Tham Khảo
VIỆT NAM và HOA KỲ CÁCH XA về NHÂN QUYỀN
Bản dịch của Hành Nhân
(Defend the Defenders)
CHRIS BRUMMITT và
MATTHEW PENNINGTON (Associated Press)
Hà Nội, ngày 19/4/2013 - Tuần trước giới chức Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng gặp gỡ nhân viên Ngoại giao Hoa Kỳ bằng một thứ vũ khí khác thường – một nhóm các bà có tuổi.
Những người đàn bà này đã bít lối vào nhà của người bất đồng chính kiến, ngăn chặn chiếc xe của Đại sứ quán Hoa Kỳ không cho đến ngôi nhà. Chiếc xe ấy dự định đưa nhà bất đồng chính kiến đến một khách sạn ở trung tâm thành phố để gặp Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer, người đang cố gắng tìm nguồn tin nóng từ các nhà hoạt động và các gia đình của những người bị giam cầm trong đất nước độc đảng, độc tài.
Một nhà hoạt động khác có trong danh sách khách gặp đã bị lôi vào đồn công an cho đến khi phái đoàn Hoa Kỳ đã rời khỏi.
Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam để ngăn chặn họ chứng tỏ có một hố ngăn cách giữa hai quốc gia về nhân quyền, và tiếp tục là một trở ngại trong việc thúc đẩy các mối bang giao mạnh mẽ hơn giữa Washington và một quốc gia có thể được xem là đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á.
Baer đến Việt Nam vì cuộc “đối thoại nhân quyền” vốn đã có từ lâu giữa hai chính phủ nhằm chính thức hóa các nổ lực của Hoa Kỳ thúc ép Việt Nam nới lỏng sự kiểm soát sự bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo, và chấm dứt việc bắt giữ những người đòi dân chủ đa đảng. Baer đã tìm gặp mặt những người bất đồng vào thứ bảy sau khi cuộc đàm phán giữa hai bên về mối quan tâm của Hoa Kỳ kết thúc vào ngày thứ sáu.
Baer nói qua điện thoại từ Oslo, nơi ông dừng lại khi trở về từ Hà Nội: “Rõ ràng điều này đã làm hoen ố toàn bộ những gì đã có” và làm dấy lên sự nghi ngờ về lời hứa thúc đẩy quyền con người của chính phủ Việt Nam.
“Những gì đáng lẽ đã có thể là một nền tảng cho sự dịch chuyển vững chắc thì bây giờ đã bị hủy hoại bởi hành vi tạo ra nghi ngại về tính chân thành của bất kỳ cam kết mà họ có thể thực hiện”, ông Baer nói.
Đặt trọng tâm châu Á vào chính sách đối ngoại của mình, Hoa Kỳ muốn có một mối bang giao đối ngoại, kinh tế và an ninh mạnh mẽ hơn với Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ cũng muốn làm rõ ràng rằng sự tiến bộ trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam là điều cần thiết cho mối bang giao mạnh mẽ này diễn ra một cách nhanh chóng và đầy đủ. Cho đến nay, Đảng Cộng sản cho thấy chỉ có vài dấu hiệu nhượng bộ. Trong khi một số thành viên được cho phép công khai thảo luận về sự thay đổi dần dần, thì các nhà lãnh đạo của Đảng lại không lắng nghe, lo lắng về việc mất đi quyền lực và mất khả năng dự phần vào những khu vực sinh lợi của nền kinh tế.
Đối thoại nhân quyền năm nay đã bị trì hoãn nhiều tháng bởi vì những mối quan ngại của Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại trước tại Washington vào tháng 11 năm 2011 đã không mang lại bất kỳ thay đổi nào đáng kể. Theo Human Rights Watch, trong năm 2012 ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến đã bị kết tội và bị kết án tù, 40 người khác bị nhốt trong sáu tuần đầu tiên của năm 2013.
Baer muốn gặp Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn, hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng trong giới phương Tây và các tổ chức nhân quyền. Trong quá khứ mỗi người đã từng phải ở tù bốn năm. Cả hai đều bị đặt dưới sự giám sát thường xuyên và thường bị quấy rối, nhưng họ vẫn công khai dấn thân thách thức Đảng Cộng Sản, sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cho họ và gia đình của họ khi làm như vậy.
Ông Đài cho biết ông đã thông báo cho nhân viên chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ rằng công an và những nhân viên an ninh khác đã tập trung tại nhà của ông, ngăn chặn ông không thể rời nhà để đi đến cuộc họp mặt. Nhân viên Đại sứ quán nói với ông rằng họ sẽ lái xe đến nhà để đón ông. Nhưng khi xe của Đại sứ quán đến thì liền bị chặn lại bởi khoảng 10 đàn bà hàng xóm – những người này được cơ quan chức năng sai đứng trên đường để chắn lối vào, ông Đài nói.
“Tôi không biết tại sao họ lại sử dụng cách thức điên rồ này”, ông Đài nói. ”Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên.”
Khi được hỏi ý kiến, chính phủ Việt Nam đã trả lời trong một thông cáo: “Giới chức Việt Nam đã tạo điều kiện cho phái đoàn do Daniel Baer đứng đầu gặp gỡ một số cá nhân mà phía Hoa Kỳ quan tâm”.
Baer nói rằng ông đã có thể gặp gia đình của hai tù nhân chính trị - Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ - vào ngày thứ năm trong vòng một tiếng rưỡi bất chấp việc chính quyền gây khó dễ không cho họ ra khỏi nhà và đi gặp ông. Quân, một luật sư từng học tại Mỹ, đã bị bắt vào cuối năm ngoái sau khi ông và gia đình phải chịu đựng sự quấy rối hàng tháng trời. Baer cũng đến một nhà tù nữa để gặp cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công giáo đang thụ án tù tám năm.
Bằng cách dùng mấy người đàn bà để chặn xe của đại sứ quán, chính phủ Việt Nam đã tìm được cách phủ nhận có lý trong chuyện họ ngăn không cho Baer gặp gỡ ông Đài.
Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch nói: “Nếu chính phủ Việt Nam không mốn con đường đó bị chắn thì nó có thể đã được dọn thông. Kết quả họ mong muốn đã đạt được mà không tạo ra bất kỳ phản ứng ngoài ý muốn nào hay bất kỳ lời chỉ trích nào đổ lên đầu chính phủ nếu như ở đó có một hàng công an chặn chiếc xe”.
Trước đây, cả hai người ông Đài và ông Sơn đều đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, và ông Baer cảm thấy ngạc nhiên khi buổi gặp gỡ này bị chặn.
Ông Baer nói: “Tôi không có thói quen xin phép để được gặp một công dân nào đó, chúng tôi chắc chắn không hạn chế việc họ có thể gặp bất kỳ công dân nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ”
Một số phóng viên Việt Nam đã tham dự buổi họp báo do ông Baer tổ chức vào tối thứ sáu, nhưng sự kiện này đã không được các phương tiện truyền thông địa phương, vốn được sở hữu và điều hành bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa tin loan tải. Một bài bình luận được đăng trên tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng Sản là tờ báo Nhân Dân, vài ngày trước buổi gặp gỡ của Baer đã nhắn nhủ rằng đây có thể là một chuyến đi đầy khó khăn.
Bài báo hỏi “Chẳng lẽ ông Daniel Baer không thấy điều gì bất thường khi tìm hiểu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thông qua cái nhìn của những người Mỹ gốc Việt chống cộng cực đoan?”, có một điều thường được nhắc đi nhắc lại rằng những người miền nam Việt Nam khi rời bỏ đất nước đến Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh chính là nguồn thù địch đối với chính quyền Hà Nội. “Không thể tin vào một nhóm người vẫn còn cay cú về thất bại gần 40 năm về trước được. Ông Daniel Baer và một số chính khách Mỹ nên sớm thay đổi nhận thức về vấn đề này.”
Hoa Kỳ đặt mục tiêu rõ ràng cho việc vận động tiêu chuẩn nhân quyền trên toàn thế giới, và một nhóm dân biểu Quốc hội, đại biểu cho khu vực có cộng đồng người miền nam Việt Nam đông đảo, đang tác động chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực đặc biệt lên Việt Nam. Cộng đồng Việt này đã chạy sang Mỹ sau sự thất bại của Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam trước quân đội Cộng sản Bắc Việt.
Ông Sơn cho biết ông đã gặp Baer trong lần ông Baer ghé thăm Việt Nam trước đây vào năm 2010 và 2012, và mô tả ông ấy là ”rất tử tế và nhiệt tình trong mối quan tâm về nhân quyền.”
Nhà bất đồng chính kiến này cho biết cảnh sát đã đến nhà của ông vào sáng thứ bảy và ra lệnh cho ông phải đến đồn công an địa phương, bề ngoài lấy lý do là bởi vì có một người dân đã khiếu nại về một cuộc phỏng vấn ông đã trả lời với ban Việt ngữ đài BBC khi ông thảo luận về đề nghị thay đổi hiến pháp của đất nước. Ông đã đi cùng với họ, nhưng không hề bị hỏi về cái khiếu nại đã nói.
“Tôi chỉ cười,” ông Sơn nói. “Tôi đã gặp phải những sự cố tương tự như vậy nhiều lần rồi. Chính quyền của chúng tôi, nói chính xác hơn là đảng của chúng tôi, có rất nhiều cách thức đa dạng và xảo quyệt để quấy rối người dân. Đảng Cộng Sản không muốn những người như tôi đi gặp gỡ những người ngoại quốc như Tiến sĩ Baer.”
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VIỆT NAM và HOA KỲ CÁCH XA về NHÂN QUYỀN
Bản dịch của Hành Nhân
(Defend the Defenders)
CHRIS BRUMMITT và
MATTHEW PENNINGTON (Associated Press)
Hà Nội, ngày 19/4/2013 - Tuần trước giới chức Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng gặp gỡ nhân viên Ngoại giao Hoa Kỳ bằng một thứ vũ khí khác thường – một nhóm các bà có tuổi.
Những người đàn bà này đã bít lối vào nhà của người bất đồng chính kiến, ngăn chặn chiếc xe của Đại sứ quán Hoa Kỳ không cho đến ngôi nhà. Chiếc xe ấy dự định đưa nhà bất đồng chính kiến đến một khách sạn ở trung tâm thành phố để gặp Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer, người đang cố gắng tìm nguồn tin nóng từ các nhà hoạt động và các gia đình của những người bị giam cầm trong đất nước độc đảng, độc tài.
Một nhà hoạt động khác có trong danh sách khách gặp đã bị lôi vào đồn công an cho đến khi phái đoàn Hoa Kỳ đã rời khỏi.
Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam để ngăn chặn họ chứng tỏ có một hố ngăn cách giữa hai quốc gia về nhân quyền, và tiếp tục là một trở ngại trong việc thúc đẩy các mối bang giao mạnh mẽ hơn giữa Washington và một quốc gia có thể được xem là đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á.
Baer đến Việt Nam vì cuộc “đối thoại nhân quyền” vốn đã có từ lâu giữa hai chính phủ nhằm chính thức hóa các nổ lực của Hoa Kỳ thúc ép Việt Nam nới lỏng sự kiểm soát sự bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo, và chấm dứt việc bắt giữ những người đòi dân chủ đa đảng. Baer đã tìm gặp mặt những người bất đồng vào thứ bảy sau khi cuộc đàm phán giữa hai bên về mối quan tâm của Hoa Kỳ kết thúc vào ngày thứ sáu.
Baer nói qua điện thoại từ Oslo, nơi ông dừng lại khi trở về từ Hà Nội: “Rõ ràng điều này đã làm hoen ố toàn bộ những gì đã có” và làm dấy lên sự nghi ngờ về lời hứa thúc đẩy quyền con người của chính phủ Việt Nam.
“Những gì đáng lẽ đã có thể là một nền tảng cho sự dịch chuyển vững chắc thì bây giờ đã bị hủy hoại bởi hành vi tạo ra nghi ngại về tính chân thành của bất kỳ cam kết mà họ có thể thực hiện”, ông Baer nói.
Đặt trọng tâm châu Á vào chính sách đối ngoại của mình, Hoa Kỳ muốn có một mối bang giao đối ngoại, kinh tế và an ninh mạnh mẽ hơn với Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ cũng muốn làm rõ ràng rằng sự tiến bộ trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam là điều cần thiết cho mối bang giao mạnh mẽ này diễn ra một cách nhanh chóng và đầy đủ. Cho đến nay, Đảng Cộng sản cho thấy chỉ có vài dấu hiệu nhượng bộ. Trong khi một số thành viên được cho phép công khai thảo luận về sự thay đổi dần dần, thì các nhà lãnh đạo của Đảng lại không lắng nghe, lo lắng về việc mất đi quyền lực và mất khả năng dự phần vào những khu vực sinh lợi của nền kinh tế.
Đối thoại nhân quyền năm nay đã bị trì hoãn nhiều tháng bởi vì những mối quan ngại của Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại trước tại Washington vào tháng 11 năm 2011 đã không mang lại bất kỳ thay đổi nào đáng kể. Theo Human Rights Watch, trong năm 2012 ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến đã bị kết tội và bị kết án tù, 40 người khác bị nhốt trong sáu tuần đầu tiên của năm 2013.
Baer muốn gặp Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn, hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng trong giới phương Tây và các tổ chức nhân quyền. Trong quá khứ mỗi người đã từng phải ở tù bốn năm. Cả hai đều bị đặt dưới sự giám sát thường xuyên và thường bị quấy rối, nhưng họ vẫn công khai dấn thân thách thức Đảng Cộng Sản, sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cho họ và gia đình của họ khi làm như vậy.
Ông Đài cho biết ông đã thông báo cho nhân viên chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ rằng công an và những nhân viên an ninh khác đã tập trung tại nhà của ông, ngăn chặn ông không thể rời nhà để đi đến cuộc họp mặt. Nhân viên Đại sứ quán nói với ông rằng họ sẽ lái xe đến nhà để đón ông. Nhưng khi xe của Đại sứ quán đến thì liền bị chặn lại bởi khoảng 10 đàn bà hàng xóm – những người này được cơ quan chức năng sai đứng trên đường để chắn lối vào, ông Đài nói.
“Tôi không biết tại sao họ lại sử dụng cách thức điên rồ này”, ông Đài nói. ”Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên.”
Khi được hỏi ý kiến, chính phủ Việt Nam đã trả lời trong một thông cáo: “Giới chức Việt Nam đã tạo điều kiện cho phái đoàn do Daniel Baer đứng đầu gặp gỡ một số cá nhân mà phía Hoa Kỳ quan tâm”.
Baer nói rằng ông đã có thể gặp gia đình của hai tù nhân chính trị - Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ - vào ngày thứ năm trong vòng một tiếng rưỡi bất chấp việc chính quyền gây khó dễ không cho họ ra khỏi nhà và đi gặp ông. Quân, một luật sư từng học tại Mỹ, đã bị bắt vào cuối năm ngoái sau khi ông và gia đình phải chịu đựng sự quấy rối hàng tháng trời. Baer cũng đến một nhà tù nữa để gặp cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công giáo đang thụ án tù tám năm.
Bằng cách dùng mấy người đàn bà để chặn xe của đại sứ quán, chính phủ Việt Nam đã tìm được cách phủ nhận có lý trong chuyện họ ngăn không cho Baer gặp gỡ ông Đài.
Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch nói: “Nếu chính phủ Việt Nam không mốn con đường đó bị chắn thì nó có thể đã được dọn thông. Kết quả họ mong muốn đã đạt được mà không tạo ra bất kỳ phản ứng ngoài ý muốn nào hay bất kỳ lời chỉ trích nào đổ lên đầu chính phủ nếu như ở đó có một hàng công an chặn chiếc xe”.
Trước đây, cả hai người ông Đài và ông Sơn đều đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, và ông Baer cảm thấy ngạc nhiên khi buổi gặp gỡ này bị chặn.
Ông Baer nói: “Tôi không có thói quen xin phép để được gặp một công dân nào đó, chúng tôi chắc chắn không hạn chế việc họ có thể gặp bất kỳ công dân nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ”
Một số phóng viên Việt Nam đã tham dự buổi họp báo do ông Baer tổ chức vào tối thứ sáu, nhưng sự kiện này đã không được các phương tiện truyền thông địa phương, vốn được sở hữu và điều hành bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa tin loan tải. Một bài bình luận được đăng trên tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng Sản là tờ báo Nhân Dân, vài ngày trước buổi gặp gỡ của Baer đã nhắn nhủ rằng đây có thể là một chuyến đi đầy khó khăn.
Bài báo hỏi “Chẳng lẽ ông Daniel Baer không thấy điều gì bất thường khi tìm hiểu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thông qua cái nhìn của những người Mỹ gốc Việt chống cộng cực đoan?”, có một điều thường được nhắc đi nhắc lại rằng những người miền nam Việt Nam khi rời bỏ đất nước đến Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh chính là nguồn thù địch đối với chính quyền Hà Nội. “Không thể tin vào một nhóm người vẫn còn cay cú về thất bại gần 40 năm về trước được. Ông Daniel Baer và một số chính khách Mỹ nên sớm thay đổi nhận thức về vấn đề này.”
Hoa Kỳ đặt mục tiêu rõ ràng cho việc vận động tiêu chuẩn nhân quyền trên toàn thế giới, và một nhóm dân biểu Quốc hội, đại biểu cho khu vực có cộng đồng người miền nam Việt Nam đông đảo, đang tác động chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực đặc biệt lên Việt Nam. Cộng đồng Việt này đã chạy sang Mỹ sau sự thất bại của Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam trước quân đội Cộng sản Bắc Việt.
Ông Sơn cho biết ông đã gặp Baer trong lần ông Baer ghé thăm Việt Nam trước đây vào năm 2010 và 2012, và mô tả ông ấy là ”rất tử tế và nhiệt tình trong mối quan tâm về nhân quyền.”
Nhà bất đồng chính kiến này cho biết cảnh sát đã đến nhà của ông vào sáng thứ bảy và ra lệnh cho ông phải đến đồn công an địa phương, bề ngoài lấy lý do là bởi vì có một người dân đã khiếu nại về một cuộc phỏng vấn ông đã trả lời với ban Việt ngữ đài BBC khi ông thảo luận về đề nghị thay đổi hiến pháp của đất nước. Ông đã đi cùng với họ, nhưng không hề bị hỏi về cái khiếu nại đã nói.
“Tôi chỉ cười,” ông Sơn nói. “Tôi đã gặp phải những sự cố tương tự như vậy nhiều lần rồi. Chính quyền của chúng tôi, nói chính xác hơn là đảng của chúng tôi, có rất nhiều cách thức đa dạng và xảo quyệt để quấy rối người dân. Đảng Cộng Sản không muốn những người như tôi đi gặp gỡ những người ngoại quốc như Tiến sĩ Baer.”