Kinh Đời
Vài suy nghĩ về vai trò của đình làng trong đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ
gần gủi và ít nhiều cũng có sự hòa trộn, giao lưu tiếp biến trong không gian văn hóa và môi trường tự nhiên nơi đây. Do tiến trình lịch sử của Nam Bộ khác với những vùng đất khác, phát triển không liên tục mà bị đứt quãng, trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam Bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú và độc đáo với một bản sắc rất riêng so với vùng miền khác. Cụ thể là văn hóa tinh thần, tâm linh của người dân Nam Bộ được biểu hiện qua ngôi Đình làng – một cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian.
Đình là thiết chế văn hóa tín ngưỡng của làng xã thời xưa, là nơi thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh được Vua phong sắc với trách nhiệm “Hộ quốc tí dân” nhằm đem lại quốc thới dân an, phong điều vũ thuận. Ngoài ra, theo tục lệ cổ truyền thì người có công khai hoang lập ấp đầu tiên, được người dân tôn kính, coi là bậc tiền hiền, được mọi người quý trọng và lập nơi thờ ở đình làng.
Ngoài chức năng thực hiện các nghi lễ của tín ngưỡng, đình làng còn là nơi tiến hành các lễ hội truyền thống của địa phương. Đình còn là nơi hội họp, sinh hoạt văn nghệ, còn là nơi phân xử, hòa giải những tranh chấp, vướng mắc của người dân trong làng, mang chức năng tương tự như trụ sở UBND xã ngày nay. Mặc khác, sân đình còn là nơi để trẻ con sinh hoạt vui chơi và là sân phơi lúa của cư dân vùng lúa nước Nam Bộ.
Thông lệ, mỗi làng xưa đều có một ngôi đình chung, những làng có diện tích lớn, dân số đông và có kinh tế khá giả thì lập 2-3 ngôi đình. Theo Quốc sử thì đình được ghi nhận muộn hơn với đền, chùa và miếu. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, năm Tân Mão, Kiến Trung thứ 7 (1231) Thượng hoàng Trần Thái Tông xuống chiếu rằng: “Trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ”. Trước đây, do lập đình để người đi đường nghỉ chân, đình quét vôi trắng nên gị là đình trạm.
Khoảng thế kỷ XV, đình làng là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì thuần phong mỹ tục. Thời gian này, đình không còn chức năng thờ Phật như trước đây, mà là nơi thờ Thần Hoàng và không phụ thuộc một tôn giáo nào và trở thành tín ngưỡng dân gian.
Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, ngôi đình còn là nơi nuôi chứa, bảo vệ nhiều cán bộ cách mạng. Hiện nay, nhiều ngôi đình làng ở Nam Bộ vẫn còn lưu giữ được sắc phong thần của vua ban, chủ yếu là vua Tự Đức thứ V (năm 1852) sắc phong. Chính vì có kiến trúc nghệ thuật độc đáo mà nhiều ngôi đình ở Nam Bộ đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh hoặc di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, nhiều di tích đình làng cổ truyền được trùng tu, tôn tạo rất khang trang, giữ được truyền thống văn hóa của dân tộc.
Tóm lại, Đình làng Nam Bộ là một biểu trưng tinh thần của làng xã, lưu giữ truyền thống văn hóa và tinh hoa của dân tộc trải qua từng thời kỳ lịch sử nên cần phải có giải pháp bảo tồn và phát huy bền vững để giáo dục cho thế hệ trẻ mai sau về truyền thống của ông cha ta ngày trước.
Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu tâm linh của con người ngày càng cao, số lượng người tham dự cúng lệ ở đình hàng năm đều tăng dẫn đến tình trạng gây mất trật tự, tệ nạn xã hội, trộm cắp, hiện tượng lên đồng, bóng nên chính quyền địa phương và Ban Quản trị đình cần có giải pháp để đảm bảo an toàn cho du khách đến hành hương. Bên cạnh đó, cần phải tôn tạo, chỉnh trang một số cơ sở tín ngưỡng dân gian tiêu biểu để gắn với phát triển du lịch.
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vài suy nghĩ về vai trò của đình làng trong đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ
gần gủi và ít nhiều cũng có sự hòa trộn, giao lưu tiếp biến trong không gian văn hóa và môi trường tự nhiên nơi đây. Do tiến trình lịch sử của Nam Bộ khác với những vùng đất khác, phát triển không liên tục mà bị đứt quãng, trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam Bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú và độc đáo với một bản sắc rất riêng so với vùng miền khác. Cụ thể là văn hóa tinh thần, tâm linh của người dân Nam Bộ được biểu hiện qua ngôi Đình làng – một cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian.
Đình là thiết chế văn hóa tín ngưỡng của làng xã thời xưa, là nơi thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh được Vua phong sắc với trách nhiệm “Hộ quốc tí dân” nhằm đem lại quốc thới dân an, phong điều vũ thuận. Ngoài ra, theo tục lệ cổ truyền thì người có công khai hoang lập ấp đầu tiên, được người dân tôn kính, coi là bậc tiền hiền, được mọi người quý trọng và lập nơi thờ ở đình làng.
Ngoài chức năng thực hiện các nghi lễ của tín ngưỡng, đình làng còn là nơi tiến hành các lễ hội truyền thống của địa phương. Đình còn là nơi hội họp, sinh hoạt văn nghệ, còn là nơi phân xử, hòa giải những tranh chấp, vướng mắc của người dân trong làng, mang chức năng tương tự như trụ sở UBND xã ngày nay. Mặc khác, sân đình còn là nơi để trẻ con sinh hoạt vui chơi và là sân phơi lúa của cư dân vùng lúa nước Nam Bộ.
Thông lệ, mỗi làng xưa đều có một ngôi đình chung, những làng có diện tích lớn, dân số đông và có kinh tế khá giả thì lập 2-3 ngôi đình. Theo Quốc sử thì đình được ghi nhận muộn hơn với đền, chùa và miếu. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, năm Tân Mão, Kiến Trung thứ 7 (1231) Thượng hoàng Trần Thái Tông xuống chiếu rằng: “Trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ”. Trước đây, do lập đình để người đi đường nghỉ chân, đình quét vôi trắng nên gị là đình trạm.
Khoảng thế kỷ XV, đình làng là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì thuần phong mỹ tục. Thời gian này, đình không còn chức năng thờ Phật như trước đây, mà là nơi thờ Thần Hoàng và không phụ thuộc một tôn giáo nào và trở thành tín ngưỡng dân gian.
Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, ngôi đình còn là nơi nuôi chứa, bảo vệ nhiều cán bộ cách mạng. Hiện nay, nhiều ngôi đình làng ở Nam Bộ vẫn còn lưu giữ được sắc phong thần của vua ban, chủ yếu là vua Tự Đức thứ V (năm 1852) sắc phong. Chính vì có kiến trúc nghệ thuật độc đáo mà nhiều ngôi đình ở Nam Bộ đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh hoặc di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, nhiều di tích đình làng cổ truyền được trùng tu, tôn tạo rất khang trang, giữ được truyền thống văn hóa của dân tộc.
Tóm lại, Đình làng Nam Bộ là một biểu trưng tinh thần của làng xã, lưu giữ truyền thống văn hóa và tinh hoa của dân tộc trải qua từng thời kỳ lịch sử nên cần phải có giải pháp bảo tồn và phát huy bền vững để giáo dục cho thế hệ trẻ mai sau về truyền thống của ông cha ta ngày trước.
Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu tâm linh của con người ngày càng cao, số lượng người tham dự cúng lệ ở đình hàng năm đều tăng dẫn đến tình trạng gây mất trật tự, tệ nạn xã hội, trộm cắp, hiện tượng lên đồng, bóng nên chính quyền địa phương và Ban Quản trị đình cần có giải pháp để đảm bảo an toàn cho du khách đến hành hương. Bên cạnh đó, cần phải tôn tạo, chỉnh trang một số cơ sở tín ngưỡng dân gian tiêu biểu để gắn với phát triển du lịch.
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012