Cà Kê Dê Ngỗng
VĂN HÓA CHỮI… SAU 1975 !!
Từ bún cháo “chửi” nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội
Choáng váng với lẩu chuột, bún “phân” gián
Sốc với phở “gián”, bún “thạch sùng” ở Hà Nội
Văn hóa chửi xuất phát từ dân trí thấp
Sự xuất hiện của văn hóa chửi từ việc đi ăn ở các hàng quán xá, đi chơi, đi du lịch hay đi đường thậm chí là đến cơ quan… cũng bị chửi là một nghịch lý. Có người còn nói: “thượng đế ngày nay đi ăn mất tiền mà cứ như đi xin bát cơm, bát cháo rồi hứng chịu đủ lời tục tĩu chửi bới của người chủ quán”.
Nguyên nhân chính dẫn đến “văn hóa chửi” của người Hà Nội là đó là dân trí thấp, người dân còn nghèo, học ít nên khi mở quán kinh doanh lại được tiếp xúc với đủ loại người từ người có học thức cho đến những du côn đầu đường xó chợ, cướp, người mới ra tù…Đúng theo định nghĩa “thuốc bắc ngấm lâu” dần dần những chủ hàng quán này cũng phải thích nghi với môi trường kinh doanh nghĩa là trở thành du côn hóa, du đãng hóa sẵn sàng gây chiến tại chỗ. Đây chỉ là cách để tự bảo vệ họ giữa thủ đô thôi.
Tuy nhiên, vì sao bún mắng, cháo chửi vẫn đông nghịt khách ra vào mặc dù cách hành xử với khách hàng của người chủ quán vô cùng lỗ mãng, tục tĩu thậm chí chửi mắng, đánh nhau với khách khi họ lỡ phàn nàn về đồ ăn của quán. Giải thích về điều đó là do Hà Nội bây giờ đông quá, một thủ đô rộng lớn với cả chục triệu người, không có người này ăn, người kia lại đến “trăm người bán vạn người mua”.
Nói về nguy cơ xâm chiếm của văn hóa chửi vào văn hóa của người Hà Nội, nhưng thật ra cũng không cần lo lắng quá cho Hà Nội đâu! Hà Nội là nơi tụ hội văn hóa bốn phương có tính tinh lọc văn hóa, tôi tin rằng Hà Nội đủ sức đề kháng để miễn dịch với thứ văn hóa chửi bới, quát mắng thượng đế này…
Người Hà Nội mơ ước văn hóa Sài Gòn
Là người đã từng được đi nhiều nơi cả trong nước và trên thế giới, nhà văn Văn Giá nhận xét: “Chỉ Hà Nội mới có thứ văn hóa chửi. Người nước ngoài họ lịch sự, nhiệt tình đón khách chứ không như người dân nước mình tìm mọi cách chèo kéo bắt chẹt khách cốt sao đầy túi tiền”.
Ngay cả giữa văn hóa của người Hà Nội và người Sài Gòn cũng có nhiều cái khác biệt. Người Sài Gòn có văn hóa phục vụ khách hàng mà người Hà Nội phải mơ ước. Họ ngọt ngào, chu đáo và tận tình, sẵn sàng xin lỗi và đền bù thiệt hại cho khách nếu như xảy ra điều gì ngoài ý muôn. Còn người Hà Nội bây giờ đánh mắng, chửi khách khơi khơi (vô tư) , người phục vụ thái độ cau có, nhăn mặt khi khách hàng ý kiến, đặc biệt nhiều chủ hàng còn cho phép nhân viên của mình chửi khách, hàng quán đã dơ bẩn, thái độ phục vụ cũng không khá hơn.
Có một điều đáng chú ý là khi đi ăn ở Sài Gòn khách hàng luôn được miễn phí nước uống còn ở Hà Nội tất cả đều phải dùng tiền và mua mới có. Vài điểm khác biệt để thấy “người Hà Nội bây giờ phải học người Sài Gòn nhiều lắm, từ cái ăn uống hàng ngày đến các tiêu chuan phục vụ niềm nở với khách hàng”…
Hầu như ai cũng ủng hộ phong trào tẩy chay các hàng quán bẩn, ứng xử vô văn hóa với khách hàng và cho rằng: “Đây là một cách rất hay, một khi không còn khách hàng nữa các hàng quán này buộc phải thay đổi cách hành xử với thượng đế nếu như không muốn đóng cửa”.
Đồng thời nhà văn cũng cho biết trên thế giới có nhieu nước, như Singapore, Trung Quốc… đã thực hiện các chiến dịch truyền thông lớn để truyền tải và bài trừ các thói ứng xử xấu của con người. Đó là điều mà Việt Nam nên học tập để tiến bộ.
Để “văn hóa chửi chết mòn” thì truyền thông, báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông rộng rãi, tổ chức sự kiện chia sẻ thông tin, cùng lúc các chính quyền cần quan tâm hơn về đời sống dân sinh, nhất là buôn bán nhỏ trên vệ đường thiếu vệ sinh, thiếu ý thức lịch sự công cộng, và nên tạo điều kiện mở các hội, diễn đàn trên facebook để mọi người quan tâm, chia sẻ các quán ăn dơ bẩn, độc hại không có vệ sinh, để cho quân chúng chú ý những hình ảnh tiêu cực mà tránh, mà tẩy chay..
P. N. L.
Bàn ra tán vào (0)
VĂN HÓA CHỮI… SAU 1975 !!
Từ bún cháo “chửi” nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội
Choáng váng với lẩu chuột, bún “phân” gián
Sốc với phở “gián”, bún “thạch sùng” ở Hà Nội
Văn hóa chửi xuất phát từ dân trí thấp
Sự xuất hiện của văn hóa chửi từ việc đi ăn ở các hàng quán xá, đi chơi, đi du lịch hay đi đường thậm chí là đến cơ quan… cũng bị chửi là một nghịch lý. Có người còn nói: “thượng đế ngày nay đi ăn mất tiền mà cứ như đi xin bát cơm, bát cháo rồi hứng chịu đủ lời tục tĩu chửi bới của người chủ quán”.
Nguyên nhân chính dẫn đến “văn hóa chửi” của người Hà Nội là đó là dân trí thấp, người dân còn nghèo, học ít nên khi mở quán kinh doanh lại được tiếp xúc với đủ loại người từ người có học thức cho đến những du côn đầu đường xó chợ, cướp, người mới ra tù…Đúng theo định nghĩa “thuốc bắc ngấm lâu” dần dần những chủ hàng quán này cũng phải thích nghi với môi trường kinh doanh nghĩa là trở thành du côn hóa, du đãng hóa sẵn sàng gây chiến tại chỗ. Đây chỉ là cách để tự bảo vệ họ giữa thủ đô thôi.
Tuy nhiên, vì sao bún mắng, cháo chửi vẫn đông nghịt khách ra vào mặc dù cách hành xử với khách hàng của người chủ quán vô cùng lỗ mãng, tục tĩu thậm chí chửi mắng, đánh nhau với khách khi họ lỡ phàn nàn về đồ ăn của quán. Giải thích về điều đó là do Hà Nội bây giờ đông quá, một thủ đô rộng lớn với cả chục triệu người, không có người này ăn, người kia lại đến “trăm người bán vạn người mua”.
Nói về nguy cơ xâm chiếm của văn hóa chửi vào văn hóa của người Hà Nội, nhưng thật ra cũng không cần lo lắng quá cho Hà Nội đâu! Hà Nội là nơi tụ hội văn hóa bốn phương có tính tinh lọc văn hóa, tôi tin rằng Hà Nội đủ sức đề kháng để miễn dịch với thứ văn hóa chửi bới, quát mắng thượng đế này…
Người Hà Nội mơ ước văn hóa Sài Gòn
Là người đã từng được đi nhiều nơi cả trong nước và trên thế giới, nhà văn Văn Giá nhận xét: “Chỉ Hà Nội mới có thứ văn hóa chửi. Người nước ngoài họ lịch sự, nhiệt tình đón khách chứ không như người dân nước mình tìm mọi cách chèo kéo bắt chẹt khách cốt sao đầy túi tiền”.
Ngay cả giữa văn hóa của người Hà Nội và người Sài Gòn cũng có nhiều cái khác biệt. Người Sài Gòn có văn hóa phục vụ khách hàng mà người Hà Nội phải mơ ước. Họ ngọt ngào, chu đáo và tận tình, sẵn sàng xin lỗi và đền bù thiệt hại cho khách nếu như xảy ra điều gì ngoài ý muôn. Còn người Hà Nội bây giờ đánh mắng, chửi khách khơi khơi (vô tư) , người phục vụ thái độ cau có, nhăn mặt khi khách hàng ý kiến, đặc biệt nhiều chủ hàng còn cho phép nhân viên của mình chửi khách, hàng quán đã dơ bẩn, thái độ phục vụ cũng không khá hơn.
Có một điều đáng chú ý là khi đi ăn ở Sài Gòn khách hàng luôn được miễn phí nước uống còn ở Hà Nội tất cả đều phải dùng tiền và mua mới có. Vài điểm khác biệt để thấy “người Hà Nội bây giờ phải học người Sài Gòn nhiều lắm, từ cái ăn uống hàng ngày đến các tiêu chuan phục vụ niềm nở với khách hàng”…
Hầu như ai cũng ủng hộ phong trào tẩy chay các hàng quán bẩn, ứng xử vô văn hóa với khách hàng và cho rằng: “Đây là một cách rất hay, một khi không còn khách hàng nữa các hàng quán này buộc phải thay đổi cách hành xử với thượng đế nếu như không muốn đóng cửa”.
Đồng thời nhà văn cũng cho biết trên thế giới có nhieu nước, như Singapore, Trung Quốc… đã thực hiện các chiến dịch truyền thông lớn để truyền tải và bài trừ các thói ứng xử xấu của con người. Đó là điều mà Việt Nam nên học tập để tiến bộ.
Để “văn hóa chửi chết mòn” thì truyền thông, báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông rộng rãi, tổ chức sự kiện chia sẻ thông tin, cùng lúc các chính quyền cần quan tâm hơn về đời sống dân sinh, nhất là buôn bán nhỏ trên vệ đường thiếu vệ sinh, thiếu ý thức lịch sự công cộng, và nên tạo điều kiện mở các hội, diễn đàn trên facebook để mọi người quan tâm, chia sẻ các quán ăn dơ bẩn, độc hại không có vệ sinh, để cho quân chúng chú ý những hình ảnh tiêu cực mà tránh, mà tẩy chay..
P. N. L.