Nhân Vật
Tưởng nhớ Nguyễn Du.
Để nhớ Phi đoàn 516. Nhớ Nguyễn Du. Người đã gẫy cánh.
Trong trận Tái chiếm Cổ Thành-Quảng Trị.
Chứng Nhân
Tôi đến phi trường Đà Nẵng vào một buổi chiều mưa phùn gió bấc. Mùa Đông ở miền Trung thật ảm đạm, với những cơn mưa dầm hàng tuần không thấy được một tia nắng, cảnh vật như bị nhốt dưới chiếc vung mây khổng lồ... Đèo Hài Vân, bán đảo Sơn Trà cùng với dãy Trường Sơn phía Tây đã biến dạng, thỉnh thoảng những chiếc phi cơ rời phi đạo trong khoảnh khắc như bị cuốn hút vào cõi hư vô, chỉ còn lại những tiếng động trầm buốn loãng dần rồi tan biến...
Tôi lầm lũi lội mưa đến Phi đoàn 516 Phi Hổ với tâm trạng vừa xao xuyến vừa lo âu. Cái xao xuyến của kẻ trên đường thực hiện thực hiện giấc mơ sau bao năm ôm ấp.
Nhớ lại những buổi chiều của hai năm về trước, dưới hàng dương liễu khu cư xá Sinh viên Sĩ quan Không quân Nha Trang, nhìn những chiếc khu trục cơ A-1 rời hợp đoàn sau phi vụ hành quân, tâm trạng như hòa theo tiếng động cơ reo vang, những cái nghiêng cánh đậm đà dứt khoát, những phi tác nhào lộn trên khoảng không gian xanh biếc, xem thế gian như chiếc thảm nhỏ!... Giờ đã qua đi những ngày tháng mong đợi lo âu trước những khó khăn về sức khỏe, khả năng cùng những yếu tố cần thiết để trở thành một phi công khu trục. Nỗi lo âu của tôi lúc này là ý thức trách nhiệm, với tấm giấy phép mãn khóa đã trễ mất một tuần, vì mãi mê trong cái xứ Hoa Đào tình tứ... Hỡi người tình bé nhỏ của tôi! Tôi đang là thần tượng của em... Nhớ ngày chia tay trước khi lên đường xuất ngoại, tại cà phê Thủy Tọa - Đà Lạt, em đã uống với tôi một ly cà phê có đường đầu tiên trong cuộc đời em. Rồi đến ngày công thành danh toại em đã đón tôi trong cái nồng nàn của hai năm trời xa cách, để chàng viện cớ thời tiết xấu, quanh quẩn trong xứ Hoa Đào thêm một tuần nữa..." Nhưng em có biết đâu ,"người hùng" của em sắp sửa sẽ đứng "thẳng tay xếp chân" như pho tượng trước mặt ông Chỉ huy trưởng Phi Đoàn để được uống cà phê không có đường!...
Tôi lấy lại bình tĩnh, đẩy cửa bước vào Phi đoàn. Cái khung cảnh ấm cúng của phòng khách làm tôi nhẹ đi phần nào. Tôi lần lượt chào từng người, với những câu trả lời vừa ngô ngố, vừa ấp úng. Nếp sinh hoạt của một phi đoàn tác chiến gây cho tôi cái cảm giác thích thú khác hẳn với những khuôn phép tại những trường bay huấn luyện. Ngồi trong phòng đọc sách tôi để ý từng hoa tiêu trong phi đoàn. Những con người từng đi vào lửa đạn, có cái phong thái ung dung ngạo nghễ khác thường. Tôi nhớ Trung úy Tự, với dáng đi khệnh khạng bất cần đời, bộ râu rất "xấc" và cái nhìn vừa tếu vừa thách thức, thoạt đầu bực mình vì cái vẻ hách dịch của Tự, nhưng đến khi hiểu nhau thì cái vỏ bên ngoài của Tự bao bọc một tấm lòng phóng khoáng can đảm và chí tình với chiến hữu bạn bè. Nghiệp dĩ đã tạo cho người phi công những dị biệt khó cảm thông lúc đầu, nhưng chính đó là những gì dễ thương nhất cho một "kiếp chim".
Nhớ anh chàng Đại úy trẻ măng nổi bật trong bộ áo bay màu cam, khẩu P38 đeo xề xệ bên hông ở tư thế sẵn sàng của các chàng lãng tử miền viễn Tây. Chữ "DU" thêu trên ngực áo nhắc cho tôi về những huyền thoại về Nguyễn Du, đã được truyền tụng sau những chiến công của anh trong trận Mậu Thân tái chiếm Cố Đô Huế. Thoạt nhìn không ai có thể ngờ được với cái dáng dấp thư sinh duyên dáng của Du đã từng gây khiếp đảm cho địch quân qua những phi vụ yểm trợ tiếp cận. Tại sao quân bạn tặng cho Du biệt danh "VC Killer" và bạn đồng nghiệp gọi Du là "Du Điếc"? Điếc đây có nghĩa là coi đạn phòng không như không nổ, vì Du táo bạo và quyết tâm, đã ghi chiến công bằng số giờ bay vượt mức, nhiều lần trở về với hàng chục lỗ đạn trên thân tàu, nhiều lần bị bắn cháy, phải nhảy dù hay đáp xuống ruộng!...
Du bất chấp những nguy hiểm, coi sinh mạng "nhẹ tựa lông hồng", để làm tròn trách nhiệm theo lời yêu cầu của quân bạn. Trong phi vụ yểm trợ đẩy lui những đợt tấn công của địch vào cầu Đại Lách, Đà Nẵng, đầu Du được Việt Cộng treo giá vì số tổn thất nặng, vì lối đánh như bão táp của Du, với những phi xuất liên tục, đáp xuống rồi chờ trang bị bom đạn xong lại cất cánh đánh tiếp. Bộ Tư lệnh Không Quân tỏ ra quan tâm đặc biệt trước những thành tích chiến đấu của Nguyễn Du, đang đêm đã gọi điện thăng cấp Đại úy đặc cách cho anh. Du quá trẻ để mang cấp Đại úy nên bị Quân cảnh Thị Trấn hỏi giấy tờ hoài. Mỗi lần như vậy, Du bực mình bảo: "Mẹ kiếp! Cứ tưởng cậu mang Đại úy "lèo"!..." Du bay liều lĩnh cho đến nỗi một số bạn bè đồng đội cho là "Du Khùng", "Du Chán Đời"... nhưng đó chỉ là những lời tuyên dương khéo mà thôi. Sau một thời gian đi bay chung, đi chơi chung với Du, tôi mới nhận thấy con nguời của Du cương trực, ngầm nuôi chí lớn trên đường binh nghiệp. Cuộc đời tình cảm của Du đầy hoa mộng. Một Nguyễn Du có tài, đẹp trai, hào hoa phong nhã thì việc những giai nhân tìm đến là lẽ thường. Du bình thản hưởng thụ những cuộc tình dâng hiến như anh chàng "Matador" sau những trận chiến thắng trên đấu trường. Những người tình đến rồi đi trong đời Du như một bổn phận, không oán trách, không than van và có lúc lại hãnh diện được gần gũi Du. Những người bạn của Du có đời sống nguyên tắc hơn, thương cho những người đẹp ấy sao mà ngu dại thế! Dâng hiến cuộc đời cho gã đa tình để rồi cuối cùng cũng chẳng được gì! Nếu luận về "Giai nhân" và "Anh hùng" thì phải chăng từ cổ chí kim, Giai nhân vẫn như chất xúc tác cho Anh hùng thực hiện hoài bảo của mình? Nhưng cũng có những Anh hùng đã lụy vì Giai nhân để cả một sự nghiệp đi đoong!... Nguyễn Du có hơn những cái cần thiết mà một nam nhi cần có, nhưng Du không ích kỷ tự mãn mà vẫn tiếp tục dấn thân vào cuộc thử lửa dai dẳng...
Cuộc đời Nguyễn Du đã đi vào ký ức đối với kỷ niệm của một thời ngang dọc sát cánh chiến đấu bên nhau, trong các mặt trận Hạ Lào, Quảng Trị, Dakto, Tân Cảnh... Có lần chúng tôi nhận nhiệm vụ giải tỏa một cứ điểm của quân bạn tại thung lũng A-Sao. Hai chiếc phản lực trang bị hoàn toàn bằng hỏa tiễn, khẩn cấp rời phi trường Đà Nẵng, Du nôn nóng đến độ hầu như quên bẵng tôi là một "wingman" mới. Chúng tôi rời phi đạo cách nhau bảy giây đồng hồ, nhưng lead Du chẳng chịu bớt "tay ga". Tôi giữ "full power" đuổi theo, nhưng khoảng càch hai phi cơ cứ xa dần, lòng tự nhủ "phi cơ gì mà yếu quá!" Cuối cùng tôi phải gọi qua tần số:
- Một, Hai gọi.
- Một nghe.
- Hai theo không kịp!
- Ờ...
Mấy giây đồng hồ sau tiếng "Ờ" khô khan, phi cơ tôi đã vào hợp đoàn với lead. Qua tần số liên lạc, tôi biết quân bạn lúc đó đang ở trong tình trạng khẩn cấp...
- Phi Hổ 21. Thiên Phong 01 gọi.
- 21 nghe. (tiếng Du đáp)
- Delta đó phải không?
- Năm trên năm.
- Tốt lắm. Bạn sẵn sàng nhận target?
- ...
- Quân bạn 100 thước về phía Đông, chờ bạn "đập" xong mới nhào vào. Chó sủa nhiều từ Bắc, Tây, Nam...
Sau phần thuyết trình ngắn gọn của quan sát viên từ chiếc L-19, tiếng Du vang trên tần số:
- Hai? Đây Một.
- Hai nghe.
- Combat formation... Độc Cô Cửu Kiếm (Random Pattern)
Tôi lạng về sau giữ khoảng cách cần thiết và kiểm soát các nút trên bảng điều chỉnh tác xạ. Một trái khói chỉ điểm được bắn ra từ phi cơ quan sát bốc lên gần mục tiêu và cứ thế trên tần số cứ đều đặn: "Một in...Một out...Một in...Một out..." Cứ mỗi lần nghe "Một out", tiếp theo là hai lằn rockets cắm vào mục tiêu. Phần tôi, cũng "Hai in...Hai out..." nhưng có lúc Du bắn hai lần tôi chỉ được một vì cứ lo keep "leader in sight!" Tôi rời mục tiêu vói chiếc áo ướt đẫm mồ hôi vì "gồng" nhiều quá để bắt kịp leader. Rời phi cơ rồi Du mới hỏi tôi:
- Thấy phòng không không? Tụi nó bắn lên nhiều lắm đó!
- Tôi lo đeo, chẳng thấy gì cả!
Du cười khi nhìn lưng áo sũng mồ hôi của tôi.
Một lần nữa đi đánh với Du tại núi Cọp (thường gọi là Tiger Mountain) cách Huế 30 dậm về hướng Tây Bắc. Núi Cọp nằm trong một thế hiểm trở cạnh con đường độc đạo dẫn vào thung lũng A-Sao, A-Lưới. Việt Cộng xử dụng cái hốc núi này như một cái chốt để chận con đường tiếp tế của quân bạn. Mục tiêu là chiếc hang đá như miệng cọp. Trên nguyên tắc, một trong những điều kiện cần thiết để thả bom được chính xác là cánh phi cơ phải thẳng khi thả bom. Đối với mục tiêu này, nếu áp dụng đúng sách vở, trái bom chỉ có thể rớt vào đầu cọp hoặc chân cọp mà thôi... Tôi đang ngần ngừ thì trái bom đầu tiên của Du đã nổ ngay trước cửa hang. Tôi nhào vào theo bấm bom, kéo thân phi cơ thẳng đứng, quẹo lại thì quả nhiên trái bom đã nổ tại chân núi! Trong khoảnh khắc, tôi nhớ lại một cảnh trong phim 663th Squadron, trong đó các phi công đồng minh đã dùng kỹ thuật thả bom với cánh nghiêng để phá những ổ phòng không độc địa của Đức quốc Xã được đặt trong những hốc núi. Tôi cắm đầu thẳng về phía miệng hang. Lần này trái bom đã rớt ngay vách núi sát miệng hang, tôi biết ngay là mình bấm nút hơi sớm... Hai trái bom cuối cùng của tôi đã rơi đúng vào miệng hang, tiếp đó là tiếng của Du trên tần số: "OK quá!"
Tôi bay chung với Du một thời gian khá lâu. Những lúc thi hành nhiệm vụ, Du là đàn anh của tôi. Trên đường đời chúng tôi là bạn cùng lứa tuổi, rất dễ cảm thông nhau. Trước ngày mặt trận Quảng Trị bùng nổ, Du đã rời Phi đoàn 516 để nhận chức vụ Trưởng phòng Hành Quân, Phi đoàn 528 tân lập. Từ đó tôi không còn bay chung với Thiếu tá Nguyễn Du nữa, nhưng chúng tôi vẫn thường uống rượu và đi chơi chung với nhau.
Một buổi chiều, trong trận tái chiếm Cổ Thành-Quảng Trị, tôi và Du dẫn hai phi tuần sát cánh cùng một lúc. Với danh hiệu Tiger 81 và Scorpion 71, bốn phi cơ trên đường tiến về Quảng Trị. Mục tiêu của Scorpion 71 ở vế phía Tây "Đại lộ kinh hoàng", còn tôi phải dẫn một phi tuần về phía Bắc đánh một đơn vị pháo của Cộng quân bắn phá nhà thờ La Vang Tôi sắp sửa đến mục tiêu thì phi tuần của Du vào vòng bắn. Trên tần số, giọng nói của Du có vẻ cau có vì phi tuần viên thả bom không được chính xác. Trong tần số tiếng gắt gỏng vang lên:
- Thả chỗ này nè... quờ quạng!
- ...
Chúng tôi sang tần số khác để liên lạc với quan sát cơ và đơn vị Dù bảo vệ nhà thờ La Vang, với những đợt tiền pháo đã liên tục vào con đường chính dẫn vào tháp chuông. Quan sát cơ bắn trái khói chỉ điểm về phía Tây, khói vừa bốc trên mục tiêu thì phòng không địch cũng vừa chào đón chúng tôi tận tình... Lại phải dở thế "Độc cô cửu kiếm" tấn công từ bốn phương tám hướng... Quả bom đầu tiên của tôi nhắm vào một bụi rậm cạnh bờ sông. Ba chiến xa bủa ra dưới màn khói bom. Tiếng quan sát viên la lớn:
- Phi Hổ, thấy xe tăng chưa? Đập nó đi!
Tôi quẹo vòng thật gắt, nhắm một trong ba con cua sắt bổ xuống, cố giữ một độ chúi, tốc độ và cao độ thả thật chính xác... Số hai nhận lệnh quần chiếc thứ nhì.
Quả bom đầu tiên làm chiếc xe khựng lại, quay đầu nhào về mé sông. Tôi dựng đầu phi cơ thẳng đứng, nghiêng cánh chụp xuống lần thú hai... Tiếng quan sát viên như gào thét:
- Trúng rồi! Trúng rồi!...
Con cua sắt thứ ba chui vào một khu rừng rậm. Theo lời hướng dẫn của quan sát viên, tôi thả những quả bom còn lại vào đó, nhưng mục tiêu không thấy lộ diện... Số hai báo cáo hết bom đạn, và con cua sắt thứ nhì cũng biến dạng!
Chúng tôi rời mục tiêu cùng lúc với lời loan báo trên tần số khẩn cấp:
- Panama thông báo cho tất cả các phi tuần đến toạ độ YD... để làm "Air cover" cho Scorpion 71!
Trở lại tần số ban đầu, tôi bàng hoàng khi nghe phi cơ Du bị đạn phòng không bắn cháy và đã nhảy dù ra được. Việt Cộng xả súng bắn vào Du khi chiếc dù anh còn lơ lửng trên không... Phi cơ trực thăng, quan sát đang làm việc quanh vùng đều tụ tập về để yểm trợ cho Du bằng một vòng đai tác xạ được thiết lập, cách địa điểm chiếc dù đáp xuống không quá năm chục thước. Một phi hành đoàn trực thăng xông vào cứu Du bị phòng không bắn cháy phải hạ cánh ép buộc...
Việt Cộng đã đặt Du nằm trên chiếc dù, dàn kín phòng không chung quanh. Tiếp đến là chiếc trực thăng CH-53 của biệt đội cấp cứu Mỹ cũng bị bắn hư hại nặng phải đáp khẩn cấp xuống Đại lộ Kinh Hoàng. Muốn cứu được Du, việc trước tiên phải diệt hàng chục ổ phòng không đang vây quanh, nhưng với khoảng cách như vậy, thân xác Du sẽ không toàn vẹn. Trời đã sắp tối, nhưng các phi cơ vẫn tiếp tục bao vùng cầm chân địch, chờ quyết định sau cùng từ Bộ Tư lệnh Không Quân.
Tôi vác dù trở về phòng Hành Quân, tâm trạng hoang mang không tả. Thiếu tá K. và Thiếu tá A. hai chỉ huy trưởng cũng đã trở về sau phi vụ nghiên cứu tình hình và yểm trợ tiếp cứu Du, hai người đang ngồi bàn tính kế hoạch giải cứu với vẻ mặt thật nghiêm trọng.
- Hai chiếc F-4 của Phi đoàn 366 Hoa Kỳ đang ở vị trí "Number One" sẵn sàng đợi lệnh cất cánh. Chỉ có loại bom đó mới cứu được thằng Du thôi! Một trong hai ông đã nói.
Suốt gần hai giờ đồng hồ, các phi cơ Việt và Mỹ đã nổ lực tìm mọi cách "bốc" Du, nhưng không có cách nào diệt các ổ phòng không đặt chung quanh chiếc dù chỗ Du nằm, ngoại trừ phải dùng một loại bom đặc biệt, thả xuống một vùng đường kính khoảng hai trăm mét. Các sinh vật sẽ bị ngất đi một thời gian, và đó là điều chúng tôi đang chờ đợi từ hai chiếc F-4 có thể cứu được Du.
Trời đã xập tối, lệnh cất cánh của hai chiếc F-4 bị hủy bỏ. Giới chức Không Quân Mỹ cho rằng: "Chức vụ của Thiếu tá Nguyễn Du chưa đủ tầm mức để áp dụng cách giải cứu đó!..."
* * *
Sau này một số anh em Không Quân đã nhìn thấy hình hài của Thiếu tá Nguyễn Du trên mặt báo ngoại quốc, sau khi anh bị Việt Cộng xử ném đá, tại một địa danh thuộc tỉnh Quảng Trị.
Đã gần hai chục năm qua sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm, sự uẩn ức vẫn còn tồn tại trong lòng người dân Việt Nam và người lính Việt Nam Cộng Hòa, khi phải bỏ cuộc trước một kẻ thù lạc hậu tàn ác. Trong cảnh tận cùng của sự lưu đày ở các trại tù Cộng Sản, nỗi xót xa của kẻ tha phương tị nạn, có người đã tìm lý lẽ để quên đi dĩ vãng của mình, hầu chấp nhận thực tại, nhưng rồi những mẫu chuyện không thể quên, cứ được lập đi lập lại. Người lính Cộng Hòa sẽ không bao giờ quên những chiến hữu của mình đã xả thân vì lý tưởng tự do, và cũng sẽ chẳng bao giờ quên những kẻ đã bán đứng xương máu của họ.
Nguyễn Du sẽ mãi mãi trong lòng người Không Quân Việt Nam!
Chứng Nhân.
( Biên Hùng chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tưởng nhớ Nguyễn Du.
Để nhớ Phi đoàn 516. Nhớ Nguyễn Du. Người đã gẫy cánh.
Trong trận Tái chiếm Cổ Thành-Quảng Trị.
Chứng Nhân
Tôi đến phi trường Đà Nẵng vào một buổi chiều mưa phùn gió bấc. Mùa Đông ở miền Trung thật ảm đạm, với những cơn mưa dầm hàng tuần không thấy được một tia nắng, cảnh vật như bị nhốt dưới chiếc vung mây khổng lồ... Đèo Hài Vân, bán đảo Sơn Trà cùng với dãy Trường Sơn phía Tây đã biến dạng, thỉnh thoảng những chiếc phi cơ rời phi đạo trong khoảnh khắc như bị cuốn hút vào cõi hư vô, chỉ còn lại những tiếng động trầm buốn loãng dần rồi tan biến...
Tôi lầm lũi lội mưa đến Phi đoàn 516 Phi Hổ với tâm trạng vừa xao xuyến vừa lo âu. Cái xao xuyến của kẻ trên đường thực hiện thực hiện giấc mơ sau bao năm ôm ấp.
Nhớ lại những buổi chiều của hai năm về trước, dưới hàng dương liễu khu cư xá Sinh viên Sĩ quan Không quân Nha Trang, nhìn những chiếc khu trục cơ A-1 rời hợp đoàn sau phi vụ hành quân, tâm trạng như hòa theo tiếng động cơ reo vang, những cái nghiêng cánh đậm đà dứt khoát, những phi tác nhào lộn trên khoảng không gian xanh biếc, xem thế gian như chiếc thảm nhỏ!... Giờ đã qua đi những ngày tháng mong đợi lo âu trước những khó khăn về sức khỏe, khả năng cùng những yếu tố cần thiết để trở thành một phi công khu trục. Nỗi lo âu của tôi lúc này là ý thức trách nhiệm, với tấm giấy phép mãn khóa đã trễ mất một tuần, vì mãi mê trong cái xứ Hoa Đào tình tứ... Hỡi người tình bé nhỏ của tôi! Tôi đang là thần tượng của em... Nhớ ngày chia tay trước khi lên đường xuất ngoại, tại cà phê Thủy Tọa - Đà Lạt, em đã uống với tôi một ly cà phê có đường đầu tiên trong cuộc đời em. Rồi đến ngày công thành danh toại em đã đón tôi trong cái nồng nàn của hai năm trời xa cách, để chàng viện cớ thời tiết xấu, quanh quẩn trong xứ Hoa Đào thêm một tuần nữa..." Nhưng em có biết đâu ,"người hùng" của em sắp sửa sẽ đứng "thẳng tay xếp chân" như pho tượng trước mặt ông Chỉ huy trưởng Phi Đoàn để được uống cà phê không có đường!...
Tôi lấy lại bình tĩnh, đẩy cửa bước vào Phi đoàn. Cái khung cảnh ấm cúng của phòng khách làm tôi nhẹ đi phần nào. Tôi lần lượt chào từng người, với những câu trả lời vừa ngô ngố, vừa ấp úng. Nếp sinh hoạt của một phi đoàn tác chiến gây cho tôi cái cảm giác thích thú khác hẳn với những khuôn phép tại những trường bay huấn luyện. Ngồi trong phòng đọc sách tôi để ý từng hoa tiêu trong phi đoàn. Những con người từng đi vào lửa đạn, có cái phong thái ung dung ngạo nghễ khác thường. Tôi nhớ Trung úy Tự, với dáng đi khệnh khạng bất cần đời, bộ râu rất "xấc" và cái nhìn vừa tếu vừa thách thức, thoạt đầu bực mình vì cái vẻ hách dịch của Tự, nhưng đến khi hiểu nhau thì cái vỏ bên ngoài của Tự bao bọc một tấm lòng phóng khoáng can đảm và chí tình với chiến hữu bạn bè. Nghiệp dĩ đã tạo cho người phi công những dị biệt khó cảm thông lúc đầu, nhưng chính đó là những gì dễ thương nhất cho một "kiếp chim".
Nhớ anh chàng Đại úy trẻ măng nổi bật trong bộ áo bay màu cam, khẩu P38 đeo xề xệ bên hông ở tư thế sẵn sàng của các chàng lãng tử miền viễn Tây. Chữ "DU" thêu trên ngực áo nhắc cho tôi về những huyền thoại về Nguyễn Du, đã được truyền tụng sau những chiến công của anh trong trận Mậu Thân tái chiếm Cố Đô Huế. Thoạt nhìn không ai có thể ngờ được với cái dáng dấp thư sinh duyên dáng của Du đã từng gây khiếp đảm cho địch quân qua những phi vụ yểm trợ tiếp cận. Tại sao quân bạn tặng cho Du biệt danh "VC Killer" và bạn đồng nghiệp gọi Du là "Du Điếc"? Điếc đây có nghĩa là coi đạn phòng không như không nổ, vì Du táo bạo và quyết tâm, đã ghi chiến công bằng số giờ bay vượt mức, nhiều lần trở về với hàng chục lỗ đạn trên thân tàu, nhiều lần bị bắn cháy, phải nhảy dù hay đáp xuống ruộng!...
Du bất chấp những nguy hiểm, coi sinh mạng "nhẹ tựa lông hồng", để làm tròn trách nhiệm theo lời yêu cầu của quân bạn. Trong phi vụ yểm trợ đẩy lui những đợt tấn công của địch vào cầu Đại Lách, Đà Nẵng, đầu Du được Việt Cộng treo giá vì số tổn thất nặng, vì lối đánh như bão táp của Du, với những phi xuất liên tục, đáp xuống rồi chờ trang bị bom đạn xong lại cất cánh đánh tiếp. Bộ Tư lệnh Không Quân tỏ ra quan tâm đặc biệt trước những thành tích chiến đấu của Nguyễn Du, đang đêm đã gọi điện thăng cấp Đại úy đặc cách cho anh. Du quá trẻ để mang cấp Đại úy nên bị Quân cảnh Thị Trấn hỏi giấy tờ hoài. Mỗi lần như vậy, Du bực mình bảo: "Mẹ kiếp! Cứ tưởng cậu mang Đại úy "lèo"!..." Du bay liều lĩnh cho đến nỗi một số bạn bè đồng đội cho là "Du Khùng", "Du Chán Đời"... nhưng đó chỉ là những lời tuyên dương khéo mà thôi. Sau một thời gian đi bay chung, đi chơi chung với Du, tôi mới nhận thấy con nguời của Du cương trực, ngầm nuôi chí lớn trên đường binh nghiệp. Cuộc đời tình cảm của Du đầy hoa mộng. Một Nguyễn Du có tài, đẹp trai, hào hoa phong nhã thì việc những giai nhân tìm đến là lẽ thường. Du bình thản hưởng thụ những cuộc tình dâng hiến như anh chàng "Matador" sau những trận chiến thắng trên đấu trường. Những người tình đến rồi đi trong đời Du như một bổn phận, không oán trách, không than van và có lúc lại hãnh diện được gần gũi Du. Những người bạn của Du có đời sống nguyên tắc hơn, thương cho những người đẹp ấy sao mà ngu dại thế! Dâng hiến cuộc đời cho gã đa tình để rồi cuối cùng cũng chẳng được gì! Nếu luận về "Giai nhân" và "Anh hùng" thì phải chăng từ cổ chí kim, Giai nhân vẫn như chất xúc tác cho Anh hùng thực hiện hoài bảo của mình? Nhưng cũng có những Anh hùng đã lụy vì Giai nhân để cả một sự nghiệp đi đoong!... Nguyễn Du có hơn những cái cần thiết mà một nam nhi cần có, nhưng Du không ích kỷ tự mãn mà vẫn tiếp tục dấn thân vào cuộc thử lửa dai dẳng...
Cuộc đời Nguyễn Du đã đi vào ký ức đối với kỷ niệm của một thời ngang dọc sát cánh chiến đấu bên nhau, trong các mặt trận Hạ Lào, Quảng Trị, Dakto, Tân Cảnh... Có lần chúng tôi nhận nhiệm vụ giải tỏa một cứ điểm của quân bạn tại thung lũng A-Sao. Hai chiếc phản lực trang bị hoàn toàn bằng hỏa tiễn, khẩn cấp rời phi trường Đà Nẵng, Du nôn nóng đến độ hầu như quên bẵng tôi là một "wingman" mới. Chúng tôi rời phi đạo cách nhau bảy giây đồng hồ, nhưng lead Du chẳng chịu bớt "tay ga". Tôi giữ "full power" đuổi theo, nhưng khoảng càch hai phi cơ cứ xa dần, lòng tự nhủ "phi cơ gì mà yếu quá!" Cuối cùng tôi phải gọi qua tần số:
- Một, Hai gọi.
- Một nghe.
- Hai theo không kịp!
- Ờ...
Mấy giây đồng hồ sau tiếng "Ờ" khô khan, phi cơ tôi đã vào hợp đoàn với lead. Qua tần số liên lạc, tôi biết quân bạn lúc đó đang ở trong tình trạng khẩn cấp...
- Phi Hổ 21. Thiên Phong 01 gọi.
- 21 nghe. (tiếng Du đáp)
- Delta đó phải không?
- Năm trên năm.
- Tốt lắm. Bạn sẵn sàng nhận target?
- ...
- Quân bạn 100 thước về phía Đông, chờ bạn "đập" xong mới nhào vào. Chó sủa nhiều từ Bắc, Tây, Nam...
Sau phần thuyết trình ngắn gọn của quan sát viên từ chiếc L-19, tiếng Du vang trên tần số:
- Hai? Đây Một.
- Hai nghe.
- Combat formation... Độc Cô Cửu Kiếm (Random Pattern)
Tôi lạng về sau giữ khoảng cách cần thiết và kiểm soát các nút trên bảng điều chỉnh tác xạ. Một trái khói chỉ điểm được bắn ra từ phi cơ quan sát bốc lên gần mục tiêu và cứ thế trên tần số cứ đều đặn: "Một in...Một out...Một in...Một out..." Cứ mỗi lần nghe "Một out", tiếp theo là hai lằn rockets cắm vào mục tiêu. Phần tôi, cũng "Hai in...Hai out..." nhưng có lúc Du bắn hai lần tôi chỉ được một vì cứ lo keep "leader in sight!" Tôi rời mục tiêu vói chiếc áo ướt đẫm mồ hôi vì "gồng" nhiều quá để bắt kịp leader. Rời phi cơ rồi Du mới hỏi tôi:
- Thấy phòng không không? Tụi nó bắn lên nhiều lắm đó!
- Tôi lo đeo, chẳng thấy gì cả!
Du cười khi nhìn lưng áo sũng mồ hôi của tôi.
Một lần nữa đi đánh với Du tại núi Cọp (thường gọi là Tiger Mountain) cách Huế 30 dậm về hướng Tây Bắc. Núi Cọp nằm trong một thế hiểm trở cạnh con đường độc đạo dẫn vào thung lũng A-Sao, A-Lưới. Việt Cộng xử dụng cái hốc núi này như một cái chốt để chận con đường tiếp tế của quân bạn. Mục tiêu là chiếc hang đá như miệng cọp. Trên nguyên tắc, một trong những điều kiện cần thiết để thả bom được chính xác là cánh phi cơ phải thẳng khi thả bom. Đối với mục tiêu này, nếu áp dụng đúng sách vở, trái bom chỉ có thể rớt vào đầu cọp hoặc chân cọp mà thôi... Tôi đang ngần ngừ thì trái bom đầu tiên của Du đã nổ ngay trước cửa hang. Tôi nhào vào theo bấm bom, kéo thân phi cơ thẳng đứng, quẹo lại thì quả nhiên trái bom đã nổ tại chân núi! Trong khoảnh khắc, tôi nhớ lại một cảnh trong phim 663th Squadron, trong đó các phi công đồng minh đã dùng kỹ thuật thả bom với cánh nghiêng để phá những ổ phòng không độc địa của Đức quốc Xã được đặt trong những hốc núi. Tôi cắm đầu thẳng về phía miệng hang. Lần này trái bom đã rớt ngay vách núi sát miệng hang, tôi biết ngay là mình bấm nút hơi sớm... Hai trái bom cuối cùng của tôi đã rơi đúng vào miệng hang, tiếp đó là tiếng của Du trên tần số: "OK quá!"
Tôi bay chung với Du một thời gian khá lâu. Những lúc thi hành nhiệm vụ, Du là đàn anh của tôi. Trên đường đời chúng tôi là bạn cùng lứa tuổi, rất dễ cảm thông nhau. Trước ngày mặt trận Quảng Trị bùng nổ, Du đã rời Phi đoàn 516 để nhận chức vụ Trưởng phòng Hành Quân, Phi đoàn 528 tân lập. Từ đó tôi không còn bay chung với Thiếu tá Nguyễn Du nữa, nhưng chúng tôi vẫn thường uống rượu và đi chơi chung với nhau.
Một buổi chiều, trong trận tái chiếm Cổ Thành-Quảng Trị, tôi và Du dẫn hai phi tuần sát cánh cùng một lúc. Với danh hiệu Tiger 81 và Scorpion 71, bốn phi cơ trên đường tiến về Quảng Trị. Mục tiêu của Scorpion 71 ở vế phía Tây "Đại lộ kinh hoàng", còn tôi phải dẫn một phi tuần về phía Bắc đánh một đơn vị pháo của Cộng quân bắn phá nhà thờ La Vang Tôi sắp sửa đến mục tiêu thì phi tuần của Du vào vòng bắn. Trên tần số, giọng nói của Du có vẻ cau có vì phi tuần viên thả bom không được chính xác. Trong tần số tiếng gắt gỏng vang lên:
- Thả chỗ này nè... quờ quạng!
- ...
Chúng tôi sang tần số khác để liên lạc với quan sát cơ và đơn vị Dù bảo vệ nhà thờ La Vang, với những đợt tiền pháo đã liên tục vào con đường chính dẫn vào tháp chuông. Quan sát cơ bắn trái khói chỉ điểm về phía Tây, khói vừa bốc trên mục tiêu thì phòng không địch cũng vừa chào đón chúng tôi tận tình... Lại phải dở thế "Độc cô cửu kiếm" tấn công từ bốn phương tám hướng... Quả bom đầu tiên của tôi nhắm vào một bụi rậm cạnh bờ sông. Ba chiến xa bủa ra dưới màn khói bom. Tiếng quan sát viên la lớn:
- Phi Hổ, thấy xe tăng chưa? Đập nó đi!
Tôi quẹo vòng thật gắt, nhắm một trong ba con cua sắt bổ xuống, cố giữ một độ chúi, tốc độ và cao độ thả thật chính xác... Số hai nhận lệnh quần chiếc thứ nhì.
Quả bom đầu tiên làm chiếc xe khựng lại, quay đầu nhào về mé sông. Tôi dựng đầu phi cơ thẳng đứng, nghiêng cánh chụp xuống lần thú hai... Tiếng quan sát viên như gào thét:
- Trúng rồi! Trúng rồi!...
Con cua sắt thứ ba chui vào một khu rừng rậm. Theo lời hướng dẫn của quan sát viên, tôi thả những quả bom còn lại vào đó, nhưng mục tiêu không thấy lộ diện... Số hai báo cáo hết bom đạn, và con cua sắt thứ nhì cũng biến dạng!
Chúng tôi rời mục tiêu cùng lúc với lời loan báo trên tần số khẩn cấp:
- Panama thông báo cho tất cả các phi tuần đến toạ độ YD... để làm "Air cover" cho Scorpion 71!
Trở lại tần số ban đầu, tôi bàng hoàng khi nghe phi cơ Du bị đạn phòng không bắn cháy và đã nhảy dù ra được. Việt Cộng xả súng bắn vào Du khi chiếc dù anh còn lơ lửng trên không... Phi cơ trực thăng, quan sát đang làm việc quanh vùng đều tụ tập về để yểm trợ cho Du bằng một vòng đai tác xạ được thiết lập, cách địa điểm chiếc dù đáp xuống không quá năm chục thước. Một phi hành đoàn trực thăng xông vào cứu Du bị phòng không bắn cháy phải hạ cánh ép buộc...
Việt Cộng đã đặt Du nằm trên chiếc dù, dàn kín phòng không chung quanh. Tiếp đến là chiếc trực thăng CH-53 của biệt đội cấp cứu Mỹ cũng bị bắn hư hại nặng phải đáp khẩn cấp xuống Đại lộ Kinh Hoàng. Muốn cứu được Du, việc trước tiên phải diệt hàng chục ổ phòng không đang vây quanh, nhưng với khoảng cách như vậy, thân xác Du sẽ không toàn vẹn. Trời đã sắp tối, nhưng các phi cơ vẫn tiếp tục bao vùng cầm chân địch, chờ quyết định sau cùng từ Bộ Tư lệnh Không Quân.
Tôi vác dù trở về phòng Hành Quân, tâm trạng hoang mang không tả. Thiếu tá K. và Thiếu tá A. hai chỉ huy trưởng cũng đã trở về sau phi vụ nghiên cứu tình hình và yểm trợ tiếp cứu Du, hai người đang ngồi bàn tính kế hoạch giải cứu với vẻ mặt thật nghiêm trọng.
- Hai chiếc F-4 của Phi đoàn 366 Hoa Kỳ đang ở vị trí "Number One" sẵn sàng đợi lệnh cất cánh. Chỉ có loại bom đó mới cứu được thằng Du thôi! Một trong hai ông đã nói.
Suốt gần hai giờ đồng hồ, các phi cơ Việt và Mỹ đã nổ lực tìm mọi cách "bốc" Du, nhưng không có cách nào diệt các ổ phòng không đặt chung quanh chiếc dù chỗ Du nằm, ngoại trừ phải dùng một loại bom đặc biệt, thả xuống một vùng đường kính khoảng hai trăm mét. Các sinh vật sẽ bị ngất đi một thời gian, và đó là điều chúng tôi đang chờ đợi từ hai chiếc F-4 có thể cứu được Du.
Trời đã xập tối, lệnh cất cánh của hai chiếc F-4 bị hủy bỏ. Giới chức Không Quân Mỹ cho rằng: "Chức vụ của Thiếu tá Nguyễn Du chưa đủ tầm mức để áp dụng cách giải cứu đó!..."
* * *
Sau này một số anh em Không Quân đã nhìn thấy hình hài của Thiếu tá Nguyễn Du trên mặt báo ngoại quốc, sau khi anh bị Việt Cộng xử ném đá, tại một địa danh thuộc tỉnh Quảng Trị.
Đã gần hai chục năm qua sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm, sự uẩn ức vẫn còn tồn tại trong lòng người dân Việt Nam và người lính Việt Nam Cộng Hòa, khi phải bỏ cuộc trước một kẻ thù lạc hậu tàn ác. Trong cảnh tận cùng của sự lưu đày ở các trại tù Cộng Sản, nỗi xót xa của kẻ tha phương tị nạn, có người đã tìm lý lẽ để quên đi dĩ vãng của mình, hầu chấp nhận thực tại, nhưng rồi những mẫu chuyện không thể quên, cứ được lập đi lập lại. Người lính Cộng Hòa sẽ không bao giờ quên những chiến hữu của mình đã xả thân vì lý tưởng tự do, và cũng sẽ chẳng bao giờ quên những kẻ đã bán đứng xương máu của họ.
Nguyễn Du sẽ mãi mãi trong lòng người Không Quân Việt Nam!
Chứng Nhân.
( Biên Hùng chuyển )