Mỗi Ngày Một Chuyện
VÙNG MẶT TRỜI NGỦ KỸ - CAO MỴ NHÂN
VÙNG MẶT TRỜI NGỦ KỸ - CAO MỴ NHÂN
Được sinh ra và lớn lên ở vùng núi non cao nhất nước, trong khai sinh tôi, sổ bộ đề: Chapa Laokay. Sau 1954, họ đổi Sa Pa Hoàng Liên Sơn Bắc Việt.
Rặng núi Fan ci pan cao 3142m được kể làm mốc không gian cho những người thích đi về miền lâm nguyên... Tuyệt Vời đó.
Buổi sáng nào mặt trời cũng ngủ kỹ lắm, cứ thật trưa mới chịu loé những tia nắng đầu ngày mầu Hoa đào cánh kép mà tôi thường diễn tả lâu nay.
Mầu Hoa đào của một thời xuân sắc quê hương chưa nhuộm những trang sử đỏ bầm sắc máu của nhóm người xuất phát từ cây đa Tân trào phía đông bắc miền bắc VN.
Chapa của tôi ở cận tây, ráp ranh Thượng Lào (AiLao, Laos).
Thế rồi thì rừng hoa đào cánh kép đó bị lửa đốt cháy cả một vùng chát chúa, để gọi là "tiêu thổ kháng chiến", có lẽ, bởi vì chị em tôi còn bé quá, ba tôi lại là công chức cao cấp nên được đổi về Phi trường Gia Lâm làm việc ngay, rồi xuống Hải Phòng làm ở Phi trường Cát Bi. trước khi di cư vào Nam.
Nhưng khi chuyến tầu cuối cùng từ Lao Kay về Hà Nội, cũng là lúc thanh niên Hà Nội "Tây tiến" với những đoàn quân không mọc tóc vì sốt rét rừng Sơn La.
Những Quang Dũng, Tất Vinh... rời Hà Nội đi Sơn La thăm thẳm mà câu thơ còn để lại của Tất Vinh là: Con đường đi La Hán, xa như đường lên trời, đôi giầy tao vẹt đế .. . Bởi vì những người đó đi không trở về nữa.
Mẹ tôi trông ngóng ngày trở về đã tuyệt lộ nhớ thương vùng trời sương khói quanh năm, nơi có giếng Chân Tiên, có mảnh trăng tròn chỉ thấp thoáng khi hơi rừng khí núi không bao phủ mịt mù...
Và rồi năm tháng qua đi như dòng suối thầm lặng ... Những ông tây bà đầm ở làng nghỉ mát Chapa thời Tây đô hộ 100 năm đã lục tục hồi hương... Phá Lang Sa, tiếng chỉ nước Pháp quen tai của dân gian ngoài Bắc thủa đó.
Mẹ tôi đã mất cùng nỗi ưu tư khi biết chắc rừng hoa đào cánh kép bao quanh thành phố Chapa ấy không còn.
Nơi lâm nguyên chỉ còn một viền chỉ mầu hồng trên biên giới Việt Trung từ cận tây đến nửa chừng Hà Giang thấp thoáng như một giải lụa đào đứt đoạn sầu thương...
30 năm sau, ba tôi vốn là một chuyên gia thí nghiệm đất để thành lập Phi trường... Ông đã đi từ Tân Sơn Nhứt ra Phú Quốc để xây dựng Phi trường Dương Đông, lên Ban Mê Thuột để hình thành Phi trường Phụng Dực (còn gọi Phi trường Phùng Đức) qua Đà Lạt để quý vị thấy một Phi trường lọt giữa núi rừng suối thác Liên Khương ...thơ mộng, lặng lẽ .. .
Ba tôi trở về Saigon vừa đúng tuổi hạ thọ. tuổi viên mãn nhất của đời người đàn ông, thì ông từ giã gia đình, xã hội chung quanh, sau một năm ngó cuộc đổi đời ... Tôi nhận giải khăn tang từ tay chị tôi khi gia đình đi thăm nuôi tôi ở trại tù cải tạo năm 1976.
Nhị vị Trung tá Mai Quỳ và Hoàng Ngọc Liên nói với tôi rằng: Trung tá nhạc sĩ Thục Vũ Vũ Văn Sâm đã gởi xác ở đồi Hoa ban dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, nếu Cao Mỵ Nhân có dịp về nơi chôn nhau cắt rún của cô thì ghé sườn đồi có những nám mồ sĩ quan cải tạo ở đó...
Bất giác tôi nói: biết Trung tá nhạc sĩ Thục Vũ mất ở trại tù cải tạo Hoàng Liên Sơn rồi, nhưng Trung tá Vũ Văn Sâm có biết là, đã hơn nửa thế kỷ, ở đó có một cánh rừng Hoa đào cánh kép .. .xinh tươi như má môi nàng thiếu nữ...
Trung tá Mai Quỳ quạt ngang tư tưởng lãng mạn cũ kỹ của tôi:
Không còn Hoa đào mầu hồng phấn của cô đâu, nay chúng trồng toàn cây lấy gỗ, Hoa thì chỉ có Hoa ban mầu trắng xoá như những vành khăn tang buồn bã lắm...
Ngày xưa vị Cha xứ người Pháp ở nhà thờ Chapa khoác áo đỏ ngoài áo trắng làm lễ Giáng Sinh cho những người dân tây ở thành phố nghỉ mát ấy như một ngày hội rực rỡ nhất, cao sang nhất .
Buổi đó bên trong và chung quanh nhà thờ trang hoàng toàn Hoa đào cánh kép đến lấp cả lối đi thênh thang, Cha xứ cười". Rose Paix."
Thế rồi mất hút ảnh hình đẹp đẽ, tươi vui, chứa chan tình ý trong quá khứ mênh mông ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VÙNG MẶT TRỜI NGỦ KỸ - CAO MỴ NHÂN
VÙNG MẶT TRỜI NGỦ KỸ - CAO MỴ NHÂN
Được sinh ra và lớn lên ở vùng núi non cao nhất nước, trong khai sinh tôi, sổ bộ đề: Chapa Laokay. Sau 1954, họ đổi Sa Pa Hoàng Liên Sơn Bắc Việt.
Rặng núi Fan ci pan cao 3142m được kể làm mốc không gian cho những người thích đi về miền lâm nguyên... Tuyệt Vời đó.
Buổi sáng nào mặt trời cũng ngủ kỹ lắm, cứ thật trưa mới chịu loé những tia nắng đầu ngày mầu Hoa đào cánh kép mà tôi thường diễn tả lâu nay.
Mầu Hoa đào của một thời xuân sắc quê hương chưa nhuộm những trang sử đỏ bầm sắc máu của nhóm người xuất phát từ cây đa Tân trào phía đông bắc miền bắc VN.
Chapa của tôi ở cận tây, ráp ranh Thượng Lào (AiLao, Laos).
Thế rồi thì rừng hoa đào cánh kép đó bị lửa đốt cháy cả một vùng chát chúa, để gọi là "tiêu thổ kháng chiến", có lẽ, bởi vì chị em tôi còn bé quá, ba tôi lại là công chức cao cấp nên được đổi về Phi trường Gia Lâm làm việc ngay, rồi xuống Hải Phòng làm ở Phi trường Cát Bi. trước khi di cư vào Nam.
Nhưng khi chuyến tầu cuối cùng từ Lao Kay về Hà Nội, cũng là lúc thanh niên Hà Nội "Tây tiến" với những đoàn quân không mọc tóc vì sốt rét rừng Sơn La.
Những Quang Dũng, Tất Vinh... rời Hà Nội đi Sơn La thăm thẳm mà câu thơ còn để lại của Tất Vinh là: Con đường đi La Hán, xa như đường lên trời, đôi giầy tao vẹt đế .. . Bởi vì những người đó đi không trở về nữa.
Mẹ tôi trông ngóng ngày trở về đã tuyệt lộ nhớ thương vùng trời sương khói quanh năm, nơi có giếng Chân Tiên, có mảnh trăng tròn chỉ thấp thoáng khi hơi rừng khí núi không bao phủ mịt mù...
Và rồi năm tháng qua đi như dòng suối thầm lặng ... Những ông tây bà đầm ở làng nghỉ mát Chapa thời Tây đô hộ 100 năm đã lục tục hồi hương... Phá Lang Sa, tiếng chỉ nước Pháp quen tai của dân gian ngoài Bắc thủa đó.
Mẹ tôi đã mất cùng nỗi ưu tư khi biết chắc rừng hoa đào cánh kép bao quanh thành phố Chapa ấy không còn.
Nơi lâm nguyên chỉ còn một viền chỉ mầu hồng trên biên giới Việt Trung từ cận tây đến nửa chừng Hà Giang thấp thoáng như một giải lụa đào đứt đoạn sầu thương...
30 năm sau, ba tôi vốn là một chuyên gia thí nghiệm đất để thành lập Phi trường... Ông đã đi từ Tân Sơn Nhứt ra Phú Quốc để xây dựng Phi trường Dương Đông, lên Ban Mê Thuột để hình thành Phi trường Phụng Dực (còn gọi Phi trường Phùng Đức) qua Đà Lạt để quý vị thấy một Phi trường lọt giữa núi rừng suối thác Liên Khương ...thơ mộng, lặng lẽ .. .
Ba tôi trở về Saigon vừa đúng tuổi hạ thọ. tuổi viên mãn nhất của đời người đàn ông, thì ông từ giã gia đình, xã hội chung quanh, sau một năm ngó cuộc đổi đời ... Tôi nhận giải khăn tang từ tay chị tôi khi gia đình đi thăm nuôi tôi ở trại tù cải tạo năm 1976.
Nhị vị Trung tá Mai Quỳ và Hoàng Ngọc Liên nói với tôi rằng: Trung tá nhạc sĩ Thục Vũ Vũ Văn Sâm đã gởi xác ở đồi Hoa ban dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, nếu Cao Mỵ Nhân có dịp về nơi chôn nhau cắt rún của cô thì ghé sườn đồi có những nám mồ sĩ quan cải tạo ở đó...
Bất giác tôi nói: biết Trung tá nhạc sĩ Thục Vũ mất ở trại tù cải tạo Hoàng Liên Sơn rồi, nhưng Trung tá Vũ Văn Sâm có biết là, đã hơn nửa thế kỷ, ở đó có một cánh rừng Hoa đào cánh kép .. .xinh tươi như má môi nàng thiếu nữ...
Trung tá Mai Quỳ quạt ngang tư tưởng lãng mạn cũ kỹ của tôi:
Không còn Hoa đào mầu hồng phấn của cô đâu, nay chúng trồng toàn cây lấy gỗ, Hoa thì chỉ có Hoa ban mầu trắng xoá như những vành khăn tang buồn bã lắm...
Ngày xưa vị Cha xứ người Pháp ở nhà thờ Chapa khoác áo đỏ ngoài áo trắng làm lễ Giáng Sinh cho những người dân tây ở thành phố nghỉ mát ấy như một ngày hội rực rỡ nhất, cao sang nhất .
Buổi đó bên trong và chung quanh nhà thờ trang hoàng toàn Hoa đào cánh kép đến lấp cả lối đi thênh thang, Cha xứ cười". Rose Paix."
Thế rồi mất hút ảnh hình đẹp đẽ, tươi vui, chứa chan tình ý trong quá khứ mênh mông ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)