Trang lá cải
Tương lai mờ mịt của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ được người Việt mua lại
4 năm trước, thị trấn Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã được một doanh nhân người Việt mua lại với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng) nhưng hiện tại thị trấn này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
4 năm trước, thị trấn Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã được một doanh nhân người Việt mua lại với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng) nhưng hiện tại thị trấn này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Jason Hirsch, cư dân duy nhất của thị trấn đang ở trong Văn phòng Bưu chính Thị trấn.
(Nguồn: Coffeetarian)
Được biết, thị trấn này là một vùng đất yêu thích của những người lái xe tải, khách du lịch và cao bồi. Đây là nơi trú ẩn an toàn cho những người lái xe tải khi gặp thời tiết xấu và có nhiều địa điểm thu hút bên lề đường cho khách du lịch mùa hè.
Tuy nhiên, nó lại đang gặp khó khăn về tiền bạc.
“Bây giờ mọi thứ phụ thuộc vào việc tôi có thể làm hóa đơn hàng tuần hay không”, Jason Hirsch, quản lý thị trấn, quản lý đội vệ sinh đô thị, người phát ngôn kiêm nhà điều hành cửa hàng tiện lợi của thị trấn nói.
Trong thời kỳ hoàng kim của Buford, có khoảng 2000 người sống trong thị trấn được xây dựng như một pháo đài vào những năm 1860 này. Nhưng khi thị trấn chuyển đến Laramie, dân số của Buford cũng chuyển theo. Và cho đến năm 2006, chỉ có một người ở lại Buford là Don Sammons.
Sau đó, ông Sammons đã quyết định bán thị trấn vào năm 2012 sau hơn 20 năm làm thị trưởng, chủ sở hữu và người quản lý của nó.
Chủ nhân mới, ông Phạm Đình Nguyên người Việt Nam đã thắng cuộc bán đấu giá và mua lại thị trấn với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng). Do đó, ông sở hữu cây xăng, cửa hàng tiện lợi, trường học từ năm 1905 được chuyển thành văn phòng, nhà để xe, nhà kho công cụ, nhà ở ba phòng ngủ và mã bưu chính của thị trấn.
Ông Nguyên, hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, đã mua lại thị trấn để ông có thể bán loại cà phê đặc sản của người Việt cho người Mỹ. Ông thậm chí còn đổi tên thị trấn thành PhinDeli Buford để tôn vinh thương hiệu cà phê PhinDeli.
Ông Nguyên cũng đã nói với tờ Star Tribune vào năm 2013 rằng:
“Dù thị trấn này nhỏ, nhưng nó sẽ có một lượng dân số đông đảo và chúng tôi hy vọng rằng sẽ họ sẽ được thưởng thức cà phê Việt Nam tại thị trấn PhinDeli”.
Ông Phạm Đình Nguyên trên tấm biển báo điểm dừng tiếp theo là thị trấn PhinDeli.
(Nguồn: Phindeli)
Theo AP, ông Nguyên thuê Hirsch quản lý thị trấn Buford từ năm 2015 với hy vọng sẽ giúp thị trấn này phát triển hơn so với những tiềm năng sẵn có của nó.
Hợp đồng này sẽ kết thúc vào tháng 12 năm nay và trừ khi có sự thay đổi, có lẽ Hirsch sẽ không đồng ý gia hạn hợp đồng thêm nữa bởi nó đòi hỏi Hirsch phải điều hành thị trấn, sửa chữa và thanh toán mọi chi phí. Ông còn phải trả khoảng 800 USD/tháng để thu gom rác của thị trấn.
Tuy nhiên, khi Hirsch muốn thương lượng lại hợp đồng và gia hạn thêm 5 năm nữa với điều kiện ông Nguyên phải đồng ý với một loạt các điều khoản khác nhau để có thể làm giảm một số nghĩa vụ tài chính của ông Hirsch và cho phép ông ta có nhiều cơ hội để cải tạo Buford, nhưng ông Nguyên đã không đồng ý.
Được biết, hiện nay, các cửa hàng tại Buford đang ngày càng ít hàng hóa hơn và Hirsch cho biết ông không còn nhiều tiền để mua thêm để buôn bán.
Những gì Buford thực sự cần là một nhà đầu tư, một người có thể cho vay tiền để cải tạo lại thị trấn, Hirsch cho biết.
“Nếu tôi rời đi, ông Nguyên sẽ gặp khó khăn khi tìm một người khác để quản lý nơi này. Việc sống một mình ở Buford không phải là điều dễ dàng”, ông nói.
AP cho biết, Hirsch hầu như không kiếm được tiền từ người dân địa phương nhưng họ vẫn là một phần lý do khiến ông tiếp tục bám trụ tại đây. Hirsch đã biến Buford thành một trung tâm cộng đồng cho hơn 100 người dân sống trong khu vực rộng hơn 100.000 mẫu đất nông trại của thị trấn.
“Họ là chỗ dựa cho tôi, họ cố gắng hỗ trợ tôi nhiều nhất có thể”, Hirsch nói.
Hirsch cũng chia sẻ ông không biết mình sẽ làm gì nếu ông không còn là người quản lý thị trấn Buford này và nói: “Thật buồn khi tôi chỉ mới bắt đầu quản lý thị trấn nhưng bây giờ tương lai của nó thật mờ mịt.”
4 năm trước, thị trấn Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã được một doanh nhân người Việt mua lại với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng) nhưng hiện tại thị trấn này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Jason Hirsch, cư dân duy nhất của thị trấn đang ở trong Văn phòng Bưu chính Thị trấn.
(Nguồn: Coffeetarian)
Được biết, thị trấn này là một vùng đất yêu thích của những người lái xe tải, khách du lịch và cao bồi. Đây là nơi trú ẩn an toàn cho những người lái xe tải khi gặp thời tiết xấu và có nhiều địa điểm thu hút bên lề đường cho khách du lịch mùa hè.
Tuy nhiên, nó lại đang gặp khó khăn về tiền bạc.
“Bây giờ mọi thứ phụ thuộc vào việc tôi có thể làm hóa đơn hàng tuần hay không”, Jason Hirsch, quản lý thị trấn, quản lý đội vệ sinh đô thị, người phát ngôn kiêm nhà điều hành cửa hàng tiện lợi của thị trấn nói.
Trong thời kỳ hoàng kim của Buford, có khoảng 2000 người sống trong thị trấn được xây dựng như một pháo đài vào những năm 1860 này. Nhưng khi thị trấn chuyển đến Laramie, dân số của Buford cũng chuyển theo. Và cho đến năm 2006, chỉ có một người ở lại Buford là Don Sammons.
Sau đó, ông Sammons đã quyết định bán thị trấn vào năm 2012 sau hơn 20 năm làm thị trưởng, chủ sở hữu và người quản lý của nó.
Chủ nhân mới, ông Phạm Đình Nguyên người Việt Nam đã thắng cuộc bán đấu giá và mua lại thị trấn với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng). Do đó, ông sở hữu cây xăng, cửa hàng tiện lợi, trường học từ năm 1905 được chuyển thành văn phòng, nhà để xe, nhà kho công cụ, nhà ở ba phòng ngủ và mã bưu chính của thị trấn.
Ông Nguyên, hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, đã mua lại thị trấn để ông có thể bán loại cà phê đặc sản của người Việt cho người Mỹ. Ông thậm chí còn đổi tên thị trấn thành PhinDeli Buford để tôn vinh thương hiệu cà phê PhinDeli.
Ông Nguyên cũng đã nói với tờ Star Tribune vào năm 2013 rằng:
“Dù thị trấn này nhỏ, nhưng nó sẽ có một lượng dân số đông đảo và chúng tôi hy vọng rằng sẽ họ sẽ được thưởng thức cà phê Việt Nam tại thị trấn PhinDeli”.
Ông Phạm Đình Nguyên trên tấm biển báo điểm dừng tiếp theo là thị trấn PhinDeli.
(Nguồn: Phindeli)
Theo AP, ông Nguyên thuê Hirsch quản lý thị trấn Buford từ năm 2015 với hy vọng sẽ giúp thị trấn này phát triển hơn so với những tiềm năng sẵn có của nó.
Hợp đồng này sẽ kết thúc vào tháng 12 năm nay và trừ khi có sự thay đổi, có lẽ Hirsch sẽ không đồng ý gia hạn hợp đồng thêm nữa bởi nó đòi hỏi Hirsch phải điều hành thị trấn, sửa chữa và thanh toán mọi chi phí. Ông còn phải trả khoảng 800 USD/tháng để thu gom rác của thị trấn.
Tuy nhiên, khi Hirsch muốn thương lượng lại hợp đồng và gia hạn thêm 5 năm nữa với điều kiện ông Nguyên phải đồng ý với một loạt các điều khoản khác nhau để có thể làm giảm một số nghĩa vụ tài chính của ông Hirsch và cho phép ông ta có nhiều cơ hội để cải tạo Buford, nhưng ông Nguyên đã không đồng ý.
Được biết, hiện nay, các cửa hàng tại Buford đang ngày càng ít hàng hóa hơn và Hirsch cho biết ông không còn nhiều tiền để mua thêm để buôn bán.
Những gì Buford thực sự cần là một nhà đầu tư, một người có thể cho vay tiền để cải tạo lại thị trấn, Hirsch cho biết.
“Nếu tôi rời đi, ông Nguyên sẽ gặp khó khăn khi tìm một người khác để quản lý nơi này. Việc sống một mình ở Buford không phải là điều dễ dàng”, ông nói.
AP cho biết, Hirsch hầu như không kiếm được tiền từ người dân địa phương nhưng họ vẫn là một phần lý do khiến ông tiếp tục bám trụ tại đây. Hirsch đã biến Buford thành một trung tâm cộng đồng cho hơn 100 người dân sống trong khu vực rộng hơn 100.000 mẫu đất nông trại của thị trấn.
“Họ là chỗ dựa cho tôi, họ cố gắng hỗ trợ tôi nhiều nhất có thể”, Hirsch nói.
Hirsch cũng chia sẻ ông không biết mình sẽ làm gì nếu ông không còn là người quản lý thị trấn Buford này và nói: “Thật buồn khi tôi chỉ mới bắt đầu quản lý thị trấn nhưng bây giờ tương lai của nó thật mờ mịt.”
Hồng Vân -Tổng hợp
15 Tháng Ba, 2017
_http://www.nuocmy.info
15 Tháng Ba, 2017
_http://www.nuocmy.info
Bàn ra tán vào (0)
Tương lai mờ mịt của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ được người Việt mua lại
4 năm trước, thị trấn Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã được một doanh nhân người Việt mua lại với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng) nhưng hiện tại thị trấn này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
4 năm trước, thị trấn Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã được một doanh nhân người Việt mua lại với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng) nhưng hiện tại thị trấn này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Jason Hirsch, cư dân duy nhất của thị trấn đang ở trong Văn phòng Bưu chính Thị trấn.
(Nguồn: Coffeetarian)
Được biết, thị trấn này là một vùng đất yêu thích của những người lái xe tải, khách du lịch và cao bồi. Đây là nơi trú ẩn an toàn cho những người lái xe tải khi gặp thời tiết xấu và có nhiều địa điểm thu hút bên lề đường cho khách du lịch mùa hè.
Tuy nhiên, nó lại đang gặp khó khăn về tiền bạc.
“Bây giờ mọi thứ phụ thuộc vào việc tôi có thể làm hóa đơn hàng tuần hay không”, Jason Hirsch, quản lý thị trấn, quản lý đội vệ sinh đô thị, người phát ngôn kiêm nhà điều hành cửa hàng tiện lợi của thị trấn nói.
Trong thời kỳ hoàng kim của Buford, có khoảng 2000 người sống trong thị trấn được xây dựng như một pháo đài vào những năm 1860 này. Nhưng khi thị trấn chuyển đến Laramie, dân số của Buford cũng chuyển theo. Và cho đến năm 2006, chỉ có một người ở lại Buford là Don Sammons.
Sau đó, ông Sammons đã quyết định bán thị trấn vào năm 2012 sau hơn 20 năm làm thị trưởng, chủ sở hữu và người quản lý của nó.
Chủ nhân mới, ông Phạm Đình Nguyên người Việt Nam đã thắng cuộc bán đấu giá và mua lại thị trấn với giá 900.000 USD (gần 20,5 tỷ đồng). Do đó, ông sở hữu cây xăng, cửa hàng tiện lợi, trường học từ năm 1905 được chuyển thành văn phòng, nhà để xe, nhà kho công cụ, nhà ở ba phòng ngủ và mã bưu chính của thị trấn.
Ông Nguyên, hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, đã mua lại thị trấn để ông có thể bán loại cà phê đặc sản của người Việt cho người Mỹ. Ông thậm chí còn đổi tên thị trấn thành PhinDeli Buford để tôn vinh thương hiệu cà phê PhinDeli.
Ông Nguyên cũng đã nói với tờ Star Tribune vào năm 2013 rằng:
“Dù thị trấn này nhỏ, nhưng nó sẽ có một lượng dân số đông đảo và chúng tôi hy vọng rằng sẽ họ sẽ được thưởng thức cà phê Việt Nam tại thị trấn PhinDeli”.
Ông Phạm Đình Nguyên trên tấm biển báo điểm dừng tiếp theo là thị trấn PhinDeli.
(Nguồn: Phindeli)
Theo AP, ông Nguyên thuê Hirsch quản lý thị trấn Buford từ năm 2015 với hy vọng sẽ giúp thị trấn này phát triển hơn so với những tiềm năng sẵn có của nó.
Hợp đồng này sẽ kết thúc vào tháng 12 năm nay và trừ khi có sự thay đổi, có lẽ Hirsch sẽ không đồng ý gia hạn hợp đồng thêm nữa bởi nó đòi hỏi Hirsch phải điều hành thị trấn, sửa chữa và thanh toán mọi chi phí. Ông còn phải trả khoảng 800 USD/tháng để thu gom rác của thị trấn.
Tuy nhiên, khi Hirsch muốn thương lượng lại hợp đồng và gia hạn thêm 5 năm nữa với điều kiện ông Nguyên phải đồng ý với một loạt các điều khoản khác nhau để có thể làm giảm một số nghĩa vụ tài chính của ông Hirsch và cho phép ông ta có nhiều cơ hội để cải tạo Buford, nhưng ông Nguyên đã không đồng ý.
Được biết, hiện nay, các cửa hàng tại Buford đang ngày càng ít hàng hóa hơn và Hirsch cho biết ông không còn nhiều tiền để mua thêm để buôn bán.
Những gì Buford thực sự cần là một nhà đầu tư, một người có thể cho vay tiền để cải tạo lại thị trấn, Hirsch cho biết.
“Nếu tôi rời đi, ông Nguyên sẽ gặp khó khăn khi tìm một người khác để quản lý nơi này. Việc sống một mình ở Buford không phải là điều dễ dàng”, ông nói.
AP cho biết, Hirsch hầu như không kiếm được tiền từ người dân địa phương nhưng họ vẫn là một phần lý do khiến ông tiếp tục bám trụ tại đây. Hirsch đã biến Buford thành một trung tâm cộng đồng cho hơn 100 người dân sống trong khu vực rộng hơn 100.000 mẫu đất nông trại của thị trấn.
“Họ là chỗ dựa cho tôi, họ cố gắng hỗ trợ tôi nhiều nhất có thể”, Hirsch nói.
Hirsch cũng chia sẻ ông không biết mình sẽ làm gì nếu ông không còn là người quản lý thị trấn Buford này và nói: “Thật buồn khi tôi chỉ mới bắt đầu quản lý thị trấn nhưng bây giờ tương lai của nó thật mờ mịt.”
Hồng Vân -Tổng hợp
15 Tháng Ba, 2017
_http://www.nuocmy.info
15 Tháng Ba, 2017
_http://www.nuocmy.info