Mỗi Ngày Một Chuyện
VẤN ĐỀ DI DÂN LẬU TÁC ĐỘNG RA SAO ĐẾN TÚI TIỀN NGƯỜI DÂN MỸ? (Eric Tran
Di dân lậu là vấn đề khá nóng sốt trong dư luận vài năm gần đây, nhất là kể từ cuộc vận động tranh cử tổng thống năm ngoái. Khi đó, nguyên ứng cử viên tổng thống, Donald Trump, đã đặt nặng vấn đề ngăn chặn di dân lậu. Tuy là vấn đề nóng, nhưng nhiều người cho rằng nó chỉ đụng chạm tới phe phái chính trị, chứ không ảnh hưởng gì tới “đám dân đen như chúng tôi.” Sự thực có phải như thế không? Nếu số di dân lậu này, hiện ước lượng 12 triệu người trên toàn quốc, có đóng góp vào sự thịnh vượng chung, thì có ảnh hưởng tới bạn không? Ngược lại, nếu họ là những yếu tố bào mòn nền kinh tế, gây tốn kém công quĩ trên nhiều phương diện, thì có tác hại đến “đám dân đen như chúng tôi” không? Câu trả lời thiết nghĩ sẽ trở thành hiển nhiên với một vài số liệu khách quan.
Tổng số chi phí do các dịch vụ cung cấp cho di dân lậu, trừ đi số thuế thâu được từ thành phần này, rốt cuộc dân Mỹ cũng tốn mất $116 tỷ mỗi năm.Chi phí cho di dân lậu: $135 tỷ một nămTheo báo cáo của Liên Đoàn Cải Tổ Di Trú Mỹ (FAIR = Federation for American Immigration Reform), công bố cách đây ba tháng, thì tổng số tổn phí mà 12.5 triệu di dân lậu đã “ăn” vào công quĩ là $135 tỷ một năm. Thực ra, dùng chữ “công quĩ” có thể gây hiểu lầm. Nó chỉ có nghĩa đơn giản là “Tiền của người dân đóng thuế” (Taxpayers). Đúng vậy, chính phủ không làm ra được đồng nào để có thể gọi là công quĩ, tất cả đều là do tiền của bạn, của tôi đi làm… góp vào qua việc đóng thuế hàng tháng, hoặc hàng năm. Có nghĩa là, những chi phí đó đều rút từ túi tiền của từng người dân Mỹ ra cả!
Cứ tưởng tượng đang kiên nhẫn chờ đợi trong hàng như thế này mà có kẻ chen ngang...
Cũng theo FAIR, tốn kém cho di dân lậu được chia ra trong nhiều lãnh vực của đời sống, mà chủ yếu là những lãnh vực sau đây:
- $46 tỷ tốn kém cho giáo dục, do phải cung cấp giáo dục miễn phí cho người di dân lậu hoặc con cái họ.
- $23 tỷ tốn kém cho ngành cảnh sát, do phải giải quyết những rắc rối do những di dân lậu phạm pháp gây ra.
- $9 tỷ tiền welfare dành cho di dân lậu. Quả thực là khó hiểu khi thấy di dân lậu cũng xin được food stamps, và các phúc lợi welfare khác.
- $29 tỷ chi phí săn sóc sức khỏe và chữa bệnh cho di dân lậu… Theo báo cáo của FAIR, có tới 99% số người di dân lậu đã phải vào phòng cấp cứu bệnh viện vào một lúc nào đó. Ở một số nơi, di dân lậu còn được các phúc lợi của chương trình Medicaid (hoặc MediCal ở California), chương trình y tế miễn phí của chính phủ tiểu bang.
Đa phần những chi phí ấy đều đập lên ngân sách chính phủ tiểu bang và thành phố (rút cục cũng là taxpayers cả). Điều đó có nghĩa là người dân Mỹ phải nai lưng ra gánh những chi phí này khi họ đóng thuế trường học, đóng thuế cầu đường, đóng thuế mua hàng, đóng thuế dịch vụ...
Điều đó cũng có nghĩa là khi nhà chức trách tiểu bang hỗ trợ tài chánh và đời sống cho di dân lậu, cùng lúc che chở họ khỏi bị giới chức di trú liên bang ruồng bắt để trục xuất, thì những cư dân chấp hành luật pháp tại đây phải nai lưng ra gánh lấy những hậu quả về mặt tài chánh. Không kể California là tiểu bang áp sát biên giới phía nam, các tiểu bang khác như New York, New Jersey, Maryland, Illinois, và Virginia đều cách xa biên giới, nhưng vẫn là những điểm hẹn được di dân lậu ưa thích vì ở đây dễ xin welfare, ngay cả cho những người vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ, và nhất là vì giới lãnh đạo các tiểu bang này đều chủ trương biến tiểu bang của họ thành “nơi ẩn trú cho di dân lậu” (sanctuary states). California, Ilinois và Maryland thậm chí còn đi xa hơn nữa, những tiểu bang này còn cho phép di dân lậu được thi lấy bằng lái xe, và thậm chí bỏ phiếu trong một số cuộc bầu cử đia phương.
Giới chức kiểm tra biên giới, nhưng nhiều địa phương lại công khai thừa nhận che chở di dân lậu (sanctuary state).
Nếu chia theo từng tiểu bang, thì báo cáo FAIR cho thấy 10 tiểu bang sau đây chi phí nhiều nhất cho di dân lậu:
1. California: Chi phí $23.03 tỷ/năm, chiếm 18% ngân sách tiểu bang.
2. Texas: Chi phí $10.99 tỷ/năm, chiếm 10% ngân sách
3. New York: Chi phí $7.49 tỷ/năm, chiếm 4.69% ngân sách
4. Florida: Chi phí $6.29 tỷ/năm, chiếm 7.6% ngân sách.
5. New Jersey: Chi phí $4.47 tỷ/năm, chiếm 12.9% ngân sách
6. Illinois: Chi phí $3..22 tỷ/năm, chiếm 5.75% ngân sách
7. Georgia: Chi phí $2.49 tỷ/năm, chiếm 5.5% ngân sách
8. North Carolina: Chi phí $2.44 tỷ/năm, chiếm 10.6% ngân sách
9. Arizona: Chi phí $2.31 tỷ/năm, chiếm 23.6% ngân sách
10. Virginia: Chi phí $2.25 tỷ /năm, chiếm 2..1% ngân sách
Tốn kém mà nước Mỹ phải bỏ ra về tệ nạn di dân lậu lại càng được khuyếch đại do sự kiện người di dân lậu nào cũng lo gói ghém gửi về cho quốc gia gốc của họ. Theo FAIR thì số tiền họ gửi về tương đương 20% tổng số lợi tức của cả gia đình di dân lậu, tương đương $7,200/một gia đình/một năm. Số tiền này không được dùng để chi tiêu trong nước Mỹ, nên các nhà nước tiểu bang và thành phố cũng không thâu được tiền thuế trên các khoản này.
Di dân lậu có đóng thuế không?Không và có! Họ không khai thuế lợi tức, nhưng vẫn có tham gia đóng thuế phần nào xuyên qua việc họ mua sắm hàng hóa, xăng nhớt... trên các thị trường Hoa Kỳ. Nhìn vào điểm này mà những người chủ trương để ngỏ biên giới cho di dân lậu tràn vào tin rằng sự có mặt của tầng lớp này đem lại những lợi lộc tích cực cho nền kinh tế Mỹ.
Biên giới vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Và người ta sợ rằng, số di dân lậu tạm lắng xuống trong năm 2017, có thể lại tăng gấp đôi trong năm 2018 vì tình trạng suy thoái kinh tế được tiên đoán sẽ xảy ra trong các quốc gia Nam Mỹ.
Thực tế ra sao? FAIR ước lượng số thuế thâu thập được từ thành phân di dân lậu là khoảng $19 tỷ một năm. Con số này có vẻ lạc quan, vì cao hơn số ước lượng đưa ra trong các bản nghiên cứu khác. Tuy nhiên, con số lạc quan thổi phồng ấy vẫn không đáng gì so với số chi phí $135 tỷ mỗi năm mà nước Mỹ bỏ ra. Cứ trừ đi số thuế thâu được, rốt cuộc, hầu bao của dân Mỹ cũng hụt đi $116 tỷ!
Những khám phá trên đây là số liệu khách quan, không biết nói dối, không bị chi phối do tình cảm yêu ghét đối với người ở lậu. Cái lập luận cho rằng cần phải khuyến khích di dân lậu vì họ đóng thuế rốt cuộc chỉ là một thứ lý luận ích kỷ, nhưng lại không có cơ sở. Thực tế cho thấy rằng, ngoài việc “ngồi xổm” trên luật di dân của quốc gia, người di dân lậu chỉ đóng ra 1 phần rất nhỏ so với tốn kém về các dịch vụ mà họ sử dụng tại đây. Người dân Hoa Kỳ, mà cụ thể là giới tiêu thụ hợp pháp tại Hoa Kỳ, bắt buộc phải tài trợ gánh nặng tài chánh gây ra do hành động của họ.
Đối với một quốc gia trọng pháp như Hoa Kỳ, di dân lậu là một chuyện không bao giờ có thể chấp nhận được vì nó đi ngược lại giá trị thiết thân của nền tảng pháp lý. Đối với những người di dân như chúng ta, vốn phải trả giá rất đắt cho sự hiện diện hợp pháp của mình trên đất Mỹ, và đối với những người thân nhân của chúng ta đang kiên nhẫn chờ đợi theo thủ tục di dân hợp pháp, sự kiện di dân lậu rõ ràng là một bất công trâng tráo. Cứ tưởng tượng bạn đang xếp hàng chờ đợi nhận vé tham dự một buổi tiệc. Số vé thì có hạn, chắc chỉ đủ cho những người đã xếp hàng từ sáng tới giờ, bỗng dưng có một số người ùa đến chen lên trước, và phỗng tay trên những cái vé hiếm hoi. Rốt cuộc cũng tới lần bạn, nhưng đã hết vé.
Có nghĩ đến cảnh đó mới thấy sự phỗng tay trên của những kẻ xé hàng, di dân lậu… nó bất công trâng tráo đến mức nào!
Eric Tran
Source: http://viendongdaily.
L
Loi Chau chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VẤN ĐỀ DI DÂN LẬU TÁC ĐỘNG RA SAO ĐẾN TÚI TIỀN NGƯỜI DÂN MỸ? (Eric Tran
Di dân lậu là vấn đề khá nóng sốt trong dư luận vài năm gần đây, nhất là kể từ cuộc vận động tranh cử tổng thống năm ngoái. Khi đó, nguyên ứng cử viên tổng thống, Donald Trump, đã đặt nặng vấn đề ngăn chặn di dân lậu. Tuy là vấn đề nóng, nhưng nhiều người cho rằng nó chỉ đụng chạm tới phe phái chính trị, chứ không ảnh hưởng gì tới “đám dân đen như chúng tôi.” Sự thực có phải như thế không? Nếu số di dân lậu này, hiện ước lượng 12 triệu người trên toàn quốc, có đóng góp vào sự thịnh vượng chung, thì có ảnh hưởng tới bạn không? Ngược lại, nếu họ là những yếu tố bào mòn nền kinh tế, gây tốn kém công quĩ trên nhiều phương diện, thì có tác hại đến “đám dân đen như chúng tôi” không? Câu trả lời thiết nghĩ sẽ trở thành hiển nhiên với một vài số liệu khách quan.
Tổng số chi phí do các dịch vụ cung cấp cho di dân lậu, trừ đi số thuế thâu được từ thành phần này, rốt cuộc dân Mỹ cũng tốn mất $116 tỷ mỗi năm.Chi phí cho di dân lậu: $135 tỷ một nămTheo báo cáo của Liên Đoàn Cải Tổ Di Trú Mỹ (FAIR = Federation for American Immigration Reform), công bố cách đây ba tháng, thì tổng số tổn phí mà 12.5 triệu di dân lậu đã “ăn” vào công quĩ là $135 tỷ một năm. Thực ra, dùng chữ “công quĩ” có thể gây hiểu lầm. Nó chỉ có nghĩa đơn giản là “Tiền của người dân đóng thuế” (Taxpayers). Đúng vậy, chính phủ không làm ra được đồng nào để có thể gọi là công quĩ, tất cả đều là do tiền của bạn, của tôi đi làm… góp vào qua việc đóng thuế hàng tháng, hoặc hàng năm. Có nghĩa là, những chi phí đó đều rút từ túi tiền của từng người dân Mỹ ra cả!
Cứ tưởng tượng đang kiên nhẫn chờ đợi trong hàng như thế này mà có kẻ chen ngang...
Cũng theo FAIR, tốn kém cho di dân lậu được chia ra trong nhiều lãnh vực của đời sống, mà chủ yếu là những lãnh vực sau đây:
- $46 tỷ tốn kém cho giáo dục, do phải cung cấp giáo dục miễn phí cho người di dân lậu hoặc con cái họ.
- $23 tỷ tốn kém cho ngành cảnh sát, do phải giải quyết những rắc rối do những di dân lậu phạm pháp gây ra.
- $9 tỷ tiền welfare dành cho di dân lậu. Quả thực là khó hiểu khi thấy di dân lậu cũng xin được food stamps, và các phúc lợi welfare khác.
- $29 tỷ chi phí săn sóc sức khỏe và chữa bệnh cho di dân lậu… Theo báo cáo của FAIR, có tới 99% số người di dân lậu đã phải vào phòng cấp cứu bệnh viện vào một lúc nào đó. Ở một số nơi, di dân lậu còn được các phúc lợi của chương trình Medicaid (hoặc MediCal ở California), chương trình y tế miễn phí của chính phủ tiểu bang.
Đa phần những chi phí ấy đều đập lên ngân sách chính phủ tiểu bang và thành phố (rút cục cũng là taxpayers cả). Điều đó có nghĩa là người dân Mỹ phải nai lưng ra gánh những chi phí này khi họ đóng thuế trường học, đóng thuế cầu đường, đóng thuế mua hàng, đóng thuế dịch vụ...
Điều đó cũng có nghĩa là khi nhà chức trách tiểu bang hỗ trợ tài chánh và đời sống cho di dân lậu, cùng lúc che chở họ khỏi bị giới chức di trú liên bang ruồng bắt để trục xuất, thì những cư dân chấp hành luật pháp tại đây phải nai lưng ra gánh lấy những hậu quả về mặt tài chánh. Không kể California là tiểu bang áp sát biên giới phía nam, các tiểu bang khác như New York, New Jersey, Maryland, Illinois, và Virginia đều cách xa biên giới, nhưng vẫn là những điểm hẹn được di dân lậu ưa thích vì ở đây dễ xin welfare, ngay cả cho những người vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ, và nhất là vì giới lãnh đạo các tiểu bang này đều chủ trương biến tiểu bang của họ thành “nơi ẩn trú cho di dân lậu” (sanctuary states). California, Ilinois và Maryland thậm chí còn đi xa hơn nữa, những tiểu bang này còn cho phép di dân lậu được thi lấy bằng lái xe, và thậm chí bỏ phiếu trong một số cuộc bầu cử đia phương.
Giới chức kiểm tra biên giới, nhưng nhiều địa phương lại công khai thừa nhận che chở di dân lậu (sanctuary state).
Nếu chia theo từng tiểu bang, thì báo cáo FAIR cho thấy 10 tiểu bang sau đây chi phí nhiều nhất cho di dân lậu:
1. California: Chi phí $23.03 tỷ/năm, chiếm 18% ngân sách tiểu bang.
2. Texas: Chi phí $10.99 tỷ/năm, chiếm 10% ngân sách
3. New York: Chi phí $7.49 tỷ/năm, chiếm 4.69% ngân sách
4. Florida: Chi phí $6.29 tỷ/năm, chiếm 7.6% ngân sách.
5. New Jersey: Chi phí $4.47 tỷ/năm, chiếm 12.9% ngân sách
6. Illinois: Chi phí $3..22 tỷ/năm, chiếm 5.75% ngân sách
7. Georgia: Chi phí $2.49 tỷ/năm, chiếm 5.5% ngân sách
8. North Carolina: Chi phí $2.44 tỷ/năm, chiếm 10.6% ngân sách
9. Arizona: Chi phí $2.31 tỷ/năm, chiếm 23.6% ngân sách
10. Virginia: Chi phí $2.25 tỷ /năm, chiếm 2..1% ngân sách
Tốn kém mà nước Mỹ phải bỏ ra về tệ nạn di dân lậu lại càng được khuyếch đại do sự kiện người di dân lậu nào cũng lo gói ghém gửi về cho quốc gia gốc của họ. Theo FAIR thì số tiền họ gửi về tương đương 20% tổng số lợi tức của cả gia đình di dân lậu, tương đương $7,200/một gia đình/một năm. Số tiền này không được dùng để chi tiêu trong nước Mỹ, nên các nhà nước tiểu bang và thành phố cũng không thâu được tiền thuế trên các khoản này.
Di dân lậu có đóng thuế không?Không và có! Họ không khai thuế lợi tức, nhưng vẫn có tham gia đóng thuế phần nào xuyên qua việc họ mua sắm hàng hóa, xăng nhớt... trên các thị trường Hoa Kỳ. Nhìn vào điểm này mà những người chủ trương để ngỏ biên giới cho di dân lậu tràn vào tin rằng sự có mặt của tầng lớp này đem lại những lợi lộc tích cực cho nền kinh tế Mỹ.
Biên giới vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Và người ta sợ rằng, số di dân lậu tạm lắng xuống trong năm 2017, có thể lại tăng gấp đôi trong năm 2018 vì tình trạng suy thoái kinh tế được tiên đoán sẽ xảy ra trong các quốc gia Nam Mỹ.
Thực tế ra sao? FAIR ước lượng số thuế thâu thập được từ thành phân di dân lậu là khoảng $19 tỷ một năm. Con số này có vẻ lạc quan, vì cao hơn số ước lượng đưa ra trong các bản nghiên cứu khác. Tuy nhiên, con số lạc quan thổi phồng ấy vẫn không đáng gì so với số chi phí $135 tỷ mỗi năm mà nước Mỹ bỏ ra. Cứ trừ đi số thuế thâu được, rốt cuộc, hầu bao của dân Mỹ cũng hụt đi $116 tỷ!
Những khám phá trên đây là số liệu khách quan, không biết nói dối, không bị chi phối do tình cảm yêu ghét đối với người ở lậu. Cái lập luận cho rằng cần phải khuyến khích di dân lậu vì họ đóng thuế rốt cuộc chỉ là một thứ lý luận ích kỷ, nhưng lại không có cơ sở. Thực tế cho thấy rằng, ngoài việc “ngồi xổm” trên luật di dân của quốc gia, người di dân lậu chỉ đóng ra 1 phần rất nhỏ so với tốn kém về các dịch vụ mà họ sử dụng tại đây. Người dân Hoa Kỳ, mà cụ thể là giới tiêu thụ hợp pháp tại Hoa Kỳ, bắt buộc phải tài trợ gánh nặng tài chánh gây ra do hành động của họ.
Đối với một quốc gia trọng pháp như Hoa Kỳ, di dân lậu là một chuyện không bao giờ có thể chấp nhận được vì nó đi ngược lại giá trị thiết thân của nền tảng pháp lý. Đối với những người di dân như chúng ta, vốn phải trả giá rất đắt cho sự hiện diện hợp pháp của mình trên đất Mỹ, và đối với những người thân nhân của chúng ta đang kiên nhẫn chờ đợi theo thủ tục di dân hợp pháp, sự kiện di dân lậu rõ ràng là một bất công trâng tráo. Cứ tưởng tượng bạn đang xếp hàng chờ đợi nhận vé tham dự một buổi tiệc. Số vé thì có hạn, chắc chỉ đủ cho những người đã xếp hàng từ sáng tới giờ, bỗng dưng có một số người ùa đến chen lên trước, và phỗng tay trên những cái vé hiếm hoi. Rốt cuộc cũng tới lần bạn, nhưng đã hết vé.
Có nghĩ đến cảnh đó mới thấy sự phỗng tay trên của những kẻ xé hàng, di dân lậu… nó bất công trâng tráo đến mức nào!
Eric Tran
Source: http://viendongdaily.
L
Loi Chau chuyen