Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Văn minh phương Tây: Thiên Chúa Giáo

Hai thế kỷ bắt đầu với hoàng đế Augustus, là thời đại hòa bình và thịnh vượng. Có những vị điên dại, có những vị dã man, có những vị bị ám sát nhưng đế chế vẫn hùng mạnh. Địa Trung Hải tấp nập tàu thuyền, đường xá an toàn,

pavel-ryzhenko-he-chose-faith-the-martyrdom-of-st-george-the-all-victorious-200211-1024x460.jpg

GS. Eugen Weber

Lê Quỳnh Ba biên tập

I . Thiên Chúa Giáo – Buổi Sơ Khai 

Sau khi văn hóa Hy lạp La Mã bị lãng quên, châu Âu và Địa Trung Hải ảnh hưởng văn hóa Do Thái, văn hóa dị giáo, làm thay đổi văn minh Phương Tây.

Đạo Thiên Chúa bắt đầu lan tỏa bất chấp sự ngăn cấm của La Mã.

  1. Các khía cạnh quan trọng của chủ nghĩa nhân văn La Mã.

Lịch sử La Mã tóm tắt: (31 BC – 476, khoảng 5TK)

– Hai thế kỷ bắt đầu với hoàng đế Augustus, là thời đại hòa bình và thịnh vượng. Có những vị điên dại, có những vị dã man, có những vị bị ám sát nhưng đế chế vẫn hùng mạnh. Địa Trung Hải tấp nập tàu thuyền, đường xá an toàn, biên giới giữ vững. Nền văn minh Hy La vẫn ổn định, cấu trúc cơ bản của văn minh thế giới. Lịch sử không còn là quá trình, mà ghi nhận nền văn minh ổn định và hoàn thiện như thế nào. Và chính trị cũng không phải quan tâm đến những việc diễn ra như thế nào, mà quan tâm những việc giữ nguyên (kết quả) như thế nào.

– TK 3 là thời đại hỗn loạn, vì chiến tranh, vì nội chiến kéo dài tới triều đại Diocletian (284 – 305) là thời đại trùng tu và chỉnh đốn.

– Đầu TK 4 tiếp theo, đế chế tương đối hòa bình. Nhưng sau đó mọi thứ tan vỡ. Kinh tế trì trệ, nhiều lãnh thổ bị xâm chiếm bởi người man rợ, chính thành Rome cũng bị cướp đoạt. Năm 476, hoàng đế Romolus Augustulus, vị hoàng đế cuối cùng thống trị từ Rome, toàn bộ lãnh thổ phía Tây của Đế chế La Mã, cũng rút lui về nông thôn. Kết thúc Đế chế La Mã. Trong khoảng 5 TK sau trận Actium (31BC, bắt đầu Đế chế La Mã), bắt đầu kỷ nguyên hòa bình của Augustulus.

  1. . Nguồn gốc của sự bất ổn lâu dài trong Đế chế Roman

Một bước ngoặc đáng chú ý, như Edward Gibbon – nhà Sử học TK 18 viết: “thay vì tò mò tìm hiểu vì sao Đế chế La Mã bị tiêu diệt thì chúng ta nên ngạc nhiên về việc đế chế tồn tại quá lâu”. Bước ngoặc thực tế này không xuất hiện ở TK 5, mà là ở TK 2 và 3, khi người dân Rome nhận ra Rome đã chết khi cái tâm điềm tĩnh của con người của thời xưa đã ngày càng sa ngã vào sự lo lắng, bứt rứt, sự suy đồi đáng kể. TƯ TƯỞNG. Chuyền đổi sang sự lo âu của các vị Hoàng đế: Bạn có thể phác họa những thay đổi qua chân dung các vị hoàng đế. Bức tượng Trajan (trị vì 98 – 117), 1 trong những HĐ giỏi nhất của đế chế La Mã, ông trông già hơn với khiếu hài hước của mình, và chút hoài nghi. Tuy nhiên, các vị hoàng đế của 50 năm sau, cũng giống như thần dân của họ, dường như tồi tệ hơn. Hoàng đế Marcus Aurelius, 1 nhà triết học Stoic (TV 161 – 180), là HĐ tài ba, nhưng dường như là người gánh cả thế giới, bằng đôi vai của mình. Từ đó trở đi, các hoàng đế, từ tâm trạng buồn đến lo lắng: Decicus; hung tàn Caracalla (Trị vì 198 – 217); tâm trạng điên cuồng như hoàng đế trẻ Commodus. Vị hoàng đế đã bác bỏ chủ nghĩa Stoic duy lý và viện chứng sự bảo vệ của các vị thần Phương Đông trong sách Kinh. Cybele, nữ thần đến từ Tiểu Á. Mitrras, Thần mặt trời đến từ Ba Tư. Nữ thần Isis từ Ai Cập. và 1 số vị thần khác mà họ hứa sự cứu vớt linh hồn và bất tử.

Vì vậy, chính trong 1 thế kỷ (cuối TK 2), mà người dân La Mã chuyển từ tinh thần chắc chắn, ổn định sang sự lo âu, bất định. Và thế giới quan của họ cũng chuyển theo luôn, đặc biệt trong tôn giáo và triết học. Tiếp nhận Chủ nghĩa Stoic (CN Khắc kỷ): Quay lại TK 2 BC khi người LM tiếp nhận tư tưởng HLạp, thì triết học phổ biến lúc đó trở thành chủ nghĩa Stoic thì nền tảng cơ bản của đạo đức là hòa hợp với thiên nhiên không chỉ là nhân tính thật sự của nó mà còn của trật tự giới thần thánh. Một người đàn ông thông minh phải lĩnh hội được thiên nhiên thực và trật tự thực và thích nghi với chúng. Người LM đã sửa lại chủ nghĩa này cho phù hợp với nhu cầu của họ. Bằng cách nhấn mạnh vào sự tự chủ, sự điều độ, sự dũng cảm và sự cống hiến. Nhưng họ cũng học tập tư tưởng nhân văn, phổ cập của chủ nghĩa Stoic (CN Khắc kỷ) và những quan điểm hạn chế cổ xưa về nhân cách như sự mạnh mẽ của đàn ông trong việc phục vụ đế quốc. Đức tính này được mở rộng phong phú. Giá trị đạo đức hạn chế cổ xưa được mở rộng thành chủ nghĩa nhân văn mới.

Những người như Cicero cố gắng áp dụng chủ nghĩa mới này vào những vấn đề chính trị và xã hội. Sinh năm 106 BC, Cicero được minh họa là 1 chính khách, nhà hùng biện và nhà triết học LM. Đến khi ông phản đối Mark Anthony, thì hđế Octavian giết ông. Đại diện cho triết học nhân đạo hơn, nhà triết học Seneca đã trở thành trợ lý và cố vấn của hđ trẻ Nero đến khi Nero buột tội ông vì có âm mưu, và bắt ông phải tự tử. (9.0 – 10 – 6 – 2015). Augustus và triết học Stoic (CN Khắc kỷ): Và chính triết học Stoic, đã giúp biện hộ cho những người đứng đầu như Augustus – công dân đứng đầu chính là người bảo vệ thông minh và có nhân cách của 1 đế quốc. Người theo chủ nghĩa Stoic đã biến đổi lý tưởng Platon, vị hoàng đế triết học, thành tư tưởng mà tất cả mọi người đều bình đẳng về bản chất nhưng không bình đẳng về tài năng và nhân cách. Có rất ít những vĩ nhân như Augustus, vị hoàng đế đắm mình trong học thức và xuyên suốt sự tinh anh và những người này có thể tự mình nhận thức và thực hiện được những việc gì là tốt. và nhiều sự cải cách của Augustus, đã phản ảnh nhận thức của những người phi thường. Người đàn ông với sứ mệnh thiết lập lại và củng cố sự cân bằng và hài hòa của thế giới, đang bị đe dọa bởi sự quá độ và mục nát. Kể từ đây, những nổ lực của Augustus để phục hồi những đức tính cổ xưa, để xác nhận lại những lễ nghi truyền thống, để thiết lập lại những tập quán tôn giáo cũ và những lễ nghi tôn giáo của La Mã cổ đại. Như điện thờ của phong cảnh thần thánh để đào tạo và rèn luyện giới thượng lưu cầm quyền đều dựa vào chủ nghĩa nhân đạo Hy Lạp – La Mã, những giá trị vẫn được dạy học tại trường ở TK 19 và 20. Nhưng sự phục hồi thời Augustus sau quá nhiều thời gian sau rốt dường như không ổn định. Bởi vì nó phụ thuộc vào những cá nhân phi thường để thực thi những trách vụ lớn lao – cai trị đế quốc. Với những cá nhân nổi trội này không phải lúc nào cũng có. Sự khôi phục cũng khá yếu, vì nền văn hóa được tạo bởi Augustus lại đè nặng lên giai cấp thấp hơn. Điều này va chạm đến tính hung bạo và bất hợp lý phổ biến ở tầng lớp hạ lưu cũng như tính duy lý khó trụ vững trên tầng lớp thượng lưu. Vì vậy, khi thời kỳ khó khăn đến, dường như vẻ bên ngoài dễ dàng bị bóc đi. Augustus Muốn đưa ra 1 triết lý khổ hạnh, tinh hoa tốt cho sự soi sáng. Trong triết học này, việc phục vụ cộng đồng là nhiệm vụ của những người đàn ông và rằng phải được rèn luyện đến kết quả như ý và sau đó đến sự điều độ. Nhưng những lễ nghi tôn giáo này quá thực tế, quá “thú vị” trong các thời kỳ nước sôi lửa bỏng và triết lý này đòi hỏi quá khả năng của những người bình thường.

Dân chúng muốn sự cá nhân hơn, dễ gần gũi hơn: Vì vậy, khi an ninh đế quốc suy yếu, và nền kinh tế suy sụp, thì mối đe dọa hiểm nguy, tang thương càng in sâu vào tâm trí của người dân.

Chủ nghĩa Stoic được thay thế bởi những tư tưởng mới, những khát vọng mới. Tư tưởng mà hầu hết người dân La Mã mong muốn trong thời kỳ khó khăn này là thứ gì đó cá nhân hơn, dễ gần gũi hơn. Họ bày tỏ điều này bằng cách họ muốn sức khỏe, sức khỏe thể chất cả sức khỏe tinh thần, đó là sự cứu vớt linh hồn. Chủ nghĩa Stoic có thể tốt cho nhà triết học như Seneca nhưng hoàng đế loạn tinh thần Nero lại không muốn bị sai bảo những gì phải làm, và khi chủ nghĩa Stoic của Seneca hết thời, thì Nero bắt ông phải tự tử. Muốn tin vào sự nhiệm mầu: (Bế tắc cần phép màu) Thế kỷ sau đó, chủ nghĩa Stoic đã dẫn Hđ Marcus Aurelius viết tập Suy nghiệm (tư tưởng chủ nghĩa Stoic) Nhưng con trai và người kế vị ông, Commodus là hđ thô lỗ, cục mịch, không thích sự chịu đựng nội tâm bằng sự cứu vớt linh hồn thần thánh. Lúc bấy giờ, văn hóa La Mã ngày càng biến động. Những công dân khả kính đang cố gắng dò xét sự huyền bí bằng cách giao tiếp với người chết. Những vị hđế thì cầu nguyện phép nhiệm màu làm sao đưa họ ra khỏi những nơi căng thẳng và những thường dân thì tin vào bùa mê tôn giáo tin vào nhà chiêm tinh, thầy bói và các bùa mê khác.

  1. Nguồn gốc của sự bất ổn và không chắc chắn làm cho con người tìm kiếm sự an ủi trong tín ngưỡng tôn giáo

20120224-Christian_Martyrs_in_Colosseum.jpg

Nếu bạn bị rượt đuổi trong 1 cuộc đột kích trên không, hàng tá tấn bom đang rơi xuống, bạn sẽ biết rằng, đức hạnh, sự thông thái hay sức mạnh đều không có sự khác biệt và bạn sẽ cầu nguyện cho 1 sự can thiệp thần thánh xảy ra. Đó là những gì đã xảy ra, từ TK thứ 2 sang TK thứ 3 và TK thứ 4 trong chính trị, tư tưởng và trong nghệ thuật. Thì chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên và nhân sinh quan – 1 phần của quan điểm duy lý đối với thiên nhiên và thế giới – tất cả chúng đều phân rã. Càng rối loạn, càng ít duy lý. Đế quốc càng suy sụp, sự tự lực và tự giác càng ít, thì càng có nhiều học thuyết cứu sinh đưa ra con đường thoát ly thực tế. Điều đó mang ta đến Ki tô giáo. Ki tô giáo ra đời đúng lúc: Có 3 điều mà chúng ta khắc ghi khi xem xét Ki tô giáo sơ khai:

  • Ngữ cảnh văn hóa của thế giới Hy Lạp xung quanh nó.
  • Nguồn gốc đạo Do Thái của tín ngưỡng mới và những ảnh hưởng người Do Thái đến nó
  • Những thay đổi của thế giới cùng thời.
  1. Nguyên nhân sự nổi lên của Thiên Chúa giáo.

Jean-Léon_Gérôme_-_The_Christian_Martyrs_Last_Prayer_-_Walters_37113.jpg

Khoảng giữa TK thứ 1, khi Ki tô giáo được sinh ra. Và TK thứ 4, khi Ki tô giáo được công nhận ở đế quốc La Mã. Nói cách khác, chúng ta phải xem xét những con đường thế giới tác động đến Ki tô giáo và những con đường Ki tô giáo tác động lại thế giới.

Nếu chúng ta bắt đầu xem xét văn hóa Hy Lạp cổ thống trị của đời thượng cổ thì chúng ta nhận ra rằng nền văn hóa này bị xâm nhập bởi Phương Đông, đặc biệt được xem như  tôn giáo. Điển hình, một hình người La Mã mặc trang phục Ai Cập. Đây là cảnh diễn trong những tôn giáo thần bí hoặc từ 1 giáo phái ngộ đạo nói rằng mình có thể cung cấp cách chứng ngộ hoặc vào tri thức luận của những nghi thức bí truyền. Những giáo phái này rất phổ biến đối với phụ nữ và tầng lớp hạ lưu và đối với những người hay tầm hóa hay đơn giản hóa. Những giáo phái này không mới, nhưng tầm quan trọng của chúng trong thế giới Hy – La cổ đại lại mới. Nói chung, chúng ta có thể miêu tả thế giới đó là hoài nghi, dung tha và duy vật. Bản sắc Do Thái độc lập: Đây là 1 thương nhân bán gối. Nhưng trên tất cả những điều có thể, 1 thế giới đa văn hóa, mà dưới thống trị của người La Mã, các bộ lạc và chủng tộc cùng sống trà trộn dưới triều đại đế quốc. Trong số này, duy chỉ có người Do Thái giữ được bản sắc văn hóa và vẻ ngoài Do Thái không thỏa hiệp của dân tộc mình.

 Người Semites, 1 dân tộc từ sa mạc Arab đến vùng Lưỡng Hà khoảng 2000 BC. Hebrew cũng thuộc Semites và cũng là dân tộc Arab. Đặc biệt người Do Thái là con của Thánh, Thánh Jehovah, vị Thánh vạn năng tối cao chỉ có quan hệ duy nhất, độc nhất vô nhị với người Do Thái. Chính những tư tưởng này đã giữ họ tồn tại như 1 dân tộc qua nhiều năm gian nan, cực khổ. Tồn tại và tách biệt đố kỵ với những tôn giáo khác trong thế giới xung quanh. Mặc dù, những ảnh hưởng văn hóa cổ Hy Lạp tác động đến người Do Thái cũng như tác động đến tất cả các dân tộc khác, nhưng chúng cũng tác động tới người Do Thái theo xu hướng trái ngược, là họ chống lại sự đồng hóa, kích động chủ nghĩa dân tộc, bằng việc ép họ phải xét lại và sửa đổi lại những quan điểm và đạo lý tôn giáo của họ. Do Thái chống đối việc xóa bỏ bản sắc riêng: Vào 175 BC, Antiochus IV, hoàng đế trị vì Syria và Palestine, bắt đầu chiến dịch quyết thống nhất vương quốc bằng việc loại bỏ những truyền thống tôn giáo gây tranh cãi. Vì vậy, nên ông cấm luật cắt bao quy đầu và ăn kiêng, những tập tục chính của đạo Do Thái. Tất nhiên người Do Thái đã từ chối việc bác bỏ những phong tục này của họ. Họ khước từ việc tôn thờ Antiochus IV như 1 vị Thượng đế và việc tôn giáo họ phụ thuộc vào vương quốc. Sự xích mích càng tồi tệ cho đến năm 164 BC, nó trở thành 1 cuộc nổi loạn Maccabean đẫm máu. Cuộc cách mạng đó giết người tàn bạo. Pháp – Machabee – xác chết. Các đồng xu đúc thời Maccabean mới, tình cờ mà, kết quả những cuộc nổi loạn cũng có cái tốt đằng sau những sản phẩm thực tế mà chúng tạo nên. Và trong đó, kết quả chủ yếu chính là, trong quá trình kháng cự, đạo Do Thái vẫn tồn tại như 1 đức tin tự giác và riêng biệt.

Giả sử Antiochus thành công, hay đạo Do Thái mất hẳn thì cả Ki tô giáo và cả Hồi giáo, theo đúng thể thức hình thành của chúng, sẽ không thể tồn tại. Phục hồi, phát triển giáo lý đạo Do Thái: Nhưng cũng thật ngẫu nhiên, sự hành hạ và sự đấu tranh, đã đem lại 1 số cơ hội phục hồi của đạo Do Thái, một phần là biểu lộ chủ nghĩa dân tộc, phần là tìm kiếm sự an ủi. Chiến tranh là địa ngục, cuộc sống là địa ngục, vì vậy chỉ có cách là hóa trang cho nó. Người Do Thái đã bắt đầu nghĩ về Thiên đường. Họ kế tục những tư tưởng bất tử những ngộ đạo. Và họ thụ giáo phần vì để động viên chính họ và bạn bè thân thích. Không tôn thờ Antiochus và những thần thánh Sy ri. Hãy xem xét kỹ điều này: nếu bạn phải chọn lựa giữa 2 con đường, trung thành với Thánh Jehovah và bị thiêu chết hoặc là tôn thờ các vị thần thô lỗ như thần thịnh vượng Baal để được sống. Có sự an ủi và sự chịu đựng dũng cảm nếu đang bị thiêu sẽ được ca tụng, để lại tiếng tăm muôn đời. Ngược lại, nếu tuyệt giao với Thánh Jehovah, cuộc sống ngắn ngủi sẽ thấy muộn phiền về sau.

  1.  Một vài sự liên tục giữa Judaism và Christianity.

Sự ảnh hưởng của văn hóa cổ Hy Lạp mà bị bác bỏ bởi người Do Thái, lúc bây giờ đã qua thử thách, tuy nhiên 1 cuộc tấn công đằng trước mặt đã và đang tác động tới tư tưởng của người Do Thái bằng nhiều con đường tinh vi qua sự phát triển đạo lý của triết học Phari. Pha ri không những là 1 giáo phái dành cho người thiết tha mộ đạo, nghiêm chỉnh chấp hành đạo luật Do Thái mà còn giải thích đạo luật của giáo đồ Moses trong phạm vi liên quan đến những tình cảnh thay đổi. Lễ nghi của người Do Thái thường tập trung bằng việc đọc luật lệ và những lời trích trong Kinh Thánh ở giáo đường Do Thái, bàn luận về chúng và diễn giải chúng. Đây là thói quen khiến mọi người luôn suy nghĩ cho chính họ và lắng nghe những người xung quanh mình, những người đang phát triển những ý niệm, những quan điểm ít được thấy trong thánh kinh, hơn trong tư tưởng hiện hành. Niềm tin vào linh hồn bất tử, tin vào thần linh, vào sự phục sinh, tin vào tự do ý chí, thuận hòa với định mệnh.

Vì vậy, với 1 tai để lắng nghe văn hóa cổ Hy Lạp, tai kia nghe ý kiến nội bộ, giáo phái Pha ri đang tiến hóa. Hầu hết những tư tưởng quan trọng có tính xã hội trước đây, truyền lại trong kinh Tân Ước. Bài thuyết giảng trên đỉnh núi là sự phản chiếu hoàn toàn học thuyết Pha ri sơ khai. Đối với những bạn biết về nó, 1 đoạn văn quen thuộc: “Hãy yêu người mình yêu thật lòng và nếu anh ta phản lại bạn hãy giải hòa với hắn và giữ cho tâm hồn mình trong sạch. Và nếu người đó biết ăn năn, hối hận, bạn hãy tha thứ. Nhưng nếu hắn phủ nhận nó, đừng nổi giận tam bành rằng lấy thuốc độc cùng người thề thốt và bị tội gấp đôi. Và nếu hắn không biết xấu hổ và khăng khăng giữ việc làm sai trái của mình, dù cho đúng như thế, hãy tha thứ cho hắn chân thành và để Thượng đế trả thù”.

 Đoạn văn này được viết bởi người Do Thái, trước khi sinh Chúa Jesu hơn 1 thế kỷ. Nó xuất phát từ kinh thánh của 12 thánh đồ, được soạn thảo giữa 109 – 107 BC. Sau đó dường như được phổ biến bởi Thánh Paul, cũng như khá quen thuộc với Chúa Jesu. Ki tô giáo: Bây giờ, rõ ràng là, chúng ta không thể hiểu được Ki tô giáo trừ phi chúng ta nhận ra rằng Ki tô giáo là sản phẩm của sự phát triển lâu dài và sự tác động qua lại của tư tưởng và tôn giáo trong dân tộc Do Thái. Xét cho cùng, Jesu là người Do Thái, cũng có thể là 1 giáo sĩ Do Thái, người truyền đạo Do Thái. Và Ki tô giáo ban đầu được truyền tụng từ người Do Thái đến người Do Thái như 1 phần của đạo Do Thái sửa đổi. Jesu đã thu phục được khá nhiều người Do Thái, đặc biệt là người dân nghèo theo Ki tô giáo, mãi đến khi sự thành công của Người đã kích động sự thù nghịch của giáo chức Do Thái. Điều mà không mấy khó khăn để làm cho Thống đốc La Mã tin rằng Jesu là kẻ cấp tiến nguy hiểm. Vì vậy, La Mã đã xử tử Jesu ở Jerusalem, khoảng năm 30. Nhưng rất quan trọng để nhận ra rằng, ngay từ lúc sơ khai, Ki tô giáo không những xác nhận không bị tan vỡ mà còn nối tiếp và hoàn thành lịch sử vĩ đại của kinh Cựu ước. Kinh thánh báo trước Đấng Messiah – Chúa Cứu thế, người sẽ giúp dân Do Thái đấu tranh thắng lại kẻ thù.

Người dân Ki tô giáo đã kế thừa rất nhiều điều từ người Do Thái. Trong đó gồm ý thức Semites về thế giới – ý thức không có giá trị và mâu thuẩn giữa thể xác và tâm hồn. Và họ cũng kế tục ảo tưởng đặc thù của người Do Thái, về 1 vị Chúa toàn quyền sáng ngời và điều kiện khốn khổ của con người dưới ý thức tràn ngập tội lỗi và thiết tha sự cứu rỗi. Nhưng sự cứu tế không phải đến từ mọi việc mà con người có thể làm được như những người Hy Lạp duy lý đã từng tranh cãi, mà chỉ đến từ Thượng đế, hoặc như Thánh Paul nói, xuất phát từ niềm tin vào Thượng đế, trong ngôn ngữ Ki tô giáo, đơn giản là tin vào hiện thực, và tin vào giá trị hy sinh của Chúa Jesu. Tuy nhiên, có 1 điều mà chúng ta phải nhớ: Lúc đầu, để trở thành tín đồ Ki tô giáo, bạn phải là người Do Thái. Không có tư tưởng muốn chia rẽ cộng đồng Ki tô giáo điều lệ rất đơn thuần được các nhóm tôn giáo sửa đổi trong cộng đồng Do Thái.

II . Sự trỗi dậy của Nhà Thờ

constantines-vision.jpg

  1. Sự giống nhau và khác nhau giữa Thiên Chúa giáo và những tôn giáo huyền bí.

Dưới thời Hoàng Đế Constantine, Thiên Chúa giáo đã trở thành quốc đạo của La Mã

Một nhóm nhỏ người Do Thái vô danh đi theo lời rao giảng của 1 nhà tiên tri dị giáo, người tự xưng là con trai của Chúa Trời. Làm sao mà tín ngưỡng Thiên Chúa giáo chống lại được sức mạnh của đế chế La Mã để rồi thành đồng minh của La Mã?

          Khi Chúa Jesu và các tông đồ đang giảng dạy cho các tín hữu Do Thái về 1 kiểu Do Thái giáo cách tân, nơi đã có truyền thống lâu đời của các nhà tiên tri Hebrew (Do Thái) hứa hẹn sẽ xuất hiện 1 đấng Cứu thế, người sẽ tạo nên vương quốc của Chúa Trời ngay trên địa cầu. Nhưng dường như Jesu đã rao giảng rằng sẽ không có vương quốc nào cả thay vào đó lại là 1 ngày phán xét đến rất gần, khi đó những kẻ dữ sẽ bị trừng trị và người lành được thưởng công. Cho nên thông điệp ở đây là hãy gột rửa tội lỗi khi anh còn có thời gian. Đây chắc chắn là 1 sự thoát ly khỏi chính thống dù thế vẫn không có sự chia rẽ trong các cộng đồng Ki tô giáo cho tới khi Thánh Phao Lô xuất hiện.

Thánh Phao Lô vốn là 1 công dân La Mã, sinh ra ở Tarsus, Tiểu Á. Ông còn là 1 giáo sĩ người Do Thái, và là 1 tín đồ của Phari siêu. Nói cách khác, ông là 1 người Do Thái sùng đạo. Vì là người Do Thái sùng đạo nên ông căm ghét những tín đồ Thiên Chúa giáo, ông coi họ là những kẻ dị giáo và là mối đe dọa của Do Thái giáo. Vào những năm 35, 5 năm sau khi Chúa Jesu bị đóng đinh, trên đường đi tới Damascus, Thánh Phao Lô nhận được điềm báo và ông tin rằng Jesu là con của Đức Chúa Trời. Thánh Phao Lô cải đạo. Thánh Phao Lô lại trở thành nhà tổ chức vĩ đại, 1 nhà quản lý các mối quan hệ xã hội thiên tài của đức tin còn non trẻ này. Ông đã làm cho Thiên Chúa giáo vị thế sánh ngang với các tôn giáo khác. Ông mở rộng tầm ảnh hưởng của nó bằng cách tiếp nhận thêm các tín hữu thay vì chỉ hạn chế trong nhóm những người tuân theo luật lệ Do Thái. Ông chấp nhận là những người không phải là dân Do Thái mà không bắt họ trước tiên phải cắt bao quy đầu (1 nghi thức trong Do Thái giáo) hay khăng khăng bắt họ phải tuân thủ giới luật, đặc biệt là luật liên quan đến các món ăn. Có lẽ ông làm điều đó vì ông rất vội: ngày tận thế đang đến gần, nên chẳng hơi đâu bắt bẻ những chuyện vụn vặt.

 Thánh Phao Lô và những người như ông sở dĩ có thể mở rộng phát triển Thiên Chúa Giáo là nhờ những con đường La Mã và nền hòa bình của đế chế, bên cạnh tài năng của ông và sự thu hút của bản thân tôn giáo này. Chính La Mã đã liên kết cả thế giới Địa Trung Hải lại với nhau. Điều quan trọng không kém chính là tiếng Koine, phương ngữ chung của người Hy Lạp, được nói khắp nơi từ Đông sang Tây, khiến cho các vùng Địa Trung Hải thành thế giới của 2 thứ tiếng. Nơi mà những lữ khách có thể giao tiếp ở bất cứ nơi đâu.

 Thánh Phao Lô viết thư cho người La Mã bằng tiếng Hy Lạp, và cho tới TK III SCN, ngôn ngữ mà người Thiên Chúa Giáo dùng trong các nghi thức tế lễ, trong Nhà Thờ của La Mã là tiếng Hy Lạp. Cả các cuốn kinh Hebrew cũng được dịch sang tiếng Hy Lạp 02 TK TCN. Những bản dịch cực kỳ quan trọng này, được hoàn thành nhờ công cộng đồng Do Thái đông đảo ở Alexandria, TP Ai Cập được Hy Lạp hóa. Nó được gọi là “Septuagint” (Kinh Cựu Ước của người Thiên Chúa Giáo nói tiếng Hy Lạp) theo tiếng La Tinh có nghĩa là “Bảy mươi”, bởi vì được cho là 70 người đã dịch quyển kinh này. Vậy là tất cả đã sẵn sàng cho những nhà truyền đạo Thiên Chúa Giáo cổ xưa bắt đầu mang thông điệp của Chúa đi truyền bá khắp thế giới.

Trong các giáo đường Do Thái mà bạn có thể thấy ở các TP Hy Lạp cổ đại như ở Adora Europas, bản dịch của những cuốn kinh Hebrew này được đọc và nghiên cứu. Và tôi nghĩ rằng Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo cổ đại hay kể cả Thánh Phao Lô sẽ không tiến xa được nếu không có kinh Cựu ước này cùng với hội đạo Do Thái và cả việc viết kinh Tân ước bằng tiếng Koine ngay từ lúc mới khởi thủy.

 Ở đây chúng ta thấy có 1 mối liên kết cực kỳ quan trọng giữa các yếu tố: đầu tiên các cuộc chinh phạt của đế chế La Mã đã thống nhất lãnh thổ Địa Trung Hải; Thứ 2 việc Hy lạp cổ đại đã sáng tạo ra 1 ngôn ngữ chung cho toàn vùng. Cả hai đều là tiền đề cho phát triển Thiên Chúa Giáo. Tuy nhiên, theo thời gian, người Do Thái giáo nhanh chóng căn ghét người theo đạo Thiên Chúa và tín đồ Thiên Chúa Giáo càng ngày càng thù địch với người Do Thái. Người Do Thái coi người Thiên Chúa là lũ ngoại đạo. Người Thiên Chúa coi người Do Thái là bọn ngoan cố mù quáng không chịu thừa nhận bằng chứng thánh. Cho nên Thiên Chúa Giáo tách ra khỏi đạo Do Thái. Nó rời khỏi đường lối thẳng thắn rõ ràng trong tư tưởng tôn giáo của người Do Thái và di chuyển về phía Tây dọc 2 bên bờ Địa Trung Hải. Nó bắt đầu kêu gọi tập hợp 1 cộng đồng mới đồng thời phát triển hệ thống giáo lý của riêng nó. Sự phát triển của Thiên Chúa Giáo trong nữa cuối TK 1 được khuyến khích bởi sự nổi dậy mạnh mẽ của người Do Thái chống lại La Mã và làn sóng bài xích người Do Thái lúc đó cũng tràn đến phía Đông.

 Tuy nhiên, sau đó vị tướng La Mã Titus đã dập tắt cuộc khởi nghĩa cướp phá đền thờ của người Do Thái ở Jesusalem năm 70. Người La Mã chiếm các chiến lợi phẩm từ Jesusalem. Ở thời điểm này, các tín đồ Thiên Chúa Giáo vẫn là 1 nhánh Do Thái, và họ cảm thấy rất đau khổ, bởi sự bại trận nhục nhã. Song sau đó, có 2 việc đã xảy ra: một mặt có rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa bị bỏ lại đã bị bỏ lại và bị những thế lực ngoại đạo căm ghét muôn thưở; mặt khác “Judea” thiết lập cộng đồng người Do Thái và quyền lực của tôn giáo Do Thái chính thống tạm thời sụp đổ. Cho nên người Thiên Chúa Giáo coi đây là cơ hội dễ dàng để có được tự do.

Toàn bộ Jesusalem trần tục đã bị phá hủy, bây giờ 1 vương quốc lý tưởng có thể được xây dựng hướng tới Thiên đường mà không phải lo lắng về những quốc gia và chính phủ thật sự. Kết quả của tất cả các điều đó có thể tìm thấy trong đề xuất của Origen, một nhà truyền giáo sống ở Alexandria vào TK 3. Origen viết rằng các tín đồ Thiên Chúa Giáo không nên tham gia vào chính quyền của quốc gia, mà mối quan tâm của họ chỉ nên tới đất nước thần thánh; đó là giáo hội. Thậm chí có nhiều tu sĩ còn đi xa hơn nữa. Họ phủ nhận thế giới và chính bản thân mình các vốn có trong sự lưỡng phân giữa tâm hồn và xác thịt trở thành thứ yếu không còn quan trọng. Họ vứt bỏ tài sản, ăn chay, tự hành xác. Origen chủ trương giữ gìn bản thân hoàn toàn trong sạch, có lẽ chính ông cũng tự hoạn bản thân mình. Nếu giáo hội lưu tâm đến những đề xuất của Origen thì lịch sử của nó cũng đã chấm dứt ở đó. Nhưng may thay, Thánh Phao Lô đã đề xuất kết hôn còn tốt hơn là hủy hoại bản thân mình.

 Tuy vậy, ý tưởng thoát ly trần tục của Origen vẫn giữ được ảnh hưởng của mình, và khi đế chế La Mã tan rã. Các tu sĩ tiếp nhận việc đó với thái độ thờ ơ. Họ dồn năng lực vào các cuộc tranh luận, cãi vả gay gắt, quyết liệt về thần học. Và trong sự phát triển của các cộng đồng tu viện, như tu viện ở Hy Lạp,… tuyệt giao với thế giới xấu xa bên ngoài. Ở đây các con chiên Thiên Chúa giáo có thể chuyên tâm vào việc cứu rỗi linh hồn và dành cả cuộc đời để chiêm nghiệm và sám hối.

  1. Nguyên nhân phía sau Thiên Chúa giáo không khoan dung đối với những tôn giáo khác tốt bằng bất hòa trong Nhà Thờ.

Constantine-the-Great-christianity.jpg

Điều này đã gây ra tranh cãi, và ngay chính thời điểm này, rằng đây là thái độ cay cú, 1 trốn tránh hiện thực khi không còn chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống, phủ nhận các giá trị trần thế nhằm mục đích cứu vớt bản thân trước sự mất mát của chúng. Tuy vậy, thái độ này được biện minh rằng khi anh phủ nhận những giá trị nào đó, ít ra trong hàm ý là anh cũng đang khẳng định những giá trị khác thay thế. Song đối với nhiều người lúc đó, bình diện tích cực cũng như tiêu cực của nó cũng đều như nhau không mấy phổ biến. Và để hiểu về điều này, chúng ta hãy tưởng tượng rằng những tín đồ Thiên Chúa giáo cổ đại như thế nào trong mắt những kẻ giàu có được kính trọng vào 3 TK sau Công nguyên.

 Lúc ban đầu, rất nhiều người nghĩ rằng những người theo đạo Thiên Chúa bị điên hay say xỉn. Sự phục sinh của Chúa Jesu và việc ngài thăng thiên không tương hợp với khoa học tự nhiên. Và đối với 1 người trí thức trước đây vốn theo chủ nghĩa vô thần để chấp nhận sự hiện thân của Chúa Trời trong hình dạng con người, giống như Jesu cũng giống như 1 người hiện đại phủ nhận thuyết tiến hóa của các loài. Anh ta sẽ phải từ bỏ không chỉ hầu hết những hiểu biết lý lẽ tiến bộ sẵn có mà có thể được hiểu ngầm là cả nền văn hóa Hy – La, Vốn được đặc trưng bởi các hiểu biết ấy. Tuy vậy, lời kết tội chủ yếu do giáo sĩ cao cấp dâng lên người trị vì La Mã chống lại Thánh Phao Lô, ông than phiền rằng “chúng ta đã phát hiện 1 kẻ xấu xa và là kẻ đã gây ra nổi loạn giữa những người Do Thái trên khắp thế giới và là kẻ đầu sỏ của giáo phái Nazarenes”. Và đây mới là điều cơ bản: các tín đồ Thiên Chúa giáo là mối nguy hại. Họ khăng khăng tất cả nhân loại là anh em, rằng kẻ hành khất cũng tốt như những người bình thường, rằng nô lệ bình đẳng với chủ của mình, xét về bản chất, nếu không phải là trong thực tế. Vì điều này không ngăn cản các tín đồ Thiên Chúa giáo sở hữu nô lệ.

 Tóm lại, họ phủ nhận giá trị mà bất cứ xã hội nào cũng trân trọng. Chúa cứu rỗi linh hồn con người chứ không phải tiền bạc, gia đình, tài sản hay thành đạt hoặc việc phụng sự cho quốc gia. “Hãy rời bỏ cha ngươi, mẹ ngươi, anh em ngươi và đi theo ta” “Được lời lãi cả thế gian mà mất cả linh hồn thì được ích gì?”. Điều tồi tệ hơn là các tín đồ Thiên Chúa giáo phủ nhận quyền lực tối thượng của hoàng đế và giá trị nền tảng và giá trị của quyền lực đế chế và sự công bằng trong đế chế. Cái gì thuộc về Caesar hãy trả lại cho Caesar. Tuy nhiên, những gì thuộc về Caesar thì có giới hạn và điều này có nghĩa rằng, đối với người theo Thiên Chúa giáo còn có 1 thế lực khác mạnh hơn quốc gia. Có 1 việc tốt hay là mục đích cuối cùng, nhưng có lẽ không phải là việc tốt hay mục đích của quốc gia. Và nếu mục đích ấy – của Chúa Trời mâu thuẩn với mục đích của Caesar. Nên không có gì phải nghi ngờ về việc những tín đồ Thiên Chúa giáo phải theo ai.

Hãy suy nghĩ 1 chút, đặc điểm cách mạng của những tư tưởng như thế được truyền bá khắp trong xã hội, mà các giá trị vật chất được coi là quyền lực tối cao ngự trị. Những tư tưởng này chỉ ủng hộ giai cấp vô sản, đặc biệt là những người sống xung quanh các cảng và TP miền cận đông. Đây là xã hội mà những vị thần, giống như nữ thần Diana được mô phỏng theo nhân hình,với hình dáng và tính cách của con người, nơi mà hoàng đế chính là thần thánh, nơi mà sự thống nhất của đế chế càng tăng lên đòi hỏi thống nhất tôn giáo và sự lệ thuộc của các quan điểm cá nhân vào quốc gia.

 Vì vậy, những người theo Thiên Chúa giáo là nguy hại và có mưu toan đảo chính. Vì rằng sự thành công của họ không chỉ ảnh hưởng sự an nguy của đất nước mà còn là cả nền tảng cuộc sống của xã hội vốn đã được thiết lập, thừa nhận và những giá trị xã hội. Khi Chúa Jesu phán rằng “vương quốc của ta không thuộc về thế gian này. Ngài ám chỉ thế gian này không thích hợp vì nó thách thức mọi khái niệm khắc kỷ trong bổn phận của công dân. Khi người rao giảng rằng “Anh em hãy sám hối,vì nước Trời đã đến gần”. “Nước Trời” ở đây đồng nghĩa với việc chấm dứt thể chế chính trị trên trái đất. Theo mức độ các bạn có thể định nghĩa chính trị là nỗ lực hợp lý nhằm tổ chức xã hội loài người.

 Mặt khác, rất nhiều điều những tín đồ Thiên Chúa giáo thốt ra có lẽ phù hợp truyền thống của chủ nghĩa khắc kỉ: sự tập trung vào việc cứu rỗi linh hồn mỗi cá nhân; thành phố thiên đường mà ở đó tồn tại khát vọng thánh thiện và cao cả; vứt bỏ mọi sự khát biệt trong xã hội hay đất nước. Trên tất cả, đó là những giá trị tinh thần. Những điều này nghe có vẻ quen thuộc hoặc giả chúng được làm cho có vẻ quen thuộc. Vậy nên, ở 1 mức độ khác, phương diện thần bí của Thiên Chúa giáo và lời hứa hẹn về 1 sự thiên khải đặc biệt, một con đường riêng biệt để được cứu rỗi linh hồn, cũng giống như cái được gọi là các tôn giáo thần bí. Tín ngưỡng thờ thần Mithras, thờ nữ thần Isis và 1 số khác. Song vũ khí tối mật của các tín đồ Thiên Chúa giáo là họ đã sớm phát triển 1 tổ chức gắn bó chặt chẽ, tính kĩ luật cao mở rộng ra trên toàn bộ đế chế.

 Tất cả bắt đầu bằng 1 thực tế là những người theo Thiên Chúa giáo sở hữu 1 cuốn sách Kinh Thánh đầy rẫy những hứa hẹn có tính thuyết phục và những câu chuyện về phép màu nhiệm ủng hộ cho các câu chuyện tưởng tượng được những người gần như cùng thời đó chứng thực. Các tín đồ Thiên Chúa giáo, là nhóm người thực tế họp mặt, đọc và chia sẻ Kinh Thánh. Lợi dụng lòng tôn kính của dân La Mã đối với các lăng mộ để thiết lập 1 tổ chức hợp pháp được coi như là những hội chôn cất. các đường hầm dưới các lăng mộ. Nghĩa là thậm chí nếu chính quyền có gây khó dễ cho các tín đồ Thiên Chúa giáo thì họ vẫn tôn kính các lăng mộ trong cộng đồng, ít nhất cho tới TK 3 khi mà Thiên Chúa giáo đã tổ chức khá ổn định. Còn có 1 thực tế là, trong khi Thiên Chúa giáo cũng là 1 tôn giáo thần bí như tất cả tôn giáo huyền bí khác, để gia nhập nó lại ít tốn kém hơn nhiều. Như tín ngữơng thờ thần Mithras, ban đầu phải cống nạp 1 con bò đực. Còn muốn gia nhập tín ngưỡng thờ nữ thần Isis yêu cầu phải có hàng loạt quà biếu và đồ hiến tế. Nhưng nếu anh muốn thờ phụng Chúa Jesu, thì không mất chi phí ban đầu. Và hầu hết cuộc họp mặt của giáo hội khá giống ngày chủ nhật cao hứng đi dã ngoại của học sinh. Nó thật là thoải mái và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu anh muốn, và hẳn là anh muốn, anh có thể quyên góp cho giáo hội. Vào TK thứ 3, giáo hội đã trở nên giàu có. Việc quyên góp là 1 cách khôn ngoan chuyển giao tài chính từ thế giới này sang thế giới khác, một loại bảo hiểm hỏa hoạn. Những tài sản quyên góp được và tài sản thừa kế đều nằm trong tay các giám mục và hầu như dành riêng cho việc làm từ thiện, mà cũng không chỉ cho những con chiên Thiên Chúa giáo.

Bạn có thể tưởng tượng được đòn bẩy quyền lực to lớn các hội từ thiện này có được. Khi chính quyền đế chế La Mã tan rã, khi khốn khó ngày càng gia tăng; khi những thành phố rộng lớn chật ních những kẻ bần hàn chết đói; khi mà người dân bị đuổi việc, bị cướp đất bởi lũ man rợ, tàn bạo; bọn quý tộc hay quân thu thuế thì các giám mục quản lý các tài sản quyên góp thường là người tốt duy nhất còn lại. Hay nói đúng hơn là những người có quyền lực mà lại tử tế còn lại. Những người cai trị ở các tỉnh và các quan hành chính địa phương đều là những kẻ ngờ nghệch xuất thân là quý tộc được chỉ định giữ chức vụ trong 1 hoặc 2 năm làm bù nhìn, không có mấy lương lậu và vì thế thành 1 lũ tham quan chuyên nhận hối lộ. Cho nên vào TK 3 Tổng Giám mục nổi lên như 1 hình tượng vĩnh cửu trong địa phận mình, cống hiến cho sứ vụ, cho các con chiên của mình và chỉ chịu trách nhiệm trước Chúa.

 Và đến TK tiếp theo, các Giám mục còn đáp ứng điều mà mọi người mong muốn: Sự dàn xếp kiện tụng miễn phí, nhanh chóng và phân minh bằng cách phân xử. Những người ngoại đạo hay theo những tôn giáo khác cũng như những người theo đạo Thiên Chúa giáo đều nhận thấy điều này. Do đó, giáo hội trở thành 1 thế lực đáng gờm. Cho tới TK 4 nó chính thức được nhà nước La Mã công nhận.

 Điều này xảy ra sau 1 cuộc nội chiến giữa các đối thủ tranh giàng ngai vàng cai quản đế chế chấm dứt với phần thắng thuộc về Constantine. Người tranh thủ được sự ủng hộ của các tín đồ Thiên Chúa giáo chống lại kỳ phùng địch thủ của ông. Đối thủ của ông vốn thờ nữ thần Sol invictus, thần Mặt trời bất khả chiến bại, giống như hầu hết các chiến binh sau này. Constantine làm hoàng đế từ 306 – 337 thì có điềm báo và gia nhập đạo. Trước đây ông đã chuyển từ thờ vị thần này sang thờ vị thần khác 1 lần. Tuy nhiên, lần này, điềm báo cho ông biết rằng, biểu tượng cây thánh giá sẽ đưa ông đến chiến thắng. Nên ông lấy hình chữ thập làm biểu tượng trên lá cờ của mình và cả trên khiên của binh lính, và nó đã hiệu nghiệm. Năm 312, Constantine đánh bại đối thủ của mình Maxentius tại cầu Milvian gần La Mã. Và ngay sau đó, ông ra chỉ dụ cho Milan dung nạp giáo hội và cho phép các tín đồ Thiên Chúa giáo tự do theo tín ngưỡng của mình. Và 1 khối liên minh cũng được thiết lập giữa giáo hội Thiên Chúa giáo và nhà nước La Mã. Sự liên kết này sẽ tồn tại rất lâu, (trong vòng vài thập kỷ).

Sự dung nạp Thiên Chúa chuyển thành quyền cho những người theo đạo này không khoan dung với bất cứ đức tin hay giáo hội nào khác và họ tàn phá các đền thờ như đền thờ nữ thần Artemis ở Jordan. Vào khoảng năm 400, cộng đồng người ngoại đạo bị đàn áp. Khắp nơi đền thờ bị đóng cửa. Các pho tượng bị đập vỡ, thường là do các cuộc tấn công của các tín đồ Thiên Chúa giáo. Và những dòng chữ đầy kiêu hãnh khắc trên bia đá khẳng định 1 khối liên minh không thể lay chuyển giữa các thành bang và các vị thần bảo trợ họ đã bị cho xe ngựa chuyển đi để mở đường quốc lộ. Đối với người Do Thái trong giai đoạn này phải hứng chịu những cuộc hành quyết, những cuộc tàn sát có tổ chức. Hòa cùng chủ nghĩa bài Do Thái ở những đô thị Hy Lạp nguyên do là vì thần thánh.

 Đối với những người ngoại giáo, trường học của họ bị đóng cửa, đền thờ cũng bị đóng cửa, bị khủng bố, đôi khi là hành hình kiểu linso, như đối với Hypatia, 1 phụ nữ lỗi lạc của Alexandria theo đuổi lĩnh vực triết học và toán học. Theo mô tả của Edward Gibbon, nhà sử học không mấy thiện cảm với những người theo Thiên Chúa giáo thời cổ đại, thì “Hypatia bị giằng xuống khỏi xe ngựa, lột sạch quần áo, kéo lê tới Nhà Thờ… bởi 1 lũ cuồng tín man rợ, nhẫn tâm”.

Vào khoảng 415. Quá trình thẩm vấn và trừng phạt chỉ bị dừng lại bắng quà biếu theo mùa. Vì thế Gibbon. Các tín đồ Thiên Chúa giáo duy trì hầu hết đam mê của họ là quay lại đánh nhau trong nội bộ. Và họ còn giận dữ và mạnh bạo hơn nhiều trong việc khủng bố người trong đạo. Đặc biệt khi người ngoại đạo ngày càng hiếm hoi. Sự va chạm của các nhóm bảo thủ cho những quan điểm về thực đơn hàng ngày, hôn nhân, tài sản, y phục. Tranh cãi có thể dẫn đến bạo lực. Trên hết, là mối bất hòa trong học thuyết về Thiên Chúa 3 ngôi. Sự hợp nhất của Chúa 3 ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là 1 khái niệm khó giải thích và đặc biệt về nguồn gốc tự nhiên của Chúa Jesu. Có phải Jesu là 1 con người trở thành Chúa Trời? Hay Người là Chúa Trời tạm thời trong hình dáng con người? hay Người là Chúa Trời cũng đồng thời là con người? Và Người ngang hàng với Đức Chúa Cha hay Người dưới cấp Người Cha với bổn phận làm con? Điều này có thể giống như việc phân loại tóc. Nhưng máu đã đổ rất nhiều. Những học thuyết đối nghịch nhau cũng gắn với từng vùng; quốc gia hay bộ tộc;

 Chẳng hạn như TP Constantinope ủng hộ cho học thuyết Đức Chúa là sự kết hợp của cả 2 bản chất trong 1; Alexandri thì ủng hộ học thuyết Đức Chúa chỉ có 1 bản chất. Từ đó về sau, khi 1 tỉnh hay dân chúng hoặc 1 đảng phái chính trị đánh nhau ở 1 nơi khác, nó thường giống như xung đột giữa giáo phái chính thống và dị giáo thay mặt cho học thuyết này hay học thuyết khác. Miễn là các tín đồ Thiên Chúa giáo là 1 phần của 1 xã hội lập dị. Điện thờ của họ thành nơi ẩn náu trong 1 thế giới bị cai quản bởi những thế lực điên cuồng. Nhưng giờ đây sự lựa chọn cho xã hội đã trở thành xã hội. Các điện thờ khẳng định sự vĩ đại của Chúa và giáo hội của Người và đồng thời cũng là những vũ đài nơi các trận chiến giữa các con chiên Thiên Chúa giáo có thể diễn ra. Tín đồ Thiên Chúa giáo đã trở thành vận động viên tham gia vào 1 cuộc đấu vật, 1 cuộc xung đột, theo cách gọi của người Hy Lạp. Cuộc chiến chống lại cái ác và bóng tối và với chính bản chất thấp kém hơn của mình. Giờ đây khi mà các Nhà thờ đã chật cứng anh có thể đấu tranh với những người có quan điểm về chân lý. Đặc biệt là chân lý về Thiên Chúa giáo. Khác với anh ta và điều này dẫn đến cuộc xung đột hàng thế kỷ…

 

Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây

Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Văn minh phương Tây: Thiên Chúa Giáo

Hai thế kỷ bắt đầu với hoàng đế Augustus, là thời đại hòa bình và thịnh vượng. Có những vị điên dại, có những vị dã man, có những vị bị ám sát nhưng đế chế vẫn hùng mạnh. Địa Trung Hải tấp nập tàu thuyền, đường xá an toàn,

pavel-ryzhenko-he-chose-faith-the-martyrdom-of-st-george-the-all-victorious-200211-1024x460.jpg

GS. Eugen Weber

Lê Quỳnh Ba biên tập

I . Thiên Chúa Giáo – Buổi Sơ Khai 

Sau khi văn hóa Hy lạp La Mã bị lãng quên, châu Âu và Địa Trung Hải ảnh hưởng văn hóa Do Thái, văn hóa dị giáo, làm thay đổi văn minh Phương Tây.

Đạo Thiên Chúa bắt đầu lan tỏa bất chấp sự ngăn cấm của La Mã.

  1. Các khía cạnh quan trọng của chủ nghĩa nhân văn La Mã.

Lịch sử La Mã tóm tắt: (31 BC – 476, khoảng 5TK)

– Hai thế kỷ bắt đầu với hoàng đế Augustus, là thời đại hòa bình và thịnh vượng. Có những vị điên dại, có những vị dã man, có những vị bị ám sát nhưng đế chế vẫn hùng mạnh. Địa Trung Hải tấp nập tàu thuyền, đường xá an toàn, biên giới giữ vững. Nền văn minh Hy La vẫn ổn định, cấu trúc cơ bản của văn minh thế giới. Lịch sử không còn là quá trình, mà ghi nhận nền văn minh ổn định và hoàn thiện như thế nào. Và chính trị cũng không phải quan tâm đến những việc diễn ra như thế nào, mà quan tâm những việc giữ nguyên (kết quả) như thế nào.

– TK 3 là thời đại hỗn loạn, vì chiến tranh, vì nội chiến kéo dài tới triều đại Diocletian (284 – 305) là thời đại trùng tu và chỉnh đốn.

– Đầu TK 4 tiếp theo, đế chế tương đối hòa bình. Nhưng sau đó mọi thứ tan vỡ. Kinh tế trì trệ, nhiều lãnh thổ bị xâm chiếm bởi người man rợ, chính thành Rome cũng bị cướp đoạt. Năm 476, hoàng đế Romolus Augustulus, vị hoàng đế cuối cùng thống trị từ Rome, toàn bộ lãnh thổ phía Tây của Đế chế La Mã, cũng rút lui về nông thôn. Kết thúc Đế chế La Mã. Trong khoảng 5 TK sau trận Actium (31BC, bắt đầu Đế chế La Mã), bắt đầu kỷ nguyên hòa bình của Augustulus.

  1. . Nguồn gốc của sự bất ổn lâu dài trong Đế chế Roman

Một bước ngoặc đáng chú ý, như Edward Gibbon – nhà Sử học TK 18 viết: “thay vì tò mò tìm hiểu vì sao Đế chế La Mã bị tiêu diệt thì chúng ta nên ngạc nhiên về việc đế chế tồn tại quá lâu”. Bước ngoặc thực tế này không xuất hiện ở TK 5, mà là ở TK 2 và 3, khi người dân Rome nhận ra Rome đã chết khi cái tâm điềm tĩnh của con người của thời xưa đã ngày càng sa ngã vào sự lo lắng, bứt rứt, sự suy đồi đáng kể. TƯ TƯỞNG. Chuyền đổi sang sự lo âu của các vị Hoàng đế: Bạn có thể phác họa những thay đổi qua chân dung các vị hoàng đế. Bức tượng Trajan (trị vì 98 – 117), 1 trong những HĐ giỏi nhất của đế chế La Mã, ông trông già hơn với khiếu hài hước của mình, và chút hoài nghi. Tuy nhiên, các vị hoàng đế của 50 năm sau, cũng giống như thần dân của họ, dường như tồi tệ hơn. Hoàng đế Marcus Aurelius, 1 nhà triết học Stoic (TV 161 – 180), là HĐ tài ba, nhưng dường như là người gánh cả thế giới, bằng đôi vai của mình. Từ đó trở đi, các hoàng đế, từ tâm trạng buồn đến lo lắng: Decicus; hung tàn Caracalla (Trị vì 198 – 217); tâm trạng điên cuồng như hoàng đế trẻ Commodus. Vị hoàng đế đã bác bỏ chủ nghĩa Stoic duy lý và viện chứng sự bảo vệ của các vị thần Phương Đông trong sách Kinh. Cybele, nữ thần đến từ Tiểu Á. Mitrras, Thần mặt trời đến từ Ba Tư. Nữ thần Isis từ Ai Cập. và 1 số vị thần khác mà họ hứa sự cứu vớt linh hồn và bất tử.

Vì vậy, chính trong 1 thế kỷ (cuối TK 2), mà người dân La Mã chuyển từ tinh thần chắc chắn, ổn định sang sự lo âu, bất định. Và thế giới quan của họ cũng chuyển theo luôn, đặc biệt trong tôn giáo và triết học. Tiếp nhận Chủ nghĩa Stoic (CN Khắc kỷ): Quay lại TK 2 BC khi người LM tiếp nhận tư tưởng HLạp, thì triết học phổ biến lúc đó trở thành chủ nghĩa Stoic thì nền tảng cơ bản của đạo đức là hòa hợp với thiên nhiên không chỉ là nhân tính thật sự của nó mà còn của trật tự giới thần thánh. Một người đàn ông thông minh phải lĩnh hội được thiên nhiên thực và trật tự thực và thích nghi với chúng. Người LM đã sửa lại chủ nghĩa này cho phù hợp với nhu cầu của họ. Bằng cách nhấn mạnh vào sự tự chủ, sự điều độ, sự dũng cảm và sự cống hiến. Nhưng họ cũng học tập tư tưởng nhân văn, phổ cập của chủ nghĩa Stoic (CN Khắc kỷ) và những quan điểm hạn chế cổ xưa về nhân cách như sự mạnh mẽ của đàn ông trong việc phục vụ đế quốc. Đức tính này được mở rộng phong phú. Giá trị đạo đức hạn chế cổ xưa được mở rộng thành chủ nghĩa nhân văn mới.

Những người như Cicero cố gắng áp dụng chủ nghĩa mới này vào những vấn đề chính trị và xã hội. Sinh năm 106 BC, Cicero được minh họa là 1 chính khách, nhà hùng biện và nhà triết học LM. Đến khi ông phản đối Mark Anthony, thì hđế Octavian giết ông. Đại diện cho triết học nhân đạo hơn, nhà triết học Seneca đã trở thành trợ lý và cố vấn của hđ trẻ Nero đến khi Nero buột tội ông vì có âm mưu, và bắt ông phải tự tử. (9.0 – 10 – 6 – 2015). Augustus và triết học Stoic (CN Khắc kỷ): Và chính triết học Stoic, đã giúp biện hộ cho những người đứng đầu như Augustus – công dân đứng đầu chính là người bảo vệ thông minh và có nhân cách của 1 đế quốc. Người theo chủ nghĩa Stoic đã biến đổi lý tưởng Platon, vị hoàng đế triết học, thành tư tưởng mà tất cả mọi người đều bình đẳng về bản chất nhưng không bình đẳng về tài năng và nhân cách. Có rất ít những vĩ nhân như Augustus, vị hoàng đế đắm mình trong học thức và xuyên suốt sự tinh anh và những người này có thể tự mình nhận thức và thực hiện được những việc gì là tốt. và nhiều sự cải cách của Augustus, đã phản ảnh nhận thức của những người phi thường. Người đàn ông với sứ mệnh thiết lập lại và củng cố sự cân bằng và hài hòa của thế giới, đang bị đe dọa bởi sự quá độ và mục nát. Kể từ đây, những nổ lực của Augustus để phục hồi những đức tính cổ xưa, để xác nhận lại những lễ nghi truyền thống, để thiết lập lại những tập quán tôn giáo cũ và những lễ nghi tôn giáo của La Mã cổ đại. Như điện thờ của phong cảnh thần thánh để đào tạo và rèn luyện giới thượng lưu cầm quyền đều dựa vào chủ nghĩa nhân đạo Hy Lạp – La Mã, những giá trị vẫn được dạy học tại trường ở TK 19 và 20. Nhưng sự phục hồi thời Augustus sau quá nhiều thời gian sau rốt dường như không ổn định. Bởi vì nó phụ thuộc vào những cá nhân phi thường để thực thi những trách vụ lớn lao – cai trị đế quốc. Với những cá nhân nổi trội này không phải lúc nào cũng có. Sự khôi phục cũng khá yếu, vì nền văn hóa được tạo bởi Augustus lại đè nặng lên giai cấp thấp hơn. Điều này va chạm đến tính hung bạo và bất hợp lý phổ biến ở tầng lớp hạ lưu cũng như tính duy lý khó trụ vững trên tầng lớp thượng lưu. Vì vậy, khi thời kỳ khó khăn đến, dường như vẻ bên ngoài dễ dàng bị bóc đi. Augustus Muốn đưa ra 1 triết lý khổ hạnh, tinh hoa tốt cho sự soi sáng. Trong triết học này, việc phục vụ cộng đồng là nhiệm vụ của những người đàn ông và rằng phải được rèn luyện đến kết quả như ý và sau đó đến sự điều độ. Nhưng những lễ nghi tôn giáo này quá thực tế, quá “thú vị” trong các thời kỳ nước sôi lửa bỏng và triết lý này đòi hỏi quá khả năng của những người bình thường.

Dân chúng muốn sự cá nhân hơn, dễ gần gũi hơn: Vì vậy, khi an ninh đế quốc suy yếu, và nền kinh tế suy sụp, thì mối đe dọa hiểm nguy, tang thương càng in sâu vào tâm trí của người dân.

Chủ nghĩa Stoic được thay thế bởi những tư tưởng mới, những khát vọng mới. Tư tưởng mà hầu hết người dân La Mã mong muốn trong thời kỳ khó khăn này là thứ gì đó cá nhân hơn, dễ gần gũi hơn. Họ bày tỏ điều này bằng cách họ muốn sức khỏe, sức khỏe thể chất cả sức khỏe tinh thần, đó là sự cứu vớt linh hồn. Chủ nghĩa Stoic có thể tốt cho nhà triết học như Seneca nhưng hoàng đế loạn tinh thần Nero lại không muốn bị sai bảo những gì phải làm, và khi chủ nghĩa Stoic của Seneca hết thời, thì Nero bắt ông phải tự tử. Muốn tin vào sự nhiệm mầu: (Bế tắc cần phép màu) Thế kỷ sau đó, chủ nghĩa Stoic đã dẫn Hđ Marcus Aurelius viết tập Suy nghiệm (tư tưởng chủ nghĩa Stoic) Nhưng con trai và người kế vị ông, Commodus là hđ thô lỗ, cục mịch, không thích sự chịu đựng nội tâm bằng sự cứu vớt linh hồn thần thánh. Lúc bấy giờ, văn hóa La Mã ngày càng biến động. Những công dân khả kính đang cố gắng dò xét sự huyền bí bằng cách giao tiếp với người chết. Những vị hđế thì cầu nguyện phép nhiệm màu làm sao đưa họ ra khỏi những nơi căng thẳng và những thường dân thì tin vào bùa mê tôn giáo tin vào nhà chiêm tinh, thầy bói và các bùa mê khác.

  1. Nguồn gốc của sự bất ổn và không chắc chắn làm cho con người tìm kiếm sự an ủi trong tín ngưỡng tôn giáo

20120224-Christian_Martyrs_in_Colosseum.jpg

Nếu bạn bị rượt đuổi trong 1 cuộc đột kích trên không, hàng tá tấn bom đang rơi xuống, bạn sẽ biết rằng, đức hạnh, sự thông thái hay sức mạnh đều không có sự khác biệt và bạn sẽ cầu nguyện cho 1 sự can thiệp thần thánh xảy ra. Đó là những gì đã xảy ra, từ TK thứ 2 sang TK thứ 3 và TK thứ 4 trong chính trị, tư tưởng và trong nghệ thuật. Thì chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên và nhân sinh quan – 1 phần của quan điểm duy lý đối với thiên nhiên và thế giới – tất cả chúng đều phân rã. Càng rối loạn, càng ít duy lý. Đế quốc càng suy sụp, sự tự lực và tự giác càng ít, thì càng có nhiều học thuyết cứu sinh đưa ra con đường thoát ly thực tế. Điều đó mang ta đến Ki tô giáo. Ki tô giáo ra đời đúng lúc: Có 3 điều mà chúng ta khắc ghi khi xem xét Ki tô giáo sơ khai:

  • Ngữ cảnh văn hóa của thế giới Hy Lạp xung quanh nó.
  • Nguồn gốc đạo Do Thái của tín ngưỡng mới và những ảnh hưởng người Do Thái đến nó
  • Những thay đổi của thế giới cùng thời.
  1. Nguyên nhân sự nổi lên của Thiên Chúa giáo.

Jean-Léon_Gérôme_-_The_Christian_Martyrs_Last_Prayer_-_Walters_37113.jpg

Khoảng giữa TK thứ 1, khi Ki tô giáo được sinh ra. Và TK thứ 4, khi Ki tô giáo được công nhận ở đế quốc La Mã. Nói cách khác, chúng ta phải xem xét những con đường thế giới tác động đến Ki tô giáo và những con đường Ki tô giáo tác động lại thế giới.

Nếu chúng ta bắt đầu xem xét văn hóa Hy Lạp cổ thống trị của đời thượng cổ thì chúng ta nhận ra rằng nền văn hóa này bị xâm nhập bởi Phương Đông, đặc biệt được xem như  tôn giáo. Điển hình, một hình người La Mã mặc trang phục Ai Cập. Đây là cảnh diễn trong những tôn giáo thần bí hoặc từ 1 giáo phái ngộ đạo nói rằng mình có thể cung cấp cách chứng ngộ hoặc vào tri thức luận của những nghi thức bí truyền. Những giáo phái này rất phổ biến đối với phụ nữ và tầng lớp hạ lưu và đối với những người hay tầm hóa hay đơn giản hóa. Những giáo phái này không mới, nhưng tầm quan trọng của chúng trong thế giới Hy – La cổ đại lại mới. Nói chung, chúng ta có thể miêu tả thế giới đó là hoài nghi, dung tha và duy vật. Bản sắc Do Thái độc lập: Đây là 1 thương nhân bán gối. Nhưng trên tất cả những điều có thể, 1 thế giới đa văn hóa, mà dưới thống trị của người La Mã, các bộ lạc và chủng tộc cùng sống trà trộn dưới triều đại đế quốc. Trong số này, duy chỉ có người Do Thái giữ được bản sắc văn hóa và vẻ ngoài Do Thái không thỏa hiệp của dân tộc mình.

 Người Semites, 1 dân tộc từ sa mạc Arab đến vùng Lưỡng Hà khoảng 2000 BC. Hebrew cũng thuộc Semites và cũng là dân tộc Arab. Đặc biệt người Do Thái là con của Thánh, Thánh Jehovah, vị Thánh vạn năng tối cao chỉ có quan hệ duy nhất, độc nhất vô nhị với người Do Thái. Chính những tư tưởng này đã giữ họ tồn tại như 1 dân tộc qua nhiều năm gian nan, cực khổ. Tồn tại và tách biệt đố kỵ với những tôn giáo khác trong thế giới xung quanh. Mặc dù, những ảnh hưởng văn hóa cổ Hy Lạp tác động đến người Do Thái cũng như tác động đến tất cả các dân tộc khác, nhưng chúng cũng tác động tới người Do Thái theo xu hướng trái ngược, là họ chống lại sự đồng hóa, kích động chủ nghĩa dân tộc, bằng việc ép họ phải xét lại và sửa đổi lại những quan điểm và đạo lý tôn giáo của họ. Do Thái chống đối việc xóa bỏ bản sắc riêng: Vào 175 BC, Antiochus IV, hoàng đế trị vì Syria và Palestine, bắt đầu chiến dịch quyết thống nhất vương quốc bằng việc loại bỏ những truyền thống tôn giáo gây tranh cãi. Vì vậy, nên ông cấm luật cắt bao quy đầu và ăn kiêng, những tập tục chính của đạo Do Thái. Tất nhiên người Do Thái đã từ chối việc bác bỏ những phong tục này của họ. Họ khước từ việc tôn thờ Antiochus IV như 1 vị Thượng đế và việc tôn giáo họ phụ thuộc vào vương quốc. Sự xích mích càng tồi tệ cho đến năm 164 BC, nó trở thành 1 cuộc nổi loạn Maccabean đẫm máu. Cuộc cách mạng đó giết người tàn bạo. Pháp – Machabee – xác chết. Các đồng xu đúc thời Maccabean mới, tình cờ mà, kết quả những cuộc nổi loạn cũng có cái tốt đằng sau những sản phẩm thực tế mà chúng tạo nên. Và trong đó, kết quả chủ yếu chính là, trong quá trình kháng cự, đạo Do Thái vẫn tồn tại như 1 đức tin tự giác và riêng biệt.

Giả sử Antiochus thành công, hay đạo Do Thái mất hẳn thì cả Ki tô giáo và cả Hồi giáo, theo đúng thể thức hình thành của chúng, sẽ không thể tồn tại. Phục hồi, phát triển giáo lý đạo Do Thái: Nhưng cũng thật ngẫu nhiên, sự hành hạ và sự đấu tranh, đã đem lại 1 số cơ hội phục hồi của đạo Do Thái, một phần là biểu lộ chủ nghĩa dân tộc, phần là tìm kiếm sự an ủi. Chiến tranh là địa ngục, cuộc sống là địa ngục, vì vậy chỉ có cách là hóa trang cho nó. Người Do Thái đã bắt đầu nghĩ về Thiên đường. Họ kế tục những tư tưởng bất tử những ngộ đạo. Và họ thụ giáo phần vì để động viên chính họ và bạn bè thân thích. Không tôn thờ Antiochus và những thần thánh Sy ri. Hãy xem xét kỹ điều này: nếu bạn phải chọn lựa giữa 2 con đường, trung thành với Thánh Jehovah và bị thiêu chết hoặc là tôn thờ các vị thần thô lỗ như thần thịnh vượng Baal để được sống. Có sự an ủi và sự chịu đựng dũng cảm nếu đang bị thiêu sẽ được ca tụng, để lại tiếng tăm muôn đời. Ngược lại, nếu tuyệt giao với Thánh Jehovah, cuộc sống ngắn ngủi sẽ thấy muộn phiền về sau.

  1.  Một vài sự liên tục giữa Judaism và Christianity.

Sự ảnh hưởng của văn hóa cổ Hy Lạp mà bị bác bỏ bởi người Do Thái, lúc bây giờ đã qua thử thách, tuy nhiên 1 cuộc tấn công đằng trước mặt đã và đang tác động tới tư tưởng của người Do Thái bằng nhiều con đường tinh vi qua sự phát triển đạo lý của triết học Phari. Pha ri không những là 1 giáo phái dành cho người thiết tha mộ đạo, nghiêm chỉnh chấp hành đạo luật Do Thái mà còn giải thích đạo luật của giáo đồ Moses trong phạm vi liên quan đến những tình cảnh thay đổi. Lễ nghi của người Do Thái thường tập trung bằng việc đọc luật lệ và những lời trích trong Kinh Thánh ở giáo đường Do Thái, bàn luận về chúng và diễn giải chúng. Đây là thói quen khiến mọi người luôn suy nghĩ cho chính họ và lắng nghe những người xung quanh mình, những người đang phát triển những ý niệm, những quan điểm ít được thấy trong thánh kinh, hơn trong tư tưởng hiện hành. Niềm tin vào linh hồn bất tử, tin vào thần linh, vào sự phục sinh, tin vào tự do ý chí, thuận hòa với định mệnh.

Vì vậy, với 1 tai để lắng nghe văn hóa cổ Hy Lạp, tai kia nghe ý kiến nội bộ, giáo phái Pha ri đang tiến hóa. Hầu hết những tư tưởng quan trọng có tính xã hội trước đây, truyền lại trong kinh Tân Ước. Bài thuyết giảng trên đỉnh núi là sự phản chiếu hoàn toàn học thuyết Pha ri sơ khai. Đối với những bạn biết về nó, 1 đoạn văn quen thuộc: “Hãy yêu người mình yêu thật lòng và nếu anh ta phản lại bạn hãy giải hòa với hắn và giữ cho tâm hồn mình trong sạch. Và nếu người đó biết ăn năn, hối hận, bạn hãy tha thứ. Nhưng nếu hắn phủ nhận nó, đừng nổi giận tam bành rằng lấy thuốc độc cùng người thề thốt và bị tội gấp đôi. Và nếu hắn không biết xấu hổ và khăng khăng giữ việc làm sai trái của mình, dù cho đúng như thế, hãy tha thứ cho hắn chân thành và để Thượng đế trả thù”.

 Đoạn văn này được viết bởi người Do Thái, trước khi sinh Chúa Jesu hơn 1 thế kỷ. Nó xuất phát từ kinh thánh của 12 thánh đồ, được soạn thảo giữa 109 – 107 BC. Sau đó dường như được phổ biến bởi Thánh Paul, cũng như khá quen thuộc với Chúa Jesu. Ki tô giáo: Bây giờ, rõ ràng là, chúng ta không thể hiểu được Ki tô giáo trừ phi chúng ta nhận ra rằng Ki tô giáo là sản phẩm của sự phát triển lâu dài và sự tác động qua lại của tư tưởng và tôn giáo trong dân tộc Do Thái. Xét cho cùng, Jesu là người Do Thái, cũng có thể là 1 giáo sĩ Do Thái, người truyền đạo Do Thái. Và Ki tô giáo ban đầu được truyền tụng từ người Do Thái đến người Do Thái như 1 phần của đạo Do Thái sửa đổi. Jesu đã thu phục được khá nhiều người Do Thái, đặc biệt là người dân nghèo theo Ki tô giáo, mãi đến khi sự thành công của Người đã kích động sự thù nghịch của giáo chức Do Thái. Điều mà không mấy khó khăn để làm cho Thống đốc La Mã tin rằng Jesu là kẻ cấp tiến nguy hiểm. Vì vậy, La Mã đã xử tử Jesu ở Jerusalem, khoảng năm 30. Nhưng rất quan trọng để nhận ra rằng, ngay từ lúc sơ khai, Ki tô giáo không những xác nhận không bị tan vỡ mà còn nối tiếp và hoàn thành lịch sử vĩ đại của kinh Cựu ước. Kinh thánh báo trước Đấng Messiah – Chúa Cứu thế, người sẽ giúp dân Do Thái đấu tranh thắng lại kẻ thù.

Người dân Ki tô giáo đã kế thừa rất nhiều điều từ người Do Thái. Trong đó gồm ý thức Semites về thế giới – ý thức không có giá trị và mâu thuẩn giữa thể xác và tâm hồn. Và họ cũng kế tục ảo tưởng đặc thù của người Do Thái, về 1 vị Chúa toàn quyền sáng ngời và điều kiện khốn khổ của con người dưới ý thức tràn ngập tội lỗi và thiết tha sự cứu rỗi. Nhưng sự cứu tế không phải đến từ mọi việc mà con người có thể làm được như những người Hy Lạp duy lý đã từng tranh cãi, mà chỉ đến từ Thượng đế, hoặc như Thánh Paul nói, xuất phát từ niềm tin vào Thượng đế, trong ngôn ngữ Ki tô giáo, đơn giản là tin vào hiện thực, và tin vào giá trị hy sinh của Chúa Jesu. Tuy nhiên, có 1 điều mà chúng ta phải nhớ: Lúc đầu, để trở thành tín đồ Ki tô giáo, bạn phải là người Do Thái. Không có tư tưởng muốn chia rẽ cộng đồng Ki tô giáo điều lệ rất đơn thuần được các nhóm tôn giáo sửa đổi trong cộng đồng Do Thái.

II . Sự trỗi dậy của Nhà Thờ

constantines-vision.jpg

  1. Sự giống nhau và khác nhau giữa Thiên Chúa giáo và những tôn giáo huyền bí.

Dưới thời Hoàng Đế Constantine, Thiên Chúa giáo đã trở thành quốc đạo của La Mã

Một nhóm nhỏ người Do Thái vô danh đi theo lời rao giảng của 1 nhà tiên tri dị giáo, người tự xưng là con trai của Chúa Trời. Làm sao mà tín ngưỡng Thiên Chúa giáo chống lại được sức mạnh của đế chế La Mã để rồi thành đồng minh của La Mã?

          Khi Chúa Jesu và các tông đồ đang giảng dạy cho các tín hữu Do Thái về 1 kiểu Do Thái giáo cách tân, nơi đã có truyền thống lâu đời của các nhà tiên tri Hebrew (Do Thái) hứa hẹn sẽ xuất hiện 1 đấng Cứu thế, người sẽ tạo nên vương quốc của Chúa Trời ngay trên địa cầu. Nhưng dường như Jesu đã rao giảng rằng sẽ không có vương quốc nào cả thay vào đó lại là 1 ngày phán xét đến rất gần, khi đó những kẻ dữ sẽ bị trừng trị và người lành được thưởng công. Cho nên thông điệp ở đây là hãy gột rửa tội lỗi khi anh còn có thời gian. Đây chắc chắn là 1 sự thoát ly khỏi chính thống dù thế vẫn không có sự chia rẽ trong các cộng đồng Ki tô giáo cho tới khi Thánh Phao Lô xuất hiện.

Thánh Phao Lô vốn là 1 công dân La Mã, sinh ra ở Tarsus, Tiểu Á. Ông còn là 1 giáo sĩ người Do Thái, và là 1 tín đồ của Phari siêu. Nói cách khác, ông là 1 người Do Thái sùng đạo. Vì là người Do Thái sùng đạo nên ông căm ghét những tín đồ Thiên Chúa giáo, ông coi họ là những kẻ dị giáo và là mối đe dọa của Do Thái giáo. Vào những năm 35, 5 năm sau khi Chúa Jesu bị đóng đinh, trên đường đi tới Damascus, Thánh Phao Lô nhận được điềm báo và ông tin rằng Jesu là con của Đức Chúa Trời. Thánh Phao Lô cải đạo. Thánh Phao Lô lại trở thành nhà tổ chức vĩ đại, 1 nhà quản lý các mối quan hệ xã hội thiên tài của đức tin còn non trẻ này. Ông đã làm cho Thiên Chúa giáo vị thế sánh ngang với các tôn giáo khác. Ông mở rộng tầm ảnh hưởng của nó bằng cách tiếp nhận thêm các tín hữu thay vì chỉ hạn chế trong nhóm những người tuân theo luật lệ Do Thái. Ông chấp nhận là những người không phải là dân Do Thái mà không bắt họ trước tiên phải cắt bao quy đầu (1 nghi thức trong Do Thái giáo) hay khăng khăng bắt họ phải tuân thủ giới luật, đặc biệt là luật liên quan đến các món ăn. Có lẽ ông làm điều đó vì ông rất vội: ngày tận thế đang đến gần, nên chẳng hơi đâu bắt bẻ những chuyện vụn vặt.

 Thánh Phao Lô và những người như ông sở dĩ có thể mở rộng phát triển Thiên Chúa Giáo là nhờ những con đường La Mã và nền hòa bình của đế chế, bên cạnh tài năng của ông và sự thu hút của bản thân tôn giáo này. Chính La Mã đã liên kết cả thế giới Địa Trung Hải lại với nhau. Điều quan trọng không kém chính là tiếng Koine, phương ngữ chung của người Hy Lạp, được nói khắp nơi từ Đông sang Tây, khiến cho các vùng Địa Trung Hải thành thế giới của 2 thứ tiếng. Nơi mà những lữ khách có thể giao tiếp ở bất cứ nơi đâu.

 Thánh Phao Lô viết thư cho người La Mã bằng tiếng Hy Lạp, và cho tới TK III SCN, ngôn ngữ mà người Thiên Chúa Giáo dùng trong các nghi thức tế lễ, trong Nhà Thờ của La Mã là tiếng Hy Lạp. Cả các cuốn kinh Hebrew cũng được dịch sang tiếng Hy Lạp 02 TK TCN. Những bản dịch cực kỳ quan trọng này, được hoàn thành nhờ công cộng đồng Do Thái đông đảo ở Alexandria, TP Ai Cập được Hy Lạp hóa. Nó được gọi là “Septuagint” (Kinh Cựu Ước của người Thiên Chúa Giáo nói tiếng Hy Lạp) theo tiếng La Tinh có nghĩa là “Bảy mươi”, bởi vì được cho là 70 người đã dịch quyển kinh này. Vậy là tất cả đã sẵn sàng cho những nhà truyền đạo Thiên Chúa Giáo cổ xưa bắt đầu mang thông điệp của Chúa đi truyền bá khắp thế giới.

Trong các giáo đường Do Thái mà bạn có thể thấy ở các TP Hy Lạp cổ đại như ở Adora Europas, bản dịch của những cuốn kinh Hebrew này được đọc và nghiên cứu. Và tôi nghĩ rằng Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo cổ đại hay kể cả Thánh Phao Lô sẽ không tiến xa được nếu không có kinh Cựu ước này cùng với hội đạo Do Thái và cả việc viết kinh Tân ước bằng tiếng Koine ngay từ lúc mới khởi thủy.

 Ở đây chúng ta thấy có 1 mối liên kết cực kỳ quan trọng giữa các yếu tố: đầu tiên các cuộc chinh phạt của đế chế La Mã đã thống nhất lãnh thổ Địa Trung Hải; Thứ 2 việc Hy lạp cổ đại đã sáng tạo ra 1 ngôn ngữ chung cho toàn vùng. Cả hai đều là tiền đề cho phát triển Thiên Chúa Giáo. Tuy nhiên, theo thời gian, người Do Thái giáo nhanh chóng căn ghét người theo đạo Thiên Chúa và tín đồ Thiên Chúa Giáo càng ngày càng thù địch với người Do Thái. Người Do Thái coi người Thiên Chúa là lũ ngoại đạo. Người Thiên Chúa coi người Do Thái là bọn ngoan cố mù quáng không chịu thừa nhận bằng chứng thánh. Cho nên Thiên Chúa Giáo tách ra khỏi đạo Do Thái. Nó rời khỏi đường lối thẳng thắn rõ ràng trong tư tưởng tôn giáo của người Do Thái và di chuyển về phía Tây dọc 2 bên bờ Địa Trung Hải. Nó bắt đầu kêu gọi tập hợp 1 cộng đồng mới đồng thời phát triển hệ thống giáo lý của riêng nó. Sự phát triển của Thiên Chúa Giáo trong nữa cuối TK 1 được khuyến khích bởi sự nổi dậy mạnh mẽ của người Do Thái chống lại La Mã và làn sóng bài xích người Do Thái lúc đó cũng tràn đến phía Đông.

 Tuy nhiên, sau đó vị tướng La Mã Titus đã dập tắt cuộc khởi nghĩa cướp phá đền thờ của người Do Thái ở Jesusalem năm 70. Người La Mã chiếm các chiến lợi phẩm từ Jesusalem. Ở thời điểm này, các tín đồ Thiên Chúa Giáo vẫn là 1 nhánh Do Thái, và họ cảm thấy rất đau khổ, bởi sự bại trận nhục nhã. Song sau đó, có 2 việc đã xảy ra: một mặt có rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa bị bỏ lại đã bị bỏ lại và bị những thế lực ngoại đạo căm ghét muôn thưở; mặt khác “Judea” thiết lập cộng đồng người Do Thái và quyền lực của tôn giáo Do Thái chính thống tạm thời sụp đổ. Cho nên người Thiên Chúa Giáo coi đây là cơ hội dễ dàng để có được tự do.

Toàn bộ Jesusalem trần tục đã bị phá hủy, bây giờ 1 vương quốc lý tưởng có thể được xây dựng hướng tới Thiên đường mà không phải lo lắng về những quốc gia và chính phủ thật sự. Kết quả của tất cả các điều đó có thể tìm thấy trong đề xuất của Origen, một nhà truyền giáo sống ở Alexandria vào TK 3. Origen viết rằng các tín đồ Thiên Chúa Giáo không nên tham gia vào chính quyền của quốc gia, mà mối quan tâm của họ chỉ nên tới đất nước thần thánh; đó là giáo hội. Thậm chí có nhiều tu sĩ còn đi xa hơn nữa. Họ phủ nhận thế giới và chính bản thân mình các vốn có trong sự lưỡng phân giữa tâm hồn và xác thịt trở thành thứ yếu không còn quan trọng. Họ vứt bỏ tài sản, ăn chay, tự hành xác. Origen chủ trương giữ gìn bản thân hoàn toàn trong sạch, có lẽ chính ông cũng tự hoạn bản thân mình. Nếu giáo hội lưu tâm đến những đề xuất của Origen thì lịch sử của nó cũng đã chấm dứt ở đó. Nhưng may thay, Thánh Phao Lô đã đề xuất kết hôn còn tốt hơn là hủy hoại bản thân mình.

 Tuy vậy, ý tưởng thoát ly trần tục của Origen vẫn giữ được ảnh hưởng của mình, và khi đế chế La Mã tan rã. Các tu sĩ tiếp nhận việc đó với thái độ thờ ơ. Họ dồn năng lực vào các cuộc tranh luận, cãi vả gay gắt, quyết liệt về thần học. Và trong sự phát triển của các cộng đồng tu viện, như tu viện ở Hy Lạp,… tuyệt giao với thế giới xấu xa bên ngoài. Ở đây các con chiên Thiên Chúa giáo có thể chuyên tâm vào việc cứu rỗi linh hồn và dành cả cuộc đời để chiêm nghiệm và sám hối.

  1. Nguyên nhân phía sau Thiên Chúa giáo không khoan dung đối với những tôn giáo khác tốt bằng bất hòa trong Nhà Thờ.

Constantine-the-Great-christianity.jpg

Điều này đã gây ra tranh cãi, và ngay chính thời điểm này, rằng đây là thái độ cay cú, 1 trốn tránh hiện thực khi không còn chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống, phủ nhận các giá trị trần thế nhằm mục đích cứu vớt bản thân trước sự mất mát của chúng. Tuy vậy, thái độ này được biện minh rằng khi anh phủ nhận những giá trị nào đó, ít ra trong hàm ý là anh cũng đang khẳng định những giá trị khác thay thế. Song đối với nhiều người lúc đó, bình diện tích cực cũng như tiêu cực của nó cũng đều như nhau không mấy phổ biến. Và để hiểu về điều này, chúng ta hãy tưởng tượng rằng những tín đồ Thiên Chúa giáo cổ đại như thế nào trong mắt những kẻ giàu có được kính trọng vào 3 TK sau Công nguyên.

 Lúc ban đầu, rất nhiều người nghĩ rằng những người theo đạo Thiên Chúa bị điên hay say xỉn. Sự phục sinh của Chúa Jesu và việc ngài thăng thiên không tương hợp với khoa học tự nhiên. Và đối với 1 người trí thức trước đây vốn theo chủ nghĩa vô thần để chấp nhận sự hiện thân của Chúa Trời trong hình dạng con người, giống như Jesu cũng giống như 1 người hiện đại phủ nhận thuyết tiến hóa của các loài. Anh ta sẽ phải từ bỏ không chỉ hầu hết những hiểu biết lý lẽ tiến bộ sẵn có mà có thể được hiểu ngầm là cả nền văn hóa Hy – La, Vốn được đặc trưng bởi các hiểu biết ấy. Tuy vậy, lời kết tội chủ yếu do giáo sĩ cao cấp dâng lên người trị vì La Mã chống lại Thánh Phao Lô, ông than phiền rằng “chúng ta đã phát hiện 1 kẻ xấu xa và là kẻ đã gây ra nổi loạn giữa những người Do Thái trên khắp thế giới và là kẻ đầu sỏ của giáo phái Nazarenes”. Và đây mới là điều cơ bản: các tín đồ Thiên Chúa giáo là mối nguy hại. Họ khăng khăng tất cả nhân loại là anh em, rằng kẻ hành khất cũng tốt như những người bình thường, rằng nô lệ bình đẳng với chủ của mình, xét về bản chất, nếu không phải là trong thực tế. Vì điều này không ngăn cản các tín đồ Thiên Chúa giáo sở hữu nô lệ.

 Tóm lại, họ phủ nhận giá trị mà bất cứ xã hội nào cũng trân trọng. Chúa cứu rỗi linh hồn con người chứ không phải tiền bạc, gia đình, tài sản hay thành đạt hoặc việc phụng sự cho quốc gia. “Hãy rời bỏ cha ngươi, mẹ ngươi, anh em ngươi và đi theo ta” “Được lời lãi cả thế gian mà mất cả linh hồn thì được ích gì?”. Điều tồi tệ hơn là các tín đồ Thiên Chúa giáo phủ nhận quyền lực tối thượng của hoàng đế và giá trị nền tảng và giá trị của quyền lực đế chế và sự công bằng trong đế chế. Cái gì thuộc về Caesar hãy trả lại cho Caesar. Tuy nhiên, những gì thuộc về Caesar thì có giới hạn và điều này có nghĩa rằng, đối với người theo Thiên Chúa giáo còn có 1 thế lực khác mạnh hơn quốc gia. Có 1 việc tốt hay là mục đích cuối cùng, nhưng có lẽ không phải là việc tốt hay mục đích của quốc gia. Và nếu mục đích ấy – của Chúa Trời mâu thuẩn với mục đích của Caesar. Nên không có gì phải nghi ngờ về việc những tín đồ Thiên Chúa giáo phải theo ai.

Hãy suy nghĩ 1 chút, đặc điểm cách mạng của những tư tưởng như thế được truyền bá khắp trong xã hội, mà các giá trị vật chất được coi là quyền lực tối cao ngự trị. Những tư tưởng này chỉ ủng hộ giai cấp vô sản, đặc biệt là những người sống xung quanh các cảng và TP miền cận đông. Đây là xã hội mà những vị thần, giống như nữ thần Diana được mô phỏng theo nhân hình,với hình dáng và tính cách của con người, nơi mà hoàng đế chính là thần thánh, nơi mà sự thống nhất của đế chế càng tăng lên đòi hỏi thống nhất tôn giáo và sự lệ thuộc của các quan điểm cá nhân vào quốc gia.

 Vì vậy, những người theo Thiên Chúa giáo là nguy hại và có mưu toan đảo chính. Vì rằng sự thành công của họ không chỉ ảnh hưởng sự an nguy của đất nước mà còn là cả nền tảng cuộc sống của xã hội vốn đã được thiết lập, thừa nhận và những giá trị xã hội. Khi Chúa Jesu phán rằng “vương quốc của ta không thuộc về thế gian này. Ngài ám chỉ thế gian này không thích hợp vì nó thách thức mọi khái niệm khắc kỷ trong bổn phận của công dân. Khi người rao giảng rằng “Anh em hãy sám hối,vì nước Trời đã đến gần”. “Nước Trời” ở đây đồng nghĩa với việc chấm dứt thể chế chính trị trên trái đất. Theo mức độ các bạn có thể định nghĩa chính trị là nỗ lực hợp lý nhằm tổ chức xã hội loài người.

 Mặt khác, rất nhiều điều những tín đồ Thiên Chúa giáo thốt ra có lẽ phù hợp truyền thống của chủ nghĩa khắc kỉ: sự tập trung vào việc cứu rỗi linh hồn mỗi cá nhân; thành phố thiên đường mà ở đó tồn tại khát vọng thánh thiện và cao cả; vứt bỏ mọi sự khát biệt trong xã hội hay đất nước. Trên tất cả, đó là những giá trị tinh thần. Những điều này nghe có vẻ quen thuộc hoặc giả chúng được làm cho có vẻ quen thuộc. Vậy nên, ở 1 mức độ khác, phương diện thần bí của Thiên Chúa giáo và lời hứa hẹn về 1 sự thiên khải đặc biệt, một con đường riêng biệt để được cứu rỗi linh hồn, cũng giống như cái được gọi là các tôn giáo thần bí. Tín ngưỡng thờ thần Mithras, thờ nữ thần Isis và 1 số khác. Song vũ khí tối mật của các tín đồ Thiên Chúa giáo là họ đã sớm phát triển 1 tổ chức gắn bó chặt chẽ, tính kĩ luật cao mở rộng ra trên toàn bộ đế chế.

 Tất cả bắt đầu bằng 1 thực tế là những người theo Thiên Chúa giáo sở hữu 1 cuốn sách Kinh Thánh đầy rẫy những hứa hẹn có tính thuyết phục và những câu chuyện về phép màu nhiệm ủng hộ cho các câu chuyện tưởng tượng được những người gần như cùng thời đó chứng thực. Các tín đồ Thiên Chúa giáo, là nhóm người thực tế họp mặt, đọc và chia sẻ Kinh Thánh. Lợi dụng lòng tôn kính của dân La Mã đối với các lăng mộ để thiết lập 1 tổ chức hợp pháp được coi như là những hội chôn cất. các đường hầm dưới các lăng mộ. Nghĩa là thậm chí nếu chính quyền có gây khó dễ cho các tín đồ Thiên Chúa giáo thì họ vẫn tôn kính các lăng mộ trong cộng đồng, ít nhất cho tới TK 3 khi mà Thiên Chúa giáo đã tổ chức khá ổn định. Còn có 1 thực tế là, trong khi Thiên Chúa giáo cũng là 1 tôn giáo thần bí như tất cả tôn giáo huyền bí khác, để gia nhập nó lại ít tốn kém hơn nhiều. Như tín ngữơng thờ thần Mithras, ban đầu phải cống nạp 1 con bò đực. Còn muốn gia nhập tín ngưỡng thờ nữ thần Isis yêu cầu phải có hàng loạt quà biếu và đồ hiến tế. Nhưng nếu anh muốn thờ phụng Chúa Jesu, thì không mất chi phí ban đầu. Và hầu hết cuộc họp mặt của giáo hội khá giống ngày chủ nhật cao hứng đi dã ngoại của học sinh. Nó thật là thoải mái và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu anh muốn, và hẳn là anh muốn, anh có thể quyên góp cho giáo hội. Vào TK thứ 3, giáo hội đã trở nên giàu có. Việc quyên góp là 1 cách khôn ngoan chuyển giao tài chính từ thế giới này sang thế giới khác, một loại bảo hiểm hỏa hoạn. Những tài sản quyên góp được và tài sản thừa kế đều nằm trong tay các giám mục và hầu như dành riêng cho việc làm từ thiện, mà cũng không chỉ cho những con chiên Thiên Chúa giáo.

Bạn có thể tưởng tượng được đòn bẩy quyền lực to lớn các hội từ thiện này có được. Khi chính quyền đế chế La Mã tan rã, khi khốn khó ngày càng gia tăng; khi những thành phố rộng lớn chật ních những kẻ bần hàn chết đói; khi mà người dân bị đuổi việc, bị cướp đất bởi lũ man rợ, tàn bạo; bọn quý tộc hay quân thu thuế thì các giám mục quản lý các tài sản quyên góp thường là người tốt duy nhất còn lại. Hay nói đúng hơn là những người có quyền lực mà lại tử tế còn lại. Những người cai trị ở các tỉnh và các quan hành chính địa phương đều là những kẻ ngờ nghệch xuất thân là quý tộc được chỉ định giữ chức vụ trong 1 hoặc 2 năm làm bù nhìn, không có mấy lương lậu và vì thế thành 1 lũ tham quan chuyên nhận hối lộ. Cho nên vào TK 3 Tổng Giám mục nổi lên như 1 hình tượng vĩnh cửu trong địa phận mình, cống hiến cho sứ vụ, cho các con chiên của mình và chỉ chịu trách nhiệm trước Chúa.

 Và đến TK tiếp theo, các Giám mục còn đáp ứng điều mà mọi người mong muốn: Sự dàn xếp kiện tụng miễn phí, nhanh chóng và phân minh bằng cách phân xử. Những người ngoại đạo hay theo những tôn giáo khác cũng như những người theo đạo Thiên Chúa giáo đều nhận thấy điều này. Do đó, giáo hội trở thành 1 thế lực đáng gờm. Cho tới TK 4 nó chính thức được nhà nước La Mã công nhận.

 Điều này xảy ra sau 1 cuộc nội chiến giữa các đối thủ tranh giàng ngai vàng cai quản đế chế chấm dứt với phần thắng thuộc về Constantine. Người tranh thủ được sự ủng hộ của các tín đồ Thiên Chúa giáo chống lại kỳ phùng địch thủ của ông. Đối thủ của ông vốn thờ nữ thần Sol invictus, thần Mặt trời bất khả chiến bại, giống như hầu hết các chiến binh sau này. Constantine làm hoàng đế từ 306 – 337 thì có điềm báo và gia nhập đạo. Trước đây ông đã chuyển từ thờ vị thần này sang thờ vị thần khác 1 lần. Tuy nhiên, lần này, điềm báo cho ông biết rằng, biểu tượng cây thánh giá sẽ đưa ông đến chiến thắng. Nên ông lấy hình chữ thập làm biểu tượng trên lá cờ của mình và cả trên khiên của binh lính, và nó đã hiệu nghiệm. Năm 312, Constantine đánh bại đối thủ của mình Maxentius tại cầu Milvian gần La Mã. Và ngay sau đó, ông ra chỉ dụ cho Milan dung nạp giáo hội và cho phép các tín đồ Thiên Chúa giáo tự do theo tín ngưỡng của mình. Và 1 khối liên minh cũng được thiết lập giữa giáo hội Thiên Chúa giáo và nhà nước La Mã. Sự liên kết này sẽ tồn tại rất lâu, (trong vòng vài thập kỷ).

Sự dung nạp Thiên Chúa chuyển thành quyền cho những người theo đạo này không khoan dung với bất cứ đức tin hay giáo hội nào khác và họ tàn phá các đền thờ như đền thờ nữ thần Artemis ở Jordan. Vào khoảng năm 400, cộng đồng người ngoại đạo bị đàn áp. Khắp nơi đền thờ bị đóng cửa. Các pho tượng bị đập vỡ, thường là do các cuộc tấn công của các tín đồ Thiên Chúa giáo. Và những dòng chữ đầy kiêu hãnh khắc trên bia đá khẳng định 1 khối liên minh không thể lay chuyển giữa các thành bang và các vị thần bảo trợ họ đã bị cho xe ngựa chuyển đi để mở đường quốc lộ. Đối với người Do Thái trong giai đoạn này phải hứng chịu những cuộc hành quyết, những cuộc tàn sát có tổ chức. Hòa cùng chủ nghĩa bài Do Thái ở những đô thị Hy Lạp nguyên do là vì thần thánh.

 Đối với những người ngoại giáo, trường học của họ bị đóng cửa, đền thờ cũng bị đóng cửa, bị khủng bố, đôi khi là hành hình kiểu linso, như đối với Hypatia, 1 phụ nữ lỗi lạc của Alexandria theo đuổi lĩnh vực triết học và toán học. Theo mô tả của Edward Gibbon, nhà sử học không mấy thiện cảm với những người theo Thiên Chúa giáo thời cổ đại, thì “Hypatia bị giằng xuống khỏi xe ngựa, lột sạch quần áo, kéo lê tới Nhà Thờ… bởi 1 lũ cuồng tín man rợ, nhẫn tâm”.

Vào khoảng 415. Quá trình thẩm vấn và trừng phạt chỉ bị dừng lại bắng quà biếu theo mùa. Vì thế Gibbon. Các tín đồ Thiên Chúa giáo duy trì hầu hết đam mê của họ là quay lại đánh nhau trong nội bộ. Và họ còn giận dữ và mạnh bạo hơn nhiều trong việc khủng bố người trong đạo. Đặc biệt khi người ngoại đạo ngày càng hiếm hoi. Sự va chạm của các nhóm bảo thủ cho những quan điểm về thực đơn hàng ngày, hôn nhân, tài sản, y phục. Tranh cãi có thể dẫn đến bạo lực. Trên hết, là mối bất hòa trong học thuyết về Thiên Chúa 3 ngôi. Sự hợp nhất của Chúa 3 ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là 1 khái niệm khó giải thích và đặc biệt về nguồn gốc tự nhiên của Chúa Jesu. Có phải Jesu là 1 con người trở thành Chúa Trời? Hay Người là Chúa Trời tạm thời trong hình dáng con người? hay Người là Chúa Trời cũng đồng thời là con người? Và Người ngang hàng với Đức Chúa Cha hay Người dưới cấp Người Cha với bổn phận làm con? Điều này có thể giống như việc phân loại tóc. Nhưng máu đã đổ rất nhiều. Những học thuyết đối nghịch nhau cũng gắn với từng vùng; quốc gia hay bộ tộc;

 Chẳng hạn như TP Constantinope ủng hộ cho học thuyết Đức Chúa là sự kết hợp của cả 2 bản chất trong 1; Alexandri thì ủng hộ học thuyết Đức Chúa chỉ có 1 bản chất. Từ đó về sau, khi 1 tỉnh hay dân chúng hoặc 1 đảng phái chính trị đánh nhau ở 1 nơi khác, nó thường giống như xung đột giữa giáo phái chính thống và dị giáo thay mặt cho học thuyết này hay học thuyết khác. Miễn là các tín đồ Thiên Chúa giáo là 1 phần của 1 xã hội lập dị. Điện thờ của họ thành nơi ẩn náu trong 1 thế giới bị cai quản bởi những thế lực điên cuồng. Nhưng giờ đây sự lựa chọn cho xã hội đã trở thành xã hội. Các điện thờ khẳng định sự vĩ đại của Chúa và giáo hội của Người và đồng thời cũng là những vũ đài nơi các trận chiến giữa các con chiên Thiên Chúa giáo có thể diễn ra. Tín đồ Thiên Chúa giáo đã trở thành vận động viên tham gia vào 1 cuộc đấu vật, 1 cuộc xung đột, theo cách gọi của người Hy Lạp. Cuộc chiến chống lại cái ác và bóng tối và với chính bản chất thấp kém hơn của mình. Giờ đây khi mà các Nhà thờ đã chật cứng anh có thể đấu tranh với những người có quan điểm về chân lý. Đặc biệt là chân lý về Thiên Chúa giáo. Khác với anh ta và điều này dẫn đến cuộc xung đột hàng thế kỷ…

 

Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây

Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm