Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tướng Phan Đình Niệm, Thế Phản Công Của SĐ22BB
* Sư đoàn 22 BB, sau ngày 24/4/1972
Sau khi bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh tại căn cứ Tân Cảnh bị Cộng quân tràn ngập ngày 24/4/1972 và đại tá Lê Đức Đạt tự sát ngay trong hầm chỉ huy, trung tướng Ngô Du, tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu, đã khẩn báo cáo tình hình cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đại tướng Cao Văn Viên. Tướng Ngô Du cũng xin Tổng thống Thiệu bổ nhiệm ngay một tư lệnh mới cho sư đoàn này.
Sau khi tham khảo ý kiến với đại tướng Viên và xét đề nghị của Tư lệnh Quân đoàn 2, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh bổ nhiệm đại tá Phan Đình Niệm, chỉ huy trưởng trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, giữ chức tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh. Ông là vị tư lệnh thứ 11 và cũng là tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 22 BB. Trong đời binh nghiệp, đại tá Niệm đã từng chỉ huy nhiều đơn vị Bộ binh qua các chức vụ: tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, tư lệnh phó sư đoàn. Ông được thăng chuẩn tướng vào cuối tháng 10/1972, sau hơn 5 tháng giữ chức tư lệnh Sư đoàn.
Ngày 28 tháng 4/1972, đại tá Phan Đình Niệm chính thức nhận chức vụ mới. Công việc đầu tiên của ông là tiến hành tái chỉnh trang toàn bộ Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị tổn thất nặng tại hai mặt trận Dakto-Tân Cảnh và Bắc Bình Định. Trung đoàn có mức tổn thất cao nhất là trung đoàn 42, kế tiếp là các trung đoàn 40, trung đoàn 47, trung đoàn 41. Quân số tại hàng của 4 trung đoàn Bộ binh/ Sư đoàn 22 vào ngày đại tá Niệm nhận chức gom lại chưa đến 2 ngàn người, chỉ đủ để tái tổ chức một trung đoàn. Về pháo binh và thiết giáp thống thuộc sư đoàn, mức tổn thất hơn 2/3. Được sự yểm trợ và điều phối nhanh chóng của bộ Tổng tham mưu và bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, chỉ trong vòng 2 tháng, Sư đoàn 22 BB đã hoàn tất chương trình tái chỉnh trang và bổ sung quân số cho 4 trung đoàn Bộ binh, thiết đoàn Kỵ Binh, 3 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 1 tiểu đoàn Pháo binh 155 ly, tiểu đoàn Truyền tin, Công binh, Tiếp vận, Quân y…
Vị tân tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh đã đề ra một phương châm cho tất cả chiến binh: “Quân nhân Sư đoàn 22 BB cùng ăn, cùng ngủ, cùng sống chết với nhau”. Ông đã đi thăm từng tiểu đoàn để nói chuyện với quân sĩ, nhắc lại những chiến công mà Sư đoàn 22 Bộ binh đã lập được qua các cuộc hành quân mang tên Bắc Bình Vương trong suốt thời gian từ 1959 đến đầu năm 1972 tại chiến trường Bình Định, Cao nguyên. Ông nhấn mạnh là Sư đoàn 22 Bộ binh sẽ phản công để tái chiếm các quận phía Bắc tỉnh Bình Định, ông tin rằng những người lính của Sư đoàn sẽ đánh những trận hào hùng nhất trong đời quân ngũ của mình.
* Sư đoàn 22 Bộ binh tái chiếm Bắc Bình Định
Giữa tháng 7/1972, Sư đoàn 22 BB khởi động cuộc hành quân Bắc Bình Vương 22-8 để tái chiếm ba quận Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan ở phía Bắc tỉnh Bình Định. Ngày 28 tháng 7/1972, một thành phần của trung đoàn 47 BB với sự yểm trợ hỏa lực của 1 chi đoàn chiến xa thuộc Thiết đoàn 14 đã phản công tái chiếm quận lỵ Hoài Ân, một quận lỵ nhỏ bé và heo hút nằm giữa khu vực thung lũng sông Kim. Trong trận phản công địch, lực lượng Bộ binh và Thiết giáp Sư đoàn 22 BB đã gặp phải sự kháng cự mạnh của đối phương. Dù địch quân đã tổ chức hệ thống công sự kiên cố với các cụm giao thông hào liên hoàn quanh quận lỵ, nhưng chiến đoàn VNCH với lối đánh tốc chiến đã chọc thủng tuyến phòng ngự của Cộng quân, “dọn sạch” các trung tâm kháng cự và cuối cùng một đại đội tiền phong của Sư đoàn 22 BB đã tiến quân vào doanh trại chi khu, dựng cờ VNCH.
Trong hai tuần đầu của tháng 8/1972, các trung đoàn 40, 41, 42 Bộ binh đã nỗ lực tiến quân đánh bật Cộng quân ra khỏi các vị trí trọng yếu tại ba quận phía Bắc Bình Định. Tại Bồng Sơn và Tam Quan, trận chiến đã diễn ra quyết liệt gần Quốc lộ 1, Cộng quân lập nhiều địa đạo quanh hai thị trấn này và sử dụng đủ các loại súng cộng đồng bắn xối xả vào các cánh quân của Sư đoàn 22 BB. Với chiến thuật linh động kết hợp giữa chiến thuật cá nhân và vận động chiến, từng đại đội Bộ binh của Sư đoàn 22 Bộ binh đã khai triển đội hình tấn công nghi binh để triệt hạ các cụm hỏa lực trung tâm của đối phương. Đúng 4 tháng sau kể từ ngày Tân Cảnh thất thủ, Sư đoàn 22 BB đã tái chiếm tất cả các căn cứ trọng điểm tại ba quận phía Bắc Bình Định, tái lập lưu thông trên Quốc lộ 1 về hướng Bắc từ Bồng Sơn đến Quảng Ngãi.
Về phía Cộng quân, sau khi bị đánh bật khỏi 3 quận Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan, sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã lui quân về trấn giữ các cao điểm ở khu vực núi phía Tây Bình Định, và đóng các cụm chốt quanh ba thị trấn quận lỵ này. Riêng tại quận lỵ quận Hoài Ân, do địa thế hiểm trở, vòng đai thị trấn là thung lũng bị bao bọc bởi các rặng núi cao ngất như Lại Khánh, Đầu Trường, Hố Da, Hòn Giang, Cộng quân đã tổ chức các cụm điểm chốt chận ở các ngõ ra vào như Lại Khánh, Mỹ Đức, sông An Lão, Núi Bụt, Dư Tự với mưu toan cô lập hoàn toàn quận lỵ này.
Ngày 21 tháng 8/1972, một đơn vị của trung đoàn 47 BB hợp với chi đoàn 1/14 chiến xa đã tấn công vào Mỹ Đức, đánh bật 2 tiểu đoàn Cộng quân đang bám giữ khu vực này, chọc thủng vòng đai của địch quân ở Bắc Hoài Ân. Trong trận này, chiến đoàn Bộ binh và Thiết giáp đã hạ trên 50 Cộng quân, bắt tại trận 6 cán binh CSBV, tịch thu 8 súng cộng đồng, trong đó có 1 súng cối 82 ly, 1 đại liên 12 ly 7, 10 vũ khí cá nhân và trên 100 lựu đạn.
* Những trận kịch chiến với 3 sư đoàn CSBV ở Kontum, Pleiku, Bình Định trong hai năm 1973, 1974
Sau khi Hiệp định Paris ký kết vào ngày 27-3-1973 (có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28-3-1973), Cộng quân đã gia gia tăng áp lực tại Cao nguyên. Do tình hình, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động trung đoàn 40/Sư đoàn 22 BB lên Bắc Kontum phối hợp với lực lượng Biệt động quân Quân khu 2 ngăn chận sư đoàn F 10 CSBV vừa ở Bắc vào. Tháng 6/1973, sư đoàn Cộng quân này đã bất thần tấn công vào làng Trung Nghĩa có đông dân cư, cách thị xã Kontum về hướng Tây gần 13 km. Trung đoàn 40 BB đã cùng với 2 liên đoàn Biệt động quân phản công đẩy địch ra khỏi khu vực này. Cuộc phản công kéo dài đến tháng 9/1973, cuối cùng lực lượng Bộ binh và Biệt động quân đã chiếm lại được làng này.
Vào đầu 1974, tại Quân khu 2, Cộng quân bắt đầu đắp đường hai chiều chạy từ trục đường xâm nhập theo hướng Nam-Bắc chĩa về hướng Đông. Một đường chạy nằm ở phía Bắc Kontum và đường kia ở phía Nam Pleiku. Khi hoàn tất, hai con đường này sẽ ăn thông với Quốc lộ 19 nằm về hướng Đông thị xã Pleiku. Hệ thống đường này được thiết lập để hỗ trợ cho mưu toan của Cộng quân là muốn phân cách Kontum và Pleiku cũng như bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đóng ngay tại thị xã Pleiku. Để không gặp trở ngại trong tiến trình thực hiện cụm giao thông chiến lược này, Cộng quân đã tấn công vào căn cứ Pleime (tài liệu của đại tướng Cao Văn Viên ghi là căn cứ 711), bộ tư lệnh Cộng quân tại Cao nguyên (B3) đã huy động 2 trung đoàn của sư đoàn 320 CSBV tấn công căn cứ nói trên. Lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 22 BB với trung đoàn 42 BBB là nỗ lực chính, tăng cường bởi 1 liên đoàn Biệt động quân, được điều động khẩn cấp để đánh bật đối phương ra khỏi căn cứ và khu vực vòng đai.
Các trận đánh đã diễn ra ở mức độ ác liệt, cuối cùng đến tháng 5/1974, lực lượng Sư đoàn 22 BB và Biệt động quân đã đẩy lùi được địch ra khỏi khu vực và chận đứng không cho địch xây dựng tiếp hai con đường này. Cần ghi nhận rằng trong một cuộc chuyển quân gần Pleime, trung đoàn 42 BB bị Cộng quân phục kích, tuy nhiên các đơn vị của trung đoàn đã bình tĩnh chận đứng ngay đợt tấn công đầu của địch, và sau đó, đã nhanh chóng phản phục kích đánh tan 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 64 CSBV.
Bị thất bại trong kế hoạch xây dựng con đường hai chiều, Cộng quân đã chuyển áp lực về khu vực duyên hải Quân khu 2. Vào giữa năm 1974, sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV, đang hoạt động tại phía Tây tỉnh Bình Định, đã tung quân lập các cụm điểm chốt chận cắt ngang Quốc lộ 1 chạy ngang qua ba quận của tỉnh này và đe dọa căn cứ Phù Cát. Trước tình hình mới, bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB đã điều động lực lượng bộ chiến từ Pleiku khẩn cấp di chuyển về Bình Định để phối hợp với 2 liên đoàn Biệt động quân đang có mặt tại tỉnh này, khởi động cuộc hành quân quy mô giải tỏa áp lực địch, Quốc lộ 1 được khai thông. Đến cuối năm 1974, sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã bị lực lượng bộ chiến Sư đoàn 22 BB đánh tan tành, buộc phải rút về mật khu ở trong thung lũng An Lão.
Sau trận chiến đầy bi tráng vào hạ tuần tháng 4/1972 tại Tân Cảnh-Dakto, Bắc Bình Định, liên tiếp trong hai năm 1973, 1974 và ba tháng đầu năm 1975, những người lính Sư đoàn 22 Bộ binh “Trấn Sơn Bình Hải” đã liên tục đánh những trận đầy hào khí, và đã “trả” cái hận cũ: hận bị “bức tử” trong cuộc chiến mùa Hè 1972.
* Chuyện về tướng Phan Đình Niệm
Riêng với vị tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 22 BB, qua những chiến công liên tiếp của sư đoàn này trong năm 1973 và 1974, chuẩn tướng Phan Đình Niệm được thượng cấp tín nhiệm về khả năng chỉ huy. Khi nhận chức tư lệnh Quân đoàn 2 vào tháng 11/1974 thay trung tướng Nguyễn Văn Toàn, thiếu tướng Phạm Văn Phú đã đặt rất nhiều tin tưởng ở Sư đoàn 22 BB trong nỗ lực vô hiệu hóa các hoạt động của CQ tại khu duyên hải Trung nguyên Trung phần. Theo lời kể của cựu thiếu tá Phạm Huấn, nguyên sĩ quan Báo chí Quân đoàn 2, trong dịp tiếp đoàn đại diện của Sư đoàn 22 BB do chuẩn tướng Niệm hướng dẫn lên Pleiku chúc Tết Nguyên đán Ất Mão 1975, thiếu tướng Phạm Văn Phú đã nói với tất cả sĩ quan hiện diện: Vì lý do sức khỏe, một thời ngắn nữa, tôi sẽ xin thượng cấp cho được từ chức. Và người xứng đáng nhất, tôi mong sẽ thay thế tôi, là tướng Phan Đình Niệm, tư lệnh Sư đoàn 22 BB.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tướng Phan Đình Niệm, Thế Phản Công Của SĐ22BB
* Sư đoàn 22 BB, sau ngày 24/4/1972
Sau khi bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh tại căn cứ Tân Cảnh bị Cộng quân tràn ngập ngày 24/4/1972 và đại tá Lê Đức Đạt tự sát ngay trong hầm chỉ huy, trung tướng Ngô Du, tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu, đã khẩn báo cáo tình hình cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đại tướng Cao Văn Viên. Tướng Ngô Du cũng xin Tổng thống Thiệu bổ nhiệm ngay một tư lệnh mới cho sư đoàn này.
Sau khi tham khảo ý kiến với đại tướng Viên và xét đề nghị của Tư lệnh Quân đoàn 2, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh bổ nhiệm đại tá Phan Đình Niệm, chỉ huy trưởng trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, giữ chức tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh. Ông là vị tư lệnh thứ 11 và cũng là tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 22 BB. Trong đời binh nghiệp, đại tá Niệm đã từng chỉ huy nhiều đơn vị Bộ binh qua các chức vụ: tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, tư lệnh phó sư đoàn. Ông được thăng chuẩn tướng vào cuối tháng 10/1972, sau hơn 5 tháng giữ chức tư lệnh Sư đoàn.
Ngày 28 tháng 4/1972, đại tá Phan Đình Niệm chính thức nhận chức vụ mới. Công việc đầu tiên của ông là tiến hành tái chỉnh trang toàn bộ Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị tổn thất nặng tại hai mặt trận Dakto-Tân Cảnh và Bắc Bình Định. Trung đoàn có mức tổn thất cao nhất là trung đoàn 42, kế tiếp là các trung đoàn 40, trung đoàn 47, trung đoàn 41. Quân số tại hàng của 4 trung đoàn Bộ binh/ Sư đoàn 22 vào ngày đại tá Niệm nhận chức gom lại chưa đến 2 ngàn người, chỉ đủ để tái tổ chức một trung đoàn. Về pháo binh và thiết giáp thống thuộc sư đoàn, mức tổn thất hơn 2/3. Được sự yểm trợ và điều phối nhanh chóng của bộ Tổng tham mưu và bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, chỉ trong vòng 2 tháng, Sư đoàn 22 BB đã hoàn tất chương trình tái chỉnh trang và bổ sung quân số cho 4 trung đoàn Bộ binh, thiết đoàn Kỵ Binh, 3 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 1 tiểu đoàn Pháo binh 155 ly, tiểu đoàn Truyền tin, Công binh, Tiếp vận, Quân y…
Vị tân tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh đã đề ra một phương châm cho tất cả chiến binh: “Quân nhân Sư đoàn 22 BB cùng ăn, cùng ngủ, cùng sống chết với nhau”. Ông đã đi thăm từng tiểu đoàn để nói chuyện với quân sĩ, nhắc lại những chiến công mà Sư đoàn 22 Bộ binh đã lập được qua các cuộc hành quân mang tên Bắc Bình Vương trong suốt thời gian từ 1959 đến đầu năm 1972 tại chiến trường Bình Định, Cao nguyên. Ông nhấn mạnh là Sư đoàn 22 Bộ binh sẽ phản công để tái chiếm các quận phía Bắc tỉnh Bình Định, ông tin rằng những người lính của Sư đoàn sẽ đánh những trận hào hùng nhất trong đời quân ngũ của mình.
* Sư đoàn 22 Bộ binh tái chiếm Bắc Bình Định
Giữa tháng 7/1972, Sư đoàn 22 BB khởi động cuộc hành quân Bắc Bình Vương 22-8 để tái chiếm ba quận Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan ở phía Bắc tỉnh Bình Định. Ngày 28 tháng 7/1972, một thành phần của trung đoàn 47 BB với sự yểm trợ hỏa lực của 1 chi đoàn chiến xa thuộc Thiết đoàn 14 đã phản công tái chiếm quận lỵ Hoài Ân, một quận lỵ nhỏ bé và heo hút nằm giữa khu vực thung lũng sông Kim. Trong trận phản công địch, lực lượng Bộ binh và Thiết giáp Sư đoàn 22 BB đã gặp phải sự kháng cự mạnh của đối phương. Dù địch quân đã tổ chức hệ thống công sự kiên cố với các cụm giao thông hào liên hoàn quanh quận lỵ, nhưng chiến đoàn VNCH với lối đánh tốc chiến đã chọc thủng tuyến phòng ngự của Cộng quân, “dọn sạch” các trung tâm kháng cự và cuối cùng một đại đội tiền phong của Sư đoàn 22 BB đã tiến quân vào doanh trại chi khu, dựng cờ VNCH.
Trong hai tuần đầu của tháng 8/1972, các trung đoàn 40, 41, 42 Bộ binh đã nỗ lực tiến quân đánh bật Cộng quân ra khỏi các vị trí trọng yếu tại ba quận phía Bắc Bình Định. Tại Bồng Sơn và Tam Quan, trận chiến đã diễn ra quyết liệt gần Quốc lộ 1, Cộng quân lập nhiều địa đạo quanh hai thị trấn này và sử dụng đủ các loại súng cộng đồng bắn xối xả vào các cánh quân của Sư đoàn 22 BB. Với chiến thuật linh động kết hợp giữa chiến thuật cá nhân và vận động chiến, từng đại đội Bộ binh của Sư đoàn 22 Bộ binh đã khai triển đội hình tấn công nghi binh để triệt hạ các cụm hỏa lực trung tâm của đối phương. Đúng 4 tháng sau kể từ ngày Tân Cảnh thất thủ, Sư đoàn 22 BB đã tái chiếm tất cả các căn cứ trọng điểm tại ba quận phía Bắc Bình Định, tái lập lưu thông trên Quốc lộ 1 về hướng Bắc từ Bồng Sơn đến Quảng Ngãi.
Về phía Cộng quân, sau khi bị đánh bật khỏi 3 quận Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan, sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã lui quân về trấn giữ các cao điểm ở khu vực núi phía Tây Bình Định, và đóng các cụm chốt quanh ba thị trấn quận lỵ này. Riêng tại quận lỵ quận Hoài Ân, do địa thế hiểm trở, vòng đai thị trấn là thung lũng bị bao bọc bởi các rặng núi cao ngất như Lại Khánh, Đầu Trường, Hố Da, Hòn Giang, Cộng quân đã tổ chức các cụm điểm chốt chận ở các ngõ ra vào như Lại Khánh, Mỹ Đức, sông An Lão, Núi Bụt, Dư Tự với mưu toan cô lập hoàn toàn quận lỵ này.
Ngày 21 tháng 8/1972, một đơn vị của trung đoàn 47 BB hợp với chi đoàn 1/14 chiến xa đã tấn công vào Mỹ Đức, đánh bật 2 tiểu đoàn Cộng quân đang bám giữ khu vực này, chọc thủng vòng đai của địch quân ở Bắc Hoài Ân. Trong trận này, chiến đoàn Bộ binh và Thiết giáp đã hạ trên 50 Cộng quân, bắt tại trận 6 cán binh CSBV, tịch thu 8 súng cộng đồng, trong đó có 1 súng cối 82 ly, 1 đại liên 12 ly 7, 10 vũ khí cá nhân và trên 100 lựu đạn.
* Những trận kịch chiến với 3 sư đoàn CSBV ở Kontum, Pleiku, Bình Định trong hai năm 1973, 1974
Sau khi Hiệp định Paris ký kết vào ngày 27-3-1973 (có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28-3-1973), Cộng quân đã gia gia tăng áp lực tại Cao nguyên. Do tình hình, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động trung đoàn 40/Sư đoàn 22 BB lên Bắc Kontum phối hợp với lực lượng Biệt động quân Quân khu 2 ngăn chận sư đoàn F 10 CSBV vừa ở Bắc vào. Tháng 6/1973, sư đoàn Cộng quân này đã bất thần tấn công vào làng Trung Nghĩa có đông dân cư, cách thị xã Kontum về hướng Tây gần 13 km. Trung đoàn 40 BB đã cùng với 2 liên đoàn Biệt động quân phản công đẩy địch ra khỏi khu vực này. Cuộc phản công kéo dài đến tháng 9/1973, cuối cùng lực lượng Bộ binh và Biệt động quân đã chiếm lại được làng này.
Vào đầu 1974, tại Quân khu 2, Cộng quân bắt đầu đắp đường hai chiều chạy từ trục đường xâm nhập theo hướng Nam-Bắc chĩa về hướng Đông. Một đường chạy nằm ở phía Bắc Kontum và đường kia ở phía Nam Pleiku. Khi hoàn tất, hai con đường này sẽ ăn thông với Quốc lộ 19 nằm về hướng Đông thị xã Pleiku. Hệ thống đường này được thiết lập để hỗ trợ cho mưu toan của Cộng quân là muốn phân cách Kontum và Pleiku cũng như bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đóng ngay tại thị xã Pleiku. Để không gặp trở ngại trong tiến trình thực hiện cụm giao thông chiến lược này, Cộng quân đã tấn công vào căn cứ Pleime (tài liệu của đại tướng Cao Văn Viên ghi là căn cứ 711), bộ tư lệnh Cộng quân tại Cao nguyên (B3) đã huy động 2 trung đoàn của sư đoàn 320 CSBV tấn công căn cứ nói trên. Lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 22 BB với trung đoàn 42 BBB là nỗ lực chính, tăng cường bởi 1 liên đoàn Biệt động quân, được điều động khẩn cấp để đánh bật đối phương ra khỏi căn cứ và khu vực vòng đai.
Các trận đánh đã diễn ra ở mức độ ác liệt, cuối cùng đến tháng 5/1974, lực lượng Sư đoàn 22 BB và Biệt động quân đã đẩy lùi được địch ra khỏi khu vực và chận đứng không cho địch xây dựng tiếp hai con đường này. Cần ghi nhận rằng trong một cuộc chuyển quân gần Pleime, trung đoàn 42 BB bị Cộng quân phục kích, tuy nhiên các đơn vị của trung đoàn đã bình tĩnh chận đứng ngay đợt tấn công đầu của địch, và sau đó, đã nhanh chóng phản phục kích đánh tan 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 64 CSBV.
Bị thất bại trong kế hoạch xây dựng con đường hai chiều, Cộng quân đã chuyển áp lực về khu vực duyên hải Quân khu 2. Vào giữa năm 1974, sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV, đang hoạt động tại phía Tây tỉnh Bình Định, đã tung quân lập các cụm điểm chốt chận cắt ngang Quốc lộ 1 chạy ngang qua ba quận của tỉnh này và đe dọa căn cứ Phù Cát. Trước tình hình mới, bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB đã điều động lực lượng bộ chiến từ Pleiku khẩn cấp di chuyển về Bình Định để phối hợp với 2 liên đoàn Biệt động quân đang có mặt tại tỉnh này, khởi động cuộc hành quân quy mô giải tỏa áp lực địch, Quốc lộ 1 được khai thông. Đến cuối năm 1974, sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã bị lực lượng bộ chiến Sư đoàn 22 BB đánh tan tành, buộc phải rút về mật khu ở trong thung lũng An Lão.
Sau trận chiến đầy bi tráng vào hạ tuần tháng 4/1972 tại Tân Cảnh-Dakto, Bắc Bình Định, liên tiếp trong hai năm 1973, 1974 và ba tháng đầu năm 1975, những người lính Sư đoàn 22 Bộ binh “Trấn Sơn Bình Hải” đã liên tục đánh những trận đầy hào khí, và đã “trả” cái hận cũ: hận bị “bức tử” trong cuộc chiến mùa Hè 1972.
* Chuyện về tướng Phan Đình Niệm
Riêng với vị tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 22 BB, qua những chiến công liên tiếp của sư đoàn này trong năm 1973 và 1974, chuẩn tướng Phan Đình Niệm được thượng cấp tín nhiệm về khả năng chỉ huy. Khi nhận chức tư lệnh Quân đoàn 2 vào tháng 11/1974 thay trung tướng Nguyễn Văn Toàn, thiếu tướng Phạm Văn Phú đã đặt rất nhiều tin tưởng ở Sư đoàn 22 BB trong nỗ lực vô hiệu hóa các hoạt động của CQ tại khu duyên hải Trung nguyên Trung phần. Theo lời kể của cựu thiếu tá Phạm Huấn, nguyên sĩ quan Báo chí Quân đoàn 2, trong dịp tiếp đoàn đại diện của Sư đoàn 22 BB do chuẩn tướng Niệm hướng dẫn lên Pleiku chúc Tết Nguyên đán Ất Mão 1975, thiếu tướng Phạm Văn Phú đã nói với tất cả sĩ quan hiện diện: Vì lý do sức khỏe, một thời ngắn nữa, tôi sẽ xin thượng cấp cho được từ chức. Và người xứng đáng nhất, tôi mong sẽ thay thế tôi, là tướng Phan Đình Niệm, tư lệnh Sư đoàn 22 BB.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển