Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tùy Viên cho Tổng Thống
Phủ Tổng Thống
Vào năm 1956, bất thình lình một bữa nọ trong lúc làm việc tại phòng truyền tin, tôi được Tư Lịnh Hải Quân, đại tá Lê Quang Mỹ gọi tôi trình diện và cho tôi biết là Phủ Tổng Thống đã chọn tôi làm sĩ quan tùy viên cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi không biết trước việc này vì Bộ Tư Lịnh Hải Quân không tiết lộ là Tổng Thống Diệm muốn thay thế thiếu tá Đặng Thiện Ngôn (bộ binh) và đại úy Trương Hữu Đức (20) đang là sĩ quan tùy viên của Tổng Thống để các vị này có dịp trở về binh chủng nguyên thủy của lmnh để khỏi “quên nghề” (lời Tổng Thống).
Ngày hôm sau tôi mặc lễ phục đến dinh Độc Lập trình diện trung tá Huỳnh văn Cao (sau nầy mang cấp bực thiếu tướng) lúc đó giữ chức Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Tham Mưu Phủ Tổng Thống.
Trung tá Cao tiếp xúc với tôi lần đầu tiên, nói cho tôi biết nhiệm vụ của sĩ quan tùy viên và đưa tôi lên gặp Tổng Thống Diệm. Trước đây tôi được dịp tiếp xúc với Tổng Thống khi ông đi trên chiến hạm Chi Lăng, nhưng đây là lần đầu tiên tôi đối diện và nói chuyện trực tiếp với ông. Tổng Thống tiếp tôi như một người thân cận tại một căn phòng phía trái dinh (từ ngoài ngó vào), vừa dùng làm phòng ngủ vừa là phòng làm việc của ông.
Tổng Thống hỏi sơ qua về gia đình và binh nghiệp của tôi và ông nói việc làm sĩ quan tùy viên rất quan trọng về phương diện nghi lễ. Ông nói: “Trên phương diện nghi lễ, dư thì người ta cười, thiếu thì người ta giận!” ông muốn tôi suy nghĩ kỹ và nếu thấy thích hợp thì ngày hôm sau cho ông biết và sẽ bắt đầu làm việc. Sau này tôi mới biết là cuộc gặp gỡ đầu tiên này là để ông xem tướng mạo.
Tổng thống Diệm rất kỹ lưỡng về nghi lễ, có lẽ do kinh nghiệm khi làm quan từ khi xưa của ông.
Tôi vẫn thắc mắc về sự lựa chọn tôi làm sĩ quan tùy viên cho Tổng Thống Diệm. Mặc dầu Cơ Quan An Ninh Quân Đội điều tra kỹ lưỡng trước khi tán đồng sự bổ nhiệm này, nhưng tôi không hiểu vì sao lúc đó hầu như ban tham mưu trong dinh Độc Lập là người công giáo, phần đông là người miền Trung và có tư tưởng rất là quan lại. Tôi không phải là người công giáo, và từ nhỏ chỉ học trường Pháp nên cách cư xử với người khác rất cởi mở và bình dân (21).
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và HQ Đại úy Hồ văn
Kỳ-Thoại, Sĩ Quan Tùy Viên (1958)
Tổng thống Diệm, trái với một số lời đồn, đối xử với các sĩ quan quân đội rất đứng đắn. Tôi còn nhớ có một kỷ niệm là, một đêm nọ Tổng thống Diệm chỉ thị tôi gọi điện thoại lên Tổng Tham Mưu chỉ thị đại tá Dương Ngọc Lắm, lúc đó đang về Saigon dự buổi họp do Tổng Tham Mưu triệu tập, lên dinh ngay gặp Tổng Thống. Vị sĩ quan trực của Bộ Tổng Tham Mưu trả lời cho tôi biết đại tá Lắm đang thọ phạt trọng cấm tại Tổng Tham Mưu. Tôi trình lại cho Tổng Thống Diệm. Ông hỏi ai phạt đại tá Lắm, tôi trả lời là trung tướng Tỵ phạt. Ông Diệm làm thinh và chỉ thị tôi nhắn lại trước khi đại tá Lắm về lại đơn vị phải lên trình diện Tổng Thống.
Về nghi lễ, thời Đệ Nhị Cộng Hoà, mọi sự di chuyển được giản dị hóa hơn. Thời ông Diệm mỗi lần rời dinh là xe của Tổng Thống lúc nào cũng được 21 xe mô tô loại Harley Davidson do quân nhân của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống lái bao vây chung quanh dù là sự di chuyển chỉ trong một khoảng cách rất ngắn.
Nhiệm vụ của tùy viên đôi khi giản dị và cũng đôi khi phức tạp. Giản dị khi Tổng Thống ra chỉ thị trong lúc ngồi xe hơi hoặc máy bay để tùy viên chuyển lời lại cho các giới chứt liên hệ. Khó xử và phức tạp khi có tin tức không vui mà các giới chức muốn tránh né, nhờ sĩ quan tùy viên trình lại Tổng Thống. Lúc đó rất tội cho người đem tin.
Khi Tổng Thống đi kinh lý, thì ông Võ văn Hải, chánh văn phòng của tổng thống, thường đưa cho sĩ quan tùy viên một bao thơ đựng tiền, không nhiều, nhưng phòng hờ khi Tổng Thống cho dân khi đi thăm viếng đồng bào.
Tôi còn nhớ rõ trong một dịp tổng thống lên Đà Lạt để chủ tọa lễ mãn khóa sĩ quan trường Võ Bị, phái đoàn tổng thống ngủ đêm tại Đà Lạt. Sáng Tổng Thống đến trường Võ Bị dùng điểm tâm do chỉ huy trưởng trường Võ Bị khoán tổ chức trước khi làm lễ mãn khóa. Trong bàn ăn ngồi bên mặt tổng thống Diệm là trung tướng Lê văn Tỵ, bên trái tổng thống là chỉ huy trưởng trường Võ Bị, tức là trung tá Nguyễn văn Thiệu. Có ai có thể ngờ là chính vị trung tá này sẽ là tổng thống của Đệ Nhị Cộng Hòa thay thế tổng thống Ngô Đình Diệm của Đệ Nhứt Cộng Hòa.
Từ trái: Trung tá Nguyễn văn Thiệu, trung úy Hồ văn Kỳ Thoại,
trung tướng Lê văn Tỵ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Tổng Thống Diệm có lối sống rất giản dị. Sáng ông thường dậy thật sớm và đánh thức sĩ quan tùy viên để cùng theo ông ra vườn cho nai ăn đường, hoặc có khi ông chỉ đi dạo buổi sáng, tnrớc khi trở vào ăn cháo và làm việc.
Trong dinh ngó ra, thì phía tay mặt trên lầu là phòng ngủ Tổng Thống. Bên ngoài là phòng sĩ quan tùy viên. Kế đó phòng làm việc chánh thức của Tổng Thống, gọi là “cabinet” ít khi được dùng. Tổng Thống thường tiếp khách trong phòng ngủ. Kế cabinet là phòng khách lớn. Trong dinh ngó ra phía trái trên lầu là phòng ăn ở của ông bà Ngô Đình Nhu. Phía sau là phòng làm việc của ông Nhu. Từng trên phòng làm việc ông Nhu là phòng ngủ của sĩ quan tùy viên của Tổng Thống. Kế phòng ông bà Nhu là phòng ăn chánh thức của Tổng Thống và phòng khách nhỏ (gọi là Petit Salon).
Phòng ngủ của Tổng Thống rất giản dị. Chỉ gồm một giường gỗ, nhỏ vừa đủ cho một người nằm. Trên giường chỉ để một miếng nệm mousse mỏng độ hai phân. Tuy phòng có máy lạnh nhưng có lẽ vì thói quen ông luôn luôn ngủ mùng và ít khi xài máy lạnh. Dưới chân giường là ba ghế bành bằng da để ông tiếp khách.
Phía sau phòng ngủ là một thư viện nhỏ riêng của Tổng Thống.
Làm sĩ quan tùy viên cho một Tổng Thống độc thân thật là mất tự do vì không rõ lúc nào là giờ làm việc, lúc nào là giờ nghỉ. Khi Tổng Thống không ngủ thì cứ một tiếng 1 chuông điện là gọi ông Bằng hay ông Ẩn, hai tiếng chuông là gọi sĩ quan tùy viên. Ông Diệm không cần biết ai ngủ ai thức.
Đây cũng là một trong những lý do làm cho tôi muốn trở về với Hải Quân và biển cả.
Du Học
Chức vụ tùy viên của Tổng Thống đem cho tôi chút danh dự và cho tôi một dịp quen biết nhiều tầng lớp quân dân nhưng tôi vẫn thấy lòng không vui, như cá lội vào nước cạn.
Một dịp may xảy đến đem hy vọng cho tôi là tôi có thể trở về vởi biển cả mà không làm mất lòng những cấp chỉ huy rất quí tôi đặc biệt là vị Tổng Tư Lịnh Quân Đội, tức là Tổng Thống.
Vào tháng 6 năm 1957, hội đồng du học của Bộ Tư Lịnh Hải Quân họp lại để chọn hai sĩ quan du học tại Hoa kỳ. Khóa học có tên là General Line của trường U.S. Naval Postgraduate School tại thành phố Monterey thuộc tiểu bang Califonia.
Trong danh sách sĩ quan đủ điều kiện thì có tôi, một sĩ quan thuộc phòng nhân viên Bộ Tư Lịnh Hải Quân cho tôi biết. Vấn đề đặt ra là có nên cứu xét tên tôi hay không vì trên giấy tờ tôi đã được biệt phái lên Phủ Tổng Thống.
Khi được biết tin là tôi đủ điều kiện, tôi điện thoại cho đại tá Lê Quang Mỹ, Tư Lịnh Hải Quân, xin Hội Đồng Du Học tiếp tục cứu xét trường hợp của tôi, còn việc xin phép Tổng Thống để tôi lo liệu.
Rồi ngày tháng trôi qua, tôi không đủ can đảm trình xin phép Tổng Thống. Mãi gần tới ngày đi, một đêm đó, Tổng Thống Diệm có vẻ vui hơn mọi hôm khác. Dùng cơm tối xong ông ngồi xem báo Pháp, tờ Paris Match. Tôi lấy hết can đảm vào phòng ngủ Tổng Thống Diệm và nói với ông: “Thưa Tổng Thống, Hội Đồng Du Học Hải Quân có ý chọn tôi di du học ở Mỹ, vậy xin Tổng Thống cho phép tôi được đi để học thêm về binh nghiệp“.
Tổng Thống Diệm bỏ tờ báo xuống nhìn tôi vẻ mặt rất giận. Ông bảo: “Ai gửi mi đi?” Tôi cảm thấy sự nguy cơ sắp tới vì trước sau đại tá Lê Quang Mỹ cũng sẽ gặp rắc rối vì ông không trình Tổng Thống truớc. Tôi vội vàng trả lời rằng, hội đồng chỉ xét điều kiện thôi còn việc quyết định vẫn là của Tổng Thống.
Tổng Thống Diệm, lặng thinh gần một phút rồi bảo tôi gọi đại tá Lê Quang Mỹ đến Dinh gặp ông. Tôi nghĩ không phải ý ông là để hỏi việc tôi đi du học nhưng có lẽ vì tôi đặt vấn đề này nên làm ông nghĩ đến một vấn đề khác liên quan đến Hải Quân.
Tôi ra ngoài, lúc đó cũng tám chín giờ tối. Tôi gọi điện thoại xuống Bộ Tư Lịnh Hải Quân để yêu cầu sĩ quan trực mời đại tá Mỹ đến gặp Tổng Thống. Khi đại tá Mỹ đến Dinh Độc Lập, trước khi vào phòng Tổng Thống, đại tá Mỹ hỏi tôi có biết Tổng Thống gọi ông đến có chuyện gì không. Tôi nói tôi không biết tuy nhiên tôi có trình Tổng Thống chuyện đi du học của tôi và tôi không biết có phải Tổng thống nói về chuyện đó không.
Khi đại tá Mỹ gặp Tổng Thống xong, tôi đưa ông ấy xuống xe, thì đại tá Mỹ nói: “Anh hại tôi rồi, Cụ rầy quá!” và trách tôi là đáng lý tôi phải xin phép Tổng Thống và nói chuyện với Trung Tá Huỳnh văn Cao trước. Tôi chỉ trả lời ú ớ và xin lỗi ông ta.
Sau đó tôi không biết sự liên lạc trực tiếp giữa Tổng Thống, trung tá Cao và đại tá Mỹ như thế nào, nhưng sáng sớm hôm sau, khi ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng, Phụ Tá Quốc Phòng, vào gặp Tổng Thống, có lẽ Tổng Thống gọi thẳng ông ta, khi đến văn phòng tôi để tôi vào trình Tổng Thống thì ông Thuần nói với tôi: “Hải Quân các anh lôi thôi quá. Trình tôi ký sự vụ lịnh gởi anh đi du học mà Tham Mưu Biệt Bộ và Tổng Thống không hay biết gì cả.“
Tôi lặng thinh, nhưng biết là sự ham muốn xuất ngoại của tôi đã làm phiền cho bao nhiêu người.
Trong suốt mấy ngày hôm sau, tôi thấy việc du học của tôi không làm tôi phấn khởi nửa vì thấy rắc rối quá nhưng bất ngờ một buổi tối nọ, Tổng Thống Diệm, đang lúc tôi ở trong phòng ngủ của ông, ông hỏi tôi nói tiếng Anh có giỏi không mà đòi đi Mỹ. Tôi nói là, trước khi vào Hải Quân, tôi xuất thân từ trường Pháp mà ngôn ngữ thứ hai tôi chọn là Anh văn nên tôi nghĩ tôi sẽ không gặp khó khăn trong việc du học ở Mỹ.
Vài ngày hôm sau tôi trình diện để chánh thức rời chức vụ tùy viên của Tổng Thống lên đưòng đi Mỹ.
Chú thích
(20) Sĩ quan Thiết Giáp, tử thương trong trận An Lộc, truy thăng Chuẩn Tướng.
(21) Đúng 40 năm sau, gặp 1ại thiếu tướng Huỳnh văn Cao. Tôi hỏi ông về sự thắc mắc của tôi thì ông nói sự lựa chọn tôi được sự đồng ý của Tổng Thống là do Tổng thống biết tiếng tăm của ông nội tôi, ông Hồ Biểu Chánh, một nhà văn nổi tiếng miền Nam và là một công chức thanh liêm và thương người. Tổng thống Diệm cần có một người thân cận xuất thân từ một gia đình có tiếng tăm thì ông có thể tin cậy được phần nào.
(22) Sau nầy sang Mỹ. tôi gởi tổng thống Thiệu hình tổng thống Diệm duyệt Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị vào khoảng năm 1957, tổng thống Thiệu điện thoại cho tôi hỏi vì sao tôi gời hình đó vì ông không nhìn ra ông là vị trung tá hướng dẫn tổng thống Diệm duyệt quân.
Hồ Văn Kỳ Thoại
(Can trường trong chiến bại)
http://ongvove.wordpress.com/2009/10/29/tuy-vien-cho-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng/
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tùy Viên cho Tổng Thống
Phủ Tổng Thống
Vào năm 1956, bất thình lình một bữa nọ trong lúc làm việc tại phòng truyền tin, tôi được Tư Lịnh Hải Quân, đại tá Lê Quang Mỹ gọi tôi trình diện và cho tôi biết là Phủ Tổng Thống đã chọn tôi làm sĩ quan tùy viên cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi không biết trước việc này vì Bộ Tư Lịnh Hải Quân không tiết lộ là Tổng Thống Diệm muốn thay thế thiếu tá Đặng Thiện Ngôn (bộ binh) và đại úy Trương Hữu Đức (20) đang là sĩ quan tùy viên của Tổng Thống để các vị này có dịp trở về binh chủng nguyên thủy của lmnh để khỏi “quên nghề” (lời Tổng Thống).
Ngày hôm sau tôi mặc lễ phục đến dinh Độc Lập trình diện trung tá Huỳnh văn Cao (sau nầy mang cấp bực thiếu tướng) lúc đó giữ chức Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Tham Mưu Phủ Tổng Thống.
Trung tá Cao tiếp xúc với tôi lần đầu tiên, nói cho tôi biết nhiệm vụ của sĩ quan tùy viên và đưa tôi lên gặp Tổng Thống Diệm. Trước đây tôi được dịp tiếp xúc với Tổng Thống khi ông đi trên chiến hạm Chi Lăng, nhưng đây là lần đầu tiên tôi đối diện và nói chuyện trực tiếp với ông. Tổng Thống tiếp tôi như một người thân cận tại một căn phòng phía trái dinh (từ ngoài ngó vào), vừa dùng làm phòng ngủ vừa là phòng làm việc của ông.
Tổng Thống hỏi sơ qua về gia đình và binh nghiệp của tôi và ông nói việc làm sĩ quan tùy viên rất quan trọng về phương diện nghi lễ. Ông nói: “Trên phương diện nghi lễ, dư thì người ta cười, thiếu thì người ta giận!” ông muốn tôi suy nghĩ kỹ và nếu thấy thích hợp thì ngày hôm sau cho ông biết và sẽ bắt đầu làm việc. Sau này tôi mới biết là cuộc gặp gỡ đầu tiên này là để ông xem tướng mạo.
Tổng thống Diệm rất kỹ lưỡng về nghi lễ, có lẽ do kinh nghiệm khi làm quan từ khi xưa của ông.
Tôi vẫn thắc mắc về sự lựa chọn tôi làm sĩ quan tùy viên cho Tổng Thống Diệm. Mặc dầu Cơ Quan An Ninh Quân Đội điều tra kỹ lưỡng trước khi tán đồng sự bổ nhiệm này, nhưng tôi không hiểu vì sao lúc đó hầu như ban tham mưu trong dinh Độc Lập là người công giáo, phần đông là người miền Trung và có tư tưởng rất là quan lại. Tôi không phải là người công giáo, và từ nhỏ chỉ học trường Pháp nên cách cư xử với người khác rất cởi mở và bình dân (21).
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và HQ Đại úy Hồ văn
Kỳ-Thoại, Sĩ Quan Tùy Viên (1958)
Tổng thống Diệm, trái với một số lời đồn, đối xử với các sĩ quan quân đội rất đứng đắn. Tôi còn nhớ có một kỷ niệm là, một đêm nọ Tổng thống Diệm chỉ thị tôi gọi điện thoại lên Tổng Tham Mưu chỉ thị đại tá Dương Ngọc Lắm, lúc đó đang về Saigon dự buổi họp do Tổng Tham Mưu triệu tập, lên dinh ngay gặp Tổng Thống. Vị sĩ quan trực của Bộ Tổng Tham Mưu trả lời cho tôi biết đại tá Lắm đang thọ phạt trọng cấm tại Tổng Tham Mưu. Tôi trình lại cho Tổng Thống Diệm. Ông hỏi ai phạt đại tá Lắm, tôi trả lời là trung tướng Tỵ phạt. Ông Diệm làm thinh và chỉ thị tôi nhắn lại trước khi đại tá Lắm về lại đơn vị phải lên trình diện Tổng Thống.
Về nghi lễ, thời Đệ Nhị Cộng Hoà, mọi sự di chuyển được giản dị hóa hơn. Thời ông Diệm mỗi lần rời dinh là xe của Tổng Thống lúc nào cũng được 21 xe mô tô loại Harley Davidson do quân nhân của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống lái bao vây chung quanh dù là sự di chuyển chỉ trong một khoảng cách rất ngắn.
Nhiệm vụ của tùy viên đôi khi giản dị và cũng đôi khi phức tạp. Giản dị khi Tổng Thống ra chỉ thị trong lúc ngồi xe hơi hoặc máy bay để tùy viên chuyển lời lại cho các giới chứt liên hệ. Khó xử và phức tạp khi có tin tức không vui mà các giới chức muốn tránh né, nhờ sĩ quan tùy viên trình lại Tổng Thống. Lúc đó rất tội cho người đem tin.
Khi Tổng Thống đi kinh lý, thì ông Võ văn Hải, chánh văn phòng của tổng thống, thường đưa cho sĩ quan tùy viên một bao thơ đựng tiền, không nhiều, nhưng phòng hờ khi Tổng Thống cho dân khi đi thăm viếng đồng bào.
Tôi còn nhớ rõ trong một dịp tổng thống lên Đà Lạt để chủ tọa lễ mãn khóa sĩ quan trường Võ Bị, phái đoàn tổng thống ngủ đêm tại Đà Lạt. Sáng Tổng Thống đến trường Võ Bị dùng điểm tâm do chỉ huy trưởng trường Võ Bị khoán tổ chức trước khi làm lễ mãn khóa. Trong bàn ăn ngồi bên mặt tổng thống Diệm là trung tướng Lê văn Tỵ, bên trái tổng thống là chỉ huy trưởng trường Võ Bị, tức là trung tá Nguyễn văn Thiệu. Có ai có thể ngờ là chính vị trung tá này sẽ là tổng thống của Đệ Nhị Cộng Hòa thay thế tổng thống Ngô Đình Diệm của Đệ Nhứt Cộng Hòa.
Từ trái: Trung tá Nguyễn văn Thiệu, trung úy Hồ văn Kỳ Thoại,
trung tướng Lê văn Tỵ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Tổng Thống Diệm có lối sống rất giản dị. Sáng ông thường dậy thật sớm và đánh thức sĩ quan tùy viên để cùng theo ông ra vườn cho nai ăn đường, hoặc có khi ông chỉ đi dạo buổi sáng, tnrớc khi trở vào ăn cháo và làm việc.
Trong dinh ngó ra, thì phía tay mặt trên lầu là phòng ngủ Tổng Thống. Bên ngoài là phòng sĩ quan tùy viên. Kế đó phòng làm việc chánh thức của Tổng Thống, gọi là “cabinet” ít khi được dùng. Tổng Thống thường tiếp khách trong phòng ngủ. Kế cabinet là phòng khách lớn. Trong dinh ngó ra phía trái trên lầu là phòng ăn ở của ông bà Ngô Đình Nhu. Phía sau là phòng làm việc của ông Nhu. Từng trên phòng làm việc ông Nhu là phòng ngủ của sĩ quan tùy viên của Tổng Thống. Kế phòng ông bà Nhu là phòng ăn chánh thức của Tổng Thống và phòng khách nhỏ (gọi là Petit Salon).
Phòng ngủ của Tổng Thống rất giản dị. Chỉ gồm một giường gỗ, nhỏ vừa đủ cho một người nằm. Trên giường chỉ để một miếng nệm mousse mỏng độ hai phân. Tuy phòng có máy lạnh nhưng có lẽ vì thói quen ông luôn luôn ngủ mùng và ít khi xài máy lạnh. Dưới chân giường là ba ghế bành bằng da để ông tiếp khách.
Phía sau phòng ngủ là một thư viện nhỏ riêng của Tổng Thống.
Làm sĩ quan tùy viên cho một Tổng Thống độc thân thật là mất tự do vì không rõ lúc nào là giờ làm việc, lúc nào là giờ nghỉ. Khi Tổng Thống không ngủ thì cứ một tiếng 1 chuông điện là gọi ông Bằng hay ông Ẩn, hai tiếng chuông là gọi sĩ quan tùy viên. Ông Diệm không cần biết ai ngủ ai thức.
Đây cũng là một trong những lý do làm cho tôi muốn trở về với Hải Quân và biển cả.
Du Học
Chức vụ tùy viên của Tổng Thống đem cho tôi chút danh dự và cho tôi một dịp quen biết nhiều tầng lớp quân dân nhưng tôi vẫn thấy lòng không vui, như cá lội vào nước cạn.
Một dịp may xảy đến đem hy vọng cho tôi là tôi có thể trở về vởi biển cả mà không làm mất lòng những cấp chỉ huy rất quí tôi đặc biệt là vị Tổng Tư Lịnh Quân Đội, tức là Tổng Thống.
Vào tháng 6 năm 1957, hội đồng du học của Bộ Tư Lịnh Hải Quân họp lại để chọn hai sĩ quan du học tại Hoa kỳ. Khóa học có tên là General Line của trường U.S. Naval Postgraduate School tại thành phố Monterey thuộc tiểu bang Califonia.
Trong danh sách sĩ quan đủ điều kiện thì có tôi, một sĩ quan thuộc phòng nhân viên Bộ Tư Lịnh Hải Quân cho tôi biết. Vấn đề đặt ra là có nên cứu xét tên tôi hay không vì trên giấy tờ tôi đã được biệt phái lên Phủ Tổng Thống.
Khi được biết tin là tôi đủ điều kiện, tôi điện thoại cho đại tá Lê Quang Mỹ, Tư Lịnh Hải Quân, xin Hội Đồng Du Học tiếp tục cứu xét trường hợp của tôi, còn việc xin phép Tổng Thống để tôi lo liệu.
Rồi ngày tháng trôi qua, tôi không đủ can đảm trình xin phép Tổng Thống. Mãi gần tới ngày đi, một đêm đó, Tổng Thống Diệm có vẻ vui hơn mọi hôm khác. Dùng cơm tối xong ông ngồi xem báo Pháp, tờ Paris Match. Tôi lấy hết can đảm vào phòng ngủ Tổng Thống Diệm và nói với ông: “Thưa Tổng Thống, Hội Đồng Du Học Hải Quân có ý chọn tôi di du học ở Mỹ, vậy xin Tổng Thống cho phép tôi được đi để học thêm về binh nghiệp“.
Tổng Thống Diệm bỏ tờ báo xuống nhìn tôi vẻ mặt rất giận. Ông bảo: “Ai gửi mi đi?” Tôi cảm thấy sự nguy cơ sắp tới vì trước sau đại tá Lê Quang Mỹ cũng sẽ gặp rắc rối vì ông không trình Tổng Thống truớc. Tôi vội vàng trả lời rằng, hội đồng chỉ xét điều kiện thôi còn việc quyết định vẫn là của Tổng Thống.
Tổng Thống Diệm, lặng thinh gần một phút rồi bảo tôi gọi đại tá Lê Quang Mỹ đến Dinh gặp ông. Tôi nghĩ không phải ý ông là để hỏi việc tôi đi du học nhưng có lẽ vì tôi đặt vấn đề này nên làm ông nghĩ đến một vấn đề khác liên quan đến Hải Quân.
Tôi ra ngoài, lúc đó cũng tám chín giờ tối. Tôi gọi điện thoại xuống Bộ Tư Lịnh Hải Quân để yêu cầu sĩ quan trực mời đại tá Mỹ đến gặp Tổng Thống. Khi đại tá Mỹ đến Dinh Độc Lập, trước khi vào phòng Tổng Thống, đại tá Mỹ hỏi tôi có biết Tổng Thống gọi ông đến có chuyện gì không. Tôi nói tôi không biết tuy nhiên tôi có trình Tổng Thống chuyện đi du học của tôi và tôi không biết có phải Tổng thống nói về chuyện đó không.
Khi đại tá Mỹ gặp Tổng Thống xong, tôi đưa ông ấy xuống xe, thì đại tá Mỹ nói: “Anh hại tôi rồi, Cụ rầy quá!” và trách tôi là đáng lý tôi phải xin phép Tổng Thống và nói chuyện với Trung Tá Huỳnh văn Cao trước. Tôi chỉ trả lời ú ớ và xin lỗi ông ta.
Sau đó tôi không biết sự liên lạc trực tiếp giữa Tổng Thống, trung tá Cao và đại tá Mỹ như thế nào, nhưng sáng sớm hôm sau, khi ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng, Phụ Tá Quốc Phòng, vào gặp Tổng Thống, có lẽ Tổng Thống gọi thẳng ông ta, khi đến văn phòng tôi để tôi vào trình Tổng Thống thì ông Thuần nói với tôi: “Hải Quân các anh lôi thôi quá. Trình tôi ký sự vụ lịnh gởi anh đi du học mà Tham Mưu Biệt Bộ và Tổng Thống không hay biết gì cả.“
Tôi lặng thinh, nhưng biết là sự ham muốn xuất ngoại của tôi đã làm phiền cho bao nhiêu người.
Trong suốt mấy ngày hôm sau, tôi thấy việc du học của tôi không làm tôi phấn khởi nửa vì thấy rắc rối quá nhưng bất ngờ một buổi tối nọ, Tổng Thống Diệm, đang lúc tôi ở trong phòng ngủ của ông, ông hỏi tôi nói tiếng Anh có giỏi không mà đòi đi Mỹ. Tôi nói là, trước khi vào Hải Quân, tôi xuất thân từ trường Pháp mà ngôn ngữ thứ hai tôi chọn là Anh văn nên tôi nghĩ tôi sẽ không gặp khó khăn trong việc du học ở Mỹ.
Vài ngày hôm sau tôi trình diện để chánh thức rời chức vụ tùy viên của Tổng Thống lên đưòng đi Mỹ.
Chú thích
(20) Sĩ quan Thiết Giáp, tử thương trong trận An Lộc, truy thăng Chuẩn Tướng.
(21) Đúng 40 năm sau, gặp 1ại thiếu tướng Huỳnh văn Cao. Tôi hỏi ông về sự thắc mắc của tôi thì ông nói sự lựa chọn tôi được sự đồng ý của Tổng Thống là do Tổng thống biết tiếng tăm của ông nội tôi, ông Hồ Biểu Chánh, một nhà văn nổi tiếng miền Nam và là một công chức thanh liêm và thương người. Tổng thống Diệm cần có một người thân cận xuất thân từ một gia đình có tiếng tăm thì ông có thể tin cậy được phần nào.
(22) Sau nầy sang Mỹ. tôi gởi tổng thống Thiệu hình tổng thống Diệm duyệt Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị vào khoảng năm 1957, tổng thống Thiệu điện thoại cho tôi hỏi vì sao tôi gời hình đó vì ông không nhìn ra ông là vị trung tá hướng dẫn tổng thống Diệm duyệt quân.
Hồ Văn Kỳ Thoại
(Can trường trong chiến bại)
http://ongvove.wordpress.com/2009/10/29/tuy-vien-cho-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng/
Tân Sơn Hòa chuyển