Mỗi Ngày Một Chuyện

VĂN NGHỆ PHIẾM ĐÀM: ĐÙA VỚI ĐƯỜNG THI !

Đùa Với Đường Thi Đường thi như đôi cánh nhạn nghìn đời bay lượn trên thân phận con người. Tôi bơi lội trong Đường thi, ngậm ngùi, đùa dỡn. Chút mảnh hồn mang mang trong mưa xuân.

Đùa Với Đường Thi Đường thi như đôi cánh nhạn nghìn đời bay lượn trên thân phận con người. Tôi bơi lội trong Đường thi, ngậm ngùi, đùa dỡn. Chút mảnh hồn mang mang trong mưa xuân. Lấy chút hồn của cổ nhân mà cấy sinh tử phù vào lòng mình. Đôi cánh hạc có thật đã bay, bay mãi? Sao giấc mộng ban đầu vẫn xôn xao trở về giữa trưa hè hanh nắng? Sao loáng chớp vàng tung trong nháy mắt, mà thiên thu hiu hắt đến bây giờ? Mục Đùa Với Đường Thi nhất định không phải là nơi biên khảo, hay nghiên cứu, về Đường thi hay về bất cứ điều gì. Chỉ là nơi dìu dặt đón đưa mấy vần thơ từ trời hội cũ về trời thơ hôm nay. Khi thì yêu mến nó, lúc thì bỏ bê nó, loanh quanh đi chơi đây đó. Khi thì nghịch ngợm một cách nghiêm chỉnh, lúc thì đùa dỡn một cách lai rai. Mọi cuộc dịch di tự trong tinh thể của nó vốn là một cuộc di dịch, dời đổi. Lời thơ có dịch về cõi miền nào khác cũng là điều tự nó. Mọi điển tích có dập dìu đi về ngôn ngữ hôm nay cũng là điều tự nhiên. Bay về ổ chín tầng cao, Con chim giã biệt quên chào mái hiên (BG) Đôi cánh nhạn đã bay về ổ, thì xin một lần gắng gượng gọi nó trở về. Đàn Bách Kiếm Xuân Vọng Khi Văn Học số này đến tay độc giả thì có lẽ đất trời đang chuyển mình để sửa soạn chan hoà, tưới gội sức sống lên vạn vật. Mùa xuân đang trở về trên nửa trái tinh cầu mong manh này. Lại thêm một tuổi, thêm một cái Tết trên xứ người. Xin mời độc giả cùng hướng về bên kia bờ Thái Bình Dương, và cùng ngậm ngùi với Đỗ Phủ qua bài thơ Xuân Vọng, khi ông chứng kiến cảnh xuân về trên quê hương Trung Hoa của ông trong một bối cảnh loạn lạc, chiến tranh triền miên không dứt. Đất nước Việt Nam nay đã thanh bình(!), sao lại đem cảnh loạn lạc ra mà ngậm ngùi như thế? Bài Xuân Vọng này ai ai cũng quen biết, sao còn đem ra giới thiệu làm gi? Thưa, chuyện gì cũng có lý lẽ của nó. Bài Xuân Vọng của Đỗ Phủ chỉ là cái cớ mượn lấy để nói lên một điều khác. Bài thơ ấy mở đầu bằng 2 câu: Quốc phá sơn hà tại Thành xuân thảo mộc thâm. Tổ quốc đã tan nát, núi sông vẫn còn đó, Thành phố vẫn bừng xuân, cỏ cây vẫn xanh tốt. 

 

Quốc phá là cái gì phá vậy? Cái gì tan nát vậy? Có phải là cái vương triều nhà Đường đang bị An Lộc Sơn cưỡng chiếm? Lịch sử đã bao lần thay ngôi đổi chủ, không triều đại này thì triều đại khác, có sao đâu mà bảo là quốc phá? Hay quốc phá là ý nói quân Thổ Phồn đang lấn át thành Trường An? Chắc không phải vậy, vì chính triều đình nhà Đường đã nhờ gọi sự yểm trợ của vương quốc Thổ Phồn, tiền thân của nước Tibet ngày nay, và ngay chính Đỗ Phủ cũng đã có lần lên tiếng reo vui là quân Thổ sẽ giúp quân triều đình giành lại thắng lợi. Vậy thì quốc phá là cái gì phá vậy? Cái khái niệm về tổ quốc có thực là một khái niệm rõ ràng không? Đỗ Phủ đã hiểu cái khái niệm ấy như thế nào? Nhà Nguyễn hay nhà Lê, điều đó có quan trọng bằng sự no ấm của người dân hay không? Nhưng ngay cả sự no ấm của người dân, có thật sự đó là điều tối thượng trên mọi điều khác hay không? Thử nhìn bằng một cách khác. Nếu thí dụ như, thí dụ cho vui thôi, xứ Cờ Hoa Hiệp Chúng Quốc giầu có và hùng mạnh nhất thế giới này, cái quốc gia có nền dân chủ tân tiến bậc nhất này, cái mảnh đất tự do tôn trọng nhân quyền hơn hầu hết các quốc gia khác này, cái xứ Cờ Hoa ấy bằng lòng đón nhận Việt Nam như là tiểu bang thứ 51, liệu chúng ta có nên hoan hỷ trở thành người Hoa Kỳ và xoá tên Việt Nam ra khỏi bản đồ thế giới không? Nếu bằng lòng thì chắc chắn là người dân nước Việt sẽ được cơm no áo ấm, sẽ được tự do dân chủ, được luật pháp bảo vệ, được đối xử một cách tương đối công bằng. Quả tình là nếu chúng ta đặt những quyền lợi ấy của người dân Việt lên trên hết thì chúng ta làm sao mà giải thích sự từ chối không muốn Việt Nam trở thành một phần của nước Mỹ? Lại thử thí dụ thêm một chút nữa. Thí dụ như nước Trung Hoa vĩ đại ở sát nách chúng ta bỗng ngày mai trở thành một quốc gia tự do dân chủ, giầu có bậc nhất ngang hàng nước Mỹ, dân chúng Trung Hoa sống trong cảnh thái bình thịnh trị như thời Nghiêu Thuấn, Pháp Luân Công hay bất cứ một tín ngưỡng nào khác đều được tôn trọng tuyệt đối, trong trường hợp không tưởng ấy, liệu chúng ta có bằng lòng để Việt Nam trở thành một quận lỵ của Trung Hoa không? Quốc phálà cái gì phá vậy? Cái gì là tổ quốc Việt Nam vậy? Chắc chắn nó không phải là nhà cầm quyền, là nhà Nguyễn hay nhà Lê, là đảng Cộng Sản hay một đảng phái quốc gia nào. Nó cũng không phải là sự no ấm sung túc, sự tự do dân chủ, hay cả sự công bình pháp trị cho mấy chục triệu người dân Việt. Đành rằng đó là điều quan trọng, nhưng cái làm nên tổ quốc Việt Nam không đơn thuần là sự cơm no áo ấm, tự do dân chủ, mà chính là lối sống của người dân Việt đã tiếp diễn từ mấy nghìn năm. Còn lối sốngấy, thì còn tổ quốc Việt Nam, mất lối sống ấy thì mất tổ quốc Việt Nam. Con người ta sống không những phải có hiện tại, chỉ mơ ước tương lai, mà còn cần cả quá khứ. Tương lai dù tốt đẹp đến đâu cũng không thể biện minh cho sự xoá bỏ quá khứ. Chúng ta cần quá khứ, vì không có quá khứ chúng ta sẽ lạc lối. Cái làm nên tổ quốc Việt Nam là cả một giòng lịch sử mấy nghìn năm. Mấy nghìn năm ấy đã tạo ra một nền văn hoá với những nét đẹp đẽ lẫn xấu xí của nó, đã tạo ra một ngôn ngữ với những âm, những chữ, những cách diễn đạt, tài tình hay vụng về, đã tạo ra cái hồn, cái cách sống, cách nhìn cuộc đời, cách thương yêu, vui chơi, đùm bọc hay ghèn gựa, bắt nạt lẫn nhau, cách làm cho thôn xóm trở thành một nơi an trú trên cái sa mạc trần gianlạnh lẽo nhưng thơ mộng này. Người Ấn Độ, người Trung Hoa, người Nhật Bản vv..., mỗi một dân tộc có một cách riêng của họ. Người Việt có cái cách riêng của người Việt. Cái cách ấy làm nên tổ quốc người Việt. Còn nó, thì còn tổ quốc người Việt. Mất nó, thì mất tổ quốc người Việt. Nó có thể mang ảnh hưởng của những nền văn hoá khác tiếp xúc với nó, nhưng nó vẫn là nó. Nó không nằm ở thủ đô Hà Nội, trong những bộ phủ, cơ quan hành chánh, nó không nằm ở Sài Gòn, trong những dinh thự lộng lẫy, mà nó nằm ở làng mạc thôn quê rải rác khắp đất nước,từ miền Nam trù phú, đồng ruộng mênh mông cò bay thẳng cánh, đến thôn xóm miền Bắc với những luỹ tre làng bao bọc, hay ở miền Trung với những xóm chài tắm mình trong nắng. Cái cách sống ấy, cái cách trò chuyện tâm tình, vui chơi ấy là cái hồn dân tộc. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam là bảo vệ cái cách sống, cái hồn ấy, cái ngôn ngữ ấy. Khi nhà Hán hay nhà Đường đô hộ Việt Nam, cái cách sống ấy, cái ngôn ngữ ấy đã bị các quan cai trị người Trung Hoa tìm cách ngăn cấm, huỷ diệt. Họ đã muốn đồng hoá người Việt thành người Trung Hoa. Vì thế,nước Việt Nam vào lúc ấy bị quốc phá. Quốc phákhông phải vì ngoại bang xâm chiếm, mà là vì người dân nước Việt đã không được phép sống theo cái cách của họ. Quốc phá hay không phá không phải ở chỗ ai cai trị đất nước, ngoại bang hay không ngoại bang, mà là ở chỗ người dân trong nước có được phép sống theo cái cách của họ hay không. Dĩ nhiên là các quan cai trị người Trung Hoa đã thất bại trong việc huỷ diệt nền văn hoá, huỷ diệt lối sống, ngôn ngữ của người Việt Nam. Tại sao vậy? Vì tuy quốc phá nhưng sơn hà tại. Núi sông vẫn còn đó. Lối sống, ngôn ngữ của người Việt vẫn còn đó. Cỏ cây nước Việt vẫn còn đó. Trở lại câu hỏi ở trên, liệu chúng ta có nên trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, hay một quận lỵ của một Siêu Quốc Trung Hoa hay không? Câu hỏi dĩ nhiên là một câu hỏi giả tưởng. Nước Mỹ chắc cũng chẳng muốn thêm một tiểu bang nữa, mà Trung Hoa thì nhất định không phải là một xã hội tự do, dân chủ, công bằng. Nhưng câu hỏi vẫn là một câu cần phải hỏi. Hơn bao giờ, hiểm hoạ thôn tính của Bắc Kinh đang đè trên đầu dân tộc Việt. Chủ nghĩa một Đại Trung Hoa đang ngày càng thịnh hành ở Hoa Lục. Cả chính quyền lẫn người dân Việt Nam cần phải chuẩn bị tư tưởng để đương đầu với người láng giềng phương Bắc. Sự xâm lấn, tranh chấp sẽ không giới hạn trên bình diện quân sự mà sẽ diễn ra cả trên mặt trận chính trị, văn hoá và kinh tế. Dù là trong trường hợp giả tưởng của một siêu quốc Trung Hoa với một xã hội tự do dân chủ, ngay cả trong cái hoàn cảnh tốt đẹp tưởng tượng ấy, liệu chúng ta có bằng lòngđem quá khứ, ngôn ngữ, văn hoá của chúng ta đánh đổi lấy tự do dân chủ, lấy cơm no áo ấm haykhông? Liệu chúng ta có chấp nhận Việt Nam trở thành một quận lỵ cuả Trung Hoa hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Chẳng phải vì tự ái dân tộc, hay vì sự bướng bỉnh, muốn chứng tỏ sự quật cường của mình, hay vì sự căm thù bắt nguồn từ nghìn năm bị Trung Hoa đô hộ. Cũng không phải vì sợ có tội với tiền nhân đã dầy công dựng nước, mà vấn đề là vì muốn bảo vệ cách sống của những người dân Việt đang sống trên quê hương Việt Nam. Nếu họ không muốn nói tiếng Trung Hoa, không muốn theo tục lệ của người Trung Hoa, không muốn bị thắt bím như người Hán đã bị ngưòi Mãn Thanh ép buộc, thì họ có quyền sống theo ý họ. Miếng cơm manh áo, tiện nghi vật chất, và ngay cả tự do dân chủ, công bình pháp trị đi chăng nữa, tuy quan trọng thật nhưng con người khác con vật ở chỗ có ý thức về cách sống của mình. Và không ai có quyền ép buộc ai cầm đũa hay cầm thìa nếu người ấy không muốn. Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian cai trị miền Bắc đã suýt chút nữa phá vỡ hoàn toàn cái luỹ tre làng của dân quê miền Bắc qua những đợt cải cách ruộng đất, và sau này,khi cai trị cả nước, đã không cho phép người dân được sống theo cái cách mà họ muốn, đã áp đặt một cơ cấu xã hội xây dựng trên một lý thuyết không tưởng lên đầu dân Việt. Vì thế, đất nước Việt Nam trong giai đoạn này, tuy là do người Việt cai trị, đã bịquốc phá. Nhưng, núi sông vẫn còn đó, cỏ cây nước Việt vẫn còn đó. Lối sống của người Việt vẫn còn đó. Đảng sẽ còn tiếp tục thất bại ngày nào họ còn tìm cách đi ngược lại nguyện vọng của người dân. - Nguyện vọng của người dân là gì? Ai có quyền nói rằng cái điều mình nghĩ ấy là nguyện vọng chung của người dân? Chẳng là nhà nước đã và đang đổi mới theo nguyện vọng người dân từ 15 năm nay sau khi Liên Sô sụp đổ đấy ư? Chẳng là đời sống kinh tế của người dân đã và đang cải tiến gấp bội so với thời 75-90 và còn đang tiến nhanh tiến mạnh đấy ư?

 

- Xin thưa: Đành rằng so với giai đoạn đen tối 75-90, đời sống vật chất gần đây của ngưòi dân nói chung đã được cải thiện. Nhưng đảng Cộng Sản có thể nào tự hào là mình đã có công trong việc cải thiện miếng cơm manh áo cho người dân trong 15 năm vừa qua hay không? Hay đấy là điều tất nhiên phải đến do sự đầu tư của ngoại quốc vào thị trường Việt Nam? Còn đời sống của người dân quê thì sao? Họ có được cơm no áo ấm chưa? Con cái họ có được đi học chưa? Có chăng, Đảng chỉ có thể kể một chút công là đã không tìm cách ngăn cản tư bản ngoại quốc, đã không tìm cách thắt chặt vòng kiểm soát, đã xê ra để Việt Namnương theo đà phát triển của nền kinh tế toàn cầu mà từ từ ngoi lên một cách chậm chạp. Mức tiến ấy, theo đúng lẽ, đã tốt đẹp gấp mấy lần hơn nữa nếu như nhà nước đã thẳng thắn và công minh hơn trong việc hành xử luật pháp và quản lý tài nguyên quốc gia. Hỏi là ai có quyền lên tiếng phát biểu nguyện vọng chung của người dân, thì xin hỏi ngược lại: ai là người không có quyền phát biểu ý kiến của riêng mình? Chỉ bằng cách cho phép tự do ngôn luận thì nguyện vọng của người dân mới được biết đến. Đảng không thể tiếp tục nhân danh sự ổn định chính trị và an ninh xã hội để giải thích cho việc dùng võ lực ngăn cấm quyền hội họp và phát biểu ý kiến của người dân trong nước. Làm như thế là coi thường người dân, là đi ngược lại nguyện vọng của người dân, là đưa đất nước đến tình trạng quốc phá, tình trạng hỗn loạn, làm suy yếu sức mạnh của dân tộc. Đảng phải chấm dứt sự bắt bớ, giam cầm, hành hung những người như Hoàng Minh Chính, như Lê Hồng Quang, như Dương Thu Hương, như Hà Sĩ Phu, những tiếng nói mà Đảng có quyền không đồng ý nhưng không có quyền bịt miệng. Nói cho cùng, Đảng đã phần nào thànhcông trong việc vẽ ra một chính nghĩa chống Mỹ dành lại độc lập cho đất nước. Người dân miền Bắc đã tin tưởng vào lý tưởng ấy. Và đấy là một phần lý do đã đưa đến sự thành công trong việc thôn tính miền Nam. Nhưng trong thời đại của thông tin điện toán, Đảng không thể tiếptục lèo lái lòng dân, gạt gẫm họ mãi được nữa, bằng cớ là Đảng đã phải dùng võ lực để bịt miệng họ. Hơn ai hết, đảng Cộng Sản Việt Nam phải hiểu sức mạnh của dân tộc. Đi ngược lại lòng dân, sớm muộn gì cũng đưa đến thất bại. Những người cầm quyền ở Việt Nam há chẳng nhớrằng vua quan cuối đời nhà Đường đã vì lòng tham vơ vét đầy túi, đi ngược lại lòng dân, làm kiệt quệ tiềm năng của Trung Hoa, mà hậu quả kéo dài suốt triều đại nhà Tống, khiến dân tộc Trung Hoa mãi vẫn không sao ngóc đầu lên được, đã phải chịu mất một nửa giang sơn cho nước Kim, và sau đó mất toàn cõi sông núi cho quân Mông Cổ phương Bắc? Há họ chẳng nhớ rằngtài giỏi như cha con Hồ Quý Ly, xây lũy đắp thành, luyện binh đóng cọc, chuẩn bị công phu là thế, cũng không sao bảo vệ được đất nước trước sự xâm lăng của quân Minh, nhưng người áo vải Lê Lợi trong mười năm kháng chiến đã đẩy lui được binh tướng Mã Kỳ ra khỏi bờ cõi Việt Nam? Vì sao vậy, nếu không phải vì nhà Hồ đã không được sự hậu thuẫn của người dân ? Há họ chẳng nhớ những điều ấy sao? Trước hiểm hoạ Trung Hoa, giới cầm quyền ở Hà Nội phải biết tập hợp sức mạnh của dân tộc bằng cách từ bỏ việc độc quyền lãnh đạo, tổ chức một xã hội tôn trọng luật pháp, ngăn cấm và cách chức những người lạm quyền tham ô, tạo được uy tín và sự hậu thuẫn của Việt kiều cư ngụ khắp nơi trên thế giới, và nhất là phải thả những tiếng nói đối lâp ra khỏi nhà tù, để giới sĩ phu Việt Nam có thể đối thoại với giới cầm quyền Trung Hoa, cho họ thấy là chúng ta không phải là một đám man di cần được giáo hoá, rằng chúng ta thuộcthơ Đỗ Phủ, Lý Hạ, Thương Ẩn hơn cả họ, rằng chúng ta có một lối sống đẹp, có một nền vănhoá cao, có Nguyễn Du, Cao Bá Quát làm thơ chữ Hán hay không kém những bài Đường thi của Lý Bạch, Thôi Hiệu. Rằng chúng ta có những Bà Huyện Thanh Quan, có Nguyễn Khuyến, viết những bài thơ bằng chữ Nôm theo thể Đường Luật của họ, mà những thi sĩ nhà Đường giá có đọc được cũng phải giật mình kinh hãi, không ngờ rằng trên đời này lại có một dân tộc khác, bằng một ngôn ngữ khác, lại có thể sáng tác những câu ngũ ngôn, thất ngôn, những bài tứ tuyệt, bát cú, một cách tài tình đến thế, lại còn làm được một điều mà họ chưa làm, là đưa nét trào phúng, châm biếm vào thể Luật Thi qua thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương.

 

Xin trở lại với bài thơ của Đỗ Phủ:

   Xuân Vọng 

 

   Quốc phá sơn hà tại 

   Thành xuân thảo mộc thâm 

   Cảm thời hoa tiễn lệ 

   Hận biệt điểu kinh tâm 

   Phong hoả liên tam nguyệt 

   Gia thư để vạn câm 

   Bạch đầu tao cánh đoản 

   Hồn dục bất thăng tram

 

春望國破山河在城春草木深感時花濺淚恨別鳥驚心烽火連三月家書抵萬金白頭搔更短渾欲不勝簪

 

Bài thơ này dịch xuôi ra như sau: Đất nước tuy tan nát, núi sông vẫn còn đó, thành phố vẫn bừng xuân, cỏ cây vẫn xanh tốt. Xót thương thời thế, hoa cũng phải tuôn lệ. Đau hận chia ly, chim chóc cũng phải hoảng sợ. Liên miên suốt ba tháng khói hiệu báo tin giặc. Tin tức hiếm hoi, thư nhà quý như ngàn vàng. Tóc đã bạc, sờ lên đầu chỉ thấy lưa thưa mấy sợi. Chao ôi biết làm sao mà cài trâm đây! Bài thơ này tôi xin phép không dịch ra thơ quốc âm. Làm sao lột được tâm tình của Đỗ Phủ trong vỏn vẹn mấy vần thơ? Thiên nhiên sao vô tình trước nỗi thống khổ, điêu linh của con người? Sao phố phường vẫn cỏ cây xanh thắm khi bao kẻ đang chạy hộ khẩu đói mờ con mắt? Sao xuân vẫn chan hoà trên núi rừng khi bao kẻ còn đang bị giam cầm, khổ sai trong những trại tù Việt Bắc? Sao hoa vẫn nở để rồi nhỏ lệ? Sao chim chóc vẫn tung cánh để rồi kinh hãi trước đám chó săn hung dữ tự cho mình là pháp luật? Sao đất trời vẫn rộn ràng vào xuân khi người nông dân phải bỏ ruộng vườn tha phương cầu thực? Sao tóc đã bạc lại còn rụng loe hoe sót lại mấy sợi? Sao sự tử tế của con người được đáp lại bằng lòng lãnh đạm, ích kỷ? Sao thư nhà vắng biệt? Sao lửa vẫn cháy trên những cánh rừng cao nguyên thơ dại? Sao con người vẫn đối xử với con người như lang sói? Khổ đau là như thế, mà trời vẫn đành đoạn xanh được ư? Làm sao mà nói được những điều ấy trong vỏn vẹn mấy vần thơ? Chữ nghĩa Đỗ Phủ đẹp và chắc như một viên ngọc. Muốn dịch một bài thơ phải ghè cho nó vỡ ra thành từng mảnh vụn rồi mới sắp xếp, tạo dựng nó lại trong một ngôn ngữ mới. Thơ Đỗ Phủ ghè cả tuần lễ vẫn không suy suyển, nên thôi, xin đầu hàng. Thay vào đó, xin chép tặng ông một bài Luật Thi của Bà Huyện Thanh Quan, và cậy ông lúc nào rảnh rỗi, dịch sang tiếng Trung Hoa cho những người đồng hương cùng đọc.

 

   Thăng Long Thành Hoài Cổ 

 

   Tạo hoá gây chi cuộc hý trường 

   Đến nay thấm thoát mấy tinh sương 

   Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 

   Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 

   Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 

   Nước còn cau mặt với tang thương 

   Nghìn năm gương cũ soi kim cổ 

   Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

 

Ôi, Thanh Quan Bà Huyện ơi, vì cớ gì mà Nương Tử lại phá vỡ văn phạm Việt Nam, sao Nương Tử không nói là lối xe ngựa cũ hồn thu thảo mà lại nói là lối xưa xe ngựa..., sao không nói là nền điện đài xưa bóng tịch dương mà lại nói là nền cũ lâu đài..., khiến cho lòng dạ kẻ hậu sinh này tơi bời, xót xa như thế? Tài dùng chữ, đặt câu của Đỗ Phủ khắp lịch sử Trung Hoa không ai bì kịp. Gặp hai câu:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, 

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 

không biết ông có đang ngồi gục gặc cái đầu lưa thưa mấy sợi tóc bạc, loay hoay tìm cách chống đỡ trước những vần thơ ảo diệu của Nữ Sĩ Huyện Thanh đó không? Nỗi lòng của Đỗ Phủ là nỗi lòng của kẻ ưu thời mẫn thế. Chứng kiến bao cảnh tang tóc, vợ xa chồng, con xa cha, chứng kiến bao nỗi thống khổ của nhân dân Trung Hoa, ông viết bài Xuân Vọng. Ông trông vọng, mơ ước điều gì khi mùa xuân trở về, ông không nói ra. Ông chỉ vẽ lên cảnh điêu linh tang tóc rồi để chúng ta mỗi người tự mơ ước nỗi niềm riêng. Quốc phá sơn hà tại. Thành xuân thảo mộc thâm. Mùa xuân đang trở về trên non sông Việt Nam gấm vóc. Tôi mơ ước một ngày giới cầm quyền ở Việt Nam chấm dứt việc xử dụng võ lực, dùng công an để áp bức, cai trị người dân. Tôi mơ ước một ngày mà người dân ở khắp nơi trên nước Việt, từ thôn quê đến thị thành, được chính quyền đối xử tử tế và công bằng, được để yên cho họ sống như là họ muốn sống. Và tôi cũng xin mơ ước thêm một điều nữa là những người đại diện cho chính quyền Việt Nam đứng ra thương thuyết với nhà nước Trung Hoa, những người ấy hiểu biết về văn hoá Trung Hoa, quen thuộc với Đỗ Phủ, Lý Bạch, thuộc truyện Kiều, biết thơ Bắc Hành của Nguyễn Du, nhớ Chinh Phụ Ngâm chữ Hán của Đặng Trần Côn, đọc lại Cung Oán của Ôn Như Hầu, và chí ít, theo dõi thường xuyên mục Đùa Với Đường Thi trên tạp chí Văn Học.

 

Houston, những ngày giáp Tết Bính Tuất 

 

ĐÀN BÁCH KIẾM 

 

Tái Bút: Tôi cũng nhân đây góp đôi lời với ông Sổ Tay Người Thượng Tưởng Năng Tiến. Rằng tôi rất ngậm ngùi đọc những dòng ông viết về người thiểu số ở Cao Nguyên Trung Phần. Họ đúng là những người có một lối sống đặc thù riêng biệt. Lối sống ấy có dính dáng huyết thống đến người Việt nghìn năm trước hay không, điều ấy có lẽ đúng nhưng không quan trọng. Điều quan trọng là họ có quyền sống theo cái cách mà họ muốn. Nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng của cải, đất đai, và quan trọng hơn hết, văn hoá của họ. Tìm cách phá hoại lối sống ấy không những có tội với lịch sử Việt Nam mà còn có tội với lương tâm nhân loại. Chúng ta không thể đòi hỏi người khác đối xử với mình một cách công bình, rồi quay lưng hà hiếp những người cô thân, yếu thế.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VĂN NGHỆ PHIẾM ĐÀM: ĐÙA VỚI ĐƯỜNG THI !

Đùa Với Đường Thi Đường thi như đôi cánh nhạn nghìn đời bay lượn trên thân phận con người. Tôi bơi lội trong Đường thi, ngậm ngùi, đùa dỡn. Chút mảnh hồn mang mang trong mưa xuân.

Đùa Với Đường Thi Đường thi như đôi cánh nhạn nghìn đời bay lượn trên thân phận con người. Tôi bơi lội trong Đường thi, ngậm ngùi, đùa dỡn. Chút mảnh hồn mang mang trong mưa xuân. Lấy chút hồn của cổ nhân mà cấy sinh tử phù vào lòng mình. Đôi cánh hạc có thật đã bay, bay mãi? Sao giấc mộng ban đầu vẫn xôn xao trở về giữa trưa hè hanh nắng? Sao loáng chớp vàng tung trong nháy mắt, mà thiên thu hiu hắt đến bây giờ? Mục Đùa Với Đường Thi nhất định không phải là nơi biên khảo, hay nghiên cứu, về Đường thi hay về bất cứ điều gì. Chỉ là nơi dìu dặt đón đưa mấy vần thơ từ trời hội cũ về trời thơ hôm nay. Khi thì yêu mến nó, lúc thì bỏ bê nó, loanh quanh đi chơi đây đó. Khi thì nghịch ngợm một cách nghiêm chỉnh, lúc thì đùa dỡn một cách lai rai. Mọi cuộc dịch di tự trong tinh thể của nó vốn là một cuộc di dịch, dời đổi. Lời thơ có dịch về cõi miền nào khác cũng là điều tự nó. Mọi điển tích có dập dìu đi về ngôn ngữ hôm nay cũng là điều tự nhiên. Bay về ổ chín tầng cao, Con chim giã biệt quên chào mái hiên (BG) Đôi cánh nhạn đã bay về ổ, thì xin một lần gắng gượng gọi nó trở về. Đàn Bách Kiếm Xuân Vọng Khi Văn Học số này đến tay độc giả thì có lẽ đất trời đang chuyển mình để sửa soạn chan hoà, tưới gội sức sống lên vạn vật. Mùa xuân đang trở về trên nửa trái tinh cầu mong manh này. Lại thêm một tuổi, thêm một cái Tết trên xứ người. Xin mời độc giả cùng hướng về bên kia bờ Thái Bình Dương, và cùng ngậm ngùi với Đỗ Phủ qua bài thơ Xuân Vọng, khi ông chứng kiến cảnh xuân về trên quê hương Trung Hoa của ông trong một bối cảnh loạn lạc, chiến tranh triền miên không dứt. Đất nước Việt Nam nay đã thanh bình(!), sao lại đem cảnh loạn lạc ra mà ngậm ngùi như thế? Bài Xuân Vọng này ai ai cũng quen biết, sao còn đem ra giới thiệu làm gi? Thưa, chuyện gì cũng có lý lẽ của nó. Bài Xuân Vọng của Đỗ Phủ chỉ là cái cớ mượn lấy để nói lên một điều khác. Bài thơ ấy mở đầu bằng 2 câu: Quốc phá sơn hà tại Thành xuân thảo mộc thâm. Tổ quốc đã tan nát, núi sông vẫn còn đó, Thành phố vẫn bừng xuân, cỏ cây vẫn xanh tốt. 

 

Quốc phá là cái gì phá vậy? Cái gì tan nát vậy? Có phải là cái vương triều nhà Đường đang bị An Lộc Sơn cưỡng chiếm? Lịch sử đã bao lần thay ngôi đổi chủ, không triều đại này thì triều đại khác, có sao đâu mà bảo là quốc phá? Hay quốc phá là ý nói quân Thổ Phồn đang lấn át thành Trường An? Chắc không phải vậy, vì chính triều đình nhà Đường đã nhờ gọi sự yểm trợ của vương quốc Thổ Phồn, tiền thân của nước Tibet ngày nay, và ngay chính Đỗ Phủ cũng đã có lần lên tiếng reo vui là quân Thổ sẽ giúp quân triều đình giành lại thắng lợi. Vậy thì quốc phá là cái gì phá vậy? Cái khái niệm về tổ quốc có thực là một khái niệm rõ ràng không? Đỗ Phủ đã hiểu cái khái niệm ấy như thế nào? Nhà Nguyễn hay nhà Lê, điều đó có quan trọng bằng sự no ấm của người dân hay không? Nhưng ngay cả sự no ấm của người dân, có thật sự đó là điều tối thượng trên mọi điều khác hay không? Thử nhìn bằng một cách khác. Nếu thí dụ như, thí dụ cho vui thôi, xứ Cờ Hoa Hiệp Chúng Quốc giầu có và hùng mạnh nhất thế giới này, cái quốc gia có nền dân chủ tân tiến bậc nhất này, cái mảnh đất tự do tôn trọng nhân quyền hơn hầu hết các quốc gia khác này, cái xứ Cờ Hoa ấy bằng lòng đón nhận Việt Nam như là tiểu bang thứ 51, liệu chúng ta có nên hoan hỷ trở thành người Hoa Kỳ và xoá tên Việt Nam ra khỏi bản đồ thế giới không? Nếu bằng lòng thì chắc chắn là người dân nước Việt sẽ được cơm no áo ấm, sẽ được tự do dân chủ, được luật pháp bảo vệ, được đối xử một cách tương đối công bằng. Quả tình là nếu chúng ta đặt những quyền lợi ấy của người dân Việt lên trên hết thì chúng ta làm sao mà giải thích sự từ chối không muốn Việt Nam trở thành một phần của nước Mỹ? Lại thử thí dụ thêm một chút nữa. Thí dụ như nước Trung Hoa vĩ đại ở sát nách chúng ta bỗng ngày mai trở thành một quốc gia tự do dân chủ, giầu có bậc nhất ngang hàng nước Mỹ, dân chúng Trung Hoa sống trong cảnh thái bình thịnh trị như thời Nghiêu Thuấn, Pháp Luân Công hay bất cứ một tín ngưỡng nào khác đều được tôn trọng tuyệt đối, trong trường hợp không tưởng ấy, liệu chúng ta có bằng lòng để Việt Nam trở thành một quận lỵ của Trung Hoa không? Quốc phálà cái gì phá vậy? Cái gì là tổ quốc Việt Nam vậy? Chắc chắn nó không phải là nhà cầm quyền, là nhà Nguyễn hay nhà Lê, là đảng Cộng Sản hay một đảng phái quốc gia nào. Nó cũng không phải là sự no ấm sung túc, sự tự do dân chủ, hay cả sự công bình pháp trị cho mấy chục triệu người dân Việt. Đành rằng đó là điều quan trọng, nhưng cái làm nên tổ quốc Việt Nam không đơn thuần là sự cơm no áo ấm, tự do dân chủ, mà chính là lối sống của người dân Việt đã tiếp diễn từ mấy nghìn năm. Còn lối sốngấy, thì còn tổ quốc Việt Nam, mất lối sống ấy thì mất tổ quốc Việt Nam. Con người ta sống không những phải có hiện tại, chỉ mơ ước tương lai, mà còn cần cả quá khứ. Tương lai dù tốt đẹp đến đâu cũng không thể biện minh cho sự xoá bỏ quá khứ. Chúng ta cần quá khứ, vì không có quá khứ chúng ta sẽ lạc lối. Cái làm nên tổ quốc Việt Nam là cả một giòng lịch sử mấy nghìn năm. Mấy nghìn năm ấy đã tạo ra một nền văn hoá với những nét đẹp đẽ lẫn xấu xí của nó, đã tạo ra một ngôn ngữ với những âm, những chữ, những cách diễn đạt, tài tình hay vụng về, đã tạo ra cái hồn, cái cách sống, cách nhìn cuộc đời, cách thương yêu, vui chơi, đùm bọc hay ghèn gựa, bắt nạt lẫn nhau, cách làm cho thôn xóm trở thành một nơi an trú trên cái sa mạc trần gianlạnh lẽo nhưng thơ mộng này. Người Ấn Độ, người Trung Hoa, người Nhật Bản vv..., mỗi một dân tộc có một cách riêng của họ. Người Việt có cái cách riêng của người Việt. Cái cách ấy làm nên tổ quốc người Việt. Còn nó, thì còn tổ quốc người Việt. Mất nó, thì mất tổ quốc người Việt. Nó có thể mang ảnh hưởng của những nền văn hoá khác tiếp xúc với nó, nhưng nó vẫn là nó. Nó không nằm ở thủ đô Hà Nội, trong những bộ phủ, cơ quan hành chánh, nó không nằm ở Sài Gòn, trong những dinh thự lộng lẫy, mà nó nằm ở làng mạc thôn quê rải rác khắp đất nước,từ miền Nam trù phú, đồng ruộng mênh mông cò bay thẳng cánh, đến thôn xóm miền Bắc với những luỹ tre làng bao bọc, hay ở miền Trung với những xóm chài tắm mình trong nắng. Cái cách sống ấy, cái cách trò chuyện tâm tình, vui chơi ấy là cái hồn dân tộc. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam là bảo vệ cái cách sống, cái hồn ấy, cái ngôn ngữ ấy. Khi nhà Hán hay nhà Đường đô hộ Việt Nam, cái cách sống ấy, cái ngôn ngữ ấy đã bị các quan cai trị người Trung Hoa tìm cách ngăn cấm, huỷ diệt. Họ đã muốn đồng hoá người Việt thành người Trung Hoa. Vì thế,nước Việt Nam vào lúc ấy bị quốc phá. Quốc phákhông phải vì ngoại bang xâm chiếm, mà là vì người dân nước Việt đã không được phép sống theo cái cách của họ. Quốc phá hay không phá không phải ở chỗ ai cai trị đất nước, ngoại bang hay không ngoại bang, mà là ở chỗ người dân trong nước có được phép sống theo cái cách của họ hay không. Dĩ nhiên là các quan cai trị người Trung Hoa đã thất bại trong việc huỷ diệt nền văn hoá, huỷ diệt lối sống, ngôn ngữ của người Việt Nam. Tại sao vậy? Vì tuy quốc phá nhưng sơn hà tại. Núi sông vẫn còn đó. Lối sống, ngôn ngữ của người Việt vẫn còn đó. Cỏ cây nước Việt vẫn còn đó. Trở lại câu hỏi ở trên, liệu chúng ta có nên trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, hay một quận lỵ của một Siêu Quốc Trung Hoa hay không? Câu hỏi dĩ nhiên là một câu hỏi giả tưởng. Nước Mỹ chắc cũng chẳng muốn thêm một tiểu bang nữa, mà Trung Hoa thì nhất định không phải là một xã hội tự do, dân chủ, công bằng. Nhưng câu hỏi vẫn là một câu cần phải hỏi. Hơn bao giờ, hiểm hoạ thôn tính của Bắc Kinh đang đè trên đầu dân tộc Việt. Chủ nghĩa một Đại Trung Hoa đang ngày càng thịnh hành ở Hoa Lục. Cả chính quyền lẫn người dân Việt Nam cần phải chuẩn bị tư tưởng để đương đầu với người láng giềng phương Bắc. Sự xâm lấn, tranh chấp sẽ không giới hạn trên bình diện quân sự mà sẽ diễn ra cả trên mặt trận chính trị, văn hoá và kinh tế. Dù là trong trường hợp giả tưởng của một siêu quốc Trung Hoa với một xã hội tự do dân chủ, ngay cả trong cái hoàn cảnh tốt đẹp tưởng tượng ấy, liệu chúng ta có bằng lòngđem quá khứ, ngôn ngữ, văn hoá của chúng ta đánh đổi lấy tự do dân chủ, lấy cơm no áo ấm haykhông? Liệu chúng ta có chấp nhận Việt Nam trở thành một quận lỵ cuả Trung Hoa hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Chẳng phải vì tự ái dân tộc, hay vì sự bướng bỉnh, muốn chứng tỏ sự quật cường của mình, hay vì sự căm thù bắt nguồn từ nghìn năm bị Trung Hoa đô hộ. Cũng không phải vì sợ có tội với tiền nhân đã dầy công dựng nước, mà vấn đề là vì muốn bảo vệ cách sống của những người dân Việt đang sống trên quê hương Việt Nam. Nếu họ không muốn nói tiếng Trung Hoa, không muốn theo tục lệ của người Trung Hoa, không muốn bị thắt bím như người Hán đã bị ngưòi Mãn Thanh ép buộc, thì họ có quyền sống theo ý họ. Miếng cơm manh áo, tiện nghi vật chất, và ngay cả tự do dân chủ, công bình pháp trị đi chăng nữa, tuy quan trọng thật nhưng con người khác con vật ở chỗ có ý thức về cách sống của mình. Và không ai có quyền ép buộc ai cầm đũa hay cầm thìa nếu người ấy không muốn. Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian cai trị miền Bắc đã suýt chút nữa phá vỡ hoàn toàn cái luỹ tre làng của dân quê miền Bắc qua những đợt cải cách ruộng đất, và sau này,khi cai trị cả nước, đã không cho phép người dân được sống theo cái cách mà họ muốn, đã áp đặt một cơ cấu xã hội xây dựng trên một lý thuyết không tưởng lên đầu dân Việt. Vì thế, đất nước Việt Nam trong giai đoạn này, tuy là do người Việt cai trị, đã bịquốc phá. Nhưng, núi sông vẫn còn đó, cỏ cây nước Việt vẫn còn đó. Lối sống của người Việt vẫn còn đó. Đảng sẽ còn tiếp tục thất bại ngày nào họ còn tìm cách đi ngược lại nguyện vọng của người dân. - Nguyện vọng của người dân là gì? Ai có quyền nói rằng cái điều mình nghĩ ấy là nguyện vọng chung của người dân? Chẳng là nhà nước đã và đang đổi mới theo nguyện vọng người dân từ 15 năm nay sau khi Liên Sô sụp đổ đấy ư? Chẳng là đời sống kinh tế của người dân đã và đang cải tiến gấp bội so với thời 75-90 và còn đang tiến nhanh tiến mạnh đấy ư?

 

- Xin thưa: Đành rằng so với giai đoạn đen tối 75-90, đời sống vật chất gần đây của ngưòi dân nói chung đã được cải thiện. Nhưng đảng Cộng Sản có thể nào tự hào là mình đã có công trong việc cải thiện miếng cơm manh áo cho người dân trong 15 năm vừa qua hay không? Hay đấy là điều tất nhiên phải đến do sự đầu tư của ngoại quốc vào thị trường Việt Nam? Còn đời sống của người dân quê thì sao? Họ có được cơm no áo ấm chưa? Con cái họ có được đi học chưa? Có chăng, Đảng chỉ có thể kể một chút công là đã không tìm cách ngăn cản tư bản ngoại quốc, đã không tìm cách thắt chặt vòng kiểm soát, đã xê ra để Việt Namnương theo đà phát triển của nền kinh tế toàn cầu mà từ từ ngoi lên một cách chậm chạp. Mức tiến ấy, theo đúng lẽ, đã tốt đẹp gấp mấy lần hơn nữa nếu như nhà nước đã thẳng thắn và công minh hơn trong việc hành xử luật pháp và quản lý tài nguyên quốc gia. Hỏi là ai có quyền lên tiếng phát biểu nguyện vọng chung của người dân, thì xin hỏi ngược lại: ai là người không có quyền phát biểu ý kiến của riêng mình? Chỉ bằng cách cho phép tự do ngôn luận thì nguyện vọng của người dân mới được biết đến. Đảng không thể tiếp tục nhân danh sự ổn định chính trị và an ninh xã hội để giải thích cho việc dùng võ lực ngăn cấm quyền hội họp và phát biểu ý kiến của người dân trong nước. Làm như thế là coi thường người dân, là đi ngược lại nguyện vọng của người dân, là đưa đất nước đến tình trạng quốc phá, tình trạng hỗn loạn, làm suy yếu sức mạnh của dân tộc. Đảng phải chấm dứt sự bắt bớ, giam cầm, hành hung những người như Hoàng Minh Chính, như Lê Hồng Quang, như Dương Thu Hương, như Hà Sĩ Phu, những tiếng nói mà Đảng có quyền không đồng ý nhưng không có quyền bịt miệng. Nói cho cùng, Đảng đã phần nào thànhcông trong việc vẽ ra một chính nghĩa chống Mỹ dành lại độc lập cho đất nước. Người dân miền Bắc đã tin tưởng vào lý tưởng ấy. Và đấy là một phần lý do đã đưa đến sự thành công trong việc thôn tính miền Nam. Nhưng trong thời đại của thông tin điện toán, Đảng không thể tiếptục lèo lái lòng dân, gạt gẫm họ mãi được nữa, bằng cớ là Đảng đã phải dùng võ lực để bịt miệng họ. Hơn ai hết, đảng Cộng Sản Việt Nam phải hiểu sức mạnh của dân tộc. Đi ngược lại lòng dân, sớm muộn gì cũng đưa đến thất bại. Những người cầm quyền ở Việt Nam há chẳng nhớrằng vua quan cuối đời nhà Đường đã vì lòng tham vơ vét đầy túi, đi ngược lại lòng dân, làm kiệt quệ tiềm năng của Trung Hoa, mà hậu quả kéo dài suốt triều đại nhà Tống, khiến dân tộc Trung Hoa mãi vẫn không sao ngóc đầu lên được, đã phải chịu mất một nửa giang sơn cho nước Kim, và sau đó mất toàn cõi sông núi cho quân Mông Cổ phương Bắc? Há họ chẳng nhớ rằngtài giỏi như cha con Hồ Quý Ly, xây lũy đắp thành, luyện binh đóng cọc, chuẩn bị công phu là thế, cũng không sao bảo vệ được đất nước trước sự xâm lăng của quân Minh, nhưng người áo vải Lê Lợi trong mười năm kháng chiến đã đẩy lui được binh tướng Mã Kỳ ra khỏi bờ cõi Việt Nam? Vì sao vậy, nếu không phải vì nhà Hồ đã không được sự hậu thuẫn của người dân ? Há họ chẳng nhớ những điều ấy sao? Trước hiểm hoạ Trung Hoa, giới cầm quyền ở Hà Nội phải biết tập hợp sức mạnh của dân tộc bằng cách từ bỏ việc độc quyền lãnh đạo, tổ chức một xã hội tôn trọng luật pháp, ngăn cấm và cách chức những người lạm quyền tham ô, tạo được uy tín và sự hậu thuẫn của Việt kiều cư ngụ khắp nơi trên thế giới, và nhất là phải thả những tiếng nói đối lâp ra khỏi nhà tù, để giới sĩ phu Việt Nam có thể đối thoại với giới cầm quyền Trung Hoa, cho họ thấy là chúng ta không phải là một đám man di cần được giáo hoá, rằng chúng ta thuộcthơ Đỗ Phủ, Lý Hạ, Thương Ẩn hơn cả họ, rằng chúng ta có một lối sống đẹp, có một nền vănhoá cao, có Nguyễn Du, Cao Bá Quát làm thơ chữ Hán hay không kém những bài Đường thi của Lý Bạch, Thôi Hiệu. Rằng chúng ta có những Bà Huyện Thanh Quan, có Nguyễn Khuyến, viết những bài thơ bằng chữ Nôm theo thể Đường Luật của họ, mà những thi sĩ nhà Đường giá có đọc được cũng phải giật mình kinh hãi, không ngờ rằng trên đời này lại có một dân tộc khác, bằng một ngôn ngữ khác, lại có thể sáng tác những câu ngũ ngôn, thất ngôn, những bài tứ tuyệt, bát cú, một cách tài tình đến thế, lại còn làm được một điều mà họ chưa làm, là đưa nét trào phúng, châm biếm vào thể Luật Thi qua thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương.

 

Xin trở lại với bài thơ của Đỗ Phủ:

   Xuân Vọng 

 

   Quốc phá sơn hà tại 

   Thành xuân thảo mộc thâm 

   Cảm thời hoa tiễn lệ 

   Hận biệt điểu kinh tâm 

   Phong hoả liên tam nguyệt 

   Gia thư để vạn câm 

   Bạch đầu tao cánh đoản 

   Hồn dục bất thăng tram

 

春望國破山河在城春草木深感時花濺淚恨別鳥驚心烽火連三月家書抵萬金白頭搔更短渾欲不勝簪

 

Bài thơ này dịch xuôi ra như sau: Đất nước tuy tan nát, núi sông vẫn còn đó, thành phố vẫn bừng xuân, cỏ cây vẫn xanh tốt. Xót thương thời thế, hoa cũng phải tuôn lệ. Đau hận chia ly, chim chóc cũng phải hoảng sợ. Liên miên suốt ba tháng khói hiệu báo tin giặc. Tin tức hiếm hoi, thư nhà quý như ngàn vàng. Tóc đã bạc, sờ lên đầu chỉ thấy lưa thưa mấy sợi. Chao ôi biết làm sao mà cài trâm đây! Bài thơ này tôi xin phép không dịch ra thơ quốc âm. Làm sao lột được tâm tình của Đỗ Phủ trong vỏn vẹn mấy vần thơ? Thiên nhiên sao vô tình trước nỗi thống khổ, điêu linh của con người? Sao phố phường vẫn cỏ cây xanh thắm khi bao kẻ đang chạy hộ khẩu đói mờ con mắt? Sao xuân vẫn chan hoà trên núi rừng khi bao kẻ còn đang bị giam cầm, khổ sai trong những trại tù Việt Bắc? Sao hoa vẫn nở để rồi nhỏ lệ? Sao chim chóc vẫn tung cánh để rồi kinh hãi trước đám chó săn hung dữ tự cho mình là pháp luật? Sao đất trời vẫn rộn ràng vào xuân khi người nông dân phải bỏ ruộng vườn tha phương cầu thực? Sao tóc đã bạc lại còn rụng loe hoe sót lại mấy sợi? Sao sự tử tế của con người được đáp lại bằng lòng lãnh đạm, ích kỷ? Sao thư nhà vắng biệt? Sao lửa vẫn cháy trên những cánh rừng cao nguyên thơ dại? Sao con người vẫn đối xử với con người như lang sói? Khổ đau là như thế, mà trời vẫn đành đoạn xanh được ư? Làm sao mà nói được những điều ấy trong vỏn vẹn mấy vần thơ? Chữ nghĩa Đỗ Phủ đẹp và chắc như một viên ngọc. Muốn dịch một bài thơ phải ghè cho nó vỡ ra thành từng mảnh vụn rồi mới sắp xếp, tạo dựng nó lại trong một ngôn ngữ mới. Thơ Đỗ Phủ ghè cả tuần lễ vẫn không suy suyển, nên thôi, xin đầu hàng. Thay vào đó, xin chép tặng ông một bài Luật Thi của Bà Huyện Thanh Quan, và cậy ông lúc nào rảnh rỗi, dịch sang tiếng Trung Hoa cho những người đồng hương cùng đọc.

 

   Thăng Long Thành Hoài Cổ 

 

   Tạo hoá gây chi cuộc hý trường 

   Đến nay thấm thoát mấy tinh sương 

   Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 

   Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 

   Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 

   Nước còn cau mặt với tang thương 

   Nghìn năm gương cũ soi kim cổ 

   Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

 

Ôi, Thanh Quan Bà Huyện ơi, vì cớ gì mà Nương Tử lại phá vỡ văn phạm Việt Nam, sao Nương Tử không nói là lối xe ngựa cũ hồn thu thảo mà lại nói là lối xưa xe ngựa..., sao không nói là nền điện đài xưa bóng tịch dương mà lại nói là nền cũ lâu đài..., khiến cho lòng dạ kẻ hậu sinh này tơi bời, xót xa như thế? Tài dùng chữ, đặt câu của Đỗ Phủ khắp lịch sử Trung Hoa không ai bì kịp. Gặp hai câu:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, 

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 

không biết ông có đang ngồi gục gặc cái đầu lưa thưa mấy sợi tóc bạc, loay hoay tìm cách chống đỡ trước những vần thơ ảo diệu của Nữ Sĩ Huyện Thanh đó không? Nỗi lòng của Đỗ Phủ là nỗi lòng của kẻ ưu thời mẫn thế. Chứng kiến bao cảnh tang tóc, vợ xa chồng, con xa cha, chứng kiến bao nỗi thống khổ của nhân dân Trung Hoa, ông viết bài Xuân Vọng. Ông trông vọng, mơ ước điều gì khi mùa xuân trở về, ông không nói ra. Ông chỉ vẽ lên cảnh điêu linh tang tóc rồi để chúng ta mỗi người tự mơ ước nỗi niềm riêng. Quốc phá sơn hà tại. Thành xuân thảo mộc thâm. Mùa xuân đang trở về trên non sông Việt Nam gấm vóc. Tôi mơ ước một ngày giới cầm quyền ở Việt Nam chấm dứt việc xử dụng võ lực, dùng công an để áp bức, cai trị người dân. Tôi mơ ước một ngày mà người dân ở khắp nơi trên nước Việt, từ thôn quê đến thị thành, được chính quyền đối xử tử tế và công bằng, được để yên cho họ sống như là họ muốn sống. Và tôi cũng xin mơ ước thêm một điều nữa là những người đại diện cho chính quyền Việt Nam đứng ra thương thuyết với nhà nước Trung Hoa, những người ấy hiểu biết về văn hoá Trung Hoa, quen thuộc với Đỗ Phủ, Lý Bạch, thuộc truyện Kiều, biết thơ Bắc Hành của Nguyễn Du, nhớ Chinh Phụ Ngâm chữ Hán của Đặng Trần Côn, đọc lại Cung Oán của Ôn Như Hầu, và chí ít, theo dõi thường xuyên mục Đùa Với Đường Thi trên tạp chí Văn Học.

 

Houston, những ngày giáp Tết Bính Tuất 

 

ĐÀN BÁCH KIẾM 

 

Tái Bút: Tôi cũng nhân đây góp đôi lời với ông Sổ Tay Người Thượng Tưởng Năng Tiến. Rằng tôi rất ngậm ngùi đọc những dòng ông viết về người thiểu số ở Cao Nguyên Trung Phần. Họ đúng là những người có một lối sống đặc thù riêng biệt. Lối sống ấy có dính dáng huyết thống đến người Việt nghìn năm trước hay không, điều ấy có lẽ đúng nhưng không quan trọng. Điều quan trọng là họ có quyền sống theo cái cách mà họ muốn. Nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng của cải, đất đai, và quan trọng hơn hết, văn hoá của họ. Tìm cách phá hoại lối sống ấy không những có tội với lịch sử Việt Nam mà còn có tội với lương tâm nhân loại. Chúng ta không thể đòi hỏi người khác đối xử với mình một cách công bình, rồi quay lưng hà hiếp những người cô thân, yếu thế.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm