Nhân Vật
VỪA MỚI MỞ MẮT ĐÃ TỪ TRẦN: Linh mục Stêphanô CHÂN TÍN
Linh mục Stêphanô CHÂN TÍN
Nguyễn Ngọc Giao
Linh mục Chân Tín vừa qua đời lúc 16g05 ngày 1 tháng 12 năm 2012, thọ 92 tuổi.
Ông là một nhà chân tu, một trí thức suốt đời dấn thân cho độc lập, tự do, dân chủ và quyền con người.
Chân Tín sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngày 02.08.1944, “khấn” lần đầu trong Dòng Chúa Cứu Thế ; ngày 06.06.1949, lãnh sứ vụ linh mục.
Năm 1963, ông được Giáo hội bổ nhiệm làm giám đốc nguyệt san Đức Mẹ. Năm 1969, cùng với linh mục Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc Lan và một số linh mục, thân hữu tiến bộ, ông xuất bản tạp chí Đối Diện. Tạp chí này (có lúc phải đổi tên là Đứng Dậy, vẫn hai chữ cái viết tắt ĐD) sẽ là một ngọn cờ của phong trào đô thị miền Nam Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kì, chống lại chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, chống tham nhũng và bất công xã hội.
Năm 1970, cũng với linh mục Nguyễn Huy Lịch (dòng Đa Minh), linh mục Nguyễn Ngọc Lan (cùng Dòng Chúa Cứu Thế), giáo sư Lý Chánh Trung (Công giáo), Chân Tín lên tiếng “xác tín” về việc công an Sài Gòn tra tấn sinh viên… khiến chính quyền N.V. Thiệu phải chùn tay, trả tự do cho một loạt sinh viên, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm. Phong trào đấu tranh của sinh viên đô thị miền Nam từ đây phát triển nhảy vọt. Trước và sau ngày kí kết Hiệp định Paris (27.1.1973), linh mục Chân Tín là một trong những nhân vật có uy tín của “thành phần thứ ba”, và và là ngọn cờ cho cuộc đấu tranh đòi tự do cho tù nhân chính trị.
Sau ngày 30.4.1975, quan hệ giữa xu hướng Công giáo tiến bộ và chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã bắt đầu trong niềm hân hoan, vai trò cầu nối giữa chính quyền và giáo hội Công giáo của nhóm Công giáo tiến bộ rõ ràng có nhiều triển vọng. Tạp chí Đối Diện và nhật báo Tin Sáng (của dân biểu Ngô Công Đức) là hai tờ báo nhanh chóng được phép tái bản. Nhưng đó là quyết định cá nhân của ông Trần Bạch Đằng, phụ trách tuyên huấn Miền Nam. Quyết định này bị ông Lê Đức Thọ lên án là hữu khuynh (từ đó, bắt đầu sự đi xuống của hoạn lộ cách mạng của ông Trần Bạch Đằng). Việc đóng cửa hai tờ báo này chỉ còn là vấn đề thời gian (Đối Diện năm 1978, Tin Sáng năm 1980). Đường lối tả khuynh của ĐCSVN về kinh tế, chính trị cũng như về tôn giáo lại được nuôi dưỡng bằng mối lo sợ trước “bóng ma Công giáo” xuất hiện ở Ba Lan (Công đoàn Solidarnosc, vai trò của giáo hoàng Gioan-Phaolồ II). Trong nội bộ những linh mục tiến bộ, sự phân hóa từng bước biến thành đối nghịch giữa một bên là nhóm LM. Trương Bá Cần (chủ trương báo Công giáo & Dân tộc) và nhóm LM. Chân Tín & Nguyễn Ngọc Lan.
Hi vọng hòa hoãn, nếu không nói là hòa giải, trong mấy năm đổi mới đã tan biến khi tổng bí thư chuyển hướng thành co cụm vào mùa hè 1989, với cuộc thảm sát Thiên An Môn và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Ba Lan. Tháng 5.1990, linh mục Chân Tín bị chính quyền quản thúc 3 năm tại Cần Giờ (ông Nguyễn Ngọc Lan, đã xuất tu và lập gia đình, bị quản chế tại gia). Năm 1993, ông trở về Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, nhưng vẫn liên tục bị chính quyền o ép, thậm chí còn dùng những biện pháp thô bạo, bỉ ổi (năm 1998, khi ông Nguyễn Văn Trấn, đảng viên lão thành, từ trần, Nguyễn Ngọc Lan chở Chân Tín bằng xe máy đi viếng, trên đường đi bị công an mặc thường phục tông xe, bị thương khá nặng).
Chính sách tệ bạc của chính quyền không thể làm lay chuyển linh mục Chân Tín. Cho đến những tháng chót của cuộc đời, mặc dù bệnh nặng, ông vẫn kiên định lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người.
Người ta có thể không chia sẻ với Linh mục Chân Tín mọi ý kiến chính trị và nhận định về tình hình đất nước, nhưng không ai có thể phủ nhận sự trong sáng của lòng yêu nước và lí tưởng dân chủ, tự do, công bằng của ông.
N.N.G.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
VỪA MỚI MỞ MẮT ĐÃ TỪ TRẦN: Linh mục Stêphanô CHÂN TÍN
Linh mục Stêphanô CHÂN TÍN
Nguyễn Ngọc Giao
Linh mục Chân Tín vừa qua đời lúc 16g05 ngày 1 tháng 12 năm 2012, thọ 92 tuổi.
Ông là một nhà chân tu, một trí thức suốt đời dấn thân cho độc lập, tự do, dân chủ và quyền con người.
Chân Tín sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngày 02.08.1944, “khấn” lần đầu trong Dòng Chúa Cứu Thế ; ngày 06.06.1949, lãnh sứ vụ linh mục.
Năm 1963, ông được Giáo hội bổ nhiệm làm giám đốc nguyệt san Đức Mẹ. Năm 1969, cùng với linh mục Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc Lan và một số linh mục, thân hữu tiến bộ, ông xuất bản tạp chí Đối Diện. Tạp chí này (có lúc phải đổi tên là Đứng Dậy, vẫn hai chữ cái viết tắt ĐD) sẽ là một ngọn cờ của phong trào đô thị miền Nam Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kì, chống lại chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, chống tham nhũng và bất công xã hội.
Năm 1970, cũng với linh mục Nguyễn Huy Lịch (dòng Đa Minh), linh mục Nguyễn Ngọc Lan (cùng Dòng Chúa Cứu Thế), giáo sư Lý Chánh Trung (Công giáo), Chân Tín lên tiếng “xác tín” về việc công an Sài Gòn tra tấn sinh viên… khiến chính quyền N.V. Thiệu phải chùn tay, trả tự do cho một loạt sinh viên, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm. Phong trào đấu tranh của sinh viên đô thị miền Nam từ đây phát triển nhảy vọt. Trước và sau ngày kí kết Hiệp định Paris (27.1.1973), linh mục Chân Tín là một trong những nhân vật có uy tín của “thành phần thứ ba”, và và là ngọn cờ cho cuộc đấu tranh đòi tự do cho tù nhân chính trị.
Sau ngày 30.4.1975, quan hệ giữa xu hướng Công giáo tiến bộ và chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã bắt đầu trong niềm hân hoan, vai trò cầu nối giữa chính quyền và giáo hội Công giáo của nhóm Công giáo tiến bộ rõ ràng có nhiều triển vọng. Tạp chí Đối Diện và nhật báo Tin Sáng (của dân biểu Ngô Công Đức) là hai tờ báo nhanh chóng được phép tái bản. Nhưng đó là quyết định cá nhân của ông Trần Bạch Đằng, phụ trách tuyên huấn Miền Nam. Quyết định này bị ông Lê Đức Thọ lên án là hữu khuynh (từ đó, bắt đầu sự đi xuống của hoạn lộ cách mạng của ông Trần Bạch Đằng). Việc đóng cửa hai tờ báo này chỉ còn là vấn đề thời gian (Đối Diện năm 1978, Tin Sáng năm 1980). Đường lối tả khuynh của ĐCSVN về kinh tế, chính trị cũng như về tôn giáo lại được nuôi dưỡng bằng mối lo sợ trước “bóng ma Công giáo” xuất hiện ở Ba Lan (Công đoàn Solidarnosc, vai trò của giáo hoàng Gioan-Phaolồ II). Trong nội bộ những linh mục tiến bộ, sự phân hóa từng bước biến thành đối nghịch giữa một bên là nhóm LM. Trương Bá Cần (chủ trương báo Công giáo & Dân tộc) và nhóm LM. Chân Tín & Nguyễn Ngọc Lan.
Hi vọng hòa hoãn, nếu không nói là hòa giải, trong mấy năm đổi mới đã tan biến khi tổng bí thư chuyển hướng thành co cụm vào mùa hè 1989, với cuộc thảm sát Thiên An Môn và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Ba Lan. Tháng 5.1990, linh mục Chân Tín bị chính quyền quản thúc 3 năm tại Cần Giờ (ông Nguyễn Ngọc Lan, đã xuất tu và lập gia đình, bị quản chế tại gia). Năm 1993, ông trở về Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, nhưng vẫn liên tục bị chính quyền o ép, thậm chí còn dùng những biện pháp thô bạo, bỉ ổi (năm 1998, khi ông Nguyễn Văn Trấn, đảng viên lão thành, từ trần, Nguyễn Ngọc Lan chở Chân Tín bằng xe máy đi viếng, trên đường đi bị công an mặc thường phục tông xe, bị thương khá nặng).
Chính sách tệ bạc của chính quyền không thể làm lay chuyển linh mục Chân Tín. Cho đến những tháng chót của cuộc đời, mặc dù bệnh nặng, ông vẫn kiên định lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người.
Người ta có thể không chia sẻ với Linh mục Chân Tín mọi ý kiến chính trị và nhận định về tình hình đất nước, nhưng không ai có thể phủ nhận sự trong sáng của lòng yêu nước và lí tưởng dân chủ, tự do, công bằng của ông.
N.N.G.