Nhân Vật
Tướng Giáp, Nhạc Phi, Tần Cối - Võ Văn Tạo
Võ Văn Tạo
Một số nhân sĩ trí thức, từng tham gia khởi xướng bản Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, Diễn đàn Xã hội Dân sự, đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia, chiều 10/10/2013
Nhân đọc bài “Tôi trung” của Huỳnh Ngọc Chênh trên blog của anh, nhất là câu kết cuối bài:
“Hôm nay thì ông (tướng Giáp) vĩnh viễn ra đi, để lại đàng sau một hệ thống. Cái hệ thống mà ông là bậc khai quốc công thần, ông là vị tôi trung hiếm có. Một hàng người dài bất tận xếp hàng chờ vào viếng ông với sự thành kính tận đáy lòng. Những người ấy mến mộ công trạng của ông và cũng có thể kèm thêm lòng thương cảm vì những gì ông phải chịu đến cuối đời. Ông như một Nhạc Phi.
Nhà nước cũng quyết định làm quốc tang trọng thể cho ông.
Tôi chợt thấy khó hiểu, tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?”,
tự nhiên thấy phải có đôi lời.
*
Trong lịch sử Trung Hoa, câu chuyện Nhạc Phi – Tần Cối nhà Nam Tống rất đặc biệt, đã thành điển tích.
Trái qua: GS Phan Đình Diệu, GS Hoàng Tụy, GS Đào Xuân Sâm, các ông Trần Đức Nguyên, Nguyễn Gia Hảo – cựu thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
Nhạc Phi (1103-1142) là đại danh tướng văn võ song toàn, đánh 26 trận, toàn thắng giặc Kim xâm lấn, trong bối cảnh phái chủ hòa lấn át triều đình, Tống Cao Tông bạc nhược. Ganh ghét, Thừa tướng bán nước Tần Cối đặt điều ly gián các trung thần, gièm pha vu khống Nhạc Phi, khiến Tống Cao Tông ngờ vực, bãi chức và triệu cha con Nhạc Phi về kinh, tống ngục. Nguyên soái Hàn Thế Trung đòi Tần Cối trưng ra chứng cứ khép tội Nhạc Phi. Tần Cối phán: “Mạc tu hữu!” (Cần gì có!). Thấy thả ra cũng gay, theo mưu vợ là Vương Thị xúi giục, Tần Cối bí mật ra tay hạ độc, bức tử cha con Nhạc Phi. Án oan lòa nhật nguyệt. Hậu thế có người cho rằng, uy danh và thế lực Nhạc Phi quá lớn, Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối sát hại, đề phòng nguy cơ bị đoạt ngôi(?).
Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi, minh oan, cải táng Nhạc Phi tại đất Ngạc, lập miếu thờ, phong tước hiệu “Trung liệt”. Năm 1211 (đời Ninh Tông), truy phong tước hiệu Ngạc Vương. Từ đó, chữ “mạc tu hữu” gắn với tên Nhạc Phi, đi vào tiếng Trung như sự buộc tội vô căn cứ.
Người Trung Hoa đến nay vẫn tôn kính Nhạc Phi như anh hùng dân tộc, bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.
*
Trong chuyến thăm thú Hàng Châu – tiên cảnh nơi hạ giới Trung Hoa, người viết bài này có dịp thăm cụm di tích miếu thờ và lăng cha con Nhạc Phi bên bờ Tây Hà – lầu son gác tía thấp thoáng rèm liễu rủ. Bên ngoài ngôi miếu hoành tráng thờ Nhạc Phi là tượng vợ chồng Tần Cối đúc bằng gang, tay bị còng sau lưng, quỳ trong cũi sắt, hướng về phía ngôi mộ tròn lớn xanh cỏ của Nhạc Phi. Hướng dẫn viên giải thích, trước đây người ta đúc đôi tượng này để đây cho bách tính đến viếng Nhạc Phi xong, ra khạc nhổ lên đầu vợ chồng Tần Cối. Nay để giữ vệ sinh, xin du khách đừng khạc nhổ. Nhiều du khách trong đoàn không nén được cảm xúc khinh tởm, vẫn chúm miệng phun, xì mũi (khô) phì phì. Người Hoa đời sau nguyền rủa, tin rằng món quẩy (cặp bột quấn lấy nhau, chiên dầu) là tượng trưng vợ chồng Tần Cối bị trói vào nhau, ném vạc dầu.
GS Hoàng Tụy viết lời phân ưu vào Sổ tang
Ra khỏi cụm di tích, cứ mải miết với ý nghĩ, người Trung Hoa cư xử với vợ chồng Tần Cối như thế, có lẽ lại hay. Vinh danh người có công có đức, phải đi liền với lên án, nguyền rủa kẻ có tội. May ra hậu thế lấy đó làm gương, chùn bàn tay tội ác. Lại nghĩ chuyện Liên Xô cũ, không biết bây giờ hết thời cộng sản, Nga và những quốc gia thuộc Liên Xô cũ có còn giữ cái lệ phân biệt đối xử như trước? Theo đó, cứ dịp kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức, mọi người đều được nhà nước cấp tiền ăn mừng, trừ dân chúng các thành phố từng đầu hàng. Lưu học sinh nước ngoài tại các thành phố này cũng “vạ lây”. Nhục, vinh còn nhắc đến mai sau.
Ông Nguyễn Trung – bìa trái, nguyên Đại sứ VN tại Thái Lan; ông Vũ Quốc Tuấn – bìa phải, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Trở lại chuyện tướng Giáp, Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc: “Tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?”.
Điều trớ trêu ấy, có lẽ mai sau mới sửa sai, nhưng có mấy quan trọng? Hàng vạn người tự tấm lòng thôi thúc, cứ đội nắng, dầm sương không dứt cả tuần nay trước tư dinh tướng Giáp; và câu chuyện mộ phần kẻ đầu têu hãm hại ông ở Nghĩa trang Mai Dịch bị liên tục ném phân, phải âm thầm cất bốc dời đi… mới là chuyện. Dân ta chẳng có câu: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”?
Cao hơn, chuyện đời có “minh trung”, lại có “ngu trung”. Với hàng thức giả, dám liều thân phất cờ đại nghĩa, diệt lũ sâu dân mọt nước, cứu dân khỏi vòng tai họa, mới thật là bậc anh hùng, đại nhân, đại trí, đại dũng, chói danh muôn thuở. Vạn nhất, việc lớn bất thành như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học… người đời đâu dễ quên?
V.V.T.
( Song Phương chuyển )
T.Post
Bàn ra tán vào (3)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tướng Giáp, Nhạc Phi, Tần Cối - Võ Văn Tạo
Võ Văn Tạo
Một số nhân sĩ trí thức, từng tham gia khởi xướng bản Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, Diễn đàn Xã hội Dân sự, đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia, chiều 10/10/2013
Nhân đọc bài “Tôi trung” của Huỳnh Ngọc Chênh trên blog của anh, nhất là câu kết cuối bài:
“Hôm nay thì ông (tướng Giáp) vĩnh viễn ra đi, để lại đàng sau một hệ thống. Cái hệ thống mà ông là bậc khai quốc công thần, ông là vị tôi trung hiếm có. Một hàng người dài bất tận xếp hàng chờ vào viếng ông với sự thành kính tận đáy lòng. Những người ấy mến mộ công trạng của ông và cũng có thể kèm thêm lòng thương cảm vì những gì ông phải chịu đến cuối đời. Ông như một Nhạc Phi.
Nhà nước cũng quyết định làm quốc tang trọng thể cho ông.
Tôi chợt thấy khó hiểu, tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?”,
tự nhiên thấy phải có đôi lời.
*
Trong lịch sử Trung Hoa, câu chuyện Nhạc Phi – Tần Cối nhà Nam Tống rất đặc biệt, đã thành điển tích.
Trái qua: GS Phan Đình Diệu, GS Hoàng Tụy, GS Đào Xuân Sâm, các ông Trần Đức Nguyên, Nguyễn Gia Hảo – cựu thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
Nhạc Phi (1103-1142) là đại danh tướng văn võ song toàn, đánh 26 trận, toàn thắng giặc Kim xâm lấn, trong bối cảnh phái chủ hòa lấn át triều đình, Tống Cao Tông bạc nhược. Ganh ghét, Thừa tướng bán nước Tần Cối đặt điều ly gián các trung thần, gièm pha vu khống Nhạc Phi, khiến Tống Cao Tông ngờ vực, bãi chức và triệu cha con Nhạc Phi về kinh, tống ngục. Nguyên soái Hàn Thế Trung đòi Tần Cối trưng ra chứng cứ khép tội Nhạc Phi. Tần Cối phán: “Mạc tu hữu!” (Cần gì có!). Thấy thả ra cũng gay, theo mưu vợ là Vương Thị xúi giục, Tần Cối bí mật ra tay hạ độc, bức tử cha con Nhạc Phi. Án oan lòa nhật nguyệt. Hậu thế có người cho rằng, uy danh và thế lực Nhạc Phi quá lớn, Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối sát hại, đề phòng nguy cơ bị đoạt ngôi(?).
Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi, minh oan, cải táng Nhạc Phi tại đất Ngạc, lập miếu thờ, phong tước hiệu “Trung liệt”. Năm 1211 (đời Ninh Tông), truy phong tước hiệu Ngạc Vương. Từ đó, chữ “mạc tu hữu” gắn với tên Nhạc Phi, đi vào tiếng Trung như sự buộc tội vô căn cứ.
Người Trung Hoa đến nay vẫn tôn kính Nhạc Phi như anh hùng dân tộc, bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.
*
Trong chuyến thăm thú Hàng Châu – tiên cảnh nơi hạ giới Trung Hoa, người viết bài này có dịp thăm cụm di tích miếu thờ và lăng cha con Nhạc Phi bên bờ Tây Hà – lầu son gác tía thấp thoáng rèm liễu rủ. Bên ngoài ngôi miếu hoành tráng thờ Nhạc Phi là tượng vợ chồng Tần Cối đúc bằng gang, tay bị còng sau lưng, quỳ trong cũi sắt, hướng về phía ngôi mộ tròn lớn xanh cỏ của Nhạc Phi. Hướng dẫn viên giải thích, trước đây người ta đúc đôi tượng này để đây cho bách tính đến viếng Nhạc Phi xong, ra khạc nhổ lên đầu vợ chồng Tần Cối. Nay để giữ vệ sinh, xin du khách đừng khạc nhổ. Nhiều du khách trong đoàn không nén được cảm xúc khinh tởm, vẫn chúm miệng phun, xì mũi (khô) phì phì. Người Hoa đời sau nguyền rủa, tin rằng món quẩy (cặp bột quấn lấy nhau, chiên dầu) là tượng trưng vợ chồng Tần Cối bị trói vào nhau, ném vạc dầu.
GS Hoàng Tụy viết lời phân ưu vào Sổ tang
Ra khỏi cụm di tích, cứ mải miết với ý nghĩ, người Trung Hoa cư xử với vợ chồng Tần Cối như thế, có lẽ lại hay. Vinh danh người có công có đức, phải đi liền với lên án, nguyền rủa kẻ có tội. May ra hậu thế lấy đó làm gương, chùn bàn tay tội ác. Lại nghĩ chuyện Liên Xô cũ, không biết bây giờ hết thời cộng sản, Nga và những quốc gia thuộc Liên Xô cũ có còn giữ cái lệ phân biệt đối xử như trước? Theo đó, cứ dịp kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức, mọi người đều được nhà nước cấp tiền ăn mừng, trừ dân chúng các thành phố từng đầu hàng. Lưu học sinh nước ngoài tại các thành phố này cũng “vạ lây”. Nhục, vinh còn nhắc đến mai sau.
Ông Nguyễn Trung – bìa trái, nguyên Đại sứ VN tại Thái Lan; ông Vũ Quốc Tuấn – bìa phải, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Trở lại chuyện tướng Giáp, Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc: “Tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?”.
Điều trớ trêu ấy, có lẽ mai sau mới sửa sai, nhưng có mấy quan trọng? Hàng vạn người tự tấm lòng thôi thúc, cứ đội nắng, dầm sương không dứt cả tuần nay trước tư dinh tướng Giáp; và câu chuyện mộ phần kẻ đầu têu hãm hại ông ở Nghĩa trang Mai Dịch bị liên tục ném phân, phải âm thầm cất bốc dời đi… mới là chuyện. Dân ta chẳng có câu: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”?
Cao hơn, chuyện đời có “minh trung”, lại có “ngu trung”. Với hàng thức giả, dám liều thân phất cờ đại nghĩa, diệt lũ sâu dân mọt nước, cứu dân khỏi vòng tai họa, mới thật là bậc anh hùng, đại nhân, đại trí, đại dũng, chói danh muôn thuở. Vạn nhất, việc lớn bất thành như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học… người đời đâu dễ quên?
V.V.T.
( Song Phương chuyển )
T.Post