Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tướng Nguyễn Văn Hiếu: Dạ Chiến Ở Bình Định
* Liên quân Sư đoàn 22 Bộ binh-Lực lượng Hoa Kỳ, Đại Hàn tại Bình Định trong năm 1967
Năm 1967, bộ Tổng tham mưu QL/VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Đồng minh đã đề ra chiến dịch “lùng và diệt địch” tiến hành tại những khu vực, địa bàn trọng điểm. Thực hiện kế hoạch nói trên, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã khởi động cuộc hành quân hỗn hợp để truy kích CQ trên toàn tỉnh Bình Định, tỉnh lớn nhất ở khu vực Duyên hải Trung nguyên Trung phần, gồm 12 quận với dân số gần 1 triệu người (tính đến cuối năm 1966) và là nơi có nhiều đơn vị chủ lực CSBV tập trung. Để có đủ lực lượng truy lùng CQ trên một vùng rộng lớn, 3 đại đơn vị Việt-Mỹ-Hàn đã được điều động tham chiến: Sư đoàn 22 Bộ binh (BB), và Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ. Vào thời gian này, bản doanh Sư đoàn 22BB đóng tại Bà Gi, Sư đoàn 1 Không kỵ đặt hậu cứ tại An Khê, Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn đặt bộ tư lệnh hành quân tại Văn Canh.
Trong chiến dịch này, vùng hoạt động của Sư đoàn 22 BBh là 4 quận phía Bắc tỉnh Bình Định: Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát; khu vực phía Nam gồm ngoại vi thị xã Qui Nhơn, Tuy Phước, Phú Phong và Văn Cảnh là vùng hành quân của Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn; khu vực phía Tây gồm An Khê, Vĩnh Thạnh, An Lão và Hoài Ân là vùng hành quân của Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ.
* Lược ghi về cố thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
Tư lệnh Sư đoàn 22 BB lúc bấy giờ là chuẩn tướng Nguyễn Văn Hiếu. Tướng Hiếu giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn này lần thứ nhất từ 7 tháng 9/1964 đến 24 tháng 10/1964 khi ông còn mang cấp đại tá. 20 tháng sau, vào ngày 23/6/1966, đại tá Nguyễn Văn Hiếu tái nhậm chức tư lệnh Sư đoàn 22 BB. Năm 1967, ông được thăng chuẩn tướng, tiếp tục chỉ huy Sư đoàn 22 BB đến ngày 11 tháng 8/1969 thì bàn giao chức vụ cho chuẩn tướng Lê Ngọc Triển để vào Nam giữ chức tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh (từ 15/9/1969 đến 14 tháng 6/1971) với cấp bậc thiếu tướng. Khi cụ Trần Văn Hương làm Phó Tổng thống (tháng 11/1971 đến tháng 4/1975), ông được cụ tuyển chọn làm phụ tá đặc biệt. Đầu tháng 4/1975, do tình hình chiến sự sôi động, thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu được bổ nhiệm giữ chức tư lệnh phó Quân đoàn 3, ông bị tử nạn vào trung tuần tháng 4/1975.
* Tư lệnh Nguyễn Văn Hiếu và kế hoạch tấn công của liên quân Việt-Mỹ tại Bình Định
Theo kế hoạch của bộ tư lệnh liên quân Việt-Mỹ-Đại Hàn tại Vùng 2, thì Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ sẽ khởi động hành quân trong vùng trách nhiệm trước ngày N ba ngày, kế tiếp mới đến cuộc tiến quân của lực lượng VNCH và lực lượng Đại Hàn. Trong 3 ngày đầu của cuộc hành quân, với ưu thế về phương tiện trực thăng và hỏa lực không quân, Sư đoàn 1 Không Kỵ đã đổ quân ngay khu vực trung tâm của Cộng quân tại quận Hoài Ân và Bình Thạnh, các đơn vị bộ chiến của Sư đoàn này đã tỏ xông xáo cố tìm Cộng quân để triệt hạ thế nhưng đối phương đã tránh né tất cả các cuộc giao tranh với đơn vị Hoa Kỳ vì biết rõ Sư đoàn Không Kỵ có hỏa lực không yểm rất mạnh.
Ngày N-1, khi bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB chuẩn bị điều động các cánh quân thì đúng 11 giờ đêm ngày này, thiếu tướng Norton, tư lệnh Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, đáp trực thăng xuống bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh và vào gặp chuẩn tướng Nguyễn Văn Hiếu. Thiếu tướng Norton yêu cầu tướng Hiếu hủy bỏ cuộc tấn công vào phía Tây quận Phù Mỹ, để phối hợp với Sư đoàn 1 Không Kỵ tấn công vào An Lão, khu vực mà vị tư lệnh Hoa Kỳ tin rằng các đơn vị của Sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đang tập trung quân. Tướng Hiếu cho sĩ quan tùy viên đi gọi thiếu tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Sư đoàn 22 Bộ binh lúc bấy giờ (một thời gian sau thiếu tá Tiếu được thăng trung tá, rồi đại tá, giữ chức trưởng phòng 2 Quân đoàn 2 cho đến ngày Cộng quân tấn công vào Ban Mê Thuột vào thượng tuần tháng 3/1975). Theo lời kể của cựu đại tá Trịnh Tiếu, diễn tiến cuộc gặp gỡ này được ghi lại như sau.
Tại văn phòng tư lệnh Sư đoàn 22 BB, thiếu tá Trịnh Tiếu đã trình bày với 2 vị tướng là ông đã gặp một du kích VC đang hoạt động ở vùng đồi núi phía Tây quận Phù Mỹ, du kích này được thiếu tá Tiếu thu phục làm mật báo viên cho phòng 2, ông đã tốn rất nhiều tiền bạc để nuôi gia đình của y. Ba ngày trước đó, mật báo viên này đã báo cho thiếu tá Tiếu biết có nhiều đơn vị của Sư đoàn 3 Sao Vàng trú quân tại vùng ranh giới giữa quận Phù Mỹ và Hoài Ân. Theo phân tích và giải trình của thiếu tá Tiếu, khi đối chiếu với các tin tức trước do du kích này cung cấp thì nguồn tin mới nhận có thể tin được, và theo ước định của phòng 2 thì một vài trung đoàn của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đang ém quân tại đây.
Sau khi nghe thiếu tá Tiếu trình bày, thiếu tướng Norton nói với tướng Hiếu: Hôm nay tôi đã cho một đại đội Trinh sát trực thăng vận vào khu vực đó để tìm và tiêu diệt địch, nhưng không có cuộc đụng độ nào. Tôi biết việc điều động quân như vậy là sai vì đó là vùng hành quân của Sư đoàn 22 BB VNCH, thế nhưng vì nóng lòng tiêu diệt địch mà tôi phải làm như thế. Thiếu tướng Norton hỏi vị trưởng phòng 2 Sư đoàn 22 BB: Thiếu tá có tin chắc là có địch quân tại mục tiêu đó không" Không một chút do dự, thiếu tá Tiếu trả lời ngay: CQ rất né tránh đụng độ với các đơn vị Hoa Kỳ vì địch sợ hỏa lực của các ông. Tôi tin là Sư đoàn 22 BB của chúng tôi sẽ đụng độ với sư đoàn 3 Sao Vàng tại mục tiêu này.
Tiếp theo sự xác định của thiếu tá Trịnh Tiếu, tướng Hiếu đã nhã nhặn nói với vị tư lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ rằng: theo kế hoạch đã thảo luận giữa 3 sư đoàn Việt Nam, Hoa Kỳ và Đại Hàn, Sư đoàn 22 BB sẽ vào vùng hành quân ngày mai, không nên thay đổi kế hoạch quá sớm. Bắt tay tạm biệt thiếu tướng Norton, tướng Hiếu trở về văn phòng và gọi máy chỉ thị cho trung tá Bùi Trạch Dần, trung đoàn trưởng trung đoàn 41 BB, chỉ sử dụng 2 tiểu đoàn Bộ binh cùng bộ chỉ huy Trung đoàn vào vùng hành quân thật sớm, và khi gần đến mục tiêu vào lúc 3 giờ chiều như dự tính thì phải đóng quân, cho binh sĩ dùng cơm và đào công sự tác chiến thật vững chắc.
* Trận dạ chiến ở Tây Phù Mỹ
Theo báo cáo của phòng 2, khu vực hành quân của trung đoàn 41 BB là vùng xôi đậu nên có rất nhiều cơ sở nằm vùng của VC, biết chắc thế nào các cơ sở này cũng báo cáo cho CQ rõ về quân số tham chiến của trung đoàn 41 BB, do đó tướng Hiếu đã vạch kế hoạch là cho sư đoàn 3 Sao Vàng thấy lực lượng hành quân của VNCH để đối phương điều quân ra đánh, khi giao tranh diễn ra, tướng Hiếu sẽ cho phản công bằng lực lượng Thiết vận xa và bộ chiến. Một tiểu đoàn Bộ binh trừ bị và 1 chi đoàn Thiết vận xa đã được lệnh của tướng Hiếu phải ém quân thật kỹ, xa vùng hành quân khoảng 10 km không cho địch quân thấy.
Đúng như ước tính của bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB, vào 2 giờ sáng ngày N, trung tá Bùi Trạch Dần báo cáo trên máy với tướng Hiếu là trung đoàn CQ bắt đầu tấn công vào vị trí đóng quân của trung đoàn ông. Ngay khi đó, tướng Hiếu ra lệnh cho chi đoàn Thiết vận xa và tiểu đoàn BB trừ bị tiến thật nhanh vào mục tiêu và bọc phía sau lưng địch quân, bao vây tiêu diệt, chận không cho địch quân rút lui.
Thiếu tướng Norton được tin lực lượng Sư đoàn 22 BB đụng độ với CQ, ông liền ra lệnh cho trực thăng của Sư đoàn 1 Không kỵ bay vào trận địa thả trái sáng xuống để giúp đơn vị VNCH thấy rõ vị trí của địch quân, cùng lúc đó, Pháo binh của 2 Sư đoàn VNCH và Hoa Kỳ hỏa tập liên tục để yểm trợ quân bạn. Hỏa châu từ trực thăng thả xuống quá nhiều nên ánh sáng tỏa ra thấy rõ hơn ban ngày. Trên trận địa, binh sĩ của trung đoàn 41 BB từ các hố cá nhân nổ súng bắn hạ Cộng quân rất chính xác. 30 phút sau, tiểu đoàn Bộ binh trừ bị và chi đoàn Thiết vận xa có mặt tại mục tiêu, đồng loạt khai triển đội hình bao vây bọc hậu Cộng quân và tung các đợt tấn công mạnh từ phía sau. Đến 5 giờ sáng, trung đoàn 41 và lực lượng trừ bị tiếp ứng đã hoàn toàn làm chủ trận địa, Cộng quân phải rút lui để lại chiến trường trên 300 xác chết và một số lớn vũ khí.
Sáng ngày N, tướng Hiếu đã đáp xuống mặt trận để thị sát trận địa, khoảng 15 phút sau, thiếu tướng tư lệnh Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ cũng đáp xuống khu vực hành quân của trung đoàn 41 BB, sau đó ông đã tìm gặp thiếu tá Trịnh Tiếu, ngợi khen vị sĩ quan này và Phòng 2 Sư đoàn 22 BB về khả năng phân tích và thu thập tin tức rất chính xác. Tướng Norton cũng bày tỏ sự thán phục của cá nhân ông về kế hoạch dụ địch rất hiệu quả của Sư đoàn 22 Bộ binh. Vị tư lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ đã nói với tướng Hiếu rằng muốn thắng địch phải có tin tức chính xác và Sư đoàn 22 BB đã có một Phòng 2 rất giỏi.
Cũng cần ghi nhận rằng trước đó 3 tháng, một thành phần bộ chiến của Sư đoàn 22 BB đã đụng độ ác liệt với 2 tiểu đoàn CQ tại khu vực Phù Cát, trận kịch chiến kéo dài trong hai ngày đêm, cuối cùng CQ bị đánh bật, để lại trận địa hơn 200 xác chết. Sư đoàn 22 Bộ binh đã làm chủ chiến trường. (Biên soạn dựa theo tài liệu của cựu đại tá Trịnh Tiếu, một số bài viết trong KBC, của tác giả Trương Dưỡng và tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ).
vietbao.com
Sinh Tồn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tướng Nguyễn Văn Hiếu: Dạ Chiến Ở Bình Định
* Liên quân Sư đoàn 22 Bộ binh-Lực lượng Hoa Kỳ, Đại Hàn tại Bình Định trong năm 1967
Năm 1967, bộ Tổng tham mưu QL/VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Đồng minh đã đề ra chiến dịch “lùng và diệt địch” tiến hành tại những khu vực, địa bàn trọng điểm. Thực hiện kế hoạch nói trên, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã khởi động cuộc hành quân hỗn hợp để truy kích CQ trên toàn tỉnh Bình Định, tỉnh lớn nhất ở khu vực Duyên hải Trung nguyên Trung phần, gồm 12 quận với dân số gần 1 triệu người (tính đến cuối năm 1966) và là nơi có nhiều đơn vị chủ lực CSBV tập trung. Để có đủ lực lượng truy lùng CQ trên một vùng rộng lớn, 3 đại đơn vị Việt-Mỹ-Hàn đã được điều động tham chiến: Sư đoàn 22 Bộ binh (BB), và Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ. Vào thời gian này, bản doanh Sư đoàn 22BB đóng tại Bà Gi, Sư đoàn 1 Không kỵ đặt hậu cứ tại An Khê, Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn đặt bộ tư lệnh hành quân tại Văn Canh.
Trong chiến dịch này, vùng hoạt động của Sư đoàn 22 BBh là 4 quận phía Bắc tỉnh Bình Định: Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát; khu vực phía Nam gồm ngoại vi thị xã Qui Nhơn, Tuy Phước, Phú Phong và Văn Cảnh là vùng hành quân của Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn; khu vực phía Tây gồm An Khê, Vĩnh Thạnh, An Lão và Hoài Ân là vùng hành quân của Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ.
* Lược ghi về cố thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
Tư lệnh Sư đoàn 22 BB lúc bấy giờ là chuẩn tướng Nguyễn Văn Hiếu. Tướng Hiếu giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn này lần thứ nhất từ 7 tháng 9/1964 đến 24 tháng 10/1964 khi ông còn mang cấp đại tá. 20 tháng sau, vào ngày 23/6/1966, đại tá Nguyễn Văn Hiếu tái nhậm chức tư lệnh Sư đoàn 22 BB. Năm 1967, ông được thăng chuẩn tướng, tiếp tục chỉ huy Sư đoàn 22 BB đến ngày 11 tháng 8/1969 thì bàn giao chức vụ cho chuẩn tướng Lê Ngọc Triển để vào Nam giữ chức tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh (từ 15/9/1969 đến 14 tháng 6/1971) với cấp bậc thiếu tướng. Khi cụ Trần Văn Hương làm Phó Tổng thống (tháng 11/1971 đến tháng 4/1975), ông được cụ tuyển chọn làm phụ tá đặc biệt. Đầu tháng 4/1975, do tình hình chiến sự sôi động, thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu được bổ nhiệm giữ chức tư lệnh phó Quân đoàn 3, ông bị tử nạn vào trung tuần tháng 4/1975.
* Tư lệnh Nguyễn Văn Hiếu và kế hoạch tấn công của liên quân Việt-Mỹ tại Bình Định
Theo kế hoạch của bộ tư lệnh liên quân Việt-Mỹ-Đại Hàn tại Vùng 2, thì Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ sẽ khởi động hành quân trong vùng trách nhiệm trước ngày N ba ngày, kế tiếp mới đến cuộc tiến quân của lực lượng VNCH và lực lượng Đại Hàn. Trong 3 ngày đầu của cuộc hành quân, với ưu thế về phương tiện trực thăng và hỏa lực không quân, Sư đoàn 1 Không Kỵ đã đổ quân ngay khu vực trung tâm của Cộng quân tại quận Hoài Ân và Bình Thạnh, các đơn vị bộ chiến của Sư đoàn này đã tỏ xông xáo cố tìm Cộng quân để triệt hạ thế nhưng đối phương đã tránh né tất cả các cuộc giao tranh với đơn vị Hoa Kỳ vì biết rõ Sư đoàn Không Kỵ có hỏa lực không yểm rất mạnh.
Ngày N-1, khi bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB chuẩn bị điều động các cánh quân thì đúng 11 giờ đêm ngày này, thiếu tướng Norton, tư lệnh Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, đáp trực thăng xuống bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh và vào gặp chuẩn tướng Nguyễn Văn Hiếu. Thiếu tướng Norton yêu cầu tướng Hiếu hủy bỏ cuộc tấn công vào phía Tây quận Phù Mỹ, để phối hợp với Sư đoàn 1 Không Kỵ tấn công vào An Lão, khu vực mà vị tư lệnh Hoa Kỳ tin rằng các đơn vị của Sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đang tập trung quân. Tướng Hiếu cho sĩ quan tùy viên đi gọi thiếu tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Sư đoàn 22 Bộ binh lúc bấy giờ (một thời gian sau thiếu tá Tiếu được thăng trung tá, rồi đại tá, giữ chức trưởng phòng 2 Quân đoàn 2 cho đến ngày Cộng quân tấn công vào Ban Mê Thuột vào thượng tuần tháng 3/1975). Theo lời kể của cựu đại tá Trịnh Tiếu, diễn tiến cuộc gặp gỡ này được ghi lại như sau.
Tại văn phòng tư lệnh Sư đoàn 22 BB, thiếu tá Trịnh Tiếu đã trình bày với 2 vị tướng là ông đã gặp một du kích VC đang hoạt động ở vùng đồi núi phía Tây quận Phù Mỹ, du kích này được thiếu tá Tiếu thu phục làm mật báo viên cho phòng 2, ông đã tốn rất nhiều tiền bạc để nuôi gia đình của y. Ba ngày trước đó, mật báo viên này đã báo cho thiếu tá Tiếu biết có nhiều đơn vị của Sư đoàn 3 Sao Vàng trú quân tại vùng ranh giới giữa quận Phù Mỹ và Hoài Ân. Theo phân tích và giải trình của thiếu tá Tiếu, khi đối chiếu với các tin tức trước do du kích này cung cấp thì nguồn tin mới nhận có thể tin được, và theo ước định của phòng 2 thì một vài trung đoàn của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đang ém quân tại đây.
Sau khi nghe thiếu tá Tiếu trình bày, thiếu tướng Norton nói với tướng Hiếu: Hôm nay tôi đã cho một đại đội Trinh sát trực thăng vận vào khu vực đó để tìm và tiêu diệt địch, nhưng không có cuộc đụng độ nào. Tôi biết việc điều động quân như vậy là sai vì đó là vùng hành quân của Sư đoàn 22 BB VNCH, thế nhưng vì nóng lòng tiêu diệt địch mà tôi phải làm như thế. Thiếu tướng Norton hỏi vị trưởng phòng 2 Sư đoàn 22 BB: Thiếu tá có tin chắc là có địch quân tại mục tiêu đó không" Không một chút do dự, thiếu tá Tiếu trả lời ngay: CQ rất né tránh đụng độ với các đơn vị Hoa Kỳ vì địch sợ hỏa lực của các ông. Tôi tin là Sư đoàn 22 BB của chúng tôi sẽ đụng độ với sư đoàn 3 Sao Vàng tại mục tiêu này.
Tiếp theo sự xác định của thiếu tá Trịnh Tiếu, tướng Hiếu đã nhã nhặn nói với vị tư lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ rằng: theo kế hoạch đã thảo luận giữa 3 sư đoàn Việt Nam, Hoa Kỳ và Đại Hàn, Sư đoàn 22 BB sẽ vào vùng hành quân ngày mai, không nên thay đổi kế hoạch quá sớm. Bắt tay tạm biệt thiếu tướng Norton, tướng Hiếu trở về văn phòng và gọi máy chỉ thị cho trung tá Bùi Trạch Dần, trung đoàn trưởng trung đoàn 41 BB, chỉ sử dụng 2 tiểu đoàn Bộ binh cùng bộ chỉ huy Trung đoàn vào vùng hành quân thật sớm, và khi gần đến mục tiêu vào lúc 3 giờ chiều như dự tính thì phải đóng quân, cho binh sĩ dùng cơm và đào công sự tác chiến thật vững chắc.
* Trận dạ chiến ở Tây Phù Mỹ
Theo báo cáo của phòng 2, khu vực hành quân của trung đoàn 41 BB là vùng xôi đậu nên có rất nhiều cơ sở nằm vùng của VC, biết chắc thế nào các cơ sở này cũng báo cáo cho CQ rõ về quân số tham chiến của trung đoàn 41 BB, do đó tướng Hiếu đã vạch kế hoạch là cho sư đoàn 3 Sao Vàng thấy lực lượng hành quân của VNCH để đối phương điều quân ra đánh, khi giao tranh diễn ra, tướng Hiếu sẽ cho phản công bằng lực lượng Thiết vận xa và bộ chiến. Một tiểu đoàn Bộ binh trừ bị và 1 chi đoàn Thiết vận xa đã được lệnh của tướng Hiếu phải ém quân thật kỹ, xa vùng hành quân khoảng 10 km không cho địch quân thấy.
Đúng như ước tính của bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB, vào 2 giờ sáng ngày N, trung tá Bùi Trạch Dần báo cáo trên máy với tướng Hiếu là trung đoàn CQ bắt đầu tấn công vào vị trí đóng quân của trung đoàn ông. Ngay khi đó, tướng Hiếu ra lệnh cho chi đoàn Thiết vận xa và tiểu đoàn BB trừ bị tiến thật nhanh vào mục tiêu và bọc phía sau lưng địch quân, bao vây tiêu diệt, chận không cho địch quân rút lui.
Thiếu tướng Norton được tin lực lượng Sư đoàn 22 BB đụng độ với CQ, ông liền ra lệnh cho trực thăng của Sư đoàn 1 Không kỵ bay vào trận địa thả trái sáng xuống để giúp đơn vị VNCH thấy rõ vị trí của địch quân, cùng lúc đó, Pháo binh của 2 Sư đoàn VNCH và Hoa Kỳ hỏa tập liên tục để yểm trợ quân bạn. Hỏa châu từ trực thăng thả xuống quá nhiều nên ánh sáng tỏa ra thấy rõ hơn ban ngày. Trên trận địa, binh sĩ của trung đoàn 41 BB từ các hố cá nhân nổ súng bắn hạ Cộng quân rất chính xác. 30 phút sau, tiểu đoàn Bộ binh trừ bị và chi đoàn Thiết vận xa có mặt tại mục tiêu, đồng loạt khai triển đội hình bao vây bọc hậu Cộng quân và tung các đợt tấn công mạnh từ phía sau. Đến 5 giờ sáng, trung đoàn 41 và lực lượng trừ bị tiếp ứng đã hoàn toàn làm chủ trận địa, Cộng quân phải rút lui để lại chiến trường trên 300 xác chết và một số lớn vũ khí.
Sáng ngày N, tướng Hiếu đã đáp xuống mặt trận để thị sát trận địa, khoảng 15 phút sau, thiếu tướng tư lệnh Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ cũng đáp xuống khu vực hành quân của trung đoàn 41 BB, sau đó ông đã tìm gặp thiếu tá Trịnh Tiếu, ngợi khen vị sĩ quan này và Phòng 2 Sư đoàn 22 BB về khả năng phân tích và thu thập tin tức rất chính xác. Tướng Norton cũng bày tỏ sự thán phục của cá nhân ông về kế hoạch dụ địch rất hiệu quả của Sư đoàn 22 Bộ binh. Vị tư lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ đã nói với tướng Hiếu rằng muốn thắng địch phải có tin tức chính xác và Sư đoàn 22 BB đã có một Phòng 2 rất giỏi.
Cũng cần ghi nhận rằng trước đó 3 tháng, một thành phần bộ chiến của Sư đoàn 22 BB đã đụng độ ác liệt với 2 tiểu đoàn CQ tại khu vực Phù Cát, trận kịch chiến kéo dài trong hai ngày đêm, cuối cùng CQ bị đánh bật, để lại trận địa hơn 200 xác chết. Sư đoàn 22 Bộ binh đã làm chủ chiến trường. (Biên soạn dựa theo tài liệu của cựu đại tá Trịnh Tiếu, một số bài viết trong KBC, của tác giả Trương Dưỡng và tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ).
vietbao.com
Sinh Tồn