Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
VỆT NƯỚC ĐỎ, GIÁO SƯ BÁ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ
Nguyễn Anh Tuấn
22-2-2017
Những ngày qua dư luận Việt Nam xôn xao về một vệt nước đỏ xuất hiện ở khu vực cầu cảng Formosa, Hà Tĩnh. Dễ hiểu cho sự quan tâm này của người dân sau những gì đã xảy ra gần 1 năm qua liên quan đến thảm họa cá chết.
Tuy nhiên, dường như chưa rút được kinh nghiệm gì từ khủng hoảng truyền thông lần trước, giới chức hữu quan lại tiếp tục đưa ra những nhận định bất nhất. Ban đầu họ cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, sau lại giải thích rằng chất thải hữu cơ từ sinh hoạt của con người mới là nguyên nhân chính.
Giáo sư Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường hàng đầu Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ đã phản đối giải thích của chính quyền thị xã Kỳ Anh về vệt nước đỏ là do “ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Giáo sư Bá tin rằng màu đỏ của vệt nước là do oxit sắt 3 và có hai nguyên nhân khả dĩ nhất cho hiện tượng này. Một là bởi “đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ”. Hai là “do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp”.
Tuy nhiên, ông chỉ có thể tiếp cận thông tin qua báo chí rồi đưa ra nhận định, chứ không có điều kiện tìm hiểu sự thật, vì như ông trả lời BBC: “Bản thân chúng tôi [các nhà khoa học] rất được muốn biết để hiểu được thực chất của vấn đề một cách khách quan nhưng có được xem [kết quả xét nghiệm nước biển] đâu”
Giáo sư Bá từng được biết đến với những bình luận mang tính chuyên môn về thảm họa cá chết năm ngoái. Nổi bật trong số đó là việc phủ nhận nguyên nhân “thủy triều đỏ” ngay sau khi lý giải này được Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra.
Ông cũng là người tỏ ra không hài lòng với buổi họp báo của Chính phủ công bố thủ phạm Formosa ở chỗ Chính phủ đã không đề cập đến khả năng biển miền Trung nhiễm kim loại nặng.
Phần chia sẻ sau cùng của Giáo sư Bá gợi ý một nguyên nhân quan trọng khiến dư âm của thảm họa Formosa sẽ còn kéo dài. Đó là thiếu vắng sự tham gia của các nhóm dân sự độc lập, bao gồm cả các tổ chức nghiên cứu có chuyên môn sâu về vấn đề môi trường – nơi niềm tin công chúng có thể dựa vào, trong bối cảnh các kết luận/lý giải từ phía chính quyền càng lúc càng tỏ ra thiếu thuyết phục sau hàng loạt hành xử tiền hậu bất nhất của họ.
Đòi hỏi cấp bách này, đến lượt nó, bị ách lại bởi tư duy không chấp nhận bất kỳ hình thức tổ chức độc lập nào từ phía những người nắm quyền, thể hiện qua việc trì hoãn ban hành Luật Hội trong hàng chục năm vừa rồi.
Thế là, trong lúc ở Đài Loan không khó tìm ra những giáo sư và các nhóm môi trường độc lập theo đuổi Formosa trong hàng chục năm, thị sát nhà máy hàng chục lần, làm hàng chục nghiên cứu, ra hàng chục báo cáo độc lập, dựng các trạm quan trắc đối chiếu với số liệu của Formosa và chính phủ, thì ở Việt Nam, những người hoạt động vẫn luôn trong tư thế chuẩn bị cho việc bị bắt giữ, đánh đập, giam cầm trước khi quyết định vào Vũng Áng, còn một giáo sư đầu ngành độc học môi trường thì chỉ có thể tiếp cận thông tin qua báo chí.
Để rồi một vệt nước đỏ có thể làm xáo trộn cả một quốc gia.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
VỆT NƯỚC ĐỎ, GIÁO SƯ BÁ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ
Nguyễn Anh Tuấn
22-2-2017
Những ngày qua dư luận Việt Nam xôn xao về một vệt nước đỏ xuất hiện ở khu vực cầu cảng Formosa, Hà Tĩnh. Dễ hiểu cho sự quan tâm này của người dân sau những gì đã xảy ra gần 1 năm qua liên quan đến thảm họa cá chết.
Tuy nhiên, dường như chưa rút được kinh nghiệm gì từ khủng hoảng truyền thông lần trước, giới chức hữu quan lại tiếp tục đưa ra những nhận định bất nhất. Ban đầu họ cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, sau lại giải thích rằng chất thải hữu cơ từ sinh hoạt của con người mới là nguyên nhân chính.
Giáo sư Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường hàng đầu Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ đã phản đối giải thích của chính quyền thị xã Kỳ Anh về vệt nước đỏ là do “ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Giáo sư Bá tin rằng màu đỏ của vệt nước là do oxit sắt 3 và có hai nguyên nhân khả dĩ nhất cho hiện tượng này. Một là bởi “đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ”. Hai là “do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp”.
Tuy nhiên, ông chỉ có thể tiếp cận thông tin qua báo chí rồi đưa ra nhận định, chứ không có điều kiện tìm hiểu sự thật, vì như ông trả lời BBC: “Bản thân chúng tôi [các nhà khoa học] rất được muốn biết để hiểu được thực chất của vấn đề một cách khách quan nhưng có được xem [kết quả xét nghiệm nước biển] đâu”
Giáo sư Bá từng được biết đến với những bình luận mang tính chuyên môn về thảm họa cá chết năm ngoái. Nổi bật trong số đó là việc phủ nhận nguyên nhân “thủy triều đỏ” ngay sau khi lý giải này được Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra.
Ông cũng là người tỏ ra không hài lòng với buổi họp báo của Chính phủ công bố thủ phạm Formosa ở chỗ Chính phủ đã không đề cập đến khả năng biển miền Trung nhiễm kim loại nặng.
Phần chia sẻ sau cùng của Giáo sư Bá gợi ý một nguyên nhân quan trọng khiến dư âm của thảm họa Formosa sẽ còn kéo dài. Đó là thiếu vắng sự tham gia của các nhóm dân sự độc lập, bao gồm cả các tổ chức nghiên cứu có chuyên môn sâu về vấn đề môi trường – nơi niềm tin công chúng có thể dựa vào, trong bối cảnh các kết luận/lý giải từ phía chính quyền càng lúc càng tỏ ra thiếu thuyết phục sau hàng loạt hành xử tiền hậu bất nhất của họ.
Đòi hỏi cấp bách này, đến lượt nó, bị ách lại bởi tư duy không chấp nhận bất kỳ hình thức tổ chức độc lập nào từ phía những người nắm quyền, thể hiện qua việc trì hoãn ban hành Luật Hội trong hàng chục năm vừa rồi.
Thế là, trong lúc ở Đài Loan không khó tìm ra những giáo sư và các nhóm môi trường độc lập theo đuổi Formosa trong hàng chục năm, thị sát nhà máy hàng chục lần, làm hàng chục nghiên cứu, ra hàng chục báo cáo độc lập, dựng các trạm quan trắc đối chiếu với số liệu của Formosa và chính phủ, thì ở Việt Nam, những người hoạt động vẫn luôn trong tư thế chuẩn bị cho việc bị bắt giữ, đánh đập, giam cầm trước khi quyết định vào Vũng Áng, còn một giáo sư đầu ngành độc học môi trường thì chỉ có thể tiếp cận thông tin qua báo chí.
Để rồi một vệt nước đỏ có thể làm xáo trộn cả một quốc gia.