Kinh Đời
Văn minh của người Việt và người Nhật *
Qua bên này, thấy người Việt Nam mình so với người Nhật, đúng là đa phần sống như thổ dân mà không hay. Ngoài những con nhà trâm anh thế phiệt được dạy dỗ tỉ mỉ từ nhỏ, hoặc những người hiểu biết, đại đa số đám đông đều gần như hoàn toàn không có ý thức về những điều sắp nói đây. Nhìn mà thấy ghê, bởi sao mà người nào ra nước ngoài rồi, tiếp xúc với một cộng đồng đủ lớn, thường rất ngại ngùng nhận mình cùng dân tộc với đám người sống như mọi có chung quốc tịch.
1. Giữ yên lặng nơi công cộng
Cái này khỏi nói, trên thế giới này hình như chỉ có người Việt và Tàu là
hai dân tộc có thể hồn nhiên làm ồn cả một khu vực mà không biết xấu
hổ, hoàn toàn không có ý thức nào về không gian xung quanh. Đủ mọi hình
thức, từ nói chuyện đốp chát với giọng ông ổng cho tới cãi lộn, mắng
con, chửi thằng bán hàng… Tui từng chứng kiến cảnh một bà mẹ Tàu mắng
đứa con lớn té tát giữa phi trường vì tội nó làm ngã đứa em, đứa nỏ té
đau khóc, đứa lớn bị mắng khóc, bà mẹ chửi ra rả, như ba cái loa phóng
thanh, đến mức cảnh sát sân bay phải tới xem sự thể thế nào. (Hoặc có ai
đó báo cảnh sát cũng không chừng).
Còn người Việt thì thôi khỏi nói, ở đâu mà có mấy đứa Việt là y như chợ đầu mối dời về đó, vô tư nô giỡn đến cãi nhau, bị người Nhật xung quanh dùng những ánh mắt khinh thị đầy ác cảm ném vào mặt mũi cả dân tộc mà không hay.
Giải pháp là tốt nhất nên tránh xa mấy đứa làm ồn và nếu lỡ ở cùng chỗ với những kẻ ồn ào thì nếu có ai hỏi thì nói mình là người Indo hay châu Phi gì đó cho đỡ nhục.
2. Không đụng chạm vào con nít với bất cứ hình thức nào
Ở Việt Nam, quen tay sờ mó nắn bóp cấu véo con nít, kể cả những hành vi
khiếm nhã là sờ chỗ nhạy cảm của trẻ con, cho là sự thường, nên sang
Nhật nhiều người cũng quen thói đó. Cũng rất may cho họ là người Nhật
giữ con khá kỹ, không có nhiều cơ hội cho bọn Việt hôi hám tiếp cận. Tuy
nhiên, không thể không để ý, nếu biết rồi thì càng nên cẩn trọng.
Con nít Nhật mười đứa thì hết mười được dạy, nếu người lạ chạm vào cơ thể thì hãy hét lên thật to cầu cứu, và nếu cha mẹ nó đến thì bạn hoàn toàn có thể bị cảnh sát hỏi thăm sức khỏe, bị trục xuất hay ngồi tù là điều hoàn toàn có thể xảy ra, dù động cơ của bạn chỉ là cưng quá muốn nựng. Ai không tin thì cũng nên thử một lần cho biết.
3. Không chụp hình người khác tự tiện
Vụ này càng hay, ở VN có thuật ngữ là “chụp ảnh dìm hàng”, là chụp hình
của người khác lúc họ đang xấu xí và không để ý để trêu chọc. Chính tại
VN, điều đó cũng đã được khẳng định trong bộ luật dân sự năm 2005, điều
31 và 38 về hình ảnh của cá nhân. Vi phạm, hoàn toàn có thể bị kiện ra
tòa và phiền chết lên chết xuống với việc tố tụng. Thì nói gì với những
đất nước tiên tiến và lại còn trọng đời tư như Nhật? Không phải tự nhiên
mà 100% máy điện thoại lock Nhật đều không thể tắt được âm chụp hình là
vậy.
Việc này, thường đem nói với một vài người bạn, nhưng chính mình lại bị trở thành kẻ bị nhạo báng, cho là nói chuyện tào lao. ^_^ ừ thì tào lao hehehe.
4. Ý thức công ích
Cái này thì khỏi nói cũng biết, người Việt mình không mấy người có. Để dành cho một bài khác chi tiết hơn.
Hiệu quả của việc tôn trọng các điều công ích, tuy vô hình, nhưng lại rất mạnh trong việc thăng tiến và tương lai của bạn. Khi sống theo tinh thần của người Nhật, hòa vào từ trường của đất nước họ, đồng khí tương cầu, thì những điều tốt lành sẽ luôn tới. Còn ngược lại, giữ thói khôn lỏi, chỉ biết lợi cho mình mà mặc kệ việc đó có hại cho cộng đồng, thì bạn tự biến mình thành kẻ thù nghịch với cái tốt, hậu quả cũng sẽ không gì đo lường được.
Hai Le,Chuyện văn minh ở xứ tư bản
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Văn minh của người Việt và người Nhật *
Qua bên này, thấy người Việt Nam mình so với người Nhật, đúng là đa phần sống như thổ dân mà không hay. Ngoài những con nhà trâm anh thế phiệt được dạy dỗ tỉ mỉ từ nhỏ, hoặc những người hiểu biết, đại đa số đám đông đều gần như hoàn toàn không có ý thức về những điều sắp nói đây. Nhìn mà thấy ghê, bởi sao mà người nào ra nước ngoài rồi, tiếp xúc với một cộng đồng đủ lớn, thường rất ngại ngùng nhận mình cùng dân tộc với đám người sống như mọi có chung quốc tịch.
1. Giữ yên lặng nơi công cộng
Cái này khỏi nói, trên thế giới này hình như chỉ có người Việt và Tàu là
hai dân tộc có thể hồn nhiên làm ồn cả một khu vực mà không biết xấu
hổ, hoàn toàn không có ý thức nào về không gian xung quanh. Đủ mọi hình
thức, từ nói chuyện đốp chát với giọng ông ổng cho tới cãi lộn, mắng
con, chửi thằng bán hàng… Tui từng chứng kiến cảnh một bà mẹ Tàu mắng
đứa con lớn té tát giữa phi trường vì tội nó làm ngã đứa em, đứa nỏ té
đau khóc, đứa lớn bị mắng khóc, bà mẹ chửi ra rả, như ba cái loa phóng
thanh, đến mức cảnh sát sân bay phải tới xem sự thể thế nào. (Hoặc có ai
đó báo cảnh sát cũng không chừng).
Còn người Việt thì thôi khỏi nói, ở đâu mà có mấy đứa Việt là y như chợ đầu mối dời về đó, vô tư nô giỡn đến cãi nhau, bị người Nhật xung quanh dùng những ánh mắt khinh thị đầy ác cảm ném vào mặt mũi cả dân tộc mà không hay.
Giải pháp là tốt nhất nên tránh xa mấy đứa làm ồn và nếu lỡ ở cùng chỗ với những kẻ ồn ào thì nếu có ai hỏi thì nói mình là người Indo hay châu Phi gì đó cho đỡ nhục.
2. Không đụng chạm vào con nít với bất cứ hình thức nào
Ở Việt Nam, quen tay sờ mó nắn bóp cấu véo con nít, kể cả những hành vi
khiếm nhã là sờ chỗ nhạy cảm của trẻ con, cho là sự thường, nên sang
Nhật nhiều người cũng quen thói đó. Cũng rất may cho họ là người Nhật
giữ con khá kỹ, không có nhiều cơ hội cho bọn Việt hôi hám tiếp cận. Tuy
nhiên, không thể không để ý, nếu biết rồi thì càng nên cẩn trọng.
Con nít Nhật mười đứa thì hết mười được dạy, nếu người lạ chạm vào cơ thể thì hãy hét lên thật to cầu cứu, và nếu cha mẹ nó đến thì bạn hoàn toàn có thể bị cảnh sát hỏi thăm sức khỏe, bị trục xuất hay ngồi tù là điều hoàn toàn có thể xảy ra, dù động cơ của bạn chỉ là cưng quá muốn nựng. Ai không tin thì cũng nên thử một lần cho biết.
3. Không chụp hình người khác tự tiện
Vụ này càng hay, ở VN có thuật ngữ là “chụp ảnh dìm hàng”, là chụp hình
của người khác lúc họ đang xấu xí và không để ý để trêu chọc. Chính tại
VN, điều đó cũng đã được khẳng định trong bộ luật dân sự năm 2005, điều
31 và 38 về hình ảnh của cá nhân. Vi phạm, hoàn toàn có thể bị kiện ra
tòa và phiền chết lên chết xuống với việc tố tụng. Thì nói gì với những
đất nước tiên tiến và lại còn trọng đời tư như Nhật? Không phải tự nhiên
mà 100% máy điện thoại lock Nhật đều không thể tắt được âm chụp hình là
vậy.
Việc này, thường đem nói với một vài người bạn, nhưng chính mình lại bị trở thành kẻ bị nhạo báng, cho là nói chuyện tào lao. ^_^ ừ thì tào lao hehehe.
4. Ý thức công ích
Cái này thì khỏi nói cũng biết, người Việt mình không mấy người có. Để dành cho một bài khác chi tiết hơn.
Hiệu quả của việc tôn trọng các điều công ích, tuy vô hình, nhưng lại rất mạnh trong việc thăng tiến và tương lai của bạn. Khi sống theo tinh thần của người Nhật, hòa vào từ trường của đất nước họ, đồng khí tương cầu, thì những điều tốt lành sẽ luôn tới. Còn ngược lại, giữ thói khôn lỏi, chỉ biết lợi cho mình mà mặc kệ việc đó có hại cho cộng đồng, thì bạn tự biến mình thành kẻ thù nghịch với cái tốt, hậu quả cũng sẽ không gì đo lường được.
Hai Le,Chuyện văn minh ở xứ tư bản