Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tướng Trần Văn Hai, Trận Của Bđq Quốc Lộ 14 Hè 72
Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 20 năm nhìn lại”, chúng tôi đã lược trình về tình hình chiến sự tại mặt trận Tây Nguyên trong mùa Hè 1972. Như đã trình bày, sau khi các sư đoàn chính quy CSBV (do bộ tư lệnh B3 chỉ huy) bị đánh bật khỏi vòng đai và trung tâm thị xã Kontum, địch quân vẫn duy trì một lực lượng gây áp lực ở phía Nam và phía Đông Kontum. Trên quốc lộ 14 từ Pleiku đến Kontum, Cộng quân vẫn chận chốt tại nhiều điểm, nhất là từ Sở Trà đến Chu Pao. Trung tuần tháng 6/1972, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 điều động lực lượng Biệt động quân Quân khu 2 và các lực lượng Thiết kỵ tổng phản công để thanh toán tất các chốt chận của Cộng quân trên đoạn đường Pleiku-Kontum. Tổng chỉ huy cuộc hành quân này là chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh phó Quân đoàn 2.
* Lược ghi đời quân ngũ của tướng Trần Văn Hai
Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926, gốc người tỉnh Cần Thơ, xuất thân khóa 7 trường Võ bị Đà Lạt (khai giảng vào tháng 5/1952, mãn khóa tháng 12/1952). Trong hai năm 1953 và 1954, ông đã phục vụ tại các binh đoàn chiến đấu của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1961, ở cấp đại úy, ông là một trong những sĩ quan đầu tiên thành lập trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ vào ngày 1/8/1961. Vào giữa thập niên 60, ở cấp bậc thiếu tá, ông đã có thời gian giữ chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Phú Yên. Tháng 6/1966, ở cấp bậc trung tá, ông được cử giữ chức chỉ huy trưởng Biệt động quân QL.VNCH thay thế chuẩn tướng Phan Xuân Nhận được điều động ra Huế để đảm nhận chức vụ tư lệnh Sư đoàn 1 BB.
Tháng 6/1968, ở cấp bậc đại tá, ông được Thủ tướng chính phủ VNCH Trần Văn Hương bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Tháng 7/1970, ông được thăng cấp chuẩn tướng và được bổ nhiệm giữ chức vụ tư lệnh Biệt khu 44 thuộc Quân khu 4 (Vùng 4 chiến thuật). Hè 1972, khi CSBV mở ba mặt trận lớn tại Quảng Trị, Kontum, Bình Long, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh phân nhiệm một số tướng lãnh vào các chức vụ trọng yếu tại các quân khu, trong đó, chuẩn tướng Trần Văn Hai được điều động lên Cao nguyên để giữ chức tư lệnh phó Quân đoàn 2 đặc trách biên phòng. Một thời gian ngắn sau đó, ông rời Cao nguyên về giữ chức chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ kiêm chỉ trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn. Tháng 11/1974, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 7 BB. Trong biến cố 30-4, ông đã tự sát tại bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 BB để giữ tròn khí tiết của một danh tướng.
Trở lại với chiến trường Kontum-Pleiku, chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh phó Quân đoàn 2 rất nóng lòng muốn giải tỏa áp lực Cộng quân trên quốc lộ 14 và đỉnh Chu Pao. Vào những ngày giữa tháng 6/1972, ông đã bay thị sát để phối trí các đơn vị chuẩn bị cuộc hành quân thanh toán các chốt chận của Cộng quân trên quốc lộ này. Tại các căn cứ và phòng tuyến, ông đã thảo luận với các đơn vị trưởng BĐQ làm sao tái lập được sự giao thông trên đoạn đường Pleiku-Kontum. Sau đây là bài tổng hợp về trận phản công tái chiếm Chu Pao của lực lượng Biệt động quân Quân khu 2. Phần này biên soạn dựa theo các bài viết đăng trong đặc san Mũ Nâu, tạp chí KBC, ký sự chiến trường về trận Chu Pao trong tuần báo Diều Hâu, nhật báo Tiền Tuyến năm 1972, lời kể của một số cựu sĩ quan BB, BĐQ đã tham dự trận chiến.
* Chiến sự ttrục lộ Pleiku-Kontum
Tại mặt trận Cao nguyên, theo địa hình, hệ thống phòng thủ bảo vệ trục lộ Pleiku-Kontum gồm nhiều căn cứ trọng điểm, trong đó có hai căn cứ 41 và căn cứ 42 cách thành phố Pleiku khoảng 16 km về hướng Bắc và nằm trên cửa ngỏ vào thành phố này. Về hướng Kontum có cụm núi Chu Pao mà đỉnh núi cao đến 1059 mét cách Pleiku hơn 17 cây số về hướng Bắc. Đây là tiền đồn trọng yếu bảo vệ trục lộ Pleiku-Kontum. Trước tháng 6/1972, Cộng quân đã tấn công vào căn cứ hỏa lực 42. Trận tấn công diễn ra vào khoảng 1 giờ sáng. Lúc bấy giờ đơn vị phòng thủ là tiểu đoàn 3 trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh và 1 đơn vị Dù.
Trước khi tấn công, CQ đã pháo hỏa tập vào căn cứ rồi một thành phần đặc công và khoảng 1 trung đoàn có pháo binh yểm trợ khởi động cuộc tấn công theo chiến thuật tiền pháo hậu xung. Cộng quân tiến vào căn cứ theo hướng hướng Đông, trong khi đó cánh quân của tiểu đoàn 3/44 ở phía Tây nỗ lực tập trung hỏa lực ngăn chận địch.
Trong gần 1 giờ của trận chiến, quân trú phòng bắn trả quyết liệt nhưng các toán đặc công vẫn liều mạng tràn lên với chủ ý là đặt chất nổ để phá các công sự chiến đấu trong căn cứ. Cùng lúc đó, các tiểu đoàn bộ chiến của CQ mở các đợt tấn công cường tập vào phòng tuyến các đại đội trú phòng. Trong khi trận chiến xảy ra, các khẩu đội pháo binh Dù đã yểm trợ rất hữu hiệu cho tiểu đoàn 3/44. Cùng lúc đó, phi cơ bao vùng thả hỏa châu soi sáng để cho phi cơ F 105 oanh kích vào các vị trí mà CQ đang khai triển lực lượng.
Gần 2 sáng, Cộng quân đồng loạt tràn lên mở cuộc tấn công cường tập. Trước áp lực quá mạnh của địch quân, bộ chỉ huy căn cứ đã liên lạc xin Không quân Hoa Kỳ yểm trợ hỏa kích laser. Nhận được yêu cầu tiếp cứu, Không quân Hoa Kỳ đã điều động một C-130 vào vùng. Phi cơ này lượn vòng trên đầu địch và hỏa kích laser. Gần rạng sáng, phía Cộng quân im tiếng súng. Đến sáng, tiểu đoàn trưởng tung quân ra ngoài căn cứ để kiểm soát chiến trường, quân trú phòng đã đã đếm được hơn 200 xác cán binh CSBV ở chung quanh căn cứ và dọc theo bờ suối
.
* Trận chiến ở đỉnh Chu Pao
Ngày 15 tháng 6/1972, tiểu đoàn 62 Biệt động quân, đơn vị đã tử thủ căn cứ Lệ Khánh 20 ngày trong tháng 5/1972, được điều động đến nhận các vị trí do một đơn vị của Liên đoàn 7 BĐQ bàn giao. Cũng vào thời gian này, thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2, ủy nhiệm cho chuẩn tướng Trần Văn Hai tổng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm giải tỏa áp lực của CQ. Để tiến hành kế hoạch, tướng Trần Văn Hai đã họp bàn với đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 để khai triển các cánh quân.
Ngày 16/ 6/1972, tướng Trần Văn Hai thị sát tuyến phòng thủ các đơn vị BĐQ bằng xe jeep. Tại bộ chỉ huy Tiểu đoàn 62 BĐQ, tướng Trần Văn Hai nói với đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng, là ông đến thăm tiểu đoàn với tư cách là một cựu chỉ huy trưởng BĐQ, ông cũng cho biết ông muốn lên thăm anh em ở căn cứ 41 bằng đường bộ, và ông yêu cầu đại úy Phong cho biết phải đi theo lộ trình nào. Đại úy Phong trình bày với tướng Trần Văn Hai rằng chỉ có một cách là phải đi bọc đường rừng thì mới đến được căn cứ trên.
Rời phòng tuyến Tiểu đoàn 62 BĐQ, cùng với quân hộ tống mở đường, tướng Trần Văn Hai theo đường rừng đi căn cứ 41. Tại đây, tướng Hai đã thảo luận với bộ chỉ huy lực lượng phòng thủ căn cứ 41 để bàn kế hoạch giải tỏa Chu Pao và tái lập sự thông thương trên quốc lộ 14. Sau cuộc họp, tướng Hai trở lại phòng tuyến của tiểu đoàn 62 BĐQ. Trong căn hầm của ban chỉ huy Tiểu đoàn, tướng Trần Văn Hai ra lệnh cho Tiểu đoàn 62 BĐQ mở cuộc hành quân theo quốc lộ 14, triệt hạ tất cả các chốt chận trên lộ trình để bắt tay với căn cứ 41. Ông muốn đến căn cứ bằng xe để thăm anh em đang đóng quân ở đó.
Lời nói của tướng Hai là quân lệnh của một tư lệnh chiến trường ban ra cho tiểu đoàn 62 Biệt động quân. Thi hành quân lệnh của tướng Hai, ban chỉ huy tiểu đoàn 62 Biệt động quân đã họp để nghiên cứu kế hoạch phản công. Trên bản đồ hành quân, từ tọa độ mà tiểu đoàn này đang đóng quân đến căn cứ 41 đi theo quốc lộ 14 khoảng hơn 1 km, nhưng trong hơn một tháng qua, với những đơn vị Biệt động quân Quân khu 2, thì đó đoạn đường máu lửa. Và ngày 17/6/1972 là ngày N của cuộc hành quân giải tỏa áp lực CQ trên đoạn đường 1 km này. Bằng tất cả nỗ lực, chỉ trong vòng hai ngày, với sự yểm trợ hỏa lực của Pháo binh, tiểu đoàn 62 BĐQ đã tiến chiếm mục tiêu.
Ghi lại chiến công của Biệt động quân Quân khu 2, trong bài viết “10 Tiểu đoàn Biệt động quân và khúc xương khó nuốt Chu Pao”, trung tá Nguyễn Đạt Thịnh (nhà báo Sao Bắc Đẩu), chủ bút báo Chiến sĩ Cộng Hòa, đã viết như sau.
Tôi (trung tá Nguyễn Đạt Thịnh) đã chứng kiến những lần đánh Chu Pao trước đó và đã có lần tôi tường thuật lại những trận đánh đó. Hàng trung đoàn Bộ binh có chiến xa yểm trợ, từ phi tuần này đến phi tuần khác tiếp tục đánh và cả B 52 nữa, nhưng cuối cùng mọi người đành nhìn nhận rằng Chu Pao quả là khúc xương khó nuốt.
Đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng BĐQ Quân khu 2 chỉ cho tôi thấy một vết mẻ trên phiến đá lớn gần đấy rồi nói: Bom B-52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá kia như vậy thì mong gì dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được. Chúng tôi đánh bằng lựu đạn và đánh từng hầm một. Anh thiếu úy Sơn, tiền sát viên Pháo binh cho thêm một chi tiết: Hầm hố ở đây, địch quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên. Bom hay đại bác có đánh trúng ngay trên hầm mới có kết quả. Đánh bên cạnh thì kể như huề.
Việt Báo
Tân Sơn Hòa chuyền
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tướng Trần Văn Hai, Trận Của Bđq Quốc Lộ 14 Hè 72
Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 20 năm nhìn lại”, chúng tôi đã lược trình về tình hình chiến sự tại mặt trận Tây Nguyên trong mùa Hè 1972. Như đã trình bày, sau khi các sư đoàn chính quy CSBV (do bộ tư lệnh B3 chỉ huy) bị đánh bật khỏi vòng đai và trung tâm thị xã Kontum, địch quân vẫn duy trì một lực lượng gây áp lực ở phía Nam và phía Đông Kontum. Trên quốc lộ 14 từ Pleiku đến Kontum, Cộng quân vẫn chận chốt tại nhiều điểm, nhất là từ Sở Trà đến Chu Pao. Trung tuần tháng 6/1972, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 điều động lực lượng Biệt động quân Quân khu 2 và các lực lượng Thiết kỵ tổng phản công để thanh toán tất các chốt chận của Cộng quân trên đoạn đường Pleiku-Kontum. Tổng chỉ huy cuộc hành quân này là chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh phó Quân đoàn 2.
* Lược ghi đời quân ngũ của tướng Trần Văn Hai
Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926, gốc người tỉnh Cần Thơ, xuất thân khóa 7 trường Võ bị Đà Lạt (khai giảng vào tháng 5/1952, mãn khóa tháng 12/1952). Trong hai năm 1953 và 1954, ông đã phục vụ tại các binh đoàn chiến đấu của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1961, ở cấp đại úy, ông là một trong những sĩ quan đầu tiên thành lập trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ vào ngày 1/8/1961. Vào giữa thập niên 60, ở cấp bậc thiếu tá, ông đã có thời gian giữ chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Phú Yên. Tháng 6/1966, ở cấp bậc trung tá, ông được cử giữ chức chỉ huy trưởng Biệt động quân QL.VNCH thay thế chuẩn tướng Phan Xuân Nhận được điều động ra Huế để đảm nhận chức vụ tư lệnh Sư đoàn 1 BB.
Tháng 6/1968, ở cấp bậc đại tá, ông được Thủ tướng chính phủ VNCH Trần Văn Hương bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Tháng 7/1970, ông được thăng cấp chuẩn tướng và được bổ nhiệm giữ chức vụ tư lệnh Biệt khu 44 thuộc Quân khu 4 (Vùng 4 chiến thuật). Hè 1972, khi CSBV mở ba mặt trận lớn tại Quảng Trị, Kontum, Bình Long, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh phân nhiệm một số tướng lãnh vào các chức vụ trọng yếu tại các quân khu, trong đó, chuẩn tướng Trần Văn Hai được điều động lên Cao nguyên để giữ chức tư lệnh phó Quân đoàn 2 đặc trách biên phòng. Một thời gian ngắn sau đó, ông rời Cao nguyên về giữ chức chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ kiêm chỉ trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn. Tháng 11/1974, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 7 BB. Trong biến cố 30-4, ông đã tự sát tại bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 BB để giữ tròn khí tiết của một danh tướng.
Trở lại với chiến trường Kontum-Pleiku, chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh phó Quân đoàn 2 rất nóng lòng muốn giải tỏa áp lực Cộng quân trên quốc lộ 14 và đỉnh Chu Pao. Vào những ngày giữa tháng 6/1972, ông đã bay thị sát để phối trí các đơn vị chuẩn bị cuộc hành quân thanh toán các chốt chận của Cộng quân trên quốc lộ này. Tại các căn cứ và phòng tuyến, ông đã thảo luận với các đơn vị trưởng BĐQ làm sao tái lập được sự giao thông trên đoạn đường Pleiku-Kontum. Sau đây là bài tổng hợp về trận phản công tái chiếm Chu Pao của lực lượng Biệt động quân Quân khu 2. Phần này biên soạn dựa theo các bài viết đăng trong đặc san Mũ Nâu, tạp chí KBC, ký sự chiến trường về trận Chu Pao trong tuần báo Diều Hâu, nhật báo Tiền Tuyến năm 1972, lời kể của một số cựu sĩ quan BB, BĐQ đã tham dự trận chiến.
* Chiến sự ttrục lộ Pleiku-Kontum
Tại mặt trận Cao nguyên, theo địa hình, hệ thống phòng thủ bảo vệ trục lộ Pleiku-Kontum gồm nhiều căn cứ trọng điểm, trong đó có hai căn cứ 41 và căn cứ 42 cách thành phố Pleiku khoảng 16 km về hướng Bắc và nằm trên cửa ngỏ vào thành phố này. Về hướng Kontum có cụm núi Chu Pao mà đỉnh núi cao đến 1059 mét cách Pleiku hơn 17 cây số về hướng Bắc. Đây là tiền đồn trọng yếu bảo vệ trục lộ Pleiku-Kontum. Trước tháng 6/1972, Cộng quân đã tấn công vào căn cứ hỏa lực 42. Trận tấn công diễn ra vào khoảng 1 giờ sáng. Lúc bấy giờ đơn vị phòng thủ là tiểu đoàn 3 trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh và 1 đơn vị Dù.
Trước khi tấn công, CQ đã pháo hỏa tập vào căn cứ rồi một thành phần đặc công và khoảng 1 trung đoàn có pháo binh yểm trợ khởi động cuộc tấn công theo chiến thuật tiền pháo hậu xung. Cộng quân tiến vào căn cứ theo hướng hướng Đông, trong khi đó cánh quân của tiểu đoàn 3/44 ở phía Tây nỗ lực tập trung hỏa lực ngăn chận địch.
Trong gần 1 giờ của trận chiến, quân trú phòng bắn trả quyết liệt nhưng các toán đặc công vẫn liều mạng tràn lên với chủ ý là đặt chất nổ để phá các công sự chiến đấu trong căn cứ. Cùng lúc đó, các tiểu đoàn bộ chiến của CQ mở các đợt tấn công cường tập vào phòng tuyến các đại đội trú phòng. Trong khi trận chiến xảy ra, các khẩu đội pháo binh Dù đã yểm trợ rất hữu hiệu cho tiểu đoàn 3/44. Cùng lúc đó, phi cơ bao vùng thả hỏa châu soi sáng để cho phi cơ F 105 oanh kích vào các vị trí mà CQ đang khai triển lực lượng.
Gần 2 sáng, Cộng quân đồng loạt tràn lên mở cuộc tấn công cường tập. Trước áp lực quá mạnh của địch quân, bộ chỉ huy căn cứ đã liên lạc xin Không quân Hoa Kỳ yểm trợ hỏa kích laser. Nhận được yêu cầu tiếp cứu, Không quân Hoa Kỳ đã điều động một C-130 vào vùng. Phi cơ này lượn vòng trên đầu địch và hỏa kích laser. Gần rạng sáng, phía Cộng quân im tiếng súng. Đến sáng, tiểu đoàn trưởng tung quân ra ngoài căn cứ để kiểm soát chiến trường, quân trú phòng đã đã đếm được hơn 200 xác cán binh CSBV ở chung quanh căn cứ và dọc theo bờ suối
.
* Trận chiến ở đỉnh Chu Pao
Ngày 15 tháng 6/1972, tiểu đoàn 62 Biệt động quân, đơn vị đã tử thủ căn cứ Lệ Khánh 20 ngày trong tháng 5/1972, được điều động đến nhận các vị trí do một đơn vị của Liên đoàn 7 BĐQ bàn giao. Cũng vào thời gian này, thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2, ủy nhiệm cho chuẩn tướng Trần Văn Hai tổng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm giải tỏa áp lực của CQ. Để tiến hành kế hoạch, tướng Trần Văn Hai đã họp bàn với đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 để khai triển các cánh quân.
Ngày 16/ 6/1972, tướng Trần Văn Hai thị sát tuyến phòng thủ các đơn vị BĐQ bằng xe jeep. Tại bộ chỉ huy Tiểu đoàn 62 BĐQ, tướng Trần Văn Hai nói với đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng, là ông đến thăm tiểu đoàn với tư cách là một cựu chỉ huy trưởng BĐQ, ông cũng cho biết ông muốn lên thăm anh em ở căn cứ 41 bằng đường bộ, và ông yêu cầu đại úy Phong cho biết phải đi theo lộ trình nào. Đại úy Phong trình bày với tướng Trần Văn Hai rằng chỉ có một cách là phải đi bọc đường rừng thì mới đến được căn cứ trên.
Rời phòng tuyến Tiểu đoàn 62 BĐQ, cùng với quân hộ tống mở đường, tướng Trần Văn Hai theo đường rừng đi căn cứ 41. Tại đây, tướng Hai đã thảo luận với bộ chỉ huy lực lượng phòng thủ căn cứ 41 để bàn kế hoạch giải tỏa Chu Pao và tái lập sự thông thương trên quốc lộ 14. Sau cuộc họp, tướng Hai trở lại phòng tuyến của tiểu đoàn 62 BĐQ. Trong căn hầm của ban chỉ huy Tiểu đoàn, tướng Trần Văn Hai ra lệnh cho Tiểu đoàn 62 BĐQ mở cuộc hành quân theo quốc lộ 14, triệt hạ tất cả các chốt chận trên lộ trình để bắt tay với căn cứ 41. Ông muốn đến căn cứ bằng xe để thăm anh em đang đóng quân ở đó.
Lời nói của tướng Hai là quân lệnh của một tư lệnh chiến trường ban ra cho tiểu đoàn 62 Biệt động quân. Thi hành quân lệnh của tướng Hai, ban chỉ huy tiểu đoàn 62 Biệt động quân đã họp để nghiên cứu kế hoạch phản công. Trên bản đồ hành quân, từ tọa độ mà tiểu đoàn này đang đóng quân đến căn cứ 41 đi theo quốc lộ 14 khoảng hơn 1 km, nhưng trong hơn một tháng qua, với những đơn vị Biệt động quân Quân khu 2, thì đó đoạn đường máu lửa. Và ngày 17/6/1972 là ngày N của cuộc hành quân giải tỏa áp lực CQ trên đoạn đường 1 km này. Bằng tất cả nỗ lực, chỉ trong vòng hai ngày, với sự yểm trợ hỏa lực của Pháo binh, tiểu đoàn 62 BĐQ đã tiến chiếm mục tiêu.
Ghi lại chiến công của Biệt động quân Quân khu 2, trong bài viết “10 Tiểu đoàn Biệt động quân và khúc xương khó nuốt Chu Pao”, trung tá Nguyễn Đạt Thịnh (nhà báo Sao Bắc Đẩu), chủ bút báo Chiến sĩ Cộng Hòa, đã viết như sau.
Tôi (trung tá Nguyễn Đạt Thịnh) đã chứng kiến những lần đánh Chu Pao trước đó và đã có lần tôi tường thuật lại những trận đánh đó. Hàng trung đoàn Bộ binh có chiến xa yểm trợ, từ phi tuần này đến phi tuần khác tiếp tục đánh và cả B 52 nữa, nhưng cuối cùng mọi người đành nhìn nhận rằng Chu Pao quả là khúc xương khó nuốt.
Đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng BĐQ Quân khu 2 chỉ cho tôi thấy một vết mẻ trên phiến đá lớn gần đấy rồi nói: Bom B-52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá kia như vậy thì mong gì dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được. Chúng tôi đánh bằng lựu đạn và đánh từng hầm một. Anh thiếu úy Sơn, tiền sát viên Pháo binh cho thêm một chi tiết: Hầm hố ở đây, địch quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên. Bom hay đại bác có đánh trúng ngay trên hầm mới có kết quả. Đánh bên cạnh thì kể như huề.
Việt Báo
Tân Sơn Hòa chuyền