Thân Hữu Tiếp Tay...
VẪN CHỈ LÀ CHUYỆN ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Đúng
vào lúc đài truyền hình chiếu tập cuối cuốn phim Kinh Kha, thì cuộc bầu cử các
chức vụ dân biểu, nghị viên dòng chính ở quận Cam
cũng xem như kết thúc.
Cùng thời điểm, mà nỗi buồn từ hai hoàn cảnh xã hội cứ quấn chặt vào nhau, tôi
muốn khóc quá, lại sợ bị chê là rởm đời: phim truyện của Tàu, và cuộc đua của
các ứng cử viên Mỹ, trong đó có nhân vật Trần Thái Văn vừa tuyên bố anh như
đang leo dốc ngược khi được hỏi về thắng hay thua.
Phải quan sát thật rõ dung nhan của Trần Thái Văn khi ông thốt ra lời: Đã đến lúc người Việt hải ngoại, phải nhận trách nhiệm lo lắng cho các vấn đề của chính người Việt. Và như trên tôi đã xúc động, trước đoàn người dân nước Yên với những tấm phướn trắng chữ đen, do thái tử Đan đi tống tiễn Kinh Kha bên này bờ sông Dịch Thủy, để người kiếm khách thực hiện hoài bão hạ sát vua nước Tần.
Trong phim Trung Hoa, nước mắt thái tử Đan đã rất đáp ứng yêu cầu sách lược, khóc khi nhận thủ cấp Phan Ô Kỳ do vị danh tướng này tự sát, ngõ hầu làm quà giao tế vua Tần, để Kinh Kha sứ giả thích khách phản công bằng lưỡi dao thề nguyền tên tuổi của người vợ bị quân Tần giết, còn người chồng đã chìm đắm trong nỗi đau thù hận, sau đúc kiếm cho Kinh Kha với ước mong kết liễu vua Tần, để nhân dân trăm họ nước Yên và các nước lân bang được hưởng thái bình.
Khi một vị ký giả hỏi luật sư Trần Thái Văn rằng thua cử rồi, ông đối với bà đương kim Dân Biểu liên bang người Mỹ gốc La Tinh kia thế nào? Tất nhiên, đã 20 năm theo đuổi dòng chính, lại từng là luật sư, câu trả lời thật hay, ai cũng nghe rồi, nên tôi thấy chẳng cần phả diễn tả lại, chỉ buồn trong lòng là người Việt tha hương ở Thủ đô tị nạn không thực sự muốn có một dân biểu gốc Việt Nam cấp liên bang, hay cá nhân luật sư chưa vừa ý quý vị đồng hương chăng?
Không
phải Trần Thái Văn là cháu kêu Trung Tướng Tư Lệnh Binh chủng Dù của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa là cậu ruột, mà tôi thích hay là muốn quý vị bầu cho ông ta.
Như một cử tri ở Bolsa trả lời phóng viên rằng, tôi chỉ cần bầu cho một người
Việt Nam,
không quan trọng ứng cử viên đó là họ Nguyễn hay họ Lê v.v…
Từ thủ đô tị nạn Bolsa, cụ Vì Dân vốn là ban cố tri của ông UNO đệ nhị Cộng Hòa, nghẹn lời khi nhấp ly cà phê đắng ở nhà đại tá X. Westminster.
-Tôi cảm thấy, trong tập thể chúng ta, vẫn có một số vị hững hờ với nhau, với sự việc, với danh dự chung các ông ạ! Ôi dào, đảng với phái gì, thì các ông cứ ngẫm mà xem, chúng ta đã đồng ý dành tương lai cho giới trẻ rồi, Trần Thái Văn là thế hệ con, em chúng ta, sao quý vị còn nghĩ ngợi luật sư đó Dân Chủ hay Cộng Hòa chứ!
-Tức là theo ý cụ, cứ nhắm mắt bỏ phiếu cho Trần Thái Văn chứ gì?
-Đương nhiên, vạn sự khởi đầu nan, kiến thức và tuổi trẻ cần được khích lệ.
Nói
tới tuổi trẻ ở Hoa Kỳ, hay chỉ cần ở Bolsa, để gọi là tiêu biểu, cái phe cái
phái nào của người Mỹ chính trị kinh doanh phù hợp với nguyện vọng người Việt
lưu vong nhỉ?
Năm 2002 tôi lên Minesota ra mắt 2 tập thơ tình, phu nhân một giáo sư tên tuổi,
giải thích rằng, cái ông thống đốc K., đối thủ của ông Bush, sau làm Tổng
Thống, có đường hướng với dân tộc Việt Nam. Bà hỏi tôi thích bầu cho ai: Ông K
hay ông Bush.
Tôi trả lời:
-Tôi
thì không đi bầu vì ngại quá, nhưng nếu ông Bush đắc cử, tôi về VN, tôi được...
nể hơn, còn ông K kia, thiên hạ bảo rằng sẽ có hàng loạt cán ngố đến USA như
chỗ không người.
Bà giáo nhìn tôi thương hại. Vâng chẳng bao giờ tôi hiểu được sâu xa nền tảng
chính trị Hoa Kỳ.
Tôi không thuộc giới người có dòng máu lạnh như tảng băng, nên tôi cảm thấy thế thái nhân tình thật là phức tạp.
Bốn nhân vật trong truyện phim Kinh Kha gồm theo thức tự chức vị ở đời: Thái Tử Đan, Đại Tướng Quân Phàn Ô Kỳ, Kiếm Sĩ Kinh Kha và đạo sĩ, nhạc sĩ Cao Tiêm Ly mang bốn tâm trạng khác nhau, mà điển tích cũng khá đề cao, chưa kể một số quan tử Tàu đã dùng cái chết để tác động một nhân vật, một sự việc, mong sao thiên hạ được thái bình, an lạc.
Nhưng, tất cả cùng bất lực trước các nghịch cảnh, cả bốn nhân vật nêu trên, đều đề cao tình nghĩa ở đời, đặc biệt là tình bạn. Cả bốn vai trò Thái Tử Đan, tướng Tần Phàn Ô Kỳ, kiếm khách Kinh Kha và nhạc sĩ Cao Tiêm Ly đều quen biết nhau, đều mỗi lần gặp nhau, hỏi han nhau về một quyết định để rồi đều chung một cách nghĩ là: Ta không thể giết ngươi, vì người là bạn ta. Giờ ngươi có xem ta là bạn không? Tức là nếu xem là bạn thì đừng chém giết nữa.
Khi Kinh Kha nhận sứ mạng qua sông, thủ cấp Phàn Ô Kỳ đã ở trong tay, dù không phải Kinh Kha hay Thái Tử Đan giết, Thái Tử Đan đã sụp lạy bạn như cha, đạo sĩ Cao Tiêm Ly đã thả cây đàn thanh tịnh trôi sông; còn Kinh Kha, nhân vật chính thì lòng tan nát, vì tâm tư tình cảm riêng, vì lẽ sống còn chung, song cũng vì định mệnh. Buồn quá, chuyện xưa và chuyện nay, chuyện huyền sử và chuyện thực tại, chuyện đông chuyện tây, vẫn chỉ là chuyện đời như vậy, thì phải vậy thôi!
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )VẪN CHỈ LÀ CHUYỆN ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Đúng
vào lúc đài truyền hình chiếu tập cuối cuốn phim Kinh Kha, thì cuộc bầu cử các
chức vụ dân biểu, nghị viên dòng chính ở quận Cam
cũng xem như kết thúc.
Cùng thời điểm, mà nỗi buồn từ hai hoàn cảnh xã hội cứ quấn chặt vào nhau, tôi
muốn khóc quá, lại sợ bị chê là rởm đời: phim truyện của Tàu, và cuộc đua của
các ứng cử viên Mỹ, trong đó có nhân vật Trần Thái Văn vừa tuyên bố anh như
đang leo dốc ngược khi được hỏi về thắng hay thua.
Phải quan sát thật rõ dung nhan của Trần Thái Văn khi ông thốt ra lời: Đã đến lúc người Việt hải ngoại, phải nhận trách nhiệm lo lắng cho các vấn đề của chính người Việt. Và như trên tôi đã xúc động, trước đoàn người dân nước Yên với những tấm phướn trắng chữ đen, do thái tử Đan đi tống tiễn Kinh Kha bên này bờ sông Dịch Thủy, để người kiếm khách thực hiện hoài bão hạ sát vua nước Tần.
Trong phim Trung Hoa, nước mắt thái tử Đan đã rất đáp ứng yêu cầu sách lược, khóc khi nhận thủ cấp Phan Ô Kỳ do vị danh tướng này tự sát, ngõ hầu làm quà giao tế vua Tần, để Kinh Kha sứ giả thích khách phản công bằng lưỡi dao thề nguyền tên tuổi của người vợ bị quân Tần giết, còn người chồng đã chìm đắm trong nỗi đau thù hận, sau đúc kiếm cho Kinh Kha với ước mong kết liễu vua Tần, để nhân dân trăm họ nước Yên và các nước lân bang được hưởng thái bình.
Khi một vị ký giả hỏi luật sư Trần Thái Văn rằng thua cử rồi, ông đối với bà đương kim Dân Biểu liên bang người Mỹ gốc La Tinh kia thế nào? Tất nhiên, đã 20 năm theo đuổi dòng chính, lại từng là luật sư, câu trả lời thật hay, ai cũng nghe rồi, nên tôi thấy chẳng cần phả diễn tả lại, chỉ buồn trong lòng là người Việt tha hương ở Thủ đô tị nạn không thực sự muốn có một dân biểu gốc Việt Nam cấp liên bang, hay cá nhân luật sư chưa vừa ý quý vị đồng hương chăng?
Không
phải Trần Thái Văn là cháu kêu Trung Tướng Tư Lệnh Binh chủng Dù của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa là cậu ruột, mà tôi thích hay là muốn quý vị bầu cho ông ta.
Như một cử tri ở Bolsa trả lời phóng viên rằng, tôi chỉ cần bầu cho một người
Việt Nam,
không quan trọng ứng cử viên đó là họ Nguyễn hay họ Lê v.v…
Từ thủ đô tị nạn Bolsa, cụ Vì Dân vốn là ban cố tri của ông UNO đệ nhị Cộng Hòa, nghẹn lời khi nhấp ly cà phê đắng ở nhà đại tá X. Westminster.
-Tôi cảm thấy, trong tập thể chúng ta, vẫn có một số vị hững hờ với nhau, với sự việc, với danh dự chung các ông ạ! Ôi dào, đảng với phái gì, thì các ông cứ ngẫm mà xem, chúng ta đã đồng ý dành tương lai cho giới trẻ rồi, Trần Thái Văn là thế hệ con, em chúng ta, sao quý vị còn nghĩ ngợi luật sư đó Dân Chủ hay Cộng Hòa chứ!
-Tức là theo ý cụ, cứ nhắm mắt bỏ phiếu cho Trần Thái Văn chứ gì?
-Đương nhiên, vạn sự khởi đầu nan, kiến thức và tuổi trẻ cần được khích lệ.
Nói
tới tuổi trẻ ở Hoa Kỳ, hay chỉ cần ở Bolsa, để gọi là tiêu biểu, cái phe cái
phái nào của người Mỹ chính trị kinh doanh phù hợp với nguyện vọng người Việt
lưu vong nhỉ?
Năm 2002 tôi lên Minesota ra mắt 2 tập thơ tình, phu nhân một giáo sư tên tuổi,
giải thích rằng, cái ông thống đốc K., đối thủ của ông Bush, sau làm Tổng
Thống, có đường hướng với dân tộc Việt Nam. Bà hỏi tôi thích bầu cho ai: Ông K
hay ông Bush.
Tôi trả lời:
-Tôi
thì không đi bầu vì ngại quá, nhưng nếu ông Bush đắc cử, tôi về VN, tôi được...
nể hơn, còn ông K kia, thiên hạ bảo rằng sẽ có hàng loạt cán ngố đến USA như
chỗ không người.
Bà giáo nhìn tôi thương hại. Vâng chẳng bao giờ tôi hiểu được sâu xa nền tảng
chính trị Hoa Kỳ.
Tôi không thuộc giới người có dòng máu lạnh như tảng băng, nên tôi cảm thấy thế thái nhân tình thật là phức tạp.
Bốn nhân vật trong truyện phim Kinh Kha gồm theo thức tự chức vị ở đời: Thái Tử Đan, Đại Tướng Quân Phàn Ô Kỳ, Kiếm Sĩ Kinh Kha và đạo sĩ, nhạc sĩ Cao Tiêm Ly mang bốn tâm trạng khác nhau, mà điển tích cũng khá đề cao, chưa kể một số quan tử Tàu đã dùng cái chết để tác động một nhân vật, một sự việc, mong sao thiên hạ được thái bình, an lạc.
Nhưng, tất cả cùng bất lực trước các nghịch cảnh, cả bốn nhân vật nêu trên, đều đề cao tình nghĩa ở đời, đặc biệt là tình bạn. Cả bốn vai trò Thái Tử Đan, tướng Tần Phàn Ô Kỳ, kiếm khách Kinh Kha và nhạc sĩ Cao Tiêm Ly đều quen biết nhau, đều mỗi lần gặp nhau, hỏi han nhau về một quyết định để rồi đều chung một cách nghĩ là: Ta không thể giết ngươi, vì người là bạn ta. Giờ ngươi có xem ta là bạn không? Tức là nếu xem là bạn thì đừng chém giết nữa.
Khi Kinh Kha nhận sứ mạng qua sông, thủ cấp Phàn Ô Kỳ đã ở trong tay, dù không phải Kinh Kha hay Thái Tử Đan giết, Thái Tử Đan đã sụp lạy bạn như cha, đạo sĩ Cao Tiêm Ly đã thả cây đàn thanh tịnh trôi sông; còn Kinh Kha, nhân vật chính thì lòng tan nát, vì tâm tư tình cảm riêng, vì lẽ sống còn chung, song cũng vì định mệnh. Buồn quá, chuyện xưa và chuyện nay, chuyện huyền sử và chuyện thực tại, chuyện đông chuyện tây, vẫn chỉ là chuyện đời như vậy, thì phải vậy thôi!
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )