Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Vận động hành lang (Lobbying)
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng
Nguồn gốc của thuật ngữ “vận động hành lang” hay “lobbying” vốn bắt nguồn từ chữ “lobby” nghĩa là khu vực sảnh hay hành lang chính của một tòa nhà. Có hai ý kiến về sự ra đời của thuật ngữ vận động hành lang trên thế giới, đó là vào những năm 1870, tổng thống thứ 18 của Mỹ Ulysses S. Grant đã sử dụng thuật ngữ này để gọi những nhà hoạt động chính trị thường chờ đợi ông ở khu vực sảnh của khách sạn Willard ở Washington D.C. nhằm tìm cách tiếp cận và trao đổi các vấn đề với tổng thống. Cũng có ý kiến khác cho rằng thuật ngữ “vận động hành lang” bắt nguồn từ những năm 1840 tại quốc hội Anh, khi công dân Anh có quyền đến hành lang quốc hội để bày tỏ những nguyện vọng của mình.
Dần dần, cùng với sự phát triển của lịch sử, thuật ngữ vận động hành lang nay đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi để miêu tả nỗ lực tiếp cận, thiết lập quan hệ với các nhà hoạch định chính sách của một người hay một nhóm người, nhằm gây ảnh hưởng lên một chính sách hoặc quyết định nhất định của chính phủ, bảo vệ và tối đa hóa lợi ích của nhóm người đó. Cho tới nay, ngay cả ở Mỹ, nơi các hoạt động vận động hành lang diễn ra sôi nổi với mức độ công khai và tính hợp pháp cao nhất, cũng chưa có một khái niệm thống nhất về vận động hành lang, đồng thời cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này.
Chủ thể thực hiện vận động hành lang thường là các nhóm lợi ích (interest group) và các chuyên gia vận động hành lang (lobbyist). Nhóm lợi ích là những nhóm công dân tập hợp lại với nhau dựa trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, sắc tộc… Các chuyên gia vận động hành lang thường là các nghị sĩ, cựu nghị sĩ hoặc các quan chức cấp cao của chính quyền, những luật sư giàu kinh nghiệm… Chính vì vậy, đây là những nhân vật có khả năng tiếp cận với các quan chức cấp cao trong chính phủ, duy trì được các mối quan hệ chính trị và có khả năng gây ảnh hưởng bằng uy tín của mình.
Hoạt động vận động hành lang được thực hiện thông qua nhiều hoạt động đa dạng và phức tạp, bao gồm cả những biện pháp vận động trực tiếp và gián tiếp, như: gặp gỡ trực tiếp các nhân vật cần tác động; liên lạc thông qua emails, fax, điện thoại; chiêu đãi, tiệc tùng; tổ chức các buổi hội thảo tại nước ngoài; xuất bản các bản tin, tài liệu; tác động thông qua các kênh thông tin đại chúng, tạo sức ép từ dư luận, tổ chức các cuộc biểu tình, sử dụng uy tín của những người đứng đầu tổ chức, tổ chức các chiến dịch công chúng (mít-tinh, viết thư kêu gọi, ký tên tập thể,…); soạn thảo những dự luật có khả năng được đệ trình; tổ chức các buổi điều trần, trả lời chất vấn chính thức và không chính thức,..
Nhìn chung, vai trò và ảnh hưởng của vận động hành lang đối với các chính sách đối nội lớn hơn nhiều so với các chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, nhiều vấn đề vốn thuần túy mang tính chất đối nội đã trở thành những vấn đề đối ngoại. Các chính phủ nước ngoài cũng quan tâm thực hiện vận động hành lang hơn nhằm tác động lên một chính sách ngoại giao hay kinh tế cụ thể của một quốc gia. Bởi vậy, sự xuất hiện và tham gia gây ảnh hưởng của các nhóm vận động hành lang trên các vấn đề đối ngoại cũng đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Vai trò của vận động hành lang
Thứ nhất, vận động hành lang đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa xã hội với các nhà hoạch định chính sách. Vận động hành lang đem lại cơ hội tiếp xúc, trao đổi và lắng nghe lẫn nhau giữa công chúng với các quan chức trong chính phủ, từ đó, các chính sách được đưa ra sẽ phù hợp và thiết thực hơn.
Thứ hai, vận động hành lang là một công cụ giúp cho những nhóm công chúng cụ thể có thể góp phần tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của nhà nước. Vận động hành lang là biện pháp hiệu quả nhất để các nhóm lợi ích bảo vệ tối đa lợi ích của mình, hạn chế đến mức thấp nhất các chính sách bất lợi.
Thứ ba, vận động hành lang còn là con đường giúp các chính phủ nước ngoài tiếp cận dễ dàng hơn với chính phủ và các chính sách của một quốc gia, thông qua việc thuê các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp. Nhiều chính phủ nước ngoài đã thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn, những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước vốn không dễ hóa giải được trên các bàn đàm phán ngoại giao.
Tuy nhiên, vận động hành lang cũng bị chỉ trích là làm phân tán quyền lực của nhà nước, và đôi khi lợi ích quốc gia của một nước bị các nhóm sắc tộc hay chính phủ nước ngoài ảnh hưởng. Bên cạnh đó, vận động hành lang cũng không thật sự công bằng và tích cực khi chính sách quốc gia bị tác động bởi một nhóm thiểu số công dân có quyền lực và sức mạnh về tài chính.
Vận động hành lang tại Mỹ
Vận động hành lang ở Mỹ vốn là một hoạt động hợp pháp, công khai và tồn tại từ lâu đời với sự hoạt động của rất nhiều các nhóm lợi ích khác nhau. Có khoảng 3.700 nhóm lợi ích đang hoạt động trong hệ thống chính trị Mỹ, và có tới gần 60% người dân Mỹ là thành viên của các nhóm lợi ích này. Nước Mỹ đang chứng kiến một sự gia tăng đáng kể của các nhóm, các nhà vận động hành lang, cả về mặt số lượng lẫn mức độ tác động. Trong hầu hết các lĩnh vực, hệ thống hoạch định chính sách của Mỹ đang chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều kênh, nhiều hình thức của các nhóm lợi ích/vận động hành lang. Theo một báo cáo của Public Citizen, tính từ năm 1998 đến nay, có tới 43% trong tổng số 198 cựu thành viên Quốc hội Mỹ đã rời khỏi chính trường để hành nghề vận động hành lang.
Khuôn khổ pháp lý cho vận động hành lang tại Mỹ |
Việc vận động hành lang ở mỹ được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý khác nhau, tiêu biểu như Hiến pháp, Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp ; Quy định Liên bang về Đạo luật vận động hành lang năm 1946; Đạo luật Công khai vận động hành lang năm 1995; Bộ luật về ngân sách nội bộ; Đạo luật đăng ký đại diện cho nước ngoài. |
Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).
http://nghiencuuquocte.org/2016/10/08/van-dong-hanh-lang-lobbying/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Vận động hành lang (Lobbying)
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng
Nguồn gốc của thuật ngữ “vận động hành lang” hay “lobbying” vốn bắt nguồn từ chữ “lobby” nghĩa là khu vực sảnh hay hành lang chính của một tòa nhà. Có hai ý kiến về sự ra đời của thuật ngữ vận động hành lang trên thế giới, đó là vào những năm 1870, tổng thống thứ 18 của Mỹ Ulysses S. Grant đã sử dụng thuật ngữ này để gọi những nhà hoạt động chính trị thường chờ đợi ông ở khu vực sảnh của khách sạn Willard ở Washington D.C. nhằm tìm cách tiếp cận và trao đổi các vấn đề với tổng thống. Cũng có ý kiến khác cho rằng thuật ngữ “vận động hành lang” bắt nguồn từ những năm 1840 tại quốc hội Anh, khi công dân Anh có quyền đến hành lang quốc hội để bày tỏ những nguyện vọng của mình.
Dần dần, cùng với sự phát triển của lịch sử, thuật ngữ vận động hành lang nay đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi để miêu tả nỗ lực tiếp cận, thiết lập quan hệ với các nhà hoạch định chính sách của một người hay một nhóm người, nhằm gây ảnh hưởng lên một chính sách hoặc quyết định nhất định của chính phủ, bảo vệ và tối đa hóa lợi ích của nhóm người đó. Cho tới nay, ngay cả ở Mỹ, nơi các hoạt động vận động hành lang diễn ra sôi nổi với mức độ công khai và tính hợp pháp cao nhất, cũng chưa có một khái niệm thống nhất về vận động hành lang, đồng thời cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này.
Chủ thể thực hiện vận động hành lang thường là các nhóm lợi ích (interest group) và các chuyên gia vận động hành lang (lobbyist). Nhóm lợi ích là những nhóm công dân tập hợp lại với nhau dựa trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, sắc tộc… Các chuyên gia vận động hành lang thường là các nghị sĩ, cựu nghị sĩ hoặc các quan chức cấp cao của chính quyền, những luật sư giàu kinh nghiệm… Chính vì vậy, đây là những nhân vật có khả năng tiếp cận với các quan chức cấp cao trong chính phủ, duy trì được các mối quan hệ chính trị và có khả năng gây ảnh hưởng bằng uy tín của mình.
Hoạt động vận động hành lang được thực hiện thông qua nhiều hoạt động đa dạng và phức tạp, bao gồm cả những biện pháp vận động trực tiếp và gián tiếp, như: gặp gỡ trực tiếp các nhân vật cần tác động; liên lạc thông qua emails, fax, điện thoại; chiêu đãi, tiệc tùng; tổ chức các buổi hội thảo tại nước ngoài; xuất bản các bản tin, tài liệu; tác động thông qua các kênh thông tin đại chúng, tạo sức ép từ dư luận, tổ chức các cuộc biểu tình, sử dụng uy tín của những người đứng đầu tổ chức, tổ chức các chiến dịch công chúng (mít-tinh, viết thư kêu gọi, ký tên tập thể,…); soạn thảo những dự luật có khả năng được đệ trình; tổ chức các buổi điều trần, trả lời chất vấn chính thức và không chính thức,..
Nhìn chung, vai trò và ảnh hưởng của vận động hành lang đối với các chính sách đối nội lớn hơn nhiều so với các chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, nhiều vấn đề vốn thuần túy mang tính chất đối nội đã trở thành những vấn đề đối ngoại. Các chính phủ nước ngoài cũng quan tâm thực hiện vận động hành lang hơn nhằm tác động lên một chính sách ngoại giao hay kinh tế cụ thể của một quốc gia. Bởi vậy, sự xuất hiện và tham gia gây ảnh hưởng của các nhóm vận động hành lang trên các vấn đề đối ngoại cũng đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Vai trò của vận động hành lang
Thứ nhất, vận động hành lang đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa xã hội với các nhà hoạch định chính sách. Vận động hành lang đem lại cơ hội tiếp xúc, trao đổi và lắng nghe lẫn nhau giữa công chúng với các quan chức trong chính phủ, từ đó, các chính sách được đưa ra sẽ phù hợp và thiết thực hơn.
Thứ hai, vận động hành lang là một công cụ giúp cho những nhóm công chúng cụ thể có thể góp phần tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của nhà nước. Vận động hành lang là biện pháp hiệu quả nhất để các nhóm lợi ích bảo vệ tối đa lợi ích của mình, hạn chế đến mức thấp nhất các chính sách bất lợi.
Thứ ba, vận động hành lang còn là con đường giúp các chính phủ nước ngoài tiếp cận dễ dàng hơn với chính phủ và các chính sách của một quốc gia, thông qua việc thuê các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp. Nhiều chính phủ nước ngoài đã thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn, những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước vốn không dễ hóa giải được trên các bàn đàm phán ngoại giao.
Tuy nhiên, vận động hành lang cũng bị chỉ trích là làm phân tán quyền lực của nhà nước, và đôi khi lợi ích quốc gia của một nước bị các nhóm sắc tộc hay chính phủ nước ngoài ảnh hưởng. Bên cạnh đó, vận động hành lang cũng không thật sự công bằng và tích cực khi chính sách quốc gia bị tác động bởi một nhóm thiểu số công dân có quyền lực và sức mạnh về tài chính.
Vận động hành lang tại Mỹ
Vận động hành lang ở Mỹ vốn là một hoạt động hợp pháp, công khai và tồn tại từ lâu đời với sự hoạt động của rất nhiều các nhóm lợi ích khác nhau. Có khoảng 3.700 nhóm lợi ích đang hoạt động trong hệ thống chính trị Mỹ, và có tới gần 60% người dân Mỹ là thành viên của các nhóm lợi ích này. Nước Mỹ đang chứng kiến một sự gia tăng đáng kể của các nhóm, các nhà vận động hành lang, cả về mặt số lượng lẫn mức độ tác động. Trong hầu hết các lĩnh vực, hệ thống hoạch định chính sách của Mỹ đang chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều kênh, nhiều hình thức của các nhóm lợi ích/vận động hành lang. Theo một báo cáo của Public Citizen, tính từ năm 1998 đến nay, có tới 43% trong tổng số 198 cựu thành viên Quốc hội Mỹ đã rời khỏi chính trường để hành nghề vận động hành lang.
Khuôn khổ pháp lý cho vận động hành lang tại Mỹ |
Việc vận động hành lang ở mỹ được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý khác nhau, tiêu biểu như Hiến pháp, Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp ; Quy định Liên bang về Đạo luật vận động hành lang năm 1946; Đạo luật Công khai vận động hành lang năm 1995; Bộ luật về ngân sách nội bộ; Đạo luật đăng ký đại diện cho nước ngoài. |
Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).
http://nghiencuuquocte.org/2016/10/08/van-dong-hanh-lang-lobbying/