Đoạn Đường Chiến Binh
Tướng Hồ Trung Hậu, Bộ Chiến Giải Tỏa Quốc Lộ 13
* Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu và cuộc hành quân lực lượng đặc nhiệm bộ chiến trên Quốc lộ 13 trong tháng 5/1972
Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu xuất thân khóa 4 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường vào tháng 6/1954 và phục vụ tại binh chủng Nhảy Dù. Từ năm 1955 đến năm 1968, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy đại đội, tiểu đoàn, chiến đoàn, lữ đoàn. Trước năm 1963, khi còn mang cấp thiếu tá, có một thời gian ông đã tạm rời binh chủng Dù để đảm nhận chức vụ tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành. Năm 1966, ở cấp bậc trung tá, ông là lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 Nhảy Dù. Năm 1968, ở cấp bậc đại tá, ông là tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù, được thăng cấp chuẩn tướng vào tháng 3/1971 sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào kết thúc.
Sau đây là bài tổng hợp về cuộc hành quân giải tỏa quốc lộ 13 của Lực lượng đặc nhiệm do chuẩn tướng Hồ Trung Hậu chỉ huy. Phần này được biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ , cuốn Chiến Trận Mùa Hè của tác giả Trần Phan Anh, các bài viết về mặt trận Bình Long của báo Diều Hâu, Việt Tấn Xã được in lại trong cuốn An Lộc Anh Dũng của nhà xuất bản Đại Nam, tài liệu riêng của VB.
* Cuộc phản công tháng 5/1972
Trở lại với hoạt động của Lực lượng đặc nhiệm, ngay sau khi nhận chức vụ tư lệnh Sư đoàn 21 BB, tướng Hồ Trung Hậu đã được trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân đoàn 3, giao nhiệm vụ là trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân giải tỏa áp lực của CQ trên Quốc lộ 13 để tiếp ứng cho lực lượng trú phòng ở An Lộc. Sau những trận giao tranh quyết liệt, ngày 14 tháng 5/1972, theo kế hoạch của trung tướng Minh, chuẩn tướng Hậu điều động các cánh quân mở cuộc tổng phản công để triệt hạ các cụm điểm CQ trên Quốc lộ 13. Dưới quyền chỉ huy của tướng Hậu còn có thêm một số đơn vị tăng phái, gồm Trung đoàn 15/Sư đoàn 9 thuộc Quân đoàn 4 vừa mới từ miền Tây Nam phần (Quân khu 4) tăng cường cho Quân đoàn 3, Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù vừa tái tổ chức và trang bị tại Lai Khê, sau khi bị tổn thất nặng tại Đồi Gió, và Thiết đoàn 9 Kỵ Binh.
Ngày 15 tháng 5/1972, một tiểu đoàn của Lực lượng đặc nhiệm khởi động cuộc tấn công từ hướng Bắc, dọc theo mặt Đông Quốc lộ 13, vòng qua cụm điểm chốt chận của CQ quanh Suối Tàu Ô. Cùng trong thời gian này, một thành phần khác cùng bộ chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm được trực thăng vận tấn công vào Tân Khai. Vào ngày sau, căn cứ yểm trợ hỏa lực đã được thành lập. Đến trưa ngày 16/5/1972, cánh quân tiền phong chỉ còn cách An Lộc 3 km nhưng đã bị khựng lại vì CQ đã dàn trận, tổ chức các cụm kháng cự với công sự phòng ngự kiên cố trong khu vực đồn điền Xa Cam. Đây là cửa ngỏ “máu” để vào An Lộc, có địa thế rất hiểm trở, tạo lợi thế cho Cộng quân trong phòng thủ và bố trí đội hình để ngăn chận các cuộc tiến quân của lực lượng VNCH qua yết hầu này.
Ngày 19/5/1972, tướng Minh và tướng Hậu, đã đáp trực thăng đến bộ chỉ huy Trung đoàn 15 và 33 BB để thảo luận với hai trung đoàn trưởng kế hoạch đánh bật CQ ra khỏi Xa Cam. Giải quyết được cụm chốt này là giải tỏa được vòng vây của CQ ở quanh An Lộc. Cũng ngày này, theo tin tức tình báo, Không quân Việt Mỹ đã tiến hành không tập ở khu vực tình nghi có bộ tham mưu cao cấp CQ trú đóng, khu này cách tỉnh lỵ Bình Long 16 km về phía Tây Nam. Tin tức tình báo ghi nhận CQ đã bị thiệt hại nặng trong cuộc không tập này.
* Những ngày cuối tháng 5
Trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6/1972, dưới quyền điều động của tướng Hồ Trung Hậu, lực lượng đặc nhiệm giải tỏa Quốc lộ 13 nỗ lực tung các cuộc phản công quyết định. Theo kế hoạch, Trung đoàn 15/Sư đoàn 9 Bộ binh và Trung đoàn 33/Sư đoàn 21 BB cùng Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tiến quân song song, xuất phát từ Xa Trạch, nằm ở phía Nam Xa Cam. Trong cuộc tiến quân này, hai trung đoàn Bộ binh có nhiệm vụ kềm chặt CQ hai bên để Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù “dọn sạch” các cụm chốt trên trục lộ, đến chiều tối ngày 8 tháng 6/1972, đại đội 62 Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã bắt tay được với một đại đội của Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù-đơn vị đã trấn giữ tuyến cực Nam An Lộc từ ngày 17 tháng 4/1972. Chiến binh của 2 đại đội đã ôm chầm lấy nhau, siết chặt tay nhau trong nỗi vui có cả nước mắt mừng mừng, tủi tủi.
Là chỉ huy trưởng lực lượng giải tỏa, tướng Hậu thở phào nhẹ nhỏm, đã đến phòng tuyến khen ngợi các chiến binh. Cũng cần ghi nhận rằng Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 8 Nhảy dù được trực thăng vận xuống ấp Srok Ton Cui ở Nam An Lộc ngày 15 tháng 4/1972 nhưng đã mất liên lạc với nhau ngay sau đó. Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã triệt thoái khỏi Đồi Gió ngày 19 tháng 4/1972 sau khi bị Cộng quân tấn công cường tập.
Cuộc bắt tay giữa Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù được xem là một biểu dấu quan trọng của cuộc chiến tại An Lộc, vì rằng một khi Lực lượng đặc nhiệm đã có mặt ở phía Nam thì vòng đai bảo vệ thị xã mới được nới rộng, các phi đội trực thăng có thể đáp xuống an toàn để tải thương, tiếp tế, tiếp viện cho quân trú phòng. Riêng về các trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 BB bố trí làm lực lượng ứng chiến trừ bị ở vòng ngoài thị trấn, vì chuẩn tướng Hồ Trung Hậu không muốn quân sĩ của ông trở thành những mục tiêu cố định cho pháo binh Cộng quân.
* Chi tiết về trận chiến giữa Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tại Đồi Gió
Ngày Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù bắt tay với một đại đội của Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù ở phía Nam An Lộc đánh dấu ngày trở lại “chiến trường máu” của Tiểu đoàn này. Trước đó 50 ngày, Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã mở đường máu để về tuyến sau. Sau đây là chi tiết về trận đánh này theo ghi nhận của Tuần báo Diều Hâu với nội dung như sau.
21 giờ ngày 19/4 được đánh dấu bởi quyết định của lữ đoàn trưởng là Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù không còn nhiệm vụ giữ pháo nữa mà chỉ còn nhiệm vụ giữ cao địa. Tiểu đoàn trưởng được toàn quyền quyết định. Pháo còn đâu nữa để giữ, chưa đầy 48 giờ đã phải mất 6 khẩu pháo với ngàn quả đạn, bây giờ ở đây làm gì" Rút lui. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Đỉnh dẫn đại đội 62 xuống đồi hướng về phía ấp Srok, nơi đang có đại đội 61 lập vị trí, để lại đồi hai đại đội 63 và 64 cho Tiểu đoàn phó Phạm Kim Bằng trấn giữ. Đại đội trưởng Vinh ào ào xuống như núi lở, CQ bung ra khép lại. Vinh tiếp tục lấn chân đồi Gió và ấp Srok lại kẹt thêm cái suối Rô. Đại đội của Vinh cựa quậy dưới đám lau-sậy sũng nước.
Vinh hét với Tiểu đoàn trưởng trong máy: “Nó bấu tôi như đỉa, dứt không nổi anh Năm.” Tối quá chỉ sờ ngực áo mà đánh lưỡi lê thôi...quên sờ nón sắt mà nhận bạn. Nhưng dù CQ có chận bằng mấy lớp hàng rào người, 11 giờ đêm Vinh và đại đội cũng rờ được cái ấp nơi mà đại đội 61 đang giang tay chờ từ lúc trời chập tối. Khoảng cách 400 mét từ chân đồi đến người lính gác đại đội 61, thành phần của Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù phải đi mất 3 giờ, ba giờ thêm một số thương binh vì lưỡi lê và mảnh lựu đạn của 400 thước cận chiến. Bây giờ 0 giờ, giờ của ngày 19 bước qua ngày 20/4, CQ không phải chỉ một thành phần, một cánh quân, nhưng là một lớp sóng người lố nhố đầy ở chân đồi Gió,, chân đồi phía Tây lẫn chân đồi phía Đông. CQ tràn ngập đường 245 như trẩy hội. Không phải là một cuộc điều quân để chuẩn bị tác chiến, nhưng là một chợ người, lộn xộn ồn ào, la hét để tìm đơn vị chuyển lệnh.
Trong này Tiểu đoàn trưởng Đỉnh thì thầm liên lạc với các đại đội trưởng 60, 61, 62 dặn: “Các toa nhắc lính đừng bắn, tụi nó đi đâu cứ để cho tụi nó đi, chỉ bắn khi nào nó tấn công mình thôi.” Rồi cuối cùng dù vô trật tư tới đâu, Cộng quân cũng tập họp được hàng ngũ. 3 giờ sáng tiếng kèn thúc quân vang lên lồng lộng... Xong rồi, tụi nó dứt mình. Tiếng kèn thúc quân xoáy trong đêm, vang dọc theo đường 245. Địch bố quân cả ba cây số đường dài. Tiểu đoàn trưởng Đỉnh lo lắng khi nghe hiệu lệnh từ đầu đến cuối hàng quân, đồng thời từ phía Bắc đầu đường 245 có tiếng động cơ máy nổ, ánh sáng đèn pha quét ngang dọc bóng đêm, tăng T 54. Cộng quân cố “dứt điểm” Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù không nương tay...3 giờ đúng, đồi Gió bị tấn công trước, tiểu đoàn phó Phạm Kim Bằng, điều khiển 2 đại đội 63, 64 phản công. Tất cả đều ở tuyến chiến đấu, không còn khinh binh tổ trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn phó, chỉ còn một hàng ngang theo giao thông hào để chận địch. Ngoại trừ những người chết hoặc bị thương nặng, tất cả đứng và dựa lưng vào giao thông hào để chiến đấu đến cùng...
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Tướng Hồ Trung Hậu, Bộ Chiến Giải Tỏa Quốc Lộ 13
* Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu và cuộc hành quân lực lượng đặc nhiệm bộ chiến trên Quốc lộ 13 trong tháng 5/1972
Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu xuất thân khóa 4 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường vào tháng 6/1954 và phục vụ tại binh chủng Nhảy Dù. Từ năm 1955 đến năm 1968, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy đại đội, tiểu đoàn, chiến đoàn, lữ đoàn. Trước năm 1963, khi còn mang cấp thiếu tá, có một thời gian ông đã tạm rời binh chủng Dù để đảm nhận chức vụ tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành. Năm 1966, ở cấp bậc trung tá, ông là lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 Nhảy Dù. Năm 1968, ở cấp bậc đại tá, ông là tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù, được thăng cấp chuẩn tướng vào tháng 3/1971 sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào kết thúc.
Sau đây là bài tổng hợp về cuộc hành quân giải tỏa quốc lộ 13 của Lực lượng đặc nhiệm do chuẩn tướng Hồ Trung Hậu chỉ huy. Phần này được biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ , cuốn Chiến Trận Mùa Hè của tác giả Trần Phan Anh, các bài viết về mặt trận Bình Long của báo Diều Hâu, Việt Tấn Xã được in lại trong cuốn An Lộc Anh Dũng của nhà xuất bản Đại Nam, tài liệu riêng của VB.
* Cuộc phản công tháng 5/1972
Trở lại với hoạt động của Lực lượng đặc nhiệm, ngay sau khi nhận chức vụ tư lệnh Sư đoàn 21 BB, tướng Hồ Trung Hậu đã được trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân đoàn 3, giao nhiệm vụ là trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân giải tỏa áp lực của CQ trên Quốc lộ 13 để tiếp ứng cho lực lượng trú phòng ở An Lộc. Sau những trận giao tranh quyết liệt, ngày 14 tháng 5/1972, theo kế hoạch của trung tướng Minh, chuẩn tướng Hậu điều động các cánh quân mở cuộc tổng phản công để triệt hạ các cụm điểm CQ trên Quốc lộ 13. Dưới quyền chỉ huy của tướng Hậu còn có thêm một số đơn vị tăng phái, gồm Trung đoàn 15/Sư đoàn 9 thuộc Quân đoàn 4 vừa mới từ miền Tây Nam phần (Quân khu 4) tăng cường cho Quân đoàn 3, Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù vừa tái tổ chức và trang bị tại Lai Khê, sau khi bị tổn thất nặng tại Đồi Gió, và Thiết đoàn 9 Kỵ Binh.
Ngày 15 tháng 5/1972, một tiểu đoàn của Lực lượng đặc nhiệm khởi động cuộc tấn công từ hướng Bắc, dọc theo mặt Đông Quốc lộ 13, vòng qua cụm điểm chốt chận của CQ quanh Suối Tàu Ô. Cùng trong thời gian này, một thành phần khác cùng bộ chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm được trực thăng vận tấn công vào Tân Khai. Vào ngày sau, căn cứ yểm trợ hỏa lực đã được thành lập. Đến trưa ngày 16/5/1972, cánh quân tiền phong chỉ còn cách An Lộc 3 km nhưng đã bị khựng lại vì CQ đã dàn trận, tổ chức các cụm kháng cự với công sự phòng ngự kiên cố trong khu vực đồn điền Xa Cam. Đây là cửa ngỏ “máu” để vào An Lộc, có địa thế rất hiểm trở, tạo lợi thế cho Cộng quân trong phòng thủ và bố trí đội hình để ngăn chận các cuộc tiến quân của lực lượng VNCH qua yết hầu này.
Ngày 19/5/1972, tướng Minh và tướng Hậu, đã đáp trực thăng đến bộ chỉ huy Trung đoàn 15 và 33 BB để thảo luận với hai trung đoàn trưởng kế hoạch đánh bật CQ ra khỏi Xa Cam. Giải quyết được cụm chốt này là giải tỏa được vòng vây của CQ ở quanh An Lộc. Cũng ngày này, theo tin tức tình báo, Không quân Việt Mỹ đã tiến hành không tập ở khu vực tình nghi có bộ tham mưu cao cấp CQ trú đóng, khu này cách tỉnh lỵ Bình Long 16 km về phía Tây Nam. Tin tức tình báo ghi nhận CQ đã bị thiệt hại nặng trong cuộc không tập này.
* Những ngày cuối tháng 5
Trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6/1972, dưới quyền điều động của tướng Hồ Trung Hậu, lực lượng đặc nhiệm giải tỏa Quốc lộ 13 nỗ lực tung các cuộc phản công quyết định. Theo kế hoạch, Trung đoàn 15/Sư đoàn 9 Bộ binh và Trung đoàn 33/Sư đoàn 21 BB cùng Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tiến quân song song, xuất phát từ Xa Trạch, nằm ở phía Nam Xa Cam. Trong cuộc tiến quân này, hai trung đoàn Bộ binh có nhiệm vụ kềm chặt CQ hai bên để Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù “dọn sạch” các cụm chốt trên trục lộ, đến chiều tối ngày 8 tháng 6/1972, đại đội 62 Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã bắt tay được với một đại đội của Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù-đơn vị đã trấn giữ tuyến cực Nam An Lộc từ ngày 17 tháng 4/1972. Chiến binh của 2 đại đội đã ôm chầm lấy nhau, siết chặt tay nhau trong nỗi vui có cả nước mắt mừng mừng, tủi tủi.
Là chỉ huy trưởng lực lượng giải tỏa, tướng Hậu thở phào nhẹ nhỏm, đã đến phòng tuyến khen ngợi các chiến binh. Cũng cần ghi nhận rằng Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 8 Nhảy dù được trực thăng vận xuống ấp Srok Ton Cui ở Nam An Lộc ngày 15 tháng 4/1972 nhưng đã mất liên lạc với nhau ngay sau đó. Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã triệt thoái khỏi Đồi Gió ngày 19 tháng 4/1972 sau khi bị Cộng quân tấn công cường tập.
Cuộc bắt tay giữa Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù được xem là một biểu dấu quan trọng của cuộc chiến tại An Lộc, vì rằng một khi Lực lượng đặc nhiệm đã có mặt ở phía Nam thì vòng đai bảo vệ thị xã mới được nới rộng, các phi đội trực thăng có thể đáp xuống an toàn để tải thương, tiếp tế, tiếp viện cho quân trú phòng. Riêng về các trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 BB bố trí làm lực lượng ứng chiến trừ bị ở vòng ngoài thị trấn, vì chuẩn tướng Hồ Trung Hậu không muốn quân sĩ của ông trở thành những mục tiêu cố định cho pháo binh Cộng quân.
* Chi tiết về trận chiến giữa Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tại Đồi Gió
Ngày Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù bắt tay với một đại đội của Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù ở phía Nam An Lộc đánh dấu ngày trở lại “chiến trường máu” của Tiểu đoàn này. Trước đó 50 ngày, Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã mở đường máu để về tuyến sau. Sau đây là chi tiết về trận đánh này theo ghi nhận của Tuần báo Diều Hâu với nội dung như sau.
21 giờ ngày 19/4 được đánh dấu bởi quyết định của lữ đoàn trưởng là Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù không còn nhiệm vụ giữ pháo nữa mà chỉ còn nhiệm vụ giữ cao địa. Tiểu đoàn trưởng được toàn quyền quyết định. Pháo còn đâu nữa để giữ, chưa đầy 48 giờ đã phải mất 6 khẩu pháo với ngàn quả đạn, bây giờ ở đây làm gì" Rút lui. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Đỉnh dẫn đại đội 62 xuống đồi hướng về phía ấp Srok, nơi đang có đại đội 61 lập vị trí, để lại đồi hai đại đội 63 và 64 cho Tiểu đoàn phó Phạm Kim Bằng trấn giữ. Đại đội trưởng Vinh ào ào xuống như núi lở, CQ bung ra khép lại. Vinh tiếp tục lấn chân đồi Gió và ấp Srok lại kẹt thêm cái suối Rô. Đại đội của Vinh cựa quậy dưới đám lau-sậy sũng nước.
Vinh hét với Tiểu đoàn trưởng trong máy: “Nó bấu tôi như đỉa, dứt không nổi anh Năm.” Tối quá chỉ sờ ngực áo mà đánh lưỡi lê thôi...quên sờ nón sắt mà nhận bạn. Nhưng dù CQ có chận bằng mấy lớp hàng rào người, 11 giờ đêm Vinh và đại đội cũng rờ được cái ấp nơi mà đại đội 61 đang giang tay chờ từ lúc trời chập tối. Khoảng cách 400 mét từ chân đồi đến người lính gác đại đội 61, thành phần của Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù phải đi mất 3 giờ, ba giờ thêm một số thương binh vì lưỡi lê và mảnh lựu đạn của 400 thước cận chiến. Bây giờ 0 giờ, giờ của ngày 19 bước qua ngày 20/4, CQ không phải chỉ một thành phần, một cánh quân, nhưng là một lớp sóng người lố nhố đầy ở chân đồi Gió,, chân đồi phía Tây lẫn chân đồi phía Đông. CQ tràn ngập đường 245 như trẩy hội. Không phải là một cuộc điều quân để chuẩn bị tác chiến, nhưng là một chợ người, lộn xộn ồn ào, la hét để tìm đơn vị chuyển lệnh.
Trong này Tiểu đoàn trưởng Đỉnh thì thầm liên lạc với các đại đội trưởng 60, 61, 62 dặn: “Các toa nhắc lính đừng bắn, tụi nó đi đâu cứ để cho tụi nó đi, chỉ bắn khi nào nó tấn công mình thôi.” Rồi cuối cùng dù vô trật tư tới đâu, Cộng quân cũng tập họp được hàng ngũ. 3 giờ sáng tiếng kèn thúc quân vang lên lồng lộng... Xong rồi, tụi nó dứt mình. Tiếng kèn thúc quân xoáy trong đêm, vang dọc theo đường 245. Địch bố quân cả ba cây số đường dài. Tiểu đoàn trưởng Đỉnh lo lắng khi nghe hiệu lệnh từ đầu đến cuối hàng quân, đồng thời từ phía Bắc đầu đường 245 có tiếng động cơ máy nổ, ánh sáng đèn pha quét ngang dọc bóng đêm, tăng T 54. Cộng quân cố “dứt điểm” Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù không nương tay...3 giờ đúng, đồi Gió bị tấn công trước, tiểu đoàn phó Phạm Kim Bằng, điều khiển 2 đại đội 63, 64 phản công. Tất cả đều ở tuyến chiến đấu, không còn khinh binh tổ trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn phó, chỉ còn một hàng ngang theo giao thông hào để chận địch. Ngoại trừ những người chết hoặc bị thương nặng, tất cả đứng và dựa lưng vào giao thông hào để chiến đấu đến cùng...
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển