Kinh Khổ
Văn hóa nhậu hay thói quen nhậu thiếu văn hóa của người Việt
Nhậu là khái niệm quen thuộc, hoạt động thường ngày của con người, nét văn hóa có ở hầu hết nền văn hóa, từ cổ chí kim. Từ lâu, rượu bia đã trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trong những buổi tiệc, thậm chí bữa ăn thường ngày của không ít ngày. Nhưng, nhậu như thế nào là đúng và không làm ảnh hưởng đến người khác. Uống thế nào là văn minh vẫn là câu hỏi khó giải đáp. Rượu bia vào, lời qua tiếng lại, những lời lẽ đầy sĩ diện, thiếu văn hóa nổi lên là hình ảnh không quá khó để bắt gặp, nhất là trong xã hội Việt Nam hiện tại.
Ông bà ta có câu: “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Điều đó chứng tỏ uống rượu là nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Từ loại thức uống trong nghi lễ và xã giao long trọng, rượu dần được sử dụng rộng rãi, đáp ứng hầu hết nhu cầu giao tiếp của con người như tiếp khách, kết bạn, thổ lộ tình cảm… dần dần có những biến tướng không đáng có, xa rời văn hóa đơn thuần trong các nghi lễ.
Theo nghiên cứu đánh giá do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành về tình hình sử dụng, lạm dụng bia rượu tại Việt Nam hiện nay chỉ ra rằng: Người Việt Nam tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia, hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tiêu tốn hàng trăm nghìn tỷ đồng. 63% người uống rượu bia là cánh mày râu, trong đó nhóm trí thức có tỷ lệ sử dụng cao nhất.
Điều đó lý giải vì sao giờ đây nhậu không còn là hình ảnh xa lạ mà có thể nhìn thấy mọi lúc, mọi nơi. Xưa ăn là chính, uống chỉ là phụ. Nay thì ngược lại, uống là chính, ăn lại là phụ. Hình ảnh này thường bắt gặp nhiều nhất là ở cánh mày râu. Nhậu từ lai rai đến nhậu “tới bến”, say xỉn, mất tự chủ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Giờ đây, đàn ông Việt Nam có thói quen nhậu bất kể lý do: vui nhậu, buồn cũng nhậu, lấy vợ cũng nhậu, bỏ vợ cũng nhậu, mua đồ mới cũng nhậu, thời gian rảnh rỗi cũng nghĩ ra lý do để nhậu. Thậm chí, khi gặp khủng hoảng trong cuộc sống, người ta sẵn sàng nhậu nhẹt cho đến chết, quên đi mọi thứ xung quanh. Những cuộc khảo sát trên thế giới đã chỉ ra rằng: “Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới”. Đó là sự tự hào hay điều đáng xấu hổ?
Người Việt Nam thường có bệnh sĩ diện, sợ mất mặt, mất lòng. Đó chính là lý do khiến văn hóa nhậu trở lên “vô văn hóa”. Có điện thoại gọi đi nhậu là đi ngay. Nếu từ chối sẽ bị cho là không nhiệt tình, ki bo hay “khinh” người. Người ta thường có suy nghĩ nhậu là giỏi, là sành điệu. Nhậu càng nhiều thì bản lĩnh càng cao, càng được nể phục. Cánh mày râu khi đã ngồi vào bàn nhậu là phải uống, uống phải cạn chén. Cạn chén dường như trở thành “luật bất thành văn” trong xã hội Việt Nam hiện tại. Nhìn vào cách uống để phán đoán xem anh có nhiệt tình, hết mình, có tình cảm hay không? Không uống hay uống không hết ly là coi thường bạn nhậu… Trong khi uống không được bỏ về, vợ gọi mà về là không đáng mặt đán ông, bị dè bỉu là “bám váy vợ”… Nhiều cánh mày râu lý giải: Nhậu chỉ để ngoại giao, để giao tiếp, để làm ăn, ký hợp đồng… bắt buộc phải nhậu. Tuy nhiên, lạm dụng rượu bia, uống quá nhiều sẽ biến lời lý giải đó trở thành ngụy biện.
Nhậu nhẹt kéo dài dẫn đến vô vàn tác hại. Uống quá nhiều rượu bia sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe như tim mạch, huyết áp, thậm chí chứng vô sinh ở nam giới. Đó là chưa kể đến việc gây ra những hành động mất kiểm soát không mong muốn. Không chỉ “rượu vào lời ra”, nói lời thiếu tôn trọng người khác mà còn tăng sự liều mạng trong mọi hành động. Nhậu nhẹt, say xỉn là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác.
Lướt trên những trang báo ra hàng ngày, chúng ta không khó bắt gặp những tin tức liên quan đến nhậu, say xỉn gây ra tội ác. Đó là trường hợp nhậu say xách dao chém cả gia đình vợ tại Vĩnh Long hay một sĩ quan cảnh sát ở Hậu Giang say xỉn gây gổ với tài xế xe taxi. Vụ việc cháu bé 10 tháng tuổi bị tổn thương não ở Cà Mau do bị chính người cha đang say rượu ném xuống nền nhà. Một người đàn ông ở Tây Ninh dùng đũa đâm bạn nhậu tử vong do xích mích trên bàn nhậu. Hàng chục thanh niên đánh nhau vì từ chối lời mời uống trong đám cưới tại Bình Dương. Vụ con trai giết cha thường xuyên say xỉn tại TPHCM. Những trường hợp say rượu tham gia giao thông gây tai nạn thương tâm đã trở thành câu chuyện thường ngày… Những vụ thảm án liên tục xảy ra trong xã hội, con người cư xử ngày càng tàn bạo hơn, một phần nguyên nhân là uống nhiều rượu bia, say xỉn.
Chúng ta hãy nhìn một nước phát triển như Nhật. Người Nhật thường chỉ đi nhậu vào ngày cuối tuần. Những người đi nhậu chủ yếu còn độc thân. Những người có gia đình dùng ngày nghỉ để dành cho gia đình, đi picnic hay mua sắm. Tại Hàn Quốc, rượu chủ yếu được sử dụng trong những dịp lễ hoặc xả stress. Tuy nhiên, nó lại hoàn toàn khác với tình trạng nhậu nhẹt quá đà, tùy tiện như ở Việt Nam. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, người ta chỉ uống rượu sau giờ làm việc. Ở các nước đạo Hồi, rượu bia bị cấm sử dụng. Một số quốc gia trên thế giới còn đánh thuế cao vào các sản phẩm thức uống chứa cồn. Tại Singapore, giá bia rượu rất đắt. Quốc gia này còn cấm buôn bán cũng như sử dụng rượu bia theo giờ. Do đó, Singapore là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia thấp nhất thế giới, nhưng lại có những chỉ số tăng trưởng khác cao hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Việt Nam còn nghèo, nhưng mức tiêu thụ rượu bia lại tăng chóng mặt…
Nhậu có giữ được nét văn hóa vốn có hay không thì còn phụ thuộc vào mục đích uống, cách uống, mức độ uống. Nếu lạm dụng quá mức, người uống sẽ dễ mất tự chủ, gây ra những hành vi thiếu văn hóa, hành động trái với quy định của pháp luật. Việc nhậu vốn không thể bỏ hay cấm. Điều quan trọng là mỗi người cần tự nâng cao nhận thức về tác hại của việc lạm dụng rượu bia, bài trừ bệnh sĩ diện trên bàn nhậu. Rượu bia chỉ đơn thuần là thứ đồ uống, không phải thước đo để khẳng định bản ngã của cá nhân.
Đến khi nào xã hội Việt Nam loại bỏ được thứ văn hóa bia rượu “thiếu văn hóa” như đã kể trên, những tệ nạn từ bia rượu tự khắc sẽ bị đẩy lùi. Người biết kiềm chế bản thân, vượt qua cám dỗ và sĩ diện nhất thời mới có thể làm được những việc lớn lao hơn. Nếu cạn chén rượu là để “hết mình”, thì việc biết từ chối chén rượu đúng lúc chính là văn hóa, hướng đến văn hóa uống rượu bia đầy trách nhiệm, để Việt Nam không bị biến thành “cường quốc rượu bia”.
Thu Huyền
Theo Sống Mới
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Văn hóa nhậu hay thói quen nhậu thiếu văn hóa của người Việt
Nhậu là khái niệm quen thuộc, hoạt động thường ngày của con người, nét văn hóa có ở hầu hết nền văn hóa, từ cổ chí kim. Từ lâu, rượu bia đã trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trong những buổi tiệc, thậm chí bữa ăn thường ngày của không ít ngày. Nhưng, nhậu như thế nào là đúng và không làm ảnh hưởng đến người khác. Uống thế nào là văn minh vẫn là câu hỏi khó giải đáp. Rượu bia vào, lời qua tiếng lại, những lời lẽ đầy sĩ diện, thiếu văn hóa nổi lên là hình ảnh không quá khó để bắt gặp, nhất là trong xã hội Việt Nam hiện tại.
Ông bà ta có câu: “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Điều đó chứng tỏ uống rượu là nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Từ loại thức uống trong nghi lễ và xã giao long trọng, rượu dần được sử dụng rộng rãi, đáp ứng hầu hết nhu cầu giao tiếp của con người như tiếp khách, kết bạn, thổ lộ tình cảm… dần dần có những biến tướng không đáng có, xa rời văn hóa đơn thuần trong các nghi lễ.
Theo nghiên cứu đánh giá do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành về tình hình sử dụng, lạm dụng bia rượu tại Việt Nam hiện nay chỉ ra rằng: Người Việt Nam tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia, hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tiêu tốn hàng trăm nghìn tỷ đồng. 63% người uống rượu bia là cánh mày râu, trong đó nhóm trí thức có tỷ lệ sử dụng cao nhất.
Điều đó lý giải vì sao giờ đây nhậu không còn là hình ảnh xa lạ mà có thể nhìn thấy mọi lúc, mọi nơi. Xưa ăn là chính, uống chỉ là phụ. Nay thì ngược lại, uống là chính, ăn lại là phụ. Hình ảnh này thường bắt gặp nhiều nhất là ở cánh mày râu. Nhậu từ lai rai đến nhậu “tới bến”, say xỉn, mất tự chủ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Giờ đây, đàn ông Việt Nam có thói quen nhậu bất kể lý do: vui nhậu, buồn cũng nhậu, lấy vợ cũng nhậu, bỏ vợ cũng nhậu, mua đồ mới cũng nhậu, thời gian rảnh rỗi cũng nghĩ ra lý do để nhậu. Thậm chí, khi gặp khủng hoảng trong cuộc sống, người ta sẵn sàng nhậu nhẹt cho đến chết, quên đi mọi thứ xung quanh. Những cuộc khảo sát trên thế giới đã chỉ ra rằng: “Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới”. Đó là sự tự hào hay điều đáng xấu hổ?
Người Việt Nam thường có bệnh sĩ diện, sợ mất mặt, mất lòng. Đó chính là lý do khiến văn hóa nhậu trở lên “vô văn hóa”. Có điện thoại gọi đi nhậu là đi ngay. Nếu từ chối sẽ bị cho là không nhiệt tình, ki bo hay “khinh” người. Người ta thường có suy nghĩ nhậu là giỏi, là sành điệu. Nhậu càng nhiều thì bản lĩnh càng cao, càng được nể phục. Cánh mày râu khi đã ngồi vào bàn nhậu là phải uống, uống phải cạn chén. Cạn chén dường như trở thành “luật bất thành văn” trong xã hội Việt Nam hiện tại. Nhìn vào cách uống để phán đoán xem anh có nhiệt tình, hết mình, có tình cảm hay không? Không uống hay uống không hết ly là coi thường bạn nhậu… Trong khi uống không được bỏ về, vợ gọi mà về là không đáng mặt đán ông, bị dè bỉu là “bám váy vợ”… Nhiều cánh mày râu lý giải: Nhậu chỉ để ngoại giao, để giao tiếp, để làm ăn, ký hợp đồng… bắt buộc phải nhậu. Tuy nhiên, lạm dụng rượu bia, uống quá nhiều sẽ biến lời lý giải đó trở thành ngụy biện.
Nhậu nhẹt kéo dài dẫn đến vô vàn tác hại. Uống quá nhiều rượu bia sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe như tim mạch, huyết áp, thậm chí chứng vô sinh ở nam giới. Đó là chưa kể đến việc gây ra những hành động mất kiểm soát không mong muốn. Không chỉ “rượu vào lời ra”, nói lời thiếu tôn trọng người khác mà còn tăng sự liều mạng trong mọi hành động. Nhậu nhẹt, say xỉn là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác.
Lướt trên những trang báo ra hàng ngày, chúng ta không khó bắt gặp những tin tức liên quan đến nhậu, say xỉn gây ra tội ác. Đó là trường hợp nhậu say xách dao chém cả gia đình vợ tại Vĩnh Long hay một sĩ quan cảnh sát ở Hậu Giang say xỉn gây gổ với tài xế xe taxi. Vụ việc cháu bé 10 tháng tuổi bị tổn thương não ở Cà Mau do bị chính người cha đang say rượu ném xuống nền nhà. Một người đàn ông ở Tây Ninh dùng đũa đâm bạn nhậu tử vong do xích mích trên bàn nhậu. Hàng chục thanh niên đánh nhau vì từ chối lời mời uống trong đám cưới tại Bình Dương. Vụ con trai giết cha thường xuyên say xỉn tại TPHCM. Những trường hợp say rượu tham gia giao thông gây tai nạn thương tâm đã trở thành câu chuyện thường ngày… Những vụ thảm án liên tục xảy ra trong xã hội, con người cư xử ngày càng tàn bạo hơn, một phần nguyên nhân là uống nhiều rượu bia, say xỉn.
Chúng ta hãy nhìn một nước phát triển như Nhật. Người Nhật thường chỉ đi nhậu vào ngày cuối tuần. Những người đi nhậu chủ yếu còn độc thân. Những người có gia đình dùng ngày nghỉ để dành cho gia đình, đi picnic hay mua sắm. Tại Hàn Quốc, rượu chủ yếu được sử dụng trong những dịp lễ hoặc xả stress. Tuy nhiên, nó lại hoàn toàn khác với tình trạng nhậu nhẹt quá đà, tùy tiện như ở Việt Nam. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, người ta chỉ uống rượu sau giờ làm việc. Ở các nước đạo Hồi, rượu bia bị cấm sử dụng. Một số quốc gia trên thế giới còn đánh thuế cao vào các sản phẩm thức uống chứa cồn. Tại Singapore, giá bia rượu rất đắt. Quốc gia này còn cấm buôn bán cũng như sử dụng rượu bia theo giờ. Do đó, Singapore là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia thấp nhất thế giới, nhưng lại có những chỉ số tăng trưởng khác cao hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Việt Nam còn nghèo, nhưng mức tiêu thụ rượu bia lại tăng chóng mặt…
Nhậu có giữ được nét văn hóa vốn có hay không thì còn phụ thuộc vào mục đích uống, cách uống, mức độ uống. Nếu lạm dụng quá mức, người uống sẽ dễ mất tự chủ, gây ra những hành vi thiếu văn hóa, hành động trái với quy định của pháp luật. Việc nhậu vốn không thể bỏ hay cấm. Điều quan trọng là mỗi người cần tự nâng cao nhận thức về tác hại của việc lạm dụng rượu bia, bài trừ bệnh sĩ diện trên bàn nhậu. Rượu bia chỉ đơn thuần là thứ đồ uống, không phải thước đo để khẳng định bản ngã của cá nhân.
Đến khi nào xã hội Việt Nam loại bỏ được thứ văn hóa bia rượu “thiếu văn hóa” như đã kể trên, những tệ nạn từ bia rượu tự khắc sẽ bị đẩy lùi. Người biết kiềm chế bản thân, vượt qua cám dỗ và sĩ diện nhất thời mới có thể làm được những việc lớn lao hơn. Nếu cạn chén rượu là để “hết mình”, thì việc biết từ chối chén rượu đúng lúc chính là văn hóa, hướng đến văn hóa uống rượu bia đầy trách nhiệm, để Việt Nam không bị biến thành “cường quốc rượu bia”.
Thu Huyền
Theo Sống Mới