Di Sản Hồ Chí Minh
VN: Phụ nữ 'đành chịu' khi bị bạo lực tình dục?
VN: Phụ nữ 'đành chịu' khi bị bạo lực tình dục?
Một tháng trước có người phụ nữ ở Long An để bảo toàn tính mạng cho bản thân và hai con nhỏ đã chấp nhận bị cưỡng hiếp đến hai lần.
Nhưng công lý cho bà đã không được thực thi vì cơ quan thẩm quyền cho rằng bà đã có cơ hội để tự chạy trốn, rằng bà đã tự nguyện…để bị hãm hiếp.
Và gần đây nhất, một cô gái trẻ ở TP Hồ Chí Minh vì phản kháng đã giết chết kẻ sàm sỡ mình, sau khi bị kề dao đe dọa cưỡng ép tình dục.
Khởi tố hình sự vụ án dâm ô trẻ em
Amnesty: 'Án tử VN nhiều thứ ba thế giới'
Làm sao để tòa án bảo vệ được công lý?
Cô Trần Kim Ngân (23 tuổi), tưởng chừng như đã được tự do sau khi thụ 9 tháng tù giam vì tội "Giết người trong tình trạng kích động," mới đây Viện Kiểm Sát TPHCM lại kháng nghị, yêu cầu xử theo tội "Giết người" khiến cô gái trẻ có thể lại rơi vào chốn lao tù.
Hai người phụ nữ gần như ở trong hai tình huống giống nhau, đã có hai cách ứng phó rất khác, nhưng kết cục mà họ nhận được, là ngọn nguồn của sự tranh cãi trong dư luận xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây.
Không kháng cự là đồng loã, kháng cự thì đi tù?
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội Khuất Thu Hồng nói với BBC hôm 20/10 rằng phụ nữ Việt Nam nói riêng và các nạn nhân bạo lực tình dục nói chung đang lâm vào tình trạng rất bế tắc.
Bà cho BBC biết, những câu chuyện về xâm hại tình dục ở Việt Nam chẳng còn quá ngạc nhiên, vì nhiều người còn cho rằng việc quấy rối tình dục phụ nữ là một điều quá bình thường.
"Trong trường hợp của người phụ nữ ở Long An, trước tiên là bà ấy đã là nạn nhân của bạo lực tình dục nhưng bà ấy đã chấp nhận để bảo toàn tính mạng của bà và hai đứa con. Tôi thấy điều là hợp lý.
"Nếu nói rằng bà không phản kháng, không chi hô là bà đã đồng loã, thì tôi không đồng tình.
"Trong trường hợp của cô gái trẻ kia, vì tự bảo vệ mình khỏi bị cưỡng hiếp, và thậm chí là để khỏi bị đe doạ tính mạng khi người kia dùng dao để tấn công, thì cô phải được xét xử ở một góc độ khác chứ không phải tội 'Giết người'.
Dư luận lên tiếng về vụ việc của cô gái trẻ:
"Nếu họ phản kháng thì họ sẽ kết tội giết người hoặc tấn công bạo lực, nếu họ không phản kháng thì họ bị cho là đồng lõa, thế thì phụ nữ Việt Nam phải ứng xử như thế nào đây?"
"Chẳng lẽ người phũ nữ phải đánh đổi lấy tình mạng của mình thì lúc đấy mới trở thành nạn nhân hay sao?"
Pháp luật chưa bảo vệ, dư luận thì ác nghiệt
Bà Hồng cũng là một chuyên gia lâu năm về giới tính và sức khỏe tình dục dẫn chứng một nghiên cứu uy tín năm 2015, nói rằng có rất nhiều phụ nữ trẻ em gái bị quấy rối và những người xunh quanh hoàn toàn đều biết những vụ việc này vì có nhiều vụ việc xảy ra nơi công cộng, "nhưng ai không đứng ra bảo vệ họ cả."
Trong cả hai trường hợp của hai phụ nữ trên, bà nói bà không tán thành với cách ứng xử của phía cơ quan thẩm quyền cũng như là một số dư luận lên án những người phụ nữ.
"Cách ứng xử của pháp luật Việt Nam hiện tại thì không đem lại công bằng, công lý cho nạn nhân mà theo cái hướng xử lý giống như đỗ lỗi cho nạn nhân, giống như trường hợp của hai người phụ nữ trên. Luật pháp như vậy thì sẽ dung dưỡng cho những cái hành vi bạo lực đối với phụ nữ."
"Toà án ở các nước khác là khá nghiêm khắc, không bị ảnh hưởng vì địa vị của người đàn ông và một khi đã đưa ra thì phải làm đến cùng. Xã hội thì có nhiều người lên tiếng ủng hộ vạch trần lên án. Còn ở Việt Nam thì ngược lại. Nạn nhân lại bị đổ lỗi, lên án, những người dám lên tiếng thì nhiều khi bị nhìn nhận rất tiêu cực!
"Cho nên với vấn đề tình trạng tấn công tình dục ở Việt Nam thì rất là khó để người nạn nhân nhận được sự hỗ trợ."
"Và nếu một cái nền đạo đức mà đòi hỏi người phụ nữ phải hi sinh cái tính mạng của mình để chứng minh sự trong sạch của mình thì cái nền đạo đức phải xem lại, hay phải là vô đạo đức thì đúng hơn."
Luật sư Lê Văn Luân, một luật sư chuyên về các vụ án xâm hại tình dục đánh giá vụ việc của cô gái trẻ trên là tội "Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh."
"Một người ở trong tình trạng bị đe dọa về sức khỏe và thân thể như thế thì chắc chắn người ta phải phòng vệ là đúng, nhưng mà như thế này thì vượt quá. Đáng ra là chỉ làm người ta bị thương thôi, không dẫn đến tử vong chỉ để chấm dứt hành vi phạm tội của người kia, đấy là pháp luật cho phép, đây là đã tước đi mạng sống của người khác rồi.
"Nhưng nói đây là tội 'Giết người' không thôi thì không đúng. Dù sao thì đây cũng chỉ là lời khai từ một phía. Nhưng truy tố vào tội 'Giết người bị kích động mạnh' là phù hợp nhất với tình tiết vụ việc theo thông tin báo chí đưa tin," Luật sư Luân nói.
Dư luận lên tiếng về vụ việc của bà mẹ đơn thân ở Long An:
Luật sư Luân cũng phải công nhận rằng pháp luật Việt Nam vẫn còn quá nhiều lỗ hổng trong việc bảo về quyền lợi của nạn nhân bị xâm hại tình dục, và những hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trẻ em vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
"Nhiều người rơi vào tình trạng nạn nhân bị xâm hại thì không thể kêu cứu, không thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Đây là một thực tế rất đau lòng," luật sư Luân nói thêm.
Cải thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức
"Việt Nam, thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải có mức chi tiết, phân hoá cụ thể về hành vi, mức độ phạm tội. Thứ hai là chính quyền là phải xây dựng pháp luật và phải nâng cao nhận thức của người dân vì họ có công cụ trong tay. Từ công cụ thực thi pháp luật đến việc tuyên truyền với báo chí, và cải cách các tổ chức dân sự độc lập."
Chuyên gia Khuất Thu Hồng cũng đồng tình rằng vấn đề nhận thức là vấn đề cốt lõi.
Bà Khuất Thu Hồng đề cập đến phong trào #Metoo đang diễn ra ở Mỹ và Châu Âu, bắt nguồn từ khi các nữ minh tinh, diễn viên lên tiếng về việc họ quấy rồi tình dục.
Bất kể ai, những người từng là nạn nhân nạn quấy rối tình dục, sẽ đăng dòng #Metoo lên mạng xã hội của mình, để khiến công luận hiểu ra rằng "vấn đề này không chỉ xảy ra với một vài người, chỉ với những phụ nữ được cho là lẳng lơ, hư hỏng mà nó thực ra có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào, bất kỳ ai."
"Tôi muốn Việt Nam cũng có một phong trào như thế. Xã hội phải lên tiếng, và nhất những người phụ nữ. Họ phải tạo một làn sóng để thay đổi tình trạng hiện nay.
"Khi nhận thức được đây là vấn đề đạo đức, vấn đề xâm phạm quyền, nhân phẩm chứ không phải câu chuyện vui đùa thì mọi chuyện sẽ khác.
"Phụ nữ sẽ không bị đổ lỗi, nạn nhân không bị đổ lỗi, mà nạn nhân được bênh vực và thủ phạm sẽ bị đưa ra ánh sáng chứ không phải được bao che như hiện nay."
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
VN: Phụ nữ 'đành chịu' khi bị bạo lực tình dục?
VN: Phụ nữ 'đành chịu' khi bị bạo lực tình dục?
Một tháng trước có người phụ nữ ở Long An để bảo toàn tính mạng cho bản thân và hai con nhỏ đã chấp nhận bị cưỡng hiếp đến hai lần.
Nhưng công lý cho bà đã không được thực thi vì cơ quan thẩm quyền cho rằng bà đã có cơ hội để tự chạy trốn, rằng bà đã tự nguyện…để bị hãm hiếp.
Và gần đây nhất, một cô gái trẻ ở TP Hồ Chí Minh vì phản kháng đã giết chết kẻ sàm sỡ mình, sau khi bị kề dao đe dọa cưỡng ép tình dục.
Khởi tố hình sự vụ án dâm ô trẻ em
Amnesty: 'Án tử VN nhiều thứ ba thế giới'
Làm sao để tòa án bảo vệ được công lý?
Cô Trần Kim Ngân (23 tuổi), tưởng chừng như đã được tự do sau khi thụ 9 tháng tù giam vì tội "Giết người trong tình trạng kích động," mới đây Viện Kiểm Sát TPHCM lại kháng nghị, yêu cầu xử theo tội "Giết người" khiến cô gái trẻ có thể lại rơi vào chốn lao tù.
Hai người phụ nữ gần như ở trong hai tình huống giống nhau, đã có hai cách ứng phó rất khác, nhưng kết cục mà họ nhận được, là ngọn nguồn của sự tranh cãi trong dư luận xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây.
Không kháng cự là đồng loã, kháng cự thì đi tù?
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội Khuất Thu Hồng nói với BBC hôm 20/10 rằng phụ nữ Việt Nam nói riêng và các nạn nhân bạo lực tình dục nói chung đang lâm vào tình trạng rất bế tắc.
Bà cho BBC biết, những câu chuyện về xâm hại tình dục ở Việt Nam chẳng còn quá ngạc nhiên, vì nhiều người còn cho rằng việc quấy rối tình dục phụ nữ là một điều quá bình thường.
"Trong trường hợp của người phụ nữ ở Long An, trước tiên là bà ấy đã là nạn nhân của bạo lực tình dục nhưng bà ấy đã chấp nhận để bảo toàn tính mạng của bà và hai đứa con. Tôi thấy điều là hợp lý.
"Nếu nói rằng bà không phản kháng, không chi hô là bà đã đồng loã, thì tôi không đồng tình.
"Trong trường hợp của cô gái trẻ kia, vì tự bảo vệ mình khỏi bị cưỡng hiếp, và thậm chí là để khỏi bị đe doạ tính mạng khi người kia dùng dao để tấn công, thì cô phải được xét xử ở một góc độ khác chứ không phải tội 'Giết người'.
Dư luận lên tiếng về vụ việc của cô gái trẻ:
"Nếu họ phản kháng thì họ sẽ kết tội giết người hoặc tấn công bạo lực, nếu họ không phản kháng thì họ bị cho là đồng lõa, thế thì phụ nữ Việt Nam phải ứng xử như thế nào đây?"
"Chẳng lẽ người phũ nữ phải đánh đổi lấy tình mạng của mình thì lúc đấy mới trở thành nạn nhân hay sao?"
Pháp luật chưa bảo vệ, dư luận thì ác nghiệt
Bà Hồng cũng là một chuyên gia lâu năm về giới tính và sức khỏe tình dục dẫn chứng một nghiên cứu uy tín năm 2015, nói rằng có rất nhiều phụ nữ trẻ em gái bị quấy rối và những người xunh quanh hoàn toàn đều biết những vụ việc này vì có nhiều vụ việc xảy ra nơi công cộng, "nhưng ai không đứng ra bảo vệ họ cả."
Trong cả hai trường hợp của hai phụ nữ trên, bà nói bà không tán thành với cách ứng xử của phía cơ quan thẩm quyền cũng như là một số dư luận lên án những người phụ nữ.
"Cách ứng xử của pháp luật Việt Nam hiện tại thì không đem lại công bằng, công lý cho nạn nhân mà theo cái hướng xử lý giống như đỗ lỗi cho nạn nhân, giống như trường hợp của hai người phụ nữ trên. Luật pháp như vậy thì sẽ dung dưỡng cho những cái hành vi bạo lực đối với phụ nữ."
"Toà án ở các nước khác là khá nghiêm khắc, không bị ảnh hưởng vì địa vị của người đàn ông và một khi đã đưa ra thì phải làm đến cùng. Xã hội thì có nhiều người lên tiếng ủng hộ vạch trần lên án. Còn ở Việt Nam thì ngược lại. Nạn nhân lại bị đổ lỗi, lên án, những người dám lên tiếng thì nhiều khi bị nhìn nhận rất tiêu cực!
"Cho nên với vấn đề tình trạng tấn công tình dục ở Việt Nam thì rất là khó để người nạn nhân nhận được sự hỗ trợ."
"Và nếu một cái nền đạo đức mà đòi hỏi người phụ nữ phải hi sinh cái tính mạng của mình để chứng minh sự trong sạch của mình thì cái nền đạo đức phải xem lại, hay phải là vô đạo đức thì đúng hơn."
Luật sư Lê Văn Luân, một luật sư chuyên về các vụ án xâm hại tình dục đánh giá vụ việc của cô gái trẻ trên là tội "Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh."
"Một người ở trong tình trạng bị đe dọa về sức khỏe và thân thể như thế thì chắc chắn người ta phải phòng vệ là đúng, nhưng mà như thế này thì vượt quá. Đáng ra là chỉ làm người ta bị thương thôi, không dẫn đến tử vong chỉ để chấm dứt hành vi phạm tội của người kia, đấy là pháp luật cho phép, đây là đã tước đi mạng sống của người khác rồi.
"Nhưng nói đây là tội 'Giết người' không thôi thì không đúng. Dù sao thì đây cũng chỉ là lời khai từ một phía. Nhưng truy tố vào tội 'Giết người bị kích động mạnh' là phù hợp nhất với tình tiết vụ việc theo thông tin báo chí đưa tin," Luật sư Luân nói.
Dư luận lên tiếng về vụ việc của bà mẹ đơn thân ở Long An:
Luật sư Luân cũng phải công nhận rằng pháp luật Việt Nam vẫn còn quá nhiều lỗ hổng trong việc bảo về quyền lợi của nạn nhân bị xâm hại tình dục, và những hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trẻ em vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
"Nhiều người rơi vào tình trạng nạn nhân bị xâm hại thì không thể kêu cứu, không thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Đây là một thực tế rất đau lòng," luật sư Luân nói thêm.
Cải thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức
"Việt Nam, thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải có mức chi tiết, phân hoá cụ thể về hành vi, mức độ phạm tội. Thứ hai là chính quyền là phải xây dựng pháp luật và phải nâng cao nhận thức của người dân vì họ có công cụ trong tay. Từ công cụ thực thi pháp luật đến việc tuyên truyền với báo chí, và cải cách các tổ chức dân sự độc lập."
Chuyên gia Khuất Thu Hồng cũng đồng tình rằng vấn đề nhận thức là vấn đề cốt lõi.
Bà Khuất Thu Hồng đề cập đến phong trào #Metoo đang diễn ra ở Mỹ và Châu Âu, bắt nguồn từ khi các nữ minh tinh, diễn viên lên tiếng về việc họ quấy rồi tình dục.
Bất kể ai, những người từng là nạn nhân nạn quấy rối tình dục, sẽ đăng dòng #Metoo lên mạng xã hội của mình, để khiến công luận hiểu ra rằng "vấn đề này không chỉ xảy ra với một vài người, chỉ với những phụ nữ được cho là lẳng lơ, hư hỏng mà nó thực ra có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào, bất kỳ ai."
"Tôi muốn Việt Nam cũng có một phong trào như thế. Xã hội phải lên tiếng, và nhất những người phụ nữ. Họ phải tạo một làn sóng để thay đổi tình trạng hiện nay.
"Khi nhận thức được đây là vấn đề đạo đức, vấn đề xâm phạm quyền, nhân phẩm chứ không phải câu chuyện vui đùa thì mọi chuyện sẽ khác.
"Phụ nữ sẽ không bị đổ lỗi, nạn nhân không bị đổ lỗi, mà nạn nhân được bênh vực và thủ phạm sẽ bị đưa ra ánh sáng chứ không phải được bao che như hiện nay."