Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

VŨ ÁNH - Người cuối cùng rời khỏi tàu

Tôi viết những dòng này như những ghi chép về Vũ Ánh, người bạn quý mến của chúng tôi trong những năm tháng phục vụ ngành truyền thông VNCH.

Nguyễn Mạnh Tiến
(cựu Phóng viên Đài Phát thanh Sài Gòn)


Nếu chia cuộc đời thành những đoạn bị cắt khúc, Vũ Ánh có 11 năm ở Hệ thống Truyền thanh Việt Nam, 13 năm bị giam cầm trong trại lao cải và hơn 20 năm làm truyền thông ở hải ngoại.

Tôi viết những dòng này như những ghi chép về Vũ Ánh, người bạn quý mến của chúng tôi trong những năm tháng phục vụ ngành truyền thông VNCH.

Tôi quen Vũ Ánh từ những ngày đầu cùng chung khoá huấn luyện ở Đài Phát Thanh Saigon 03 Phan Đình Phùng. Rồi cùng làm việc ở Đài cho đến hết ngày 29/4/1975.
Vũ Ánh nhiều tuổi hơn tôi, chẳng nhớ anh mở đường thế nào để tôi dám xưng hô ‘mày tao’. Có thể lúc đó tôi không biết Vũ Ánh lớn tuổi hơn tôi và đứng bên cạnh tôi anh cũng khá là cao!

Thời độc thân, chúng tôi từng có khoảng thời gian hùn tiền thuê chung một căn nhà ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định. Chính những ngày tháng này giúp tôi nhận ra một Vũ Ánh khác, một Vũ Ánh rất nghệ sĩ. Sở dĩ tôi nói thế vì anh khá am hiểu hội hoạ và cũng tập tành cầm cọ.

Dường như máu làm thời sự đã nuôi dưỡng trái tim Vũ Ánh từ trước khi anh thực sự vào nghề. Năm 1964, ở kỳ thi tuyển vào lớp đào tạo phóng viên đài phát thanh, Vũ Ánh vượt lên hàng đầu vì sự hiểu biết thời sự hơn hẳn nhiều người khi thi vấn đáp.

Hôm đó, không ai trả lời được câu hỏi giám khảo Nguyễn Ngọc Linh nêu ra về trận đánh Ấp Bắc. Tất cả đều ‘ú ớ’, trừ Vũ Ánh. Nói Vũ Ánh yêu thời sự là điều không thể phản bác, rõ ràng làm truyền thông mà không thích thời sự, không sống với nó thì nên chọn nghề khác. Tôi nhớ Vũ Ánh nói như thế trong một khoá huấn luyện dành cho phóng viên các đài phát thanh địa phương trực thuộc Hệ thống Truyền thanh Quốc gia.

Sau khi được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn phóng viên truyền thanh, Vũ Ánh tự hướng mình vào những công tác tại mặt trận.

Ở Đài chúng tôi dù có là phóng viên chiến trường thì cũng vẫn phải làm các lĩnh vực thời sự khác khi được yêu cầu, Vũ Ánh cũng thế và anh có thể “đóng” nhiều vai một cách ngon lành.

Thời Vũ Ánh khởi sự làm phóng viên chiến trường, không quân VNCH vẫn còn sử dụng trực thăng H34, chưa có UH 1, khu trục thì AD 6, T 28 chứ chưa có phản lực F5, A 37. Vũ Ánh đi rất nhiều và có nhiều cái Tết ra tiền đồn đón xuân với lính, cùng nghe pháo địch và làm phóng sự. Thời gian di chuyển bằng máy bay quân sự của anh nếu cộng lại hẳn phải cả ngàn giờ.

Vũ Ánh là một trong ba phóng viên dân sự của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia đã tốt nghiệp và có bằng nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Có bằng dù vào giai đoạn chưa ai khoác áo lính như thế mới “hách”. Tôi nhớ ông Lê Phú Nhuận sau đó đã có bài phóng sự rất hay “Tôi học nhảy dù”.

Ngày ba ông bạn Vũ Ánh, Lê Phú Nhuận, Dương Phục nhảy ‘saut’ đầu tiên, tôi tình nguyện đợi ở bãi nhảy để chụp ảnh một bầu trời đầy hoa dù. Hy vọng một ông đáp xuống gần tôi thì khó như trúng số độc đắc.

Nhớ lại những kỷ niệm cũ, bâng khuâng đến kỳ lạ. Dẫu đã nửa thế kỷ, những kỷ niệm của đời phóng viên vẫn chợt hiện.

Vũ Ánh không có số làm phóng viên lâu dài và đã có thể trở thành người cầm súng theo đúng nghĩa của từ đó.

Có đến một nửa anh em phóng viên Đài Phát thanh Saigon bị động viên khoá 5/69 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau giai đoạn 1 ở Quang Trung và gần xong 8 tuần huấn nhục ở Trường Bộ binh Thủ Đức, chúng tôi từng nghĩ, từ nay sẽ thực sự sống cuộc đời nhà binh vì qua giai đoạn căn bản quân sự mà không được về, được chuyển lên Thủ Đức thì chắc sẽ học đến khi ra trường.

Thời gian đó những chuyên viên tối cần thiết ở cả lãnh vực công hoặc tư có thể được động viên tại chỗ hoặc biệt phái ngoại ngạch. Song rất bất ngờ, mười mấy người chúng tôi, vừa phóng viên, vừa chuyên viên kỹ thuật đột nhiên nhận được lệnh trở về trình diện nhiệm sở cũ là Đài Phát thanh Saigon, Hệ thống Truyền thanh Quốc gia. Một cách muộn màng, chúng tôi được trở về làm công việc chuyên môn dân sự như trước.

Tôi nhớ là sau những tháng ngày nhiều thay đổi này, Vũ Ánh “bén duyên” với Dinh Độc Lập. Anh thường xuyên tháp tùng các chuyến đi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phụ trách công tác bình luận cho Đài. Có lẽ các sếp đã nhìn thấy kiến thức, khả năng chuyên môn, phong cách làm việc nghiêm túc và đặc biệt tinh thần yêu nghề của anh và họ chuẩn bị cho anh lên cao hơn.

Rồi Vũ Ánh trở thành Chánh sự vụ Sở Thời sự Hệ thống Truyền thanh Quốc gia, trông coi cả phòng tin tức, phòng phóng sự và phòng bình luận. Ở vị trí mới, Vũ Ánh không câu nệ, không có vẻ “Chánh sở”, anh gần gụi với đồng nghiệp cũ, thân thiện với giới trẻ, những phóng viên lứa đàn em và đặt sự tin cậy vào họ.
Tôi cho rằng Vũ Ánh đã học được cách điều hành của các Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Linh và Vũ Đức Vinh. Các ông sếp này rất tin tưởng và dám sử dụng anh em trẻ vào những sự kiện thời sự mang tầm vóc quốc gia.

Ông Linh được cho là một nhà cải cách truyền thông ở Việt Nam vào thập kỷ 1960 và hẳn ông đã hài lòng về các học trò của mình. Vì họ đã thực hiện những cải cách của ông, vốn chưa từng có ở Việt Nam. Điển hình như ngừng chương trình phát thanh thường lệ để phát một bài tường trình từ mặt trận thu qua điện thoại, hay một sự kiện thời sự quan trọng vừa diễn ra, nó có bóng dáng hình thức Breaking news bây giờ.

Thời đó những cải cách như thế bị giới lãnh đạo bảo thủ làm khó dễ rất nhiều. Có lẽ họ muốn an toàn, họ sợ ‘mất ghế’, vì làm truyền thông tranh nhau cái nhanh, đa dạng, hấp dẫn, năng động, đồng nghĩa với dễ sai sót.

Vũ Ánh là một trong những nhân tố góp phần vào các cải cách đó, khi anh nhanh chóng từ một phóng viên trở thành một cấp chỉ huy trong vai trò người điều hành.

Tôi có thể nói gì về Vũ Ánh? Một phóng viên mang tinh thần xung phong, một nhà bình luận có những phân tích sâu sắc các sự kiện và ảnh hưởng của nó, một điều phối viên có những quyết định đúng lúc và hợp lý trong tổ chức hoạt động của khối thời sự, bao gồm tin tức, phóng sự và bình luận của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia.

Còn trong đời thường, bên ngoài công việc, trước những năm 75, Vũ Ánh như thế nào? Anh đặc biệt không bia không rượu, thích hội hoạ, nghe nhạc, đọc sách, chơi tennis và bơi lội. Những sở thích lành mạnh. Chúng phù hợp với tính cách của anh, một con người trong sáng, hiền lành và tốt bụng nhưng khi cần sẽ quyết liệt như một cú smash trong tennis.

Có những lúc cả phòng phóng sự rủ nhau đi nhảy đầm, Lê Phú Nhuận nhảy giỏi lại có nhiều bạn nhảy, Vũ Ánh cũng tham gia với anh em nhưng có lẽ đây là những cuộc vui anh không thích lắm.

Lúc còn độc thân, Vũ Ánh tỏ ra không chú ý gì tới các đồng nghiệp nữ dù chỗ chúng tôi có không ít những biên tập viên, phiên dịch viên, phóng viên, nếu không gọi là xinh đẹp thì cũng rất mặn mà. Chính vì chỗ anh không dòm ngó, đùa cợt với các đồng nghiệp nữ, nên tôi thường nghe chị em nói: “Ai lấy được ông bụt Vũ Ánh là phúc cả đời”. Song cũng có cô đáp trả: “Phải ở với nhau thì mới biết có ‘bụt’ hay không ạ”.

Vũ Ánh nằm trong số rất ít cấp chỉ huy không bỏ công việc, không bỏ anh em, nhân viên, ở lại nhiệm sở đến giờ cuối cùng.

Khi miền Trung thất thủ, anh đã cùng chúng tôi nghe qua máy liên lạc giai tần đơn với Đài Phát thanh Đà Nẵng, tiếp nhận những lời tạm biệt nghẹn ngào của Quản đốc Huỳnh Quy, báo cáo địch đã vào đến hàng rào.

Là người nắm vững tình hình – một bình luận gia sắc sảo, Vũ Ánh hẳn biết kết thúc thế nào nhưng anh vẫn bình thản chờ nó đến cùng các đồng sự. Giờ chót, điều khiến anh bận tâm là số phận của ba phóng viên trẻ, nếu tôi nhớ không lầm là Hoàng Hà, Nguyễn Thanh Nghiệm và một bạn nữa được cử đi lấy tin ở Long Khánh và các nơi khác.

Bên ngoài dẫu hỗn loạn, Vũ Ánh vẫn hiện diện để điều phối công việc. Khi chúng tôi thực hiện cuộc trực tiếp truyền thanh cuối cùng từ Dinh Độc Lập vào trưa ngày 28/4/1975, tường thuật lễ “trao nhiệm” giữa Tổng thống Trần Văn Hương và Đại tướng Dương Văn Minh.

Vũ Ánh vẫn ở tại Đài vào buổi chiều 28/4/1975 khi máy bay đã oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất.

Vũ Ánh là cấp chỉ huy duy nhất đã cử các phóng viên trẻ Lê Phú Bổn, Nguyễn Vĩnh Lộc cùng chuyên viên kỹ thuật đi thực hiện những cuộn băng cuối cùng, thu lời cụ Nguyễn Văn Huyền, Gíao sư Vũ Văn Mẫu trong ngày 29 tháng 4.

Sau này, tôi được các bạn trẻ kể lại, cho đến trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũ Ánh và nữ phóng viên trẻ Yến Tuyết, người 17 năm sau trở thành bạn đời của anh vẫn đứng bên ngoài vòng concertina, nhìn những người đeo băng đỏ tiến vào trụ sở Đài Phát thanh Saigon.

Giống như một thuyền trưởng, Vũ Ánh là người cuối cùng rời khỏi con tàu của mình.

Nguyễn Mạnh Tiến
(cựu Phóng viên Đài Phát thanh Sài Gòn)
http://www.tapchithegioimoi.com/
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VŨ ÁNH - Người cuối cùng rời khỏi tàu

Tôi viết những dòng này như những ghi chép về Vũ Ánh, người bạn quý mến của chúng tôi trong những năm tháng phục vụ ngành truyền thông VNCH.

Nguyễn Mạnh Tiến
(cựu Phóng viên Đài Phát thanh Sài Gòn)


Nếu chia cuộc đời thành những đoạn bị cắt khúc, Vũ Ánh có 11 năm ở Hệ thống Truyền thanh Việt Nam, 13 năm bị giam cầm trong trại lao cải và hơn 20 năm làm truyền thông ở hải ngoại.

Tôi viết những dòng này như những ghi chép về Vũ Ánh, người bạn quý mến của chúng tôi trong những năm tháng phục vụ ngành truyền thông VNCH.

Tôi quen Vũ Ánh từ những ngày đầu cùng chung khoá huấn luyện ở Đài Phát Thanh Saigon 03 Phan Đình Phùng. Rồi cùng làm việc ở Đài cho đến hết ngày 29/4/1975.
Vũ Ánh nhiều tuổi hơn tôi, chẳng nhớ anh mở đường thế nào để tôi dám xưng hô ‘mày tao’. Có thể lúc đó tôi không biết Vũ Ánh lớn tuổi hơn tôi và đứng bên cạnh tôi anh cũng khá là cao!

Thời độc thân, chúng tôi từng có khoảng thời gian hùn tiền thuê chung một căn nhà ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định. Chính những ngày tháng này giúp tôi nhận ra một Vũ Ánh khác, một Vũ Ánh rất nghệ sĩ. Sở dĩ tôi nói thế vì anh khá am hiểu hội hoạ và cũng tập tành cầm cọ.

Dường như máu làm thời sự đã nuôi dưỡng trái tim Vũ Ánh từ trước khi anh thực sự vào nghề. Năm 1964, ở kỳ thi tuyển vào lớp đào tạo phóng viên đài phát thanh, Vũ Ánh vượt lên hàng đầu vì sự hiểu biết thời sự hơn hẳn nhiều người khi thi vấn đáp.

Hôm đó, không ai trả lời được câu hỏi giám khảo Nguyễn Ngọc Linh nêu ra về trận đánh Ấp Bắc. Tất cả đều ‘ú ớ’, trừ Vũ Ánh. Nói Vũ Ánh yêu thời sự là điều không thể phản bác, rõ ràng làm truyền thông mà không thích thời sự, không sống với nó thì nên chọn nghề khác. Tôi nhớ Vũ Ánh nói như thế trong một khoá huấn luyện dành cho phóng viên các đài phát thanh địa phương trực thuộc Hệ thống Truyền thanh Quốc gia.

Sau khi được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn phóng viên truyền thanh, Vũ Ánh tự hướng mình vào những công tác tại mặt trận.

Ở Đài chúng tôi dù có là phóng viên chiến trường thì cũng vẫn phải làm các lĩnh vực thời sự khác khi được yêu cầu, Vũ Ánh cũng thế và anh có thể “đóng” nhiều vai một cách ngon lành.

Thời Vũ Ánh khởi sự làm phóng viên chiến trường, không quân VNCH vẫn còn sử dụng trực thăng H34, chưa có UH 1, khu trục thì AD 6, T 28 chứ chưa có phản lực F5, A 37. Vũ Ánh đi rất nhiều và có nhiều cái Tết ra tiền đồn đón xuân với lính, cùng nghe pháo địch và làm phóng sự. Thời gian di chuyển bằng máy bay quân sự của anh nếu cộng lại hẳn phải cả ngàn giờ.

Vũ Ánh là một trong ba phóng viên dân sự của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia đã tốt nghiệp và có bằng nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Có bằng dù vào giai đoạn chưa ai khoác áo lính như thế mới “hách”. Tôi nhớ ông Lê Phú Nhuận sau đó đã có bài phóng sự rất hay “Tôi học nhảy dù”.

Ngày ba ông bạn Vũ Ánh, Lê Phú Nhuận, Dương Phục nhảy ‘saut’ đầu tiên, tôi tình nguyện đợi ở bãi nhảy để chụp ảnh một bầu trời đầy hoa dù. Hy vọng một ông đáp xuống gần tôi thì khó như trúng số độc đắc.

Nhớ lại những kỷ niệm cũ, bâng khuâng đến kỳ lạ. Dẫu đã nửa thế kỷ, những kỷ niệm của đời phóng viên vẫn chợt hiện.

Vũ Ánh không có số làm phóng viên lâu dài và đã có thể trở thành người cầm súng theo đúng nghĩa của từ đó.

Có đến một nửa anh em phóng viên Đài Phát thanh Saigon bị động viên khoá 5/69 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau giai đoạn 1 ở Quang Trung và gần xong 8 tuần huấn nhục ở Trường Bộ binh Thủ Đức, chúng tôi từng nghĩ, từ nay sẽ thực sự sống cuộc đời nhà binh vì qua giai đoạn căn bản quân sự mà không được về, được chuyển lên Thủ Đức thì chắc sẽ học đến khi ra trường.

Thời gian đó những chuyên viên tối cần thiết ở cả lãnh vực công hoặc tư có thể được động viên tại chỗ hoặc biệt phái ngoại ngạch. Song rất bất ngờ, mười mấy người chúng tôi, vừa phóng viên, vừa chuyên viên kỹ thuật đột nhiên nhận được lệnh trở về trình diện nhiệm sở cũ là Đài Phát thanh Saigon, Hệ thống Truyền thanh Quốc gia. Một cách muộn màng, chúng tôi được trở về làm công việc chuyên môn dân sự như trước.

Tôi nhớ là sau những tháng ngày nhiều thay đổi này, Vũ Ánh “bén duyên” với Dinh Độc Lập. Anh thường xuyên tháp tùng các chuyến đi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phụ trách công tác bình luận cho Đài. Có lẽ các sếp đã nhìn thấy kiến thức, khả năng chuyên môn, phong cách làm việc nghiêm túc và đặc biệt tinh thần yêu nghề của anh và họ chuẩn bị cho anh lên cao hơn.

Rồi Vũ Ánh trở thành Chánh sự vụ Sở Thời sự Hệ thống Truyền thanh Quốc gia, trông coi cả phòng tin tức, phòng phóng sự và phòng bình luận. Ở vị trí mới, Vũ Ánh không câu nệ, không có vẻ “Chánh sở”, anh gần gụi với đồng nghiệp cũ, thân thiện với giới trẻ, những phóng viên lứa đàn em và đặt sự tin cậy vào họ.
Tôi cho rằng Vũ Ánh đã học được cách điều hành của các Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Linh và Vũ Đức Vinh. Các ông sếp này rất tin tưởng và dám sử dụng anh em trẻ vào những sự kiện thời sự mang tầm vóc quốc gia.

Ông Linh được cho là một nhà cải cách truyền thông ở Việt Nam vào thập kỷ 1960 và hẳn ông đã hài lòng về các học trò của mình. Vì họ đã thực hiện những cải cách của ông, vốn chưa từng có ở Việt Nam. Điển hình như ngừng chương trình phát thanh thường lệ để phát một bài tường trình từ mặt trận thu qua điện thoại, hay một sự kiện thời sự quan trọng vừa diễn ra, nó có bóng dáng hình thức Breaking news bây giờ.

Thời đó những cải cách như thế bị giới lãnh đạo bảo thủ làm khó dễ rất nhiều. Có lẽ họ muốn an toàn, họ sợ ‘mất ghế’, vì làm truyền thông tranh nhau cái nhanh, đa dạng, hấp dẫn, năng động, đồng nghĩa với dễ sai sót.

Vũ Ánh là một trong những nhân tố góp phần vào các cải cách đó, khi anh nhanh chóng từ một phóng viên trở thành một cấp chỉ huy trong vai trò người điều hành.

Tôi có thể nói gì về Vũ Ánh? Một phóng viên mang tinh thần xung phong, một nhà bình luận có những phân tích sâu sắc các sự kiện và ảnh hưởng của nó, một điều phối viên có những quyết định đúng lúc và hợp lý trong tổ chức hoạt động của khối thời sự, bao gồm tin tức, phóng sự và bình luận của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia.

Còn trong đời thường, bên ngoài công việc, trước những năm 75, Vũ Ánh như thế nào? Anh đặc biệt không bia không rượu, thích hội hoạ, nghe nhạc, đọc sách, chơi tennis và bơi lội. Những sở thích lành mạnh. Chúng phù hợp với tính cách của anh, một con người trong sáng, hiền lành và tốt bụng nhưng khi cần sẽ quyết liệt như một cú smash trong tennis.

Có những lúc cả phòng phóng sự rủ nhau đi nhảy đầm, Lê Phú Nhuận nhảy giỏi lại có nhiều bạn nhảy, Vũ Ánh cũng tham gia với anh em nhưng có lẽ đây là những cuộc vui anh không thích lắm.

Lúc còn độc thân, Vũ Ánh tỏ ra không chú ý gì tới các đồng nghiệp nữ dù chỗ chúng tôi có không ít những biên tập viên, phiên dịch viên, phóng viên, nếu không gọi là xinh đẹp thì cũng rất mặn mà. Chính vì chỗ anh không dòm ngó, đùa cợt với các đồng nghiệp nữ, nên tôi thường nghe chị em nói: “Ai lấy được ông bụt Vũ Ánh là phúc cả đời”. Song cũng có cô đáp trả: “Phải ở với nhau thì mới biết có ‘bụt’ hay không ạ”.

Vũ Ánh nằm trong số rất ít cấp chỉ huy không bỏ công việc, không bỏ anh em, nhân viên, ở lại nhiệm sở đến giờ cuối cùng.

Khi miền Trung thất thủ, anh đã cùng chúng tôi nghe qua máy liên lạc giai tần đơn với Đài Phát thanh Đà Nẵng, tiếp nhận những lời tạm biệt nghẹn ngào của Quản đốc Huỳnh Quy, báo cáo địch đã vào đến hàng rào.

Là người nắm vững tình hình – một bình luận gia sắc sảo, Vũ Ánh hẳn biết kết thúc thế nào nhưng anh vẫn bình thản chờ nó đến cùng các đồng sự. Giờ chót, điều khiến anh bận tâm là số phận của ba phóng viên trẻ, nếu tôi nhớ không lầm là Hoàng Hà, Nguyễn Thanh Nghiệm và một bạn nữa được cử đi lấy tin ở Long Khánh và các nơi khác.

Bên ngoài dẫu hỗn loạn, Vũ Ánh vẫn hiện diện để điều phối công việc. Khi chúng tôi thực hiện cuộc trực tiếp truyền thanh cuối cùng từ Dinh Độc Lập vào trưa ngày 28/4/1975, tường thuật lễ “trao nhiệm” giữa Tổng thống Trần Văn Hương và Đại tướng Dương Văn Minh.

Vũ Ánh vẫn ở tại Đài vào buổi chiều 28/4/1975 khi máy bay đã oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất.

Vũ Ánh là cấp chỉ huy duy nhất đã cử các phóng viên trẻ Lê Phú Bổn, Nguyễn Vĩnh Lộc cùng chuyên viên kỹ thuật đi thực hiện những cuộn băng cuối cùng, thu lời cụ Nguyễn Văn Huyền, Gíao sư Vũ Văn Mẫu trong ngày 29 tháng 4.

Sau này, tôi được các bạn trẻ kể lại, cho đến trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũ Ánh và nữ phóng viên trẻ Yến Tuyết, người 17 năm sau trở thành bạn đời của anh vẫn đứng bên ngoài vòng concertina, nhìn những người đeo băng đỏ tiến vào trụ sở Đài Phát thanh Saigon.

Giống như một thuyền trưởng, Vũ Ánh là người cuối cùng rời khỏi con tàu của mình.

Nguyễn Mạnh Tiến
(cựu Phóng viên Đài Phát thanh Sài Gòn)
http://www.tapchithegioimoi.com/
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm