Văn Học & Nghệ Thuật
VỀ NƠI GIÓ CÁT - CAO MỴ NHÂN
VỀ NƠI GIÓ CÁT - CAO MỴ
NHÂN
Thế là mình không giận ... Chàng nữa. Chao
ôi, sao mà mình nhẹ dạ thế, mới nghe chàng "hola", à
quên chàng ới một câu, là bao nhiêu phiền bực tiêu tan hết.
Có phải thế đâu, chính vì mình bói "Chinh
phụ ngâm" của đại nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, giống như dân tộc ta thường
bói Kiều của cụ Nguyễn Du, mình bắt gặp ngay câu:
Chàng từ đi vào nơi gió cát ...
Có nghĩa là chàng sắp đi vào nơi gió
cát, mà mình cứ nhởn nhơ thơ phú gió trăng uỷ mị, thì làm
sao lập được chiến công đầu đây?
Ố la la, bạn nói gì thế, Bạn muốn
kể về Hồng Hà nữ sĩ từ thời nhà Lê Trung Hưng, hay thủa
nay đấy ạ?
Nếu kể về bà Đoàn tức Hồng Hà nữ
sĩ (1705. - 1748) thì miễn bàn, là vì chúng ta đều phải học
thuộc lòng nhiều đoạn thơ bà Đoàn diễn nôm Chinh phụ ngâm của cụ Đặng Trần
Côn, từ hồi Trung học rồi.
Nhưng thời nay ở Hiệp Chủng Quốc này, đi
một bước là Hải vận, không vận... Chớ ở đó mà:
Đi một bước, giây giây lại dừng, hay
là: Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền ...đâu.
Thành ra, thời đại tiên tiến này, phải
nhanh chóng cấp thiết, đến độ Bộ chỉ huy hành quân còn phải xử dụng
computer thay cho những bộ óc từ chương chậm chạp nữa
đấy.
Thế thì đâu còn cảnh: Đưa chàng lòng dằng dặc buồn
...
Thế thì những bữa cơm tiễn có kèm
theo những bài nhạc kích động đến độ không đi chiến đấu, chân
tay chịu không được, nên đã đi, và đã tới, đã chiến đấu, rồi
đã trở về.
Nào có cảnh: giã nhà đeo bức chiến bào, thét
roi cầu Vị, chạy ngựa đi gấp, giữa gió thu thổi ào ào ...đâu.
Hình ảnh: ôm yên, gối trống đã chồn, nằm
vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh ...thì may ra lính ta giống cái vế
thứ hai thôi. Ấy là thời binh lửa với hoả châu bay đầy trời, dẫu
cho có nằm giữa vùng cát trắng, hay trên cồn rêu xanh, thì vẫn bớt cô đơn
hơn cách đây # 300 nâm.
Cho nên không cần cột ngựa, ôm cái yên
ngựa ngủ, lại còn phải giữ trống lệnh để khai quân hay thu quân nữa,
lính thời hậu Lê vất vả. quá.
Tóm lại dẫu nay mai, có vì đại nghĩa,
chàng đi vào nơi gió cát, thì mình cứ yên tâm vì quân trang quân dụng
thời đại văn minh thế kỷ 21 này, không có gị đáng lo, tất cả đều dư thừa,
bởi có lo cũng sai nguyên tắc, vả chăng bạn nói lo là lo cái gì chứ?
Sự thực điều lo ở đây ngoài tầm tay chúng ta, đó là lo
cho cái bổn mạng không vững trước bom rơi, đạn nổ.
Vậy mà vội hết giận chàng chứ. Hết giận vì
chàng không còn tuổi trẻ để gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao, mặc
dầu chàng vẫn là anh hùng hào kiệt nhé.
Ô, mình có phải là chinh phụ của chàng
đâu, và chàng là ai nhỉ, là một nhân vật cho mình diễn tả, để có
cơ hội gởi hết tâm tư tình cảm một người đã từng trong cuộc chiến, ở bên cạnh
chàng.
Chàng chính là đấng chinh
phu mã thượng đầy phong cách, nói rõ hơn là một lính chiến
VNCH mà tôi, người kể, kính mến suốt đời. ..
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
VỀ NƠI GIÓ CÁT - CAO MỴ NHÂN
VỀ NƠI GIÓ CÁT - CAO MỴ
NHÂN
Thế là mình không giận ... Chàng nữa. Chao
ôi, sao mà mình nhẹ dạ thế, mới nghe chàng "hola", à
quên chàng ới một câu, là bao nhiêu phiền bực tiêu tan hết.
Có phải thế đâu, chính vì mình bói "Chinh
phụ ngâm" của đại nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, giống như dân tộc ta thường
bói Kiều của cụ Nguyễn Du, mình bắt gặp ngay câu:
Chàng từ đi vào nơi gió cát ...
Có nghĩa là chàng sắp đi vào nơi gió
cát, mà mình cứ nhởn nhơ thơ phú gió trăng uỷ mị, thì làm
sao lập được chiến công đầu đây?
Ố la la, bạn nói gì thế, Bạn muốn
kể về Hồng Hà nữ sĩ từ thời nhà Lê Trung Hưng, hay thủa
nay đấy ạ?
Nếu kể về bà Đoàn tức Hồng Hà nữ
sĩ (1705. - 1748) thì miễn bàn, là vì chúng ta đều phải học
thuộc lòng nhiều đoạn thơ bà Đoàn diễn nôm Chinh phụ ngâm của cụ Đặng Trần
Côn, từ hồi Trung học rồi.
Nhưng thời nay ở Hiệp Chủng Quốc này, đi
một bước là Hải vận, không vận... Chớ ở đó mà:
Đi một bước, giây giây lại dừng, hay
là: Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền ...đâu.
Thành ra, thời đại tiên tiến này, phải
nhanh chóng cấp thiết, đến độ Bộ chỉ huy hành quân còn phải xử dụng
computer thay cho những bộ óc từ chương chậm chạp nữa
đấy.
Thế thì đâu còn cảnh: Đưa chàng lòng dằng dặc buồn
...
Thế thì những bữa cơm tiễn có kèm
theo những bài nhạc kích động đến độ không đi chiến đấu, chân
tay chịu không được, nên đã đi, và đã tới, đã chiến đấu, rồi
đã trở về.
Nào có cảnh: giã nhà đeo bức chiến bào, thét
roi cầu Vị, chạy ngựa đi gấp, giữa gió thu thổi ào ào ...đâu.
Hình ảnh: ôm yên, gối trống đã chồn, nằm
vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh ...thì may ra lính ta giống cái vế
thứ hai thôi. Ấy là thời binh lửa với hoả châu bay đầy trời, dẫu
cho có nằm giữa vùng cát trắng, hay trên cồn rêu xanh, thì vẫn bớt cô đơn
hơn cách đây # 300 nâm.
Cho nên không cần cột ngựa, ôm cái yên
ngựa ngủ, lại còn phải giữ trống lệnh để khai quân hay thu quân nữa,
lính thời hậu Lê vất vả. quá.
Tóm lại dẫu nay mai, có vì đại nghĩa,
chàng đi vào nơi gió cát, thì mình cứ yên tâm vì quân trang quân dụng
thời đại văn minh thế kỷ 21 này, không có gị đáng lo, tất cả đều dư thừa,
bởi có lo cũng sai nguyên tắc, vả chăng bạn nói lo là lo cái gì chứ?
Sự thực điều lo ở đây ngoài tầm tay chúng ta, đó là lo
cho cái bổn mạng không vững trước bom rơi, đạn nổ.
Vậy mà vội hết giận chàng chứ. Hết giận vì
chàng không còn tuổi trẻ để gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao, mặc
dầu chàng vẫn là anh hùng hào kiệt nhé.
Ô, mình có phải là chinh phụ của chàng
đâu, và chàng là ai nhỉ, là một nhân vật cho mình diễn tả, để có
cơ hội gởi hết tâm tư tình cảm một người đã từng trong cuộc chiến, ở bên cạnh
chàng.
Chàng chính là đấng chinh
phu mã thượng đầy phong cách, nói rõ hơn là một lính chiến
VNCH mà tôi, người kể, kính mến suốt đời. ..
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)