Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Văn học đọc như showbiz [kỳ 1, 2 ]

Văn học và showbiz có quan hệ gì với nhau không? Câu trả lời ngắn gọn là: có. Trước kia chúng vốn là những kẻ xa lạ, nhưng gần đây đã kết nghĩa với nhau, xích

(Toquoc)- Văn học và showbiz có quan hệ gì với nhau không? Câu trả lời ngắn gọn là: . Trước kia chúng vốn là những kẻ xa lạ, nhưng gần đây đã kết nghĩa với nhau, xích lại gần nhau hơn; chúng ồn ào, có tính chất thị trường, chốc lát, hào nhoáng, và thỉnh thoảng bốc đồng… giống như nhau.

Văn học cũng có chức năng giải trí, nhưng tất nhiên tính chất giải trí của nó không hẳn như ngành công nghiệp giải trí đương đại mang lại. Tạo ra các thương hiệu, tên tuổi văn học cũng giống như tạo ra các ngôi sao giải trí đang lên. Hiện nay có cả một công nghệ sáng tác thơ, công nghệ tạo ra các loại best - seller trong văn học. Tham gia viết văn làm thơ cũng có cả các diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nhạc sĩ. Các đơn vị phát hành, in ấn, quản lí, báo chí… cũng bằng cách này hay cách khác, hỗ trợ cho các “tên tuổi văn học” đang được công chúng chú ý. Người viết được chờ đón, xin tặng chữ kí cũng y như các diễn viên, ca sĩ chinh phục, lôi kéo được người nghe, người xem về phía mình, phe mình. Tác phẩm văn học (cả thơ và truyện ngắn) không chỉ được đọc mà còn được trình diễn trên sân khấu, được chuyển thể thành phim, phổ nhạc... ồn ào, chốc lát cũng y hệ như lĩnh vực giải trí. Trong văn học, nhà văn, nhà thơ cũng có người đại diện phát ngôn, người đại diện liên hệ xuất bản, có các ông bầu, y hệt như trong giới showbiz. Trong giới showbiz, nhiều tên tuổi nổi lên nhờ mạnh bạo cởi đồ, khoe hàng, giao tiếp với các fan bằng ngôn ngữ thân thể; trong văn học, nhiều nhà văn cũng thi nhau cởi đồ của nhân vật, cho các nhân vật tự do trút bỏ văn hóa, phô diễn thân xác, khoái lạc và nói với độc giả bằng thứ ngôn ngữ trần trụi, phản cảm. Văn học và showbiz không thể chối cãi được là có liên hệ với nhau; một đằng nói bằng ngôn từ, một đằng nói bằng hình ảnh nhưng có thể chúng cùng truyền đi thông điệp về sự khoái lạc nhục thể. Chúng ta đang có hẳn một dòng văn học giải trí, văn học showbiz, thứ văn học của các sao viết lách, những người nổi tiếng cầm bút.

Cánh báo chí ở ta năng nổ tham gia xây dựng hình ảnh và truyền đi các thông điệp nóng hổi của giới showbiz Việt nhưng cũng nhiệt tình lật tẩy các mánh khóe, thủ đoạn, tố lên những hình ảnh không đẹp, những chiêu trò PR, những cơn bấn loạn, sự phù phiếm, đố kị ganh ghét giữa các sao trong làng giải trí. Nhà văn và các sáng tác của họ cũng bị đối xử như thế, bình đẳng như các nghệ sĩ.

Dạo nọ, nữ diễn viên, ca sĩ Lê Kiều Như bỗng dưng cầm bút sáng tác tiểu thuyết, và chỉ bằng Sợi xích chị đã đàng hoàng bước vào làng văn đang thèm khát những tên tuổi mới, chị chẳng những trở một thành một nhà văn trẻ rất hợp thời, mà còn làm cho văn chương Việt gần với showbiz Việt hơn. Cái công lao đó, sau này, các nhà văn học sử, phải nghiêm túc nhìn nhận và ghi công cho chị. Trong giới văn chương, giờ đây, người ta đã quen với những lời hào phóng có cánh, những từ ngữ mĩ miều, chẳng hạn như người đàn bà đẹp viết văn, những nhà văn mĩ nữ, cứ như thể chúng ta đã có hẳn những hotgirl thực thụ trong làng giải trí văn học giống như các hotgirl trong showbiz vậy. Để giới thiệu một người đẹp ra mắt sách, để cho tương xứng với nhân vật và sự kiện nổi tiếng, người ta không còn cách nào tốt hơn là phải dùng ngôn ngữ quen dùng miêu tả giới showbiz. “Vào lúc 10h30 hôm qua (12/3) tại khách sạn New World, TP.HCM, ca sĩ - diễn viên điện ảnh Lê Kiều Như đã có buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết Sợi xích (Nxb.Hội Nhà văn và You Books liên kết, quý 2/2010) khá bề thế, tốn kém”, hay “Lê Kiều như nóng bỏng trong buổi ra mắt Sợi xích”… một số tờ báo chính thống khá uy tín ở trong nước đã truyền đi thông điệp đó. Bản thân Lê Kiều Như cũng cho biết, “đây là sự kiện quan trọng nhất trong 5 năm làm nghệ thuật của bản thân mình”. Ngôn ngữ miêu tả giới showbiz bao giờ cũng chói lòa, rầm rộ, đến mức ta tưởng như không phải sự kiện tạo ra các ngôn ngữ mà chính ngôn ngữ tạo ra các sự kiện, các giá trị, và trên tất cả là tạo ra các mặt hàng. Còn gì gay cấn hơn, táo bạo hơn, thành công hơn, và đóng góp lớn hơn sự kiện Lê Kiều Như viết sách. Cánh báo chí tung hô lên mây xanh, khẳng định Lê Kiều Như là một trong những nữ ca sĩ - diễn viên đầu tiên tham gia lĩnh vực viết sách, chị “đã nóng bỏng với những hình ảnh trên phim, trên mạng và Sợi xích ra đời cũng là bước đánh dấu sự thành công của nữ diễn viên - ca sĩ Lê Kiều Như”. Đúng là Lê Kiều Như đã thành công trong làng giải trí văn học với Sợi xích. Đề tài của Sợi xích rất hot: đời sống tình dục của một cặp vợ chồng trẻ. Hình ảnh của tác giả in kèm trong sách cũng rất mời gọi độc giả đến với thế giới chữ nghĩa của chị: hình ảnh nóng bỏng của tác giả dưới góc nhìn của Ngô Nhật Huy và coban. Chất liệu hiện thực trong Sợi xích có khả năng thuyết phục cao, sáng tác có nguyên mẫu chứ không phải bịa đặt, do vậy nó có khả năng gây tò mò: cuốn sách dựa trên 30% câu chuyện có thực mà Lê Kiều Như chứng kiến. Tài năng, kĩ thuật hiện đại: trong phần sáng tác còn lại, cô đã nhờ đến bác sĩ tâm lý, nhập tâm vào nhân vật và tưởng tượng để viết theo cảm xúc của mình. Nơi xuất bản uy tín đảm bảo: Nxb. Hội Nhà văn cấp phép, in với số lượng 2000 bản. Văn học giờ đây đang bước sang trang mới, nó không còn bị lãng quên, bị bỏ rơi trên giá sách, trong các thư viện, bởi vì nó đã biết tận dụng được mọi ưu thế của công nghệ truyền thông và giải trí hiện đại để được nhanh chóng đến với đông đảo công chúng. Văn học ra đời trong lòng giới showbiz và trở thành một phần của nó. “Sự kiện” Sợi xích đã “trêu ngươi” giới lý luận phê bình hàn lâm, rằng các định nghĩa về văn bản văn học của họ có nguy cơ trở nên lỗi thời, cần phải điều chỉnh và thay đổi nếu muốn nhận chân bức tranh văn học đương đại Việt Nam! Rõ ràng, từ trong sân chơi của giới showbiz, Lê Kiều Như đã làm được một cú vợt ngoạn mục, chị đã lôi kéo được cả “chúng ta” vào không gian showbiz của chị. Nhiều người đến, nhiều người đọc, nhiều người xem, nhiều người tìm mua sách, nhiều người tham gia góp lời bàn bạc… và nhiều người, rất nhiều người, đã biết đến Lê Kiều Như, một nhà văn trẻ, dù cảm xúc, cảm nhận, quan điểm nhìn nhận của họ khác nhau. Không thể phủ nhận được tình cảnh đáng thương: một số người đã bị truyền thông tác động mạnh mẽ, và Sợi xích trở thành nhân vật chính trong bài viết của họ, một số khác bị cây bút trẻ mới nổi này xỏ mũi cuốn đi, họ tìm đến Sợi xích như một cách thỏa mãn, hợp thức hóa những ham muốn bị che giấu. Văn hóa đọc là một cùm từ chứa đựng nhiều mưu toan.

Trường hợp khác, cho ta một liên tưởng tương tự, đó là Nguyễn Nhật Ánh. Ông là một ngôi sao văn chương, mà danh tiếng và con đường tạo dựng thương hiệu của ông cũng được tạo ra như cách người ta đã làm ra một ngôi sao trong làng giải trí ở ta hiện thời. Chỉ nhắc đến cái tên Nguyễn Nhật Ánh, người ta cũng có cảm giác, như vừa nghe thấy, tên tuổi của một ông hoàng văn học thiếu nhi đương đại. Một ngôi sao trong làng giải trí nếu ghen tị với Nguyễn Nhật Ánh, vì những tình cảm mà các fan dành cho thần tượng này rất trong trẻo, ngây thơ, đáng yêu và bền bỉ hơn nhiều so với mình thì ta cũng có thể thông cảm đôi phần. Các nhà xuất bản, giờ đây, không đơn thuần chỉ bán sách của Nguyễn Nhật Ánh nữa mà họ đang bán tên tuổi của ông ta, bán ba chữ Nguyễn - Nhật - Ánh. Nguyễn Nhật Ánh là một thương hiệu. Bất kỳ tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh xuất bản cũng đều trở thành sự kiện, y hệt như người ta tổ chức các sự kiện âm nhạc, ra mắt album. Thật đẹp biết bao hình ảnh thần tượng Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Buổi ký tặng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhân dịp ra mắt tác phẩm mới nhất - truyện dài "Ngồi khóc trên cây" lại tiếp tục thu hút sự quan tâm háo hức của đông đảo bạn trẻ Thủ đô. Con phố Tràng Tiền sáng hôm qua (7.7) lại được một phen náo nhiệt khi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có buổi ký tặng cho các "fan nhí" nhân dịp ra mắt sách mới. Mặc dù đây không phải lần đầu tiên NXB Trẻ tổ chức hoạt động này, nhưng không vì thế mà sự háo hức mong chờ của các bạn trẻ đối với tác giả được yêu thích nhất của tuổi học trò có phần giảm nhiệt. Bằng chứng là buổi ký tặng đã được thông báo sẽ diễn ra từ 8 đến 10 giờ 30, nhưng từ 7 giờ đã có rất đông bạn trẻ đến xếp hàng và nhà văn đã có một buổi ký tặng miệt mài đến tận 12 giờ kém mới có thể ngơi bút”. Trong các quầy sách, trên các giá sách dành cho thiếu nhi, cái tên Nguyễn Nhật Ánh đã choán hết chỗ của các tác giả khác. “Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn đắt sách hàng đầu Việt Nam”, các fan xếp hàng dài chờ nhà văn ký tặng, họ bao vây Nguyễn Nhật Ánh, tranh thủ bày tỏ tình cảm với nhà văn mà họ yêu thích… báo chí nói về tác giả này, tựa như một ca sĩ đắt sô: Ngồi khóc trên cây mang sứ mệnh rung lên tiếng chuông trước cửa sổ tâm hồn của mỗi độc giả;hai tuần trước lúc phát hành, trên một số trang bán sách trực tuyến như tiki, vinabook… sách đã được nhiều bạn đọc đăng ký đặt mua và đứng vào top bán chạy nhất. Và trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ lần xuất bản đầu tiên với số lượng 20 ngàn bản, tới lúc ra mắt cuốn sách, NXB Trẻ đã tái bản ngay 10 ngàn bản để phục vụ bạn đọc. Chưa ra mắt đã tái bản - đó có lẽ là một kỷ lục mà lúc này chỉ có Nguyễn Nhật Ánh mới lập được” (baophunuthudo.vn).

Theo Tường Vy, “Nhắc đến người hâm mộ (fan) nhiều người nghĩ ngay đến đội ngũ fan của các ca sĩ, ngôi sao điện ảnh… Trong lĩnh vực văn học, rất hiếm hoi xuất hiện thông tin về fan của các nhà văn. Trên thực tế, khối gắn kết nhà văn, tác phẩm và bạn đọc dù không cực thịnh như xưa nhưng vẫn còn khá mạnh mẽ… Ở Việt Nam, nhà văn có lượng bạn đọc hâm mộ nhiều nhất, cuồng nhiệt nhất có lẽ phải kể đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Tại căn hộ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, chiếm một vị trí trang trọng nhất và diện tích lớn nhất là những kỷ vật mà bạn đọc hâm mộ tặng. Đủ cả, từ chiếc chuông gió bằng sứ gắn câu chúc nhà văn mạnh khỏe, các cuốn lưu bút chứa những lời tâm sự của bạn đọc gửi đến nhà văn đến tranh ghép hình nhà văn, những món quà lưu niệm và thậm chí cả gấu bông, thỏ bông… Không những thế, bạn đọc hâm mộ còn gửi đến nhà văn đủ loại đồ ăn thức uống như một lời chúc “ráng ăn cho khỏe để có sức sáng tác”. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đưa gói kẹo đậu phộng ra khoe: “Của một bạn đọc ở đường Đinh Tiên Hoàng, cứ dăm ba bữa bạn đọc nhỏ này lại nhờ mẹ chở lên để tặng kẹo”. Bạn đọc hâm mộ còn thành lập CLB người hâm mộ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (fan club), nơi các bạn có thể trao đổi về tác phẩm, về nhà văn… Bên cạnh đó, không thể kể hết những diễn đàn về tác giả, tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh trên các trang điện tử, mở các chuyên đề riêng trên Facebook, Twiter về nhà văn như: Hội những người thích đọc tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, hay thậm chí là thành lập hẳn một trang web chuyên về Nguyễn Nhật Ánh, tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác với nhà văn […] Dù chưa phải là nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam hiện đại, nhưng riêng trong mảng văn học thiếu nhi, hơn 20 năm qua Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn khẳng định vị trí số một. Dĩ nhiên, đi kèm với thành công của anh là một đội ngũ bạn đọc hâm mộ thuộc nhiều lứa tuổi, bởi vì những cô, cậu bé hâm mộ Nguyễn Nhật Ánh của 15-20 năm trước nay đã thành những ông bố, bà mẹ và họ truyền lại sự hâm mộ đó cho con mình […]

Văn hóa đọc không chỉ đơn thuần là đọc gì hay đọc như thế nào mà nó còn thể hiện qua sự gắn kết tác giả-tác phẩm-bạn đọc. Chính từ sự nỗ lực của nhà văn đã sáng tác ra tác phẩm hay, hấp dẫn, từ đó tạo nên một lượng lớn bạn đọc hâm mộ, tạo nên một niềm ham thích đọc sách. Cũng chính từ niềm hâm mộ đó sẽ kích thích sự sáng tác và sẽ xuất hiện những nhà văn mới. Chỉ đáng tiếc, còn quá ít nhà văn tạo được sự hâm mộ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện nay” (sggp.org.vn).

Có thể đọc văn học như đọc “văn bản showbiz”. Bài biết của Tường Vy như chúng tôi vừa lược trích trên đây, không phải đọc Nguyễn Nhật Ánh như đọc văn học, mà đọc như một ngôi sao, một thần tượng, một thương hiệu, một thứ hàng hóa trong giới showbiz. Tường Vy diễn giải Nguyễn Nhật Ánh như một hiện tượng văn học, một huyền thoại văn học chưa từng có ở nước Việt Nam. Tường Vy không chỉ viết về Nguyễn Nhật Ánh theo ngôn ngữ truyền thông, mà đã tạo ra một Nguyễn Nhật Ánh và những độc giả của anh ta, thuộc về anh ta - những độc giả mà chính các nhà xuất bản đã nhằm từ trước. Sự phát triển của văn học, xem ra, được đo bằng sự xuất hiện của những thần tượng, những thương hiệu, những best-seller. Sự phát triển của văn hóa đọc được kiểm chứng bằng sự trương nở về số lượng những người hâm mộ một số tác giả nào đó. Văn hóa đọc, rốt cuộc, được thu gọn thành những huyền thoại về các tác gia văn chương; Rồi đến lượt mình các huyền thoại văn chương lại tạo ra các huyền thoại về người tiêu thụ, những huyền thoại này ngấm ngầm tạo ra cho độc giả ảo tưởng về một hệ thống giá trị ổn định, và đáng tin cậy nhất, khiến họ, không biết từ bao giờ tin tưởng rằng mình đã hoàn toàn tỉnh táo, tự do lựa chọn các tác phẩm có giá trị hoặc đã tự nguyện chấp nhận một trật tự tiêu thụ văn học mới. Nhiều bài giảng về văn hóa đọc hiện nay tiềm ẩn những mưu toan thôi miên người tiêu dùng, hoặc chí ít cũng là những thủ pháp “tạo ra nhu cầu” cho người đọc. Trong các thuyết minh, kêu gọi về chấn hưng văn hóa đọc có những nỗ lực vẽ ra hình ảnh đẹp đẽ của người đọc, bày ra cho chúng ta một kiểu hưởng thụ, một cách sống cân đối hài hòa… Và đó chính là một sản phẩm của hệ tư tưởng tiêu thụ.

Nếu chúng ta đọc những câu này: “Hai mươi năm trước ở hang này/ Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây”, hoặc “Mừng năm mới, mừng xuân mới/ Mừng Việt Nam, mừng thế giới” chúng ta sẽ cho rằng đó là những câu văn bình thường, in trên pano, xuất hiện lẩn trong các trang báo hàng ngày, trong những bản chỉ dẫn, câu nói chuyện trò nào đó, nhưng khi đọc có vần điệu, có ngắt dòng, có những ý nghĩa nhất định, nó tự nói về bản thân nó, một thứ ngôn ngữ tự thân… ta sẽ thấy nó có thể là văn học, mà thực tế đó chính là những câu thơ trích trong bài thơ Thăm lại hang Pác Bó, Mừng xuân 1961 của Bác Hồ. Cuốn Đàn (Nxb. Trẻ, 2003) của Dương Tường không có một chữ nào, lời nào, xuyên suốt từ trang này đến trang khác của Đàn chỉ là các bức vẽ có tính ẩn dụ, độc giả thông thường sẽ không cho đó là thơ, nhưng theo tác giả Dương Tường, Châu Diên, Nguyễn Hữu Hồng Minh và Nxb. Trẻ… thì Đàn lại là một tập thơ, kiểu thơ không lời, thơ ngoài lời, thơ tranh, thơ biểu hình. Ngày nay, chúng ta xem Sử ký của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học, một tư liệu quý đối với nhà sử học; nhưng lại có thể đọc nó như văn học, ở những tác phẩm văn học đó Tư Mã Thiên khắc họa tính cách, số phận của các nhân vật lịch sử, kể về cuộc đời, hoạt động của các nhân vật đó bằng nhiều thủ pháp trần thuật, thậm chí ông còn biểu lộ thái độ đánh giá của cá nhân đối với các hình tượng: N.Konrat xem mỗi “liệt truyện” trong Sử ký là một truyện ngắn. Jonathan Culler cũng dẫn ra rất nhiều phát ngôn, chẳng hạn “Trái mận trên gối vào buổi sớm, ông cho rằng câu này có nhiều khả năng trở thành văn học, “vì nó không thể là bất cứ điều gì, ngoài một hình tượng khơi gợi một sự chú ý nào đó, gọi mời những suy ngẫm. Cũng như vậy, đối với những câu mà liên hệ giữa hình thức và nội dung tiềm ẩn những điều đáng suy tư. Theo đó, câu mở đầu của tác phẩm triết học Từ quan điểm logic của W. O. Quine có thể được đón nhận như một bài thơ:

Một thứ lạ lùng

về vấn đề bản thể

chính là sự giản dị của nó

Chép lại theo hình thức này lên một trang giấy, những mép lề đáng sợ của niềm im lặng vây quanh, câu này có thể thu hút sự chú ý nào đó, ta có thể gọi là chất văn chương: sự  quyến rũ trong các từ ngữ, những quan hệ của chúng với thứ khác, những ẩn ý, và đặc biệt, sự thú vị trong mối liên kết giữa cái được nói với cách nói. Nghĩa là, chép lại theo cách này, câu đó dường như có thể đạt đến một ý niệm hiện đại nào đó về bài thơ và đáp ứng sự chú ý mà ngày nay, được gắn kết với văn học. Nếu ai đó định nói câu này với bạn, bạn sẽ hỏi, “Ý bạn muốn nói gì?”, nhưng nếu bạn xem câu này như một bài thơ, câu hỏi hoàn toàn không như thế: không phải người nói hay tác giả muốn nói gì, mà là bài thơ muốn nói điều gì? Ngôn ngữ ấy vận hành ra sao? Câu thơ ấy biểu thị điều gì?” (Lê Minh Kha dịch). Trong công trình Nhập môn: Văn học là gì, nhà phê bình văn học nổi tiếng người Anh, Terry Eagleton đưa ra một thí dụ tuyệt vời về việc có thể đọc những thứ xung quanh như là văn học: “Bất kể cái gì cũng là “tinh chất” của văn học. Người ta có thể đọc một đoạn văn theo cách “không thực dụng”, nếu đó là theo đúng ý nghĩa của văn học, chứ không chỉ đọc theo cách “có chất thơ”. Nếu tôi nghiền ngẫm bảng giờ tàu chạy thì không phải để biết chuyến tàu chạy nối tiếp mà để tự khuyến khích mình hình dung khái quát về tốc độ và sự phức tạp của một phương tiện hiện đại, sau đó mọi người có thể nói rằng tôi đã đọc bảng giờ đó như một tác phẩm văn học. John M. Ellis tranh luận rằng thuật ngữ “văn học” có gì đó giống như “cỏ dại”: cỏ dại không là một loại cây cụ thể, mà đó là bất cứ thứ cây nào mà người làm vườn vì một vài lý do không muốn chúng có mặt trong khu vườn của họ.” Khi những phát ngôn, hình ảnh của các nhân vật trong giới showbiz không phục vụ cho mục đích thực dụng trực tiếp của lời nói, hình ảnh đó, tức là cái đang hiện diện lúc này chỉ là một cách nói, một diễn ngôn, hoặc ta đọc chúng để khái quát hóa chúng xa hơn mục đích thực dụng của chúng, tách lời nói, hình ảnh ấy khỏi văn cảnh trực tiếp của chúng để ngẫm nghĩ về ý nghĩa, trạng thái nhân sinh nào đó thì lúc đó ta đã có một loại “văn học sống” hoặc đang đọc chúng như văn học. Theo nghĩa này, ta thấy, các nhân vật trong giới showbiz luôn luôn làm văn học, nói với chúng ta bằng ngôn ngữ văn học.

Văn học có thể là rất nhiều thứ xung quanh chúng ta, trong đó có showbiz

Không gian showbiz có thể xem như một văn bản, một ngôn ngữ, một mô hình của thế giới. Ở đó đầy rẫy những hư cấu, những nhân vật được tạo ra, những cách nói có tính văn học. Thế giới showbiz cũng phản ánh thực tại xã hội, thể hiện những tình cảm, nhận thức của những chủ thể tham gia dựng lên nó, thuộc về thế giới đó. Những kĩ thuật kể chuyện, những thủ pháp trữ tình khác nhau mà nhiều nhà phê bình thường cho rằng chỉ có trong sáng tạo độc đáo của văn học, thực ra vẫn tồn tại rất bình thường trong không gian showbiz, không gian đời sống hàng ngày. Thế giới Showbiz có thể xem như một “thế giới nghệ thuật”, có không gian, thời gian riêng, quy luật vận hành riêng, có quan niệm riêng về cuộc sống và con người. Showbiz là một ẩn dụ về cuộc sống hoặc chí ít nó cũng cung cấp một không gian thích hợp để các ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ… sáng tạo ra các ẩn dụ, các ý nghĩa, các hình tượng, các vai, các ngôn ngữ. Thế giới Showbiz là thế giới của các vai diễn, các mặt nạ, các ngôn ngữ; ngay cả khi chúng ta cho rằng các ca sĩ, diễn viên có tên tuổi cụ thể chân thực, thì họ - trong không gian đặc thù đó - vẫn đích thực chỉ là các vai diễn, các mặt nạ, những sự hóa thân. Sự sáng tạo của showbiz được nói lên chẳng những bằng lời, mà còn bằng hình ảnh, tiết tấu, âm thanh, hành động… với những quy ước thẩm mỹ riêng; và đấy chính là tất cả ngôn ngữ của nó.

Hoàn toàn có thể đọc showbiz như đọc một văn bản văn học. Nhưng văn học là gì? Đã có nhiều cố gắng định nghĩa khác nhau. Trong lịch sử, văn học có thể đã từng là những thứ mà ngày nay chúng ta cho rằng đó không phải là văn học, chẳng hạn đó là văn bản lịch sử, triết học, các văn bản hành chính, công vụ, văn bản tôn giáo, tiểu luận, những bức thư - chẳng phải chúng đều sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật, là một tổ chức ngôn ngữ đặc biệt đó sao? Những định nghĩa văn học  thể hiện ham vọng bao quát toàn bộ văn học luôn thất bại, bởi vì bản thân văn học luôn vận động, phạm vi của văn học rất rộng, chức năng của nó đa dạng. Người ta có thể nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, văn học là lời nói dối lớn lao, văn học là một hình thái ý thức xã hội, văn học là nhân học, văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, văn học là một phương tiện giải trí, giải tỏa xúc cảm, văn học như là thủ pháp, văn học là sự giao cảm, giao tiếp bằng tình cảm .v.v… Những định nghĩa đó vừa đúng, vừa không đúng; nói chính xác hơn đó chỉ là những quy ước lâm thời về văn học. Đọc showbiz như văn học, không phải vô lí; ngược lại đó là một cách đọc có lí dựa trên cơ sở một quy ước. Sự viết, sự kiến tạo, rồi đến lượt mình là sự đọc, sự diễn giải, xét cho cùng luôn luôn là những thỏa thuận, những quy ước và các khả năng. Showbiz như một văn bản, một mô hình cuộc sống hiện đại thu nhỏ; văn bản ấy bộc lộ rất nhiều điều đáng suy ngẫm về văn hóa xã hội đương đại.


(Ảnh Internet)

Thế giới showbiz đầy chật những nhân vật “lột xác”. Họ lột xác bằng nhiều cách khác nhau: thay đổi tên, thay đổi ngoại hình, thay đổi cách xuất hiện giữa công chúng, “trở thành” người giàu có, sang trọng, quan trọng trong nhiều tình huống.  Nhân vật của showbiz thường xuyên muốn biến mình thành những nhân vật điển hình, chúng lột xác liên tục để trở thành những cô nàng độc nhất vô nhị. Càng làm cho công chúng bỏng mắt bao nhiêu, nhân vật nữ trong showbiz càng thành công bấy nhiêu. Chúng ta có cảm tưởng, thông điệp mà các nhân vật showbiz truyền đi luôn luôn là thông điệp của hình ảnh thân thể. Nữ nhân vật của showbiz luôn tận dụng hình ảnh thân thể của mình để thu hút sự chú ý, để đánh dấu sự xuất hiện của bản thân trước công chúng, họ lấy thân thể để thay thế các yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp.

Ngôn ngữ của showbiz là ngôn ngữ hình ảnh, mọi lời được phát ra từ không gian showbiz đều nhằm đến hình ảnh cá nhân. Câu hỏi muôn thuở đối với các hình tượng showbiz luôn là: tồn tại hay không tồn tại? Muốn tồn tại được phải nổi tiếng, được công chúng rộng rãi biết đến, phải có được công chúng riêng. Muốn công chúng biết đến, muốn có các công chúng riêng, các fan riêng, các nhân vật showbiz phải chủ động sử dụng nhiều chiêu trò. Bước chân vào giới showbiz không thể lấy câu nói hữu x tự nhiên hương làm phương châm cho hoạt động nghề nghiệp. Showbiz đòi hỏi sự cạnh tranh quyết liệt, mỗi chủ thể cần phải biết vun đắp cho cái tham vọng giành đoạt công chúng về phía mình, phe mình; phải biết cách gây sốc và biết “ngây thơ, sơ ý” đúng lúc; biết cách xuất hiện trước công chúng thật  sang trọng và chuyên nghiệp; biết cách ăn nói đầy bất ngờ và táo bạo cho đúng vẻ thông minh sành sỏi; phải biết chọn lọc các sự thật, bơm tạo thổi phổng các thông tin và hình ảnh cá nhân, và đặc biệt, phải biết cách quan hệ với báo chí truyền thông. Sự thành công hay  thất bại của nhân vật showbiz được đặt cược cả vào truyền thông báo chí. Muốn nói một câu, muốn chuộc một lỗi lầm, muốn cho biết việc cá nhân vừa tham gia sự kiện nào đó, được mời tham gia hoạt động gì đó, tầm cỡ đến mức nào, sang trọng ra sao, nổi tiếng đến đâu… nói chung là bất cứ thứ gì, các cô nàng anh chàng showbiz phải nhờ đến báo chí vào cuộc, họ phải tự nguyện hiến thân làm mồi cho báo chí. Báo chí sử dụng tràn lan các từ ngữ miêu tả như: phát sốt, sốc, hốt hoảng, choáng, ngỡ ngàng, bỏng mắt, chóng mặt, gây bức xúc, trái thuần phong mỹ tục, phản cảm, thiếu văn hóa, bị ném đá, bị phản pháo,… cứ như thể các nhân vật showbiz dễ làm đảo lộn mọi thứ, hoặc họ thường xuyên làm ra các ca chấn thương tâm lí xã hội thực sự. Người đọc hiện đại có cảm giác bất cứ cái gì xuất hiện trong xã hội ngày nay cũng có thể làm cho cánh báo chí chuyên nghiệp “sốc”, “choáng”, có thể chẳng hạn chỉ một cái hắt hơi của ca sĩ, diễn viên thôi cũng đủ làm cho các phóng viết bài la toáng lên là họ bị sốc, bị choáng, làm cho họ hốt hoảng, sợ hãi - những cảm giác, cảm xúc kì lạ chỉ dành riêng cho phóng viên khi tiếp xúc với giới showbiz, miêu tả cảm nhận của họ về showbiz. Con người hiện nay, theo như báo chí mô tả, là con người dễ bị tổn thương, dễ bị sốc, bị choáng, con người chúng ta bổng trở nên mềm yếu hơn bao giờ hết, mọi thứ bỗng trở nên lạ lẫm đến bất ngờ, như mới phát hiện lần đầu, như mới lần đầu tiên biết đến. Báo chí và nhân vật showbiz luôn sử dụng thủ pháp lạ hóa để đánh lừa chúng ta, mời gọi chúng ta chứng kiến, khơi chọc vào sự tò mò của chúng ta, dụ dỗ những mong muốn vô thức của chúng ta xuất hiện… 

Nhân nói về việc đọc showbiz như văn học, dưới đây chúng tôi nhắc đến một “tình huống” ra đề và viết văn gần đây báo chí phê phán nặng nề một đề văn lạ, đề văn mở, gây sốc, dành cho học sinh giỏi văn, của Sở Giáo dục- Đào tạo Hải Phòng. Đề thi này bị nhiều “chuyên gia giáo dục”, nhiều giáo viên phổ thông tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên đồng tình hay phản đối là chuyện bình thường và có thể xem xét bàn thảo tới trong những bài viết khác, còn việc mà ta cần đề cập đến ở phạm vi của bài viết này là các em có kĩ năng tạo lập văn bản, có năng lực viết sáng tạo, có “đất rộng”, có hướng viết, cách viết tự nhiên, có điều kiện để phát biểu suy nghĩ, quan điểm cá nhân. Vì định hướng như thế nên chúng ta cần khuyến khích, và có cái nhìn thoáng hơn, đối với các đề văn yêu cầu học sinh dựa vào hiện thực cuộc sống, bên cạnh những đề văn sử dụng tư liệu văn học quen thuộc, các đề văn đã đặt ra được vấn đề, đặt ra được bài toán khơi gợi sự tìm tòi lý giải, cách nhìn và sự cắt nghĩa riêng của mỗi em, khuyến khích các đề văn thách thức sự sáng tạo, thử thách bản lĩnh, vốn sống, vốn hiểu biết, các kĩ năng xử lý, ứng xử của các em, không nên rập lại các đề văn mẫu, cách ra đề mẫu để rồi lại bắt buộc các em làm văn theo mẫu, không nên biến các em thành cái máy chỉ biết học thuộc và nói lại những ý kiến của người khác.

Diệp Vấn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Văn học đọc như showbiz [kỳ 1, 2 ]

Văn học và showbiz có quan hệ gì với nhau không? Câu trả lời ngắn gọn là: có. Trước kia chúng vốn là những kẻ xa lạ, nhưng gần đây đã kết nghĩa với nhau, xích

(Toquoc)- Văn học và showbiz có quan hệ gì với nhau không? Câu trả lời ngắn gọn là: . Trước kia chúng vốn là những kẻ xa lạ, nhưng gần đây đã kết nghĩa với nhau, xích lại gần nhau hơn; chúng ồn ào, có tính chất thị trường, chốc lát, hào nhoáng, và thỉnh thoảng bốc đồng… giống như nhau.

Văn học cũng có chức năng giải trí, nhưng tất nhiên tính chất giải trí của nó không hẳn như ngành công nghiệp giải trí đương đại mang lại. Tạo ra các thương hiệu, tên tuổi văn học cũng giống như tạo ra các ngôi sao giải trí đang lên. Hiện nay có cả một công nghệ sáng tác thơ, công nghệ tạo ra các loại best - seller trong văn học. Tham gia viết văn làm thơ cũng có cả các diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nhạc sĩ. Các đơn vị phát hành, in ấn, quản lí, báo chí… cũng bằng cách này hay cách khác, hỗ trợ cho các “tên tuổi văn học” đang được công chúng chú ý. Người viết được chờ đón, xin tặng chữ kí cũng y như các diễn viên, ca sĩ chinh phục, lôi kéo được người nghe, người xem về phía mình, phe mình. Tác phẩm văn học (cả thơ và truyện ngắn) không chỉ được đọc mà còn được trình diễn trên sân khấu, được chuyển thể thành phim, phổ nhạc... ồn ào, chốc lát cũng y hệ như lĩnh vực giải trí. Trong văn học, nhà văn, nhà thơ cũng có người đại diện phát ngôn, người đại diện liên hệ xuất bản, có các ông bầu, y hệt như trong giới showbiz. Trong giới showbiz, nhiều tên tuổi nổi lên nhờ mạnh bạo cởi đồ, khoe hàng, giao tiếp với các fan bằng ngôn ngữ thân thể; trong văn học, nhiều nhà văn cũng thi nhau cởi đồ của nhân vật, cho các nhân vật tự do trút bỏ văn hóa, phô diễn thân xác, khoái lạc và nói với độc giả bằng thứ ngôn ngữ trần trụi, phản cảm. Văn học và showbiz không thể chối cãi được là có liên hệ với nhau; một đằng nói bằng ngôn từ, một đằng nói bằng hình ảnh nhưng có thể chúng cùng truyền đi thông điệp về sự khoái lạc nhục thể. Chúng ta đang có hẳn một dòng văn học giải trí, văn học showbiz, thứ văn học của các sao viết lách, những người nổi tiếng cầm bút.

Cánh báo chí ở ta năng nổ tham gia xây dựng hình ảnh và truyền đi các thông điệp nóng hổi của giới showbiz Việt nhưng cũng nhiệt tình lật tẩy các mánh khóe, thủ đoạn, tố lên những hình ảnh không đẹp, những chiêu trò PR, những cơn bấn loạn, sự phù phiếm, đố kị ganh ghét giữa các sao trong làng giải trí. Nhà văn và các sáng tác của họ cũng bị đối xử như thế, bình đẳng như các nghệ sĩ.

Dạo nọ, nữ diễn viên, ca sĩ Lê Kiều Như bỗng dưng cầm bút sáng tác tiểu thuyết, và chỉ bằng Sợi xích chị đã đàng hoàng bước vào làng văn đang thèm khát những tên tuổi mới, chị chẳng những trở một thành một nhà văn trẻ rất hợp thời, mà còn làm cho văn chương Việt gần với showbiz Việt hơn. Cái công lao đó, sau này, các nhà văn học sử, phải nghiêm túc nhìn nhận và ghi công cho chị. Trong giới văn chương, giờ đây, người ta đã quen với những lời hào phóng có cánh, những từ ngữ mĩ miều, chẳng hạn như người đàn bà đẹp viết văn, những nhà văn mĩ nữ, cứ như thể chúng ta đã có hẳn những hotgirl thực thụ trong làng giải trí văn học giống như các hotgirl trong showbiz vậy. Để giới thiệu một người đẹp ra mắt sách, để cho tương xứng với nhân vật và sự kiện nổi tiếng, người ta không còn cách nào tốt hơn là phải dùng ngôn ngữ quen dùng miêu tả giới showbiz. “Vào lúc 10h30 hôm qua (12/3) tại khách sạn New World, TP.HCM, ca sĩ - diễn viên điện ảnh Lê Kiều Như đã có buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết Sợi xích (Nxb.Hội Nhà văn và You Books liên kết, quý 2/2010) khá bề thế, tốn kém”, hay “Lê Kiều như nóng bỏng trong buổi ra mắt Sợi xích”… một số tờ báo chính thống khá uy tín ở trong nước đã truyền đi thông điệp đó. Bản thân Lê Kiều Như cũng cho biết, “đây là sự kiện quan trọng nhất trong 5 năm làm nghệ thuật của bản thân mình”. Ngôn ngữ miêu tả giới showbiz bao giờ cũng chói lòa, rầm rộ, đến mức ta tưởng như không phải sự kiện tạo ra các ngôn ngữ mà chính ngôn ngữ tạo ra các sự kiện, các giá trị, và trên tất cả là tạo ra các mặt hàng. Còn gì gay cấn hơn, táo bạo hơn, thành công hơn, và đóng góp lớn hơn sự kiện Lê Kiều Như viết sách. Cánh báo chí tung hô lên mây xanh, khẳng định Lê Kiều Như là một trong những nữ ca sĩ - diễn viên đầu tiên tham gia lĩnh vực viết sách, chị “đã nóng bỏng với những hình ảnh trên phim, trên mạng và Sợi xích ra đời cũng là bước đánh dấu sự thành công của nữ diễn viên - ca sĩ Lê Kiều Như”. Đúng là Lê Kiều Như đã thành công trong làng giải trí văn học với Sợi xích. Đề tài của Sợi xích rất hot: đời sống tình dục của một cặp vợ chồng trẻ. Hình ảnh của tác giả in kèm trong sách cũng rất mời gọi độc giả đến với thế giới chữ nghĩa của chị: hình ảnh nóng bỏng của tác giả dưới góc nhìn của Ngô Nhật Huy và coban. Chất liệu hiện thực trong Sợi xích có khả năng thuyết phục cao, sáng tác có nguyên mẫu chứ không phải bịa đặt, do vậy nó có khả năng gây tò mò: cuốn sách dựa trên 30% câu chuyện có thực mà Lê Kiều Như chứng kiến. Tài năng, kĩ thuật hiện đại: trong phần sáng tác còn lại, cô đã nhờ đến bác sĩ tâm lý, nhập tâm vào nhân vật và tưởng tượng để viết theo cảm xúc của mình. Nơi xuất bản uy tín đảm bảo: Nxb. Hội Nhà văn cấp phép, in với số lượng 2000 bản. Văn học giờ đây đang bước sang trang mới, nó không còn bị lãng quên, bị bỏ rơi trên giá sách, trong các thư viện, bởi vì nó đã biết tận dụng được mọi ưu thế của công nghệ truyền thông và giải trí hiện đại để được nhanh chóng đến với đông đảo công chúng. Văn học ra đời trong lòng giới showbiz và trở thành một phần của nó. “Sự kiện” Sợi xích đã “trêu ngươi” giới lý luận phê bình hàn lâm, rằng các định nghĩa về văn bản văn học của họ có nguy cơ trở nên lỗi thời, cần phải điều chỉnh và thay đổi nếu muốn nhận chân bức tranh văn học đương đại Việt Nam! Rõ ràng, từ trong sân chơi của giới showbiz, Lê Kiều Như đã làm được một cú vợt ngoạn mục, chị đã lôi kéo được cả “chúng ta” vào không gian showbiz của chị. Nhiều người đến, nhiều người đọc, nhiều người xem, nhiều người tìm mua sách, nhiều người tham gia góp lời bàn bạc… và nhiều người, rất nhiều người, đã biết đến Lê Kiều Như, một nhà văn trẻ, dù cảm xúc, cảm nhận, quan điểm nhìn nhận của họ khác nhau. Không thể phủ nhận được tình cảnh đáng thương: một số người đã bị truyền thông tác động mạnh mẽ, và Sợi xích trở thành nhân vật chính trong bài viết của họ, một số khác bị cây bút trẻ mới nổi này xỏ mũi cuốn đi, họ tìm đến Sợi xích như một cách thỏa mãn, hợp thức hóa những ham muốn bị che giấu. Văn hóa đọc là một cùm từ chứa đựng nhiều mưu toan.

Trường hợp khác, cho ta một liên tưởng tương tự, đó là Nguyễn Nhật Ánh. Ông là một ngôi sao văn chương, mà danh tiếng và con đường tạo dựng thương hiệu của ông cũng được tạo ra như cách người ta đã làm ra một ngôi sao trong làng giải trí ở ta hiện thời. Chỉ nhắc đến cái tên Nguyễn Nhật Ánh, người ta cũng có cảm giác, như vừa nghe thấy, tên tuổi của một ông hoàng văn học thiếu nhi đương đại. Một ngôi sao trong làng giải trí nếu ghen tị với Nguyễn Nhật Ánh, vì những tình cảm mà các fan dành cho thần tượng này rất trong trẻo, ngây thơ, đáng yêu và bền bỉ hơn nhiều so với mình thì ta cũng có thể thông cảm đôi phần. Các nhà xuất bản, giờ đây, không đơn thuần chỉ bán sách của Nguyễn Nhật Ánh nữa mà họ đang bán tên tuổi của ông ta, bán ba chữ Nguyễn - Nhật - Ánh. Nguyễn Nhật Ánh là một thương hiệu. Bất kỳ tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh xuất bản cũng đều trở thành sự kiện, y hệt như người ta tổ chức các sự kiện âm nhạc, ra mắt album. Thật đẹp biết bao hình ảnh thần tượng Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Buổi ký tặng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhân dịp ra mắt tác phẩm mới nhất - truyện dài "Ngồi khóc trên cây" lại tiếp tục thu hút sự quan tâm háo hức của đông đảo bạn trẻ Thủ đô. Con phố Tràng Tiền sáng hôm qua (7.7) lại được một phen náo nhiệt khi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có buổi ký tặng cho các "fan nhí" nhân dịp ra mắt sách mới. Mặc dù đây không phải lần đầu tiên NXB Trẻ tổ chức hoạt động này, nhưng không vì thế mà sự háo hức mong chờ của các bạn trẻ đối với tác giả được yêu thích nhất của tuổi học trò có phần giảm nhiệt. Bằng chứng là buổi ký tặng đã được thông báo sẽ diễn ra từ 8 đến 10 giờ 30, nhưng từ 7 giờ đã có rất đông bạn trẻ đến xếp hàng và nhà văn đã có một buổi ký tặng miệt mài đến tận 12 giờ kém mới có thể ngơi bút”. Trong các quầy sách, trên các giá sách dành cho thiếu nhi, cái tên Nguyễn Nhật Ánh đã choán hết chỗ của các tác giả khác. “Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn đắt sách hàng đầu Việt Nam”, các fan xếp hàng dài chờ nhà văn ký tặng, họ bao vây Nguyễn Nhật Ánh, tranh thủ bày tỏ tình cảm với nhà văn mà họ yêu thích… báo chí nói về tác giả này, tựa như một ca sĩ đắt sô: Ngồi khóc trên cây mang sứ mệnh rung lên tiếng chuông trước cửa sổ tâm hồn của mỗi độc giả;hai tuần trước lúc phát hành, trên một số trang bán sách trực tuyến như tiki, vinabook… sách đã được nhiều bạn đọc đăng ký đặt mua và đứng vào top bán chạy nhất. Và trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ lần xuất bản đầu tiên với số lượng 20 ngàn bản, tới lúc ra mắt cuốn sách, NXB Trẻ đã tái bản ngay 10 ngàn bản để phục vụ bạn đọc. Chưa ra mắt đã tái bản - đó có lẽ là một kỷ lục mà lúc này chỉ có Nguyễn Nhật Ánh mới lập được” (baophunuthudo.vn).

Theo Tường Vy, “Nhắc đến người hâm mộ (fan) nhiều người nghĩ ngay đến đội ngũ fan của các ca sĩ, ngôi sao điện ảnh… Trong lĩnh vực văn học, rất hiếm hoi xuất hiện thông tin về fan của các nhà văn. Trên thực tế, khối gắn kết nhà văn, tác phẩm và bạn đọc dù không cực thịnh như xưa nhưng vẫn còn khá mạnh mẽ… Ở Việt Nam, nhà văn có lượng bạn đọc hâm mộ nhiều nhất, cuồng nhiệt nhất có lẽ phải kể đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Tại căn hộ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, chiếm một vị trí trang trọng nhất và diện tích lớn nhất là những kỷ vật mà bạn đọc hâm mộ tặng. Đủ cả, từ chiếc chuông gió bằng sứ gắn câu chúc nhà văn mạnh khỏe, các cuốn lưu bút chứa những lời tâm sự của bạn đọc gửi đến nhà văn đến tranh ghép hình nhà văn, những món quà lưu niệm và thậm chí cả gấu bông, thỏ bông… Không những thế, bạn đọc hâm mộ còn gửi đến nhà văn đủ loại đồ ăn thức uống như một lời chúc “ráng ăn cho khỏe để có sức sáng tác”. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đưa gói kẹo đậu phộng ra khoe: “Của một bạn đọc ở đường Đinh Tiên Hoàng, cứ dăm ba bữa bạn đọc nhỏ này lại nhờ mẹ chở lên để tặng kẹo”. Bạn đọc hâm mộ còn thành lập CLB người hâm mộ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (fan club), nơi các bạn có thể trao đổi về tác phẩm, về nhà văn… Bên cạnh đó, không thể kể hết những diễn đàn về tác giả, tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh trên các trang điện tử, mở các chuyên đề riêng trên Facebook, Twiter về nhà văn như: Hội những người thích đọc tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, hay thậm chí là thành lập hẳn một trang web chuyên về Nguyễn Nhật Ánh, tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác với nhà văn […] Dù chưa phải là nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam hiện đại, nhưng riêng trong mảng văn học thiếu nhi, hơn 20 năm qua Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn khẳng định vị trí số một. Dĩ nhiên, đi kèm với thành công của anh là một đội ngũ bạn đọc hâm mộ thuộc nhiều lứa tuổi, bởi vì những cô, cậu bé hâm mộ Nguyễn Nhật Ánh của 15-20 năm trước nay đã thành những ông bố, bà mẹ và họ truyền lại sự hâm mộ đó cho con mình […]

Văn hóa đọc không chỉ đơn thuần là đọc gì hay đọc như thế nào mà nó còn thể hiện qua sự gắn kết tác giả-tác phẩm-bạn đọc. Chính từ sự nỗ lực của nhà văn đã sáng tác ra tác phẩm hay, hấp dẫn, từ đó tạo nên một lượng lớn bạn đọc hâm mộ, tạo nên một niềm ham thích đọc sách. Cũng chính từ niềm hâm mộ đó sẽ kích thích sự sáng tác và sẽ xuất hiện những nhà văn mới. Chỉ đáng tiếc, còn quá ít nhà văn tạo được sự hâm mộ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện nay” (sggp.org.vn).

Có thể đọc văn học như đọc “văn bản showbiz”. Bài biết của Tường Vy như chúng tôi vừa lược trích trên đây, không phải đọc Nguyễn Nhật Ánh như đọc văn học, mà đọc như một ngôi sao, một thần tượng, một thương hiệu, một thứ hàng hóa trong giới showbiz. Tường Vy diễn giải Nguyễn Nhật Ánh như một hiện tượng văn học, một huyền thoại văn học chưa từng có ở nước Việt Nam. Tường Vy không chỉ viết về Nguyễn Nhật Ánh theo ngôn ngữ truyền thông, mà đã tạo ra một Nguyễn Nhật Ánh và những độc giả của anh ta, thuộc về anh ta - những độc giả mà chính các nhà xuất bản đã nhằm từ trước. Sự phát triển của văn học, xem ra, được đo bằng sự xuất hiện của những thần tượng, những thương hiệu, những best-seller. Sự phát triển của văn hóa đọc được kiểm chứng bằng sự trương nở về số lượng những người hâm mộ một số tác giả nào đó. Văn hóa đọc, rốt cuộc, được thu gọn thành những huyền thoại về các tác gia văn chương; Rồi đến lượt mình các huyền thoại văn chương lại tạo ra các huyền thoại về người tiêu thụ, những huyền thoại này ngấm ngầm tạo ra cho độc giả ảo tưởng về một hệ thống giá trị ổn định, và đáng tin cậy nhất, khiến họ, không biết từ bao giờ tin tưởng rằng mình đã hoàn toàn tỉnh táo, tự do lựa chọn các tác phẩm có giá trị hoặc đã tự nguyện chấp nhận một trật tự tiêu thụ văn học mới. Nhiều bài giảng về văn hóa đọc hiện nay tiềm ẩn những mưu toan thôi miên người tiêu dùng, hoặc chí ít cũng là những thủ pháp “tạo ra nhu cầu” cho người đọc. Trong các thuyết minh, kêu gọi về chấn hưng văn hóa đọc có những nỗ lực vẽ ra hình ảnh đẹp đẽ của người đọc, bày ra cho chúng ta một kiểu hưởng thụ, một cách sống cân đối hài hòa… Và đó chính là một sản phẩm của hệ tư tưởng tiêu thụ.

Nếu chúng ta đọc những câu này: “Hai mươi năm trước ở hang này/ Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây”, hoặc “Mừng năm mới, mừng xuân mới/ Mừng Việt Nam, mừng thế giới” chúng ta sẽ cho rằng đó là những câu văn bình thường, in trên pano, xuất hiện lẩn trong các trang báo hàng ngày, trong những bản chỉ dẫn, câu nói chuyện trò nào đó, nhưng khi đọc có vần điệu, có ngắt dòng, có những ý nghĩa nhất định, nó tự nói về bản thân nó, một thứ ngôn ngữ tự thân… ta sẽ thấy nó có thể là văn học, mà thực tế đó chính là những câu thơ trích trong bài thơ Thăm lại hang Pác Bó, Mừng xuân 1961 của Bác Hồ. Cuốn Đàn (Nxb. Trẻ, 2003) của Dương Tường không có một chữ nào, lời nào, xuyên suốt từ trang này đến trang khác của Đàn chỉ là các bức vẽ có tính ẩn dụ, độc giả thông thường sẽ không cho đó là thơ, nhưng theo tác giả Dương Tường, Châu Diên, Nguyễn Hữu Hồng Minh và Nxb. Trẻ… thì Đàn lại là một tập thơ, kiểu thơ không lời, thơ ngoài lời, thơ tranh, thơ biểu hình. Ngày nay, chúng ta xem Sử ký của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học, một tư liệu quý đối với nhà sử học; nhưng lại có thể đọc nó như văn học, ở những tác phẩm văn học đó Tư Mã Thiên khắc họa tính cách, số phận của các nhân vật lịch sử, kể về cuộc đời, hoạt động của các nhân vật đó bằng nhiều thủ pháp trần thuật, thậm chí ông còn biểu lộ thái độ đánh giá của cá nhân đối với các hình tượng: N.Konrat xem mỗi “liệt truyện” trong Sử ký là một truyện ngắn. Jonathan Culler cũng dẫn ra rất nhiều phát ngôn, chẳng hạn “Trái mận trên gối vào buổi sớm, ông cho rằng câu này có nhiều khả năng trở thành văn học, “vì nó không thể là bất cứ điều gì, ngoài một hình tượng khơi gợi một sự chú ý nào đó, gọi mời những suy ngẫm. Cũng như vậy, đối với những câu mà liên hệ giữa hình thức và nội dung tiềm ẩn những điều đáng suy tư. Theo đó, câu mở đầu của tác phẩm triết học Từ quan điểm logic của W. O. Quine có thể được đón nhận như một bài thơ:

Một thứ lạ lùng

về vấn đề bản thể

chính là sự giản dị của nó

Chép lại theo hình thức này lên một trang giấy, những mép lề đáng sợ của niềm im lặng vây quanh, câu này có thể thu hút sự chú ý nào đó, ta có thể gọi là chất văn chương: sự  quyến rũ trong các từ ngữ, những quan hệ của chúng với thứ khác, những ẩn ý, và đặc biệt, sự thú vị trong mối liên kết giữa cái được nói với cách nói. Nghĩa là, chép lại theo cách này, câu đó dường như có thể đạt đến một ý niệm hiện đại nào đó về bài thơ và đáp ứng sự chú ý mà ngày nay, được gắn kết với văn học. Nếu ai đó định nói câu này với bạn, bạn sẽ hỏi, “Ý bạn muốn nói gì?”, nhưng nếu bạn xem câu này như một bài thơ, câu hỏi hoàn toàn không như thế: không phải người nói hay tác giả muốn nói gì, mà là bài thơ muốn nói điều gì? Ngôn ngữ ấy vận hành ra sao? Câu thơ ấy biểu thị điều gì?” (Lê Minh Kha dịch). Trong công trình Nhập môn: Văn học là gì, nhà phê bình văn học nổi tiếng người Anh, Terry Eagleton đưa ra một thí dụ tuyệt vời về việc có thể đọc những thứ xung quanh như là văn học: “Bất kể cái gì cũng là “tinh chất” của văn học. Người ta có thể đọc một đoạn văn theo cách “không thực dụng”, nếu đó là theo đúng ý nghĩa của văn học, chứ không chỉ đọc theo cách “có chất thơ”. Nếu tôi nghiền ngẫm bảng giờ tàu chạy thì không phải để biết chuyến tàu chạy nối tiếp mà để tự khuyến khích mình hình dung khái quát về tốc độ và sự phức tạp của một phương tiện hiện đại, sau đó mọi người có thể nói rằng tôi đã đọc bảng giờ đó như một tác phẩm văn học. John M. Ellis tranh luận rằng thuật ngữ “văn học” có gì đó giống như “cỏ dại”: cỏ dại không là một loại cây cụ thể, mà đó là bất cứ thứ cây nào mà người làm vườn vì một vài lý do không muốn chúng có mặt trong khu vườn của họ.” Khi những phát ngôn, hình ảnh của các nhân vật trong giới showbiz không phục vụ cho mục đích thực dụng trực tiếp của lời nói, hình ảnh đó, tức là cái đang hiện diện lúc này chỉ là một cách nói, một diễn ngôn, hoặc ta đọc chúng để khái quát hóa chúng xa hơn mục đích thực dụng của chúng, tách lời nói, hình ảnh ấy khỏi văn cảnh trực tiếp của chúng để ngẫm nghĩ về ý nghĩa, trạng thái nhân sinh nào đó thì lúc đó ta đã có một loại “văn học sống” hoặc đang đọc chúng như văn học. Theo nghĩa này, ta thấy, các nhân vật trong giới showbiz luôn luôn làm văn học, nói với chúng ta bằng ngôn ngữ văn học.

Văn học có thể là rất nhiều thứ xung quanh chúng ta, trong đó có showbiz

Không gian showbiz có thể xem như một văn bản, một ngôn ngữ, một mô hình của thế giới. Ở đó đầy rẫy những hư cấu, những nhân vật được tạo ra, những cách nói có tính văn học. Thế giới showbiz cũng phản ánh thực tại xã hội, thể hiện những tình cảm, nhận thức của những chủ thể tham gia dựng lên nó, thuộc về thế giới đó. Những kĩ thuật kể chuyện, những thủ pháp trữ tình khác nhau mà nhiều nhà phê bình thường cho rằng chỉ có trong sáng tạo độc đáo của văn học, thực ra vẫn tồn tại rất bình thường trong không gian showbiz, không gian đời sống hàng ngày. Thế giới Showbiz có thể xem như một “thế giới nghệ thuật”, có không gian, thời gian riêng, quy luật vận hành riêng, có quan niệm riêng về cuộc sống và con người. Showbiz là một ẩn dụ về cuộc sống hoặc chí ít nó cũng cung cấp một không gian thích hợp để các ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ… sáng tạo ra các ẩn dụ, các ý nghĩa, các hình tượng, các vai, các ngôn ngữ. Thế giới Showbiz là thế giới của các vai diễn, các mặt nạ, các ngôn ngữ; ngay cả khi chúng ta cho rằng các ca sĩ, diễn viên có tên tuổi cụ thể chân thực, thì họ - trong không gian đặc thù đó - vẫn đích thực chỉ là các vai diễn, các mặt nạ, những sự hóa thân. Sự sáng tạo của showbiz được nói lên chẳng những bằng lời, mà còn bằng hình ảnh, tiết tấu, âm thanh, hành động… với những quy ước thẩm mỹ riêng; và đấy chính là tất cả ngôn ngữ của nó.

Hoàn toàn có thể đọc showbiz như đọc một văn bản văn học. Nhưng văn học là gì? Đã có nhiều cố gắng định nghĩa khác nhau. Trong lịch sử, văn học có thể đã từng là những thứ mà ngày nay chúng ta cho rằng đó không phải là văn học, chẳng hạn đó là văn bản lịch sử, triết học, các văn bản hành chính, công vụ, văn bản tôn giáo, tiểu luận, những bức thư - chẳng phải chúng đều sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật, là một tổ chức ngôn ngữ đặc biệt đó sao? Những định nghĩa văn học  thể hiện ham vọng bao quát toàn bộ văn học luôn thất bại, bởi vì bản thân văn học luôn vận động, phạm vi của văn học rất rộng, chức năng của nó đa dạng. Người ta có thể nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, văn học là lời nói dối lớn lao, văn học là một hình thái ý thức xã hội, văn học là nhân học, văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, văn học là một phương tiện giải trí, giải tỏa xúc cảm, văn học như là thủ pháp, văn học là sự giao cảm, giao tiếp bằng tình cảm .v.v… Những định nghĩa đó vừa đúng, vừa không đúng; nói chính xác hơn đó chỉ là những quy ước lâm thời về văn học. Đọc showbiz như văn học, không phải vô lí; ngược lại đó là một cách đọc có lí dựa trên cơ sở một quy ước. Sự viết, sự kiến tạo, rồi đến lượt mình là sự đọc, sự diễn giải, xét cho cùng luôn luôn là những thỏa thuận, những quy ước và các khả năng. Showbiz như một văn bản, một mô hình cuộc sống hiện đại thu nhỏ; văn bản ấy bộc lộ rất nhiều điều đáng suy ngẫm về văn hóa xã hội đương đại.


(Ảnh Internet)

Thế giới showbiz đầy chật những nhân vật “lột xác”. Họ lột xác bằng nhiều cách khác nhau: thay đổi tên, thay đổi ngoại hình, thay đổi cách xuất hiện giữa công chúng, “trở thành” người giàu có, sang trọng, quan trọng trong nhiều tình huống.  Nhân vật của showbiz thường xuyên muốn biến mình thành những nhân vật điển hình, chúng lột xác liên tục để trở thành những cô nàng độc nhất vô nhị. Càng làm cho công chúng bỏng mắt bao nhiêu, nhân vật nữ trong showbiz càng thành công bấy nhiêu. Chúng ta có cảm tưởng, thông điệp mà các nhân vật showbiz truyền đi luôn luôn là thông điệp của hình ảnh thân thể. Nữ nhân vật của showbiz luôn tận dụng hình ảnh thân thể của mình để thu hút sự chú ý, để đánh dấu sự xuất hiện của bản thân trước công chúng, họ lấy thân thể để thay thế các yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp.

Ngôn ngữ của showbiz là ngôn ngữ hình ảnh, mọi lời được phát ra từ không gian showbiz đều nhằm đến hình ảnh cá nhân. Câu hỏi muôn thuở đối với các hình tượng showbiz luôn là: tồn tại hay không tồn tại? Muốn tồn tại được phải nổi tiếng, được công chúng rộng rãi biết đến, phải có được công chúng riêng. Muốn công chúng biết đến, muốn có các công chúng riêng, các fan riêng, các nhân vật showbiz phải chủ động sử dụng nhiều chiêu trò. Bước chân vào giới showbiz không thể lấy câu nói hữu x tự nhiên hương làm phương châm cho hoạt động nghề nghiệp. Showbiz đòi hỏi sự cạnh tranh quyết liệt, mỗi chủ thể cần phải biết vun đắp cho cái tham vọng giành đoạt công chúng về phía mình, phe mình; phải biết cách gây sốc và biết “ngây thơ, sơ ý” đúng lúc; biết cách xuất hiện trước công chúng thật  sang trọng và chuyên nghiệp; biết cách ăn nói đầy bất ngờ và táo bạo cho đúng vẻ thông minh sành sỏi; phải biết chọn lọc các sự thật, bơm tạo thổi phổng các thông tin và hình ảnh cá nhân, và đặc biệt, phải biết cách quan hệ với báo chí truyền thông. Sự thành công hay  thất bại của nhân vật showbiz được đặt cược cả vào truyền thông báo chí. Muốn nói một câu, muốn chuộc một lỗi lầm, muốn cho biết việc cá nhân vừa tham gia sự kiện nào đó, được mời tham gia hoạt động gì đó, tầm cỡ đến mức nào, sang trọng ra sao, nổi tiếng đến đâu… nói chung là bất cứ thứ gì, các cô nàng anh chàng showbiz phải nhờ đến báo chí vào cuộc, họ phải tự nguyện hiến thân làm mồi cho báo chí. Báo chí sử dụng tràn lan các từ ngữ miêu tả như: phát sốt, sốc, hốt hoảng, choáng, ngỡ ngàng, bỏng mắt, chóng mặt, gây bức xúc, trái thuần phong mỹ tục, phản cảm, thiếu văn hóa, bị ném đá, bị phản pháo,… cứ như thể các nhân vật showbiz dễ làm đảo lộn mọi thứ, hoặc họ thường xuyên làm ra các ca chấn thương tâm lí xã hội thực sự. Người đọc hiện đại có cảm giác bất cứ cái gì xuất hiện trong xã hội ngày nay cũng có thể làm cho cánh báo chí chuyên nghiệp “sốc”, “choáng”, có thể chẳng hạn chỉ một cái hắt hơi của ca sĩ, diễn viên thôi cũng đủ làm cho các phóng viết bài la toáng lên là họ bị sốc, bị choáng, làm cho họ hốt hoảng, sợ hãi - những cảm giác, cảm xúc kì lạ chỉ dành riêng cho phóng viên khi tiếp xúc với giới showbiz, miêu tả cảm nhận của họ về showbiz. Con người hiện nay, theo như báo chí mô tả, là con người dễ bị tổn thương, dễ bị sốc, bị choáng, con người chúng ta bổng trở nên mềm yếu hơn bao giờ hết, mọi thứ bỗng trở nên lạ lẫm đến bất ngờ, như mới phát hiện lần đầu, như mới lần đầu tiên biết đến. Báo chí và nhân vật showbiz luôn sử dụng thủ pháp lạ hóa để đánh lừa chúng ta, mời gọi chúng ta chứng kiến, khơi chọc vào sự tò mò của chúng ta, dụ dỗ những mong muốn vô thức của chúng ta xuất hiện… 

Nhân nói về việc đọc showbiz như văn học, dưới đây chúng tôi nhắc đến một “tình huống” ra đề và viết văn gần đây báo chí phê phán nặng nề một đề văn lạ, đề văn mở, gây sốc, dành cho học sinh giỏi văn, của Sở Giáo dục- Đào tạo Hải Phòng. Đề thi này bị nhiều “chuyên gia giáo dục”, nhiều giáo viên phổ thông tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên đồng tình hay phản đối là chuyện bình thường và có thể xem xét bàn thảo tới trong những bài viết khác, còn việc mà ta cần đề cập đến ở phạm vi của bài viết này là các em có kĩ năng tạo lập văn bản, có năng lực viết sáng tạo, có “đất rộng”, có hướng viết, cách viết tự nhiên, có điều kiện để phát biểu suy nghĩ, quan điểm cá nhân. Vì định hướng như thế nên chúng ta cần khuyến khích, và có cái nhìn thoáng hơn, đối với các đề văn yêu cầu học sinh dựa vào hiện thực cuộc sống, bên cạnh những đề văn sử dụng tư liệu văn học quen thuộc, các đề văn đã đặt ra được vấn đề, đặt ra được bài toán khơi gợi sự tìm tòi lý giải, cách nhìn và sự cắt nghĩa riêng của mỗi em, khuyến khích các đề văn thách thức sự sáng tạo, thử thách bản lĩnh, vốn sống, vốn hiểu biết, các kĩ năng xử lý, ứng xử của các em, không nên rập lại các đề văn mẫu, cách ra đề mẫu để rồi lại bắt buộc các em làm văn theo mẫu, không nên biến các em thành cái máy chỉ biết học thuộc và nói lại những ý kiến của người khác.

Diệp Vấn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm