Nhân Vật
Tướng Lê Quang Lưỡng - Võ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên
Tướng Lê Quang Lưỡng.
Tướng Lê Quang Lưỡng sinh năm 1932 quê tại tỉnh Bình Dương. Thời niên thiếu, học hết bậc Tiểu học tại tỉnh nhà ông lên Sài Gòn theo học tại Trường Trung Học Petrus Ký. Sau khi lấy bằng Thành Chung ông gia nhập vào quân đội và xuất thân Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Đại Tá Lê Văn Phát…Ngay khi vừa mãn khóa vào ngày 1 tháng 06 năm 1954 ông tình nguyện sang Binh Chủng Nhảy Dù và được gởi ngay ra Bắc bổ sung cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưởng của Đại Ðội 52 ND. Từ đó ông đã trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng (Thăng cấp Trung Úy tháng 6/1956), Đại Đội Trưởng (Thăng cấp Đại Úy tháng 11/1963), Ban 3 Tiểu Đoàn rồi Tiểu Đoàn Phó.
Năm 1965 Ông được đi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Sình Lầy” tại Mã Lai Á. Tại quân trường ông đã trình bày chiến thuật tấn công và tác chiến theo quan điểm của riêng ông được tất cả các Huấn luyện viên đều chú ý và thán phục. Đến tháng 9/1965, về nước với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, ông được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa. Trong buổi lể xuất quân của TĐ2ND vào tháng 1/1966, Đại Tá Lý Thái Như Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG Vạn Kiếp đã Chủ Tọa và trao gắng cấp bậc Thiếu Tá cho Ông.
Sau buổi lể xuất quân, Tiểu Ðoàn 2 ND về trấn giữ vòng đai Biệt-Khu-Thủ-Ðô vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tái huấn luyện tại chỗ. Chính ông đã đứng ra hướng dẩn tất cả Sĩ quan cũng như binh sĩ về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Nhảy Dù và ngay sau đó TĐ2ND đã tham chiến tại khu phi chiến, tại đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank quân khu II, tại khắp các mặt trận ở các quân khu và đã từng gây kinh hoàng cho các đơn vị CS không thua bất cứ một đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu nào khác.
Cuối năm 1967, ông sang Okinawa du khảo và học hỏi về Chiến thuật phản tình báo và chống chiến tranh du kích. Ngày 25/1/1968, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thay thế Trung Tá Hồ Trung Hậu, đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Huế và Quảng Trị trong trận chiến “Tổng Công Kích năm Mậu Thân” của CS. Sau trận nầy ông được thăng cấp Trung Tá tại mặt trận vào tháng 4/1968. Và cũng trong chức vụ LĐT/LĐIND ông được thăng cấp Ðại Tá tại mặt trận vào tháng 9/1969 sau các cuộc hành quân tại Tây Ninh để tiêu diệt các đơn vị CS lẩn khuất trong khu vực Chiến Khu C và đưa chiến trường ra khỏi lảnh thổ Quân Khu III qua bên kia biên giới.
Kể từ đây, ông đã tham gia hầu hết các cuộc hành quân làm nên lịch sử của SĐND, như là Chiến dịch Bình Tây Kampuchea 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 trên đất Lào vào tháng 02 năm 1971, giải vây An Lộc tháng 4/1972, Hành Quân Lam Sơn 72 trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị vào tháng 06 năm 1972, và cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức vào tháng 08 năm 1974. Trong ba cuộc hành quân đầu, Tướng Lưỡng đã tham dự với tư cách Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong các cuộc hành quân về sau Tướng Lưỡng đã điều quân với tư cách là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
Trong trận chiến giải vây An Lộc năm 1972, tài điều binh của ông đã được đưa vào chương trình nghiên huấn của Trường Quân Sự Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy & Tham Mưu) ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ sau hai danh tướng Tôn Tử, một thiên tài quân sự nổi tiếng của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc (722 – 480 TCN) và Erwin Rommel (1891 – 1944 có biệt danh là "the Desert Fox") một tướng lảnh lừng danh của Đức Quốc Xả vào đệ nhị thế chiến.
Trong trận chiến nầy ông đã phối hợp chiến thuật phân tán mỏng các đơn vị Nhảy Dù để bao vây, dùng các Tổ Khinh Binh đột kích vào các chốt của CS rồi dùng Phi Pháo và Pháo Binh tiêu diệt địch để phá vở chiến thuật Chốt Kiềng của CS tại suối Tàu Ô cũng như tại cửa ngỏ Sóc Gòn của An Lộc.
Đại Tá Lê Quang Lưỡng đã áp dụng yếu tố bất ngờ một cách táo bạo và thành công khi đổ quân Nhảy Dù xuống Sóc Ton Cui cạnh Đồi Gió để làm đầu cầu, rồi tiến vào An Lộc. Ông cũng đã nghi binh đánh lạc hướng địch quân khi liên lạc bằng hệ thống âm thoại báo cho Tướng Hưng rằng ông sẽ không vào An Lộc mà ngày mai Quân Đoàn sẽ đưa một đại đơn vị nhảy xuống phía Bắc An Lộc tấn công vào Đồi Đồng Long vào giải cứu các đơn vị bị bao vây. Ông được Tướng Minh Tư Lịnh Quân Khu III đặt trọn niềm tin và giao cho Ông trọn quyền quyết định sách lược.
Với kinh nghiệm lão luyên trên chiến trường của một “Quân Đội con nhà nghèo” với sự yểm trợ tích cực của người bạn đồng minh, ông đã sử dụng tài tình và hiệu quả lối đánh thần tốc của các Chiến Binh Nhảy Dù với hỏa lực vô tiền khoáng hậu của phi pháo và các pháo đài bay B52 để tiêu diệt các đơn vị CS, để giải vây cho các đơn vị thuộc quyền, để mở rộng vòng đai và rồi hoàn toàn giải tỏa An Lộc.
Tháng 6 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được đề cử chức vụ Phụ-Tá hành-quân cho Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù là Trung Tướng Dư Quốc Đống trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Tri. Cuối tháng 8 năm 1972, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn Tướng, và sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh SĐND. Lúc bấy giờ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn Nhảy Dù đặt tại căn cứ Hiệp Khánh, cách Huế 17 km về phía Bắc.
Tháng 11 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng chính thức được chỉ định làm Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng là vào lúc VNCH đang đi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất trong lịch sử. Sư Đoàn Nhảy Dù do ông chỉ huy đã phải đương đầu với bao nhiêu thử thách từ phía Cộng quân cũng như từ phía Đồng Minh và nội bộ của VNCH. Nhưng ông luôn giữ đúng phong cách của một vị chỉ huy, thi hành trách nhiệm được giao phó một cách hoàn hảo và suốt đời tận tụy hy sinh cho tổ quốc đến những ngày cuối tháng 4/1975.
Trận đánh để đời sau cùng của ông là trận Thường Đức từ tháng 8/1974 đến tháng 11/1974 ông đã áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến để 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù luân phiên giao tranh và gây thiệt hại nặng nề cho hai SĐ324B, SĐ304 và một Trung Đoàn của SĐ2CSBV cùng các lực lượng địa phương.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử của VNCH, lệnh từ trung ương bỏ quân Đoàn I và rút Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn. Một tin chấn động cho toàn quân, toàn dân và sự kinh hoàng tột độ ấy đã mở đầu cho sự tan rã ồ ạt sau đó.
Hơn thế nửa, kể từ ngày SĐND được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy chiến thuật binh chủng Nhảy Dù, quyền xử dụng các chiến binh Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh. Các đơn vị Nhảy Dù đã bị xé ra từng mãnh. Mỗi đơn vị một nơi rồi lần lược bị tan hàng.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tướng Lưỡng di tản sang Hoa Kỳ, với nỗi ngậm ngùi: “Sầu hận của tim ta ai biết được. Người tươi vui ta mãi mãi căm hờn”.
Và sau đó ông định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, đến năm 1979 ông cùng gia đình di chuyển về California thành phố Baker Field cho đến cuối đời.
Trong khoảng thời gian từ 1976 đến những năm 1982 ông có tham dự vào một số sinh hoạt trong nỗ lực trở lại VN tổ chức lực lượng kháng chiến nhưng tiếc rằng Trời đã không chiều lòng người. Sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng. Ông cũng thường sinh hoạt và gần gũi với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980.
Năm 1990 ông cùng Tướng James B.Vaught Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam trên đại lộ Constitution, Washington D.C cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ. Nhảy Dù là đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến thời điểm nầy, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.
Ngày 21/9/2005 Tướng Lê Quang Luỡng đã qua đời tại Bakefield California vì chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ. Đến phút cuối, ông nhất định không cho phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên “quan tài của một bại tướng lưu vong”, ông cũng trăn trối không nhận vòng hoa đưa đám, chỉ nhận tiền mặt để gởi về quê nhà giúp các đàn em thương tật. Tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm và “Huynh Đệ Chi Binh” của người Anh Cả Mũ Đỏ không ai có thể cao hơn thế được. Tại San José California, một Cựu Chiến Binh Nhảy Dù - Định Thế 405 - đã thương khóc ông:
“Người đi…
Cây cỏ buốt đau thương!!!
Anh hùng Lê Quang Lưỡng.
Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.
Vị Tướng lãnh hào hùng,
Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.
Đã bỏ trần gian,
Vội vàng không giã biệt.
Âm âm lạnh, lòng nhói đau da diết,
Thương hơn thương, tử biệt cõi sinh phù.
Hỡi Thiên Thần máu đỏ thắm thiên thu,
Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.
Nghiệp cả trả chưa xong,
Đục trong trời phiêu lãng.
Ba mươi năm,
Những buổi chiều bàng bạc.
Cánh hạc thẫn thờ bay,
Cuộc đời nầy đen trắng.
Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng,
Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.
Vó ngựa chân bon…
Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,
Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.
Việt Nam ơi ! cả dân tộc đang quay,
Trận bảo lốc hay cơn say nghiệt ngã.
Ba mươi năm,
Khắp địa cầu xa lạ.
Đoàn Thiên Thần nghiêng ngã dắt dìu nhau.
Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.
Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.
Ba mươi năm,
Vàng đỏ đen tím xậm,
Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.
Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.
Dù một phút, nghĩ, chìm trong dĩ vãng.
Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,
Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.
Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,
Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.
Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.
Vì toàn quân mất vị Tướng anh hùng.
Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,
Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.
Ba mươi năm,
Chiến trường ta còn đó,
Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !
Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,
Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.
Vùng trắc ẩn rồi ai còn ai mất,
Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương mình.
Định thế nào, là thảm bại quang vinh,
Thua hay thắng, thường tình trong dĩ nghiệp.
Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
Họ đã tặng đời tim óc, xác thân,
Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,
Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.
Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
Vĩnh biệt Tư Lệnh.
Vĩnh biệt Đích Thân!!!
Đinh Thế - 405
Võ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên (Cập nhật ngày 1/9/2008)
Lê Quang Lưỡng : không phủ cờ khi chết
Tướng Lê Quang Lưỡng (cựu tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù/QLVNCH):
" Xin mặc đồ đen, không mặc quân phục, nếu muốn đến đưa tôi lần chót"
Một vị Tướng-lãnh QLVNCH đã trối-trăn :
- Tôi làm Tướng không bảo-vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu-cầu đừng phủ quốc-kỳ lên quan-tài tôi, vì tôi tự biết mình không xứng-đáng được hưởng lễ-nghi nầy.
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .
Xác thân này đâu chết cho quê hương ?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường !
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách !
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách .
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau !
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào ,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ .
Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi .
Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì ??
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước ,
Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước !
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ .
Ngày về quê càng lúc càng xa mờ .
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng ,
Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng !
Xót thân này khi chết bỏ lại đây !
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai ??
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tướng Lê Quang Lưỡng - Võ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên
Tướng Lê Quang Lưỡng.
Tướng Lê Quang Lưỡng sinh năm 1932 quê tại tỉnh Bình Dương. Thời niên thiếu, học hết bậc Tiểu học tại tỉnh nhà ông lên Sài Gòn theo học tại Trường Trung Học Petrus Ký. Sau khi lấy bằng Thành Chung ông gia nhập vào quân đội và xuất thân Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Đại Tá Lê Văn Phát…Ngay khi vừa mãn khóa vào ngày 1 tháng 06 năm 1954 ông tình nguyện sang Binh Chủng Nhảy Dù và được gởi ngay ra Bắc bổ sung cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưởng của Đại Ðội 52 ND. Từ đó ông đã trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng (Thăng cấp Trung Úy tháng 6/1956), Đại Đội Trưởng (Thăng cấp Đại Úy tháng 11/1963), Ban 3 Tiểu Đoàn rồi Tiểu Đoàn Phó.
Năm 1965 Ông được đi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Sình Lầy” tại Mã Lai Á. Tại quân trường ông đã trình bày chiến thuật tấn công và tác chiến theo quan điểm của riêng ông được tất cả các Huấn luyện viên đều chú ý và thán phục. Đến tháng 9/1965, về nước với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, ông được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa. Trong buổi lể xuất quân của TĐ2ND vào tháng 1/1966, Đại Tá Lý Thái Như Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG Vạn Kiếp đã Chủ Tọa và trao gắng cấp bậc Thiếu Tá cho Ông.
Sau buổi lể xuất quân, Tiểu Ðoàn 2 ND về trấn giữ vòng đai Biệt-Khu-Thủ-Ðô vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tái huấn luyện tại chỗ. Chính ông đã đứng ra hướng dẩn tất cả Sĩ quan cũng như binh sĩ về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Nhảy Dù và ngay sau đó TĐ2ND đã tham chiến tại khu phi chiến, tại đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank quân khu II, tại khắp các mặt trận ở các quân khu và đã từng gây kinh hoàng cho các đơn vị CS không thua bất cứ một đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu nào khác.
Cuối năm 1967, ông sang Okinawa du khảo và học hỏi về Chiến thuật phản tình báo và chống chiến tranh du kích. Ngày 25/1/1968, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thay thế Trung Tá Hồ Trung Hậu, đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Huế và Quảng Trị trong trận chiến “Tổng Công Kích năm Mậu Thân” của CS. Sau trận nầy ông được thăng cấp Trung Tá tại mặt trận vào tháng 4/1968. Và cũng trong chức vụ LĐT/LĐIND ông được thăng cấp Ðại Tá tại mặt trận vào tháng 9/1969 sau các cuộc hành quân tại Tây Ninh để tiêu diệt các đơn vị CS lẩn khuất trong khu vực Chiến Khu C và đưa chiến trường ra khỏi lảnh thổ Quân Khu III qua bên kia biên giới.
Kể từ đây, ông đã tham gia hầu hết các cuộc hành quân làm nên lịch sử của SĐND, như là Chiến dịch Bình Tây Kampuchea 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 trên đất Lào vào tháng 02 năm 1971, giải vây An Lộc tháng 4/1972, Hành Quân Lam Sơn 72 trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị vào tháng 06 năm 1972, và cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức vào tháng 08 năm 1974. Trong ba cuộc hành quân đầu, Tướng Lưỡng đã tham dự với tư cách Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong các cuộc hành quân về sau Tướng Lưỡng đã điều quân với tư cách là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
Trong trận chiến giải vây An Lộc năm 1972, tài điều binh của ông đã được đưa vào chương trình nghiên huấn của Trường Quân Sự Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy & Tham Mưu) ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ sau hai danh tướng Tôn Tử, một thiên tài quân sự nổi tiếng của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc (722 – 480 TCN) và Erwin Rommel (1891 – 1944 có biệt danh là "the Desert Fox") một tướng lảnh lừng danh của Đức Quốc Xả vào đệ nhị thế chiến.
Trong trận chiến nầy ông đã phối hợp chiến thuật phân tán mỏng các đơn vị Nhảy Dù để bao vây, dùng các Tổ Khinh Binh đột kích vào các chốt của CS rồi dùng Phi Pháo và Pháo Binh tiêu diệt địch để phá vở chiến thuật Chốt Kiềng của CS tại suối Tàu Ô cũng như tại cửa ngỏ Sóc Gòn của An Lộc.
Đại Tá Lê Quang Lưỡng đã áp dụng yếu tố bất ngờ một cách táo bạo và thành công khi đổ quân Nhảy Dù xuống Sóc Ton Cui cạnh Đồi Gió để làm đầu cầu, rồi tiến vào An Lộc. Ông cũng đã nghi binh đánh lạc hướng địch quân khi liên lạc bằng hệ thống âm thoại báo cho Tướng Hưng rằng ông sẽ không vào An Lộc mà ngày mai Quân Đoàn sẽ đưa một đại đơn vị nhảy xuống phía Bắc An Lộc tấn công vào Đồi Đồng Long vào giải cứu các đơn vị bị bao vây. Ông được Tướng Minh Tư Lịnh Quân Khu III đặt trọn niềm tin và giao cho Ông trọn quyền quyết định sách lược.
Với kinh nghiệm lão luyên trên chiến trường của một “Quân Đội con nhà nghèo” với sự yểm trợ tích cực của người bạn đồng minh, ông đã sử dụng tài tình và hiệu quả lối đánh thần tốc của các Chiến Binh Nhảy Dù với hỏa lực vô tiền khoáng hậu của phi pháo và các pháo đài bay B52 để tiêu diệt các đơn vị CS, để giải vây cho các đơn vị thuộc quyền, để mở rộng vòng đai và rồi hoàn toàn giải tỏa An Lộc.
Tháng 6 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được đề cử chức vụ Phụ-Tá hành-quân cho Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù là Trung Tướng Dư Quốc Đống trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Tri. Cuối tháng 8 năm 1972, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn Tướng, và sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh SĐND. Lúc bấy giờ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn Nhảy Dù đặt tại căn cứ Hiệp Khánh, cách Huế 17 km về phía Bắc.
Tháng 11 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng chính thức được chỉ định làm Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng là vào lúc VNCH đang đi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất trong lịch sử. Sư Đoàn Nhảy Dù do ông chỉ huy đã phải đương đầu với bao nhiêu thử thách từ phía Cộng quân cũng như từ phía Đồng Minh và nội bộ của VNCH. Nhưng ông luôn giữ đúng phong cách của một vị chỉ huy, thi hành trách nhiệm được giao phó một cách hoàn hảo và suốt đời tận tụy hy sinh cho tổ quốc đến những ngày cuối tháng 4/1975.
Trận đánh để đời sau cùng của ông là trận Thường Đức từ tháng 8/1974 đến tháng 11/1974 ông đã áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến để 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù luân phiên giao tranh và gây thiệt hại nặng nề cho hai SĐ324B, SĐ304 và một Trung Đoàn của SĐ2CSBV cùng các lực lượng địa phương.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử của VNCH, lệnh từ trung ương bỏ quân Đoàn I và rút Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn. Một tin chấn động cho toàn quân, toàn dân và sự kinh hoàng tột độ ấy đã mở đầu cho sự tan rã ồ ạt sau đó.
Hơn thế nửa, kể từ ngày SĐND được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy chiến thuật binh chủng Nhảy Dù, quyền xử dụng các chiến binh Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh. Các đơn vị Nhảy Dù đã bị xé ra từng mãnh. Mỗi đơn vị một nơi rồi lần lược bị tan hàng.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tướng Lưỡng di tản sang Hoa Kỳ, với nỗi ngậm ngùi: “Sầu hận của tim ta ai biết được. Người tươi vui ta mãi mãi căm hờn”.
Và sau đó ông định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, đến năm 1979 ông cùng gia đình di chuyển về California thành phố Baker Field cho đến cuối đời.
Trong khoảng thời gian từ 1976 đến những năm 1982 ông có tham dự vào một số sinh hoạt trong nỗ lực trở lại VN tổ chức lực lượng kháng chiến nhưng tiếc rằng Trời đã không chiều lòng người. Sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng. Ông cũng thường sinh hoạt và gần gũi với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980.
Năm 1990 ông cùng Tướng James B.Vaught Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam trên đại lộ Constitution, Washington D.C cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ. Nhảy Dù là đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến thời điểm nầy, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.
Ngày 21/9/2005 Tướng Lê Quang Luỡng đã qua đời tại Bakefield California vì chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ. Đến phút cuối, ông nhất định không cho phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên “quan tài của một bại tướng lưu vong”, ông cũng trăn trối không nhận vòng hoa đưa đám, chỉ nhận tiền mặt để gởi về quê nhà giúp các đàn em thương tật. Tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm và “Huynh Đệ Chi Binh” của người Anh Cả Mũ Đỏ không ai có thể cao hơn thế được. Tại San José California, một Cựu Chiến Binh Nhảy Dù - Định Thế 405 - đã thương khóc ông:
“Người đi…
Cây cỏ buốt đau thương!!!
Anh hùng Lê Quang Lưỡng.
Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.
Vị Tướng lãnh hào hùng,
Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.
Đã bỏ trần gian,
Vội vàng không giã biệt.
Âm âm lạnh, lòng nhói đau da diết,
Thương hơn thương, tử biệt cõi sinh phù.
Hỡi Thiên Thần máu đỏ thắm thiên thu,
Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.
Nghiệp cả trả chưa xong,
Đục trong trời phiêu lãng.
Ba mươi năm,
Những buổi chiều bàng bạc.
Cánh hạc thẫn thờ bay,
Cuộc đời nầy đen trắng.
Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng,
Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.
Vó ngựa chân bon…
Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,
Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.
Việt Nam ơi ! cả dân tộc đang quay,
Trận bảo lốc hay cơn say nghiệt ngã.
Ba mươi năm,
Khắp địa cầu xa lạ.
Đoàn Thiên Thần nghiêng ngã dắt dìu nhau.
Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.
Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.
Ba mươi năm,
Vàng đỏ đen tím xậm,
Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.
Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.
Dù một phút, nghĩ, chìm trong dĩ vãng.
Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,
Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.
Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,
Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.
Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.
Vì toàn quân mất vị Tướng anh hùng.
Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,
Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.
Ba mươi năm,
Chiến trường ta còn đó,
Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !
Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,
Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.
Vùng trắc ẩn rồi ai còn ai mất,
Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương mình.
Định thế nào, là thảm bại quang vinh,
Thua hay thắng, thường tình trong dĩ nghiệp.
Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
Họ đã tặng đời tim óc, xác thân,
Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,
Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.
Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
Vĩnh biệt Tư Lệnh.
Vĩnh biệt Đích Thân!!!
Đinh Thế - 405
Võ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên (Cập nhật ngày 1/9/2008)
Lê Quang Lưỡng : không phủ cờ khi chết
Tướng Lê Quang Lưỡng (cựu tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù/QLVNCH):
" Xin mặc đồ đen, không mặc quân phục, nếu muốn đến đưa tôi lần chót"
Một vị Tướng-lãnh QLVNCH đã trối-trăn :
- Tôi làm Tướng không bảo-vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu-cầu đừng phủ quốc-kỳ lên quan-tài tôi, vì tôi tự biết mình không xứng-đáng được hưởng lễ-nghi nầy.
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .
Xác thân này đâu chết cho quê hương ?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường !
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách !
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách .
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau !
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào ,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ .
Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi .
Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì ??
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước ,
Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước !
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ .
Ngày về quê càng lúc càng xa mờ .
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng ,
Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng !
Xót thân này khi chết bỏ lại đây !
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai ??
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .