 bị tấn công,
- không giữ liên lạc với các đơn vị.
- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ5)
Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử.
Chiến hạm ra khơi trong tình trạng không thuận lợi về kỹ thuật cũng như tâm lý: lỗ thủng bên hông tàu đã được sửa chửa khẩn cấp để nước không vô, máy truyền tin được cho mượn (không được thay thế), 40 ly đôi hồi phục. Máy điện không đủ công xuất cung cấp cho hệ thống máy lạnh phòng ngũ cho thủy thủ đoàn. Nước ngọt dùng để dằn lườn, chỉ sử dụng cho nhà bếp và nhu cầu nấu nướng. Không có nước để làm vệ sinh cá nhân. Đơn vị phải ra khơi trong ngày cuối năm âm lịch. Trong vùng tuần tiểu, chiến hạm được đặt dưới sự điều động của đài kiểm báo cù lao Ré (chỗ này tôi phải nhấn mạnh cái nghĩa điều động ở đây: cù lao Ré kiểm soát vị trí của chiến hạm theo trục tuần tiểu đã được ấn định và liên lạc với phi cơ trinh sát của không quân khi họ phát hiện bè đào thoát). Chuyến công tác lịch sử này kéo dài khoảng một tuần.
Tại Sài gòn, trong lúc đó HQ16 và HQ4 được cả hai đài phát thanh Sài gòn và quân đội liên tục ca ngợi, tuyên dương công trạng đơn vị. Thủ đô đã tổ chức rầm rộ những cuộc tiếp đón các anh hùng trở về. Từng đoàn học sinh các trường ở thủ đô trao vòng hoa chiến thắng, phóng sự, phỏng vấn, tuyên bố, v.v và v.v…HQ10 đã được trang trọng ghi nhận đi vào lịch sử. HQ5 âm thầm thi hành nhiệm vụ, ngày đêm tinh thần căng thẳng, ám ảnh có thể bị tấn công bất cứ lúc nào và không có khả năng tự vệ cũng như không có lực lượng tiếp viện kịp thời. Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!! Làm sao giải thích? Qua tin tức, khi nghe HQ16 trên đường tiến vào quân cảng Sài gòn, chiến hạm nghiêng nghiêng tiến từ từ qua bến Bạch đằng mà lòng đau da diết. Công việc bảo trì và làm vệ sinh chiến hạm vẫn tiến hành đều đặn hàng ngày. Nào phải lau chùi làm vệ sinh kho đạn 127, sơn sửa những nơi hư hại nhẹ trên sân tàu, dọn dẹp vật liệu cứu hỏa, sửa chửa máy móc….và đi ca quan sát, cố gắng tìm vớt nhân viên đào thoát.
Công điện cho rời vùng về Sài gòn. Mừng vui xen lẫn với mặc cảm. Vui mừng là vì còn sống trở về sum họp gia đình. Ăn Tết tuy muộn nhưng vẫn còn tốt hơn là không được thưởng thức mùa xuân với gia đình. Mặc cảm là vì khó giải thích được tại sao đạn của mình nằm trong bụng bạn.
Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ., thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ5 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và trả lời ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:
- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?
- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?
- Có biết HQ5 bắn vào HQ16 không?
- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?
Câu trả lời của tôi hình như đã không làm vừa ý người hỏi:
- Trưởng khẩu 40 ly đôi sân thượng, là xạ thủ, tác xạ vào đài chỉ huy tàu địch theo sự chỉ định. Tất cả súng trên tàu đều bắn trực xạ vào mục tiêu đã được chỉ định. Đổi hướng hải hành về hướng nam khi phát hiện tàu địch. Hệ thống liên lạc hoàn toàn tê liệt sau khi trung tâm truyền tin trúng đạn. Lúc đó không thấy HQ4 và đang chịu áp lực nặng của 2 tàu địch. Biển động. Trong lúc bắn ở nhịp độ nhanh và hai mặt trận cách xa nhau, không nhìn thấy rõ nhau, và do sự vận chuyển chiến thuật của từng chiến hạm, rủi ro có thể xảy ra. Nếu đạn 127 của HQ5 trúng đơn vị bạn thì đạn 40 ly cũng có thể bắn trúng bạn. Tôi không làm CTCT gì cả. Chỉ trao đổi suy nghĩ cá nhân mà thôi. Trực tiếp dưới sự điều động của Hạm phó theo tinh thần bản nhiệm sở và chức vụ chỉ định.
Vài ngày sau, đơn vị được một số học sinh trường Nguyễn bá Tòng đến tặng vòng hoa chiến thắng trong một bầu không khí gượng ép nhạt nhẽo. Tiếp theo là các đề nghị thăng thưởng. Sau cùng, HQ5 âm thầm nhận bằng tuyên dương công trạng trước quân đội: anh dũng bội tinh với nhành dương liễu.
Tôi thuyên chuyển từ HQ5 lên BTL/HQ/HQ/LĐB (Bộ tư lịnh/Hải quân/Hành quân/ Lưu động Biển) toán không tuần vào tháng 5-1974. Khi trình diện nhận đơn vị, Đại tá Phạm mạnh Khuê hỏi tôi: “Tại sao HQ5 bắn HQ16”?. Tôi đã trấn áp sự bất bình, cố nuốt tiếng nấc và trả lời: “ Thưa Tư lịnh, biển động, trực xạ và có thể lạc đạn vì khi nhẩy sóng, vị trí quá xa, đạn đạo cầu vòng”.
Sự việc đã hơn 28 năm. Tôi không nghĩ câu chuyện đạn 127 ly của HQ5 nằm trong bụng HQ16 là một câu chuyện tếu như những câu chuyện tếu vô thưởng vô phạt khác. Tôi nghĩ rằng đó là một phát biểu thiếu nhận định khách quan, cụ thể của một số cá nhân không tinh thần trách nhiệm, quan điểm hẹp hòi. Mỗi cá nhân tham dự trận này đều có cái nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau do cương vị của chính mình và đơn vị mình lúc đó.
Bài viết của tôi có thể gây phật ý một số vị, cũng có thể gây ra tranh cãi, biện minh. Tôi chân thành xin được miễn thứ.
Một lần nữa, tôi xin kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các vị đã “VỊ QUỐC VONG THÂN”
Trương văn Liêm (k.1OCS)
Mùa Đông 2001, Dallas-Texas
hqvnch.net
Sinh Tồn chuyển