Tham Khảo
Vấn nạn môi trường sẽ làm suy sụp chế độ tại Việt Nam?
Tạp chí The Diplomat ở Nhật nêu lên vấn đề: Phải chăng môi trường sẽ là yếu tố làm suy sụp chế độ chính trị tại Việt Nam?
Các cuộc biểu tình vì môi trường và chống khu công nghiệp Formosa
làm ô nhiễm biển đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn thẳng tay. (Hình: Vietinfo)
Các cuộc biểu tình vì môi trường và chống khu công nghiệp Formosa
làm ô nhiễm biển đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn thẳng tay. (Hình: Vietinfo)
Tạp chí The Diplomat ở Nhật nêu lên vấn đề: Phải chăng môi trường sẽ là yếu tố làm suy sụp chế độ chính trị tại Việt Nam?
Theo tờ báo này các giới đối kháng hiện nay đang tập trung vận động vào
đề tài ảnh hưởng đến mọi lãnh vực xã hội và là sự đồng tình quan tâm của
người dân từ thành thị đến nông thôn.
Chính quyền Việt Nam hiểu rõ điều ấy nhưng sẽ không thể có giải pháp
giải quyết hữu hiệu vì bị hạn chế bởi nhiều điều kiện, bao gồm nhu cầu
phát triển kinh tế, cơ cấu chế độ và sự lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài
đặc biệt từ Trung Quốc.
Trung Tâm Môi Trường của Ðại Học Yale xếp hạng Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong số 10 nước kém nhất thế giới về bảo vệ môi trường.
Với lãnh thổ chỉ chiếm dưới 1% diện tích, nhưng Việt Nam lại có tới 10%
các chủng loại thiên nhiên trên Trái Ðất. Tuy nhiên sự yếu kém hiểu biết
của dân chúng và chính quyền trong nhiều năm trước đây đã làm cho nhiều
loài động vật cũng như thảo mộc đi gần đến tuyệt chủng qua những hành
động phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên quá mức, và lấn chiếm đất
đai sinh hoạt thiếu quy hoạch cho việc phát triển đô thị đáp ứng sự gia
tăng nhanh chóng của dân số.
Trang mạng AsiaSociety.org nói rằng trên toàn quốc Việt Nam có gần 3,000
xí nghiệp công kỹ nghệ và ít nhất phân nửa là kỹ nghệ nặng, hầu hết
không áp dụng nghiêm túc quy trình xử lý nước thải khiến cho nhiều dòng
sông ô nhiễm trầm trọng, nước không còn có thể sử dụng cho sinh hoạt
cũng như nông nghiệp được nữa.
Kỹ nghệ hóa nhanh chóng cũng đưa đến tình trạng ô nhiễm không khí. Một
ví dụ, khói bụi của nhà máy xi măng Hải Phòng vượt quá 8 lần mức quy
định. Nhiều khu kỹ nghệ và chế xuất sử dụng kỹ thuật lỗi thời không đủ
định chuẩn an toàn và sự kiểm soát rất lỏng lẻo trong bối cảnh tình hình
tham nhũng tràn lan.
Vấn nạn môi trường sẽ làm suy sụp chế độ tại Việt Nam?
Tình trạng bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam vẫn chưa chặt chẽ.
Xác đông lạnh của 5 con cọp được tìm thấy hôm 20 Tháng Ba 2017
tại tỉnh Nghệ An, với một số những bộ phận cơ thể đã được lấy đi.
(Hình: Getty Images)
Xác đông lạnh của 5 con cọp được tìm thấy hôm 20 Tháng Ba 2017
tại tỉnh Nghệ An, với một số những bộ phận cơ thể đã được lấy đi.
(Hình: Getty Images)
Thành phố Hà Nội bây giờ với diện tích 924 km2 và hơn 3 triệu dân tập
trung 300 cơ xưởng kỹ nghệ và hơn 700 cơ sở sản xuất các loại là một
điển hình khác của hậu quả đô thị hóa.
Áp dụng định chuẩn về môi trường một cách lỏng lẻo hay không tôn trọng
kiến thức khoa học về sự bảo vệ môi trường để tập trung vào nhu cầu hoạt
động kinh tế trước mắt, là tình trạng phổ biến không chỉ tại Việt Nam
mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới kể cả Mỹ. Chính quyền Tổng
Thống Donald Trump mới đây đã ban hành một số sắc lệnh nới lỏng quy định
về năng lượng đặt ra dưới thời Tổng Thống Obama, và như quan niệm đã
nói ra từ thời gian tranh cử, ông Trump và nhiều người Cộng Hòa đứng về
phía không thừa nhận quan niệm khoa học về sự biến đổi khí hậu Ðịa Cầu.
Bảo vệ môi trường là một khái niệm mới chỉ có từ mấy chục năm gần đây và
đa số dân Việt Nam ít quan tâm cho đến bây giờ mới dần dần nhận định rõ
khi đối diện với những hậu quả thiếu nước sạch, không khí ô nhiễm, đồng
bằng Cửu Long bị nhiễm nước mặn, hay cá biển chết ở 4 tỉnh miền Trung
vì tác động của nhà máy Formosa,…
Ấn Ðộ, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Philippines, Indonesia đều được
coi là những nước “bẩn nhất” ở Châu Á về mặt môi trường. Chỉ có Nhật
Bản và tương đối Malaysia, Singapore được xếp hạng sạch trong khi Nam
Hàn, Ðài Loan, Thái Lan ở mức trung bình.
Tác hại từ môi trường là vấn đề hàng ngày trong thực tế của đời sống, và chỉ gia tăng chứ không bao giờ chấm dứt tại Việt Nam.
Theo tờ The Diplomat, những người đối kháng đã tìm thấy ở đây một vũ khí
để tập hợp và huy động quần chúng chống chế độ, thay thế cho những chủ
đề chính trị và nhân quyền dễ gặp sự đàn áp thẳng tay.
Nhà cầm quyền Việt Nam nhận định rõ nguy cơ đó nhưng không có khả năng
giải quyết vấn đề từ căn nguyên, và vẫn chỉ biết dùng phương pháp trấn
áp quen thuộc.
Tình hình ấy sẽ đi đến đâu, chưa ai có thể dự đoán, nhưng tất cả đều
hiểu rằng với thời gian mọi chuyện không thuyên giảm mà sẽ trầm trọng
thêm nếu chế độ này không chuyển biến.
Hà Tường cát
( Người Việt )
Hà Tường cát
( Người Việt )
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
TAM ANH CHIẾN KHỦNG BỐ
*
Trump hâm hâm Tập Cận Bình Bành Lệ Viện
Dân khiếu kiện Điện Biên Phủ Fornosa
Cây Da Xà Xẽo Cu Ba vua cá tra Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng ngọng Fuck cuống họng Tòng Thị Phóng
*
Duterte hét Phạm Văn Đồng oanh tạc Net Mao Trạch Đông
Nam Up lồng nữ vét máng Trương Giang Long
Down đại hán đảng Việt Kông bông cứt lợn
Bọn ba trợn Sài Gòn Lớn Chợ An Đông
*
Tư Mã Ý kị Quan Công miễn đại đồng Trương Phi đĩ
Phí thổ phỉ Hà Nội phì đội Lưu Bị
Bộ Chính trị đi đành Mỹ Lê Đức Anh
Trịnh Xuân Thanh Dân Tiên Trần Vũ Quỳnh Anh
*
Xuân Chiến tranh kỹ nữ giành Huỳnh Đức Thơ
Đập bàn thờ Nguyễn Ái Quốc nở trứng ruốc
Cộng bắc thuộc trừ màu cờ Kít Sinh Dơ
Tan cơn mơ Ai Đợi chờ Đỗ Cường Minh
*
TÂM HANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Vấn nạn môi trường sẽ làm suy sụp chế độ tại Việt Nam?
Tạp chí The Diplomat ở Nhật nêu lên vấn đề: Phải chăng môi trường sẽ là yếu tố làm suy sụp chế độ chính trị tại Việt Nam?
Các cuộc biểu tình vì môi trường và chống khu công nghiệp Formosa
làm ô nhiễm biển đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn thẳng tay. (Hình: Vietinfo)
Tạp chí The Diplomat ở Nhật nêu lên vấn đề: Phải chăng môi trường sẽ là yếu tố làm suy sụp chế độ chính trị tại Việt Nam?
Theo tờ báo này các giới đối kháng hiện nay đang tập trung vận động vào
đề tài ảnh hưởng đến mọi lãnh vực xã hội và là sự đồng tình quan tâm của
người dân từ thành thị đến nông thôn.
Chính quyền Việt Nam hiểu rõ điều ấy nhưng sẽ không thể có giải pháp
giải quyết hữu hiệu vì bị hạn chế bởi nhiều điều kiện, bao gồm nhu cầu
phát triển kinh tế, cơ cấu chế độ và sự lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài
đặc biệt từ Trung Quốc.
Trung Tâm Môi Trường của Ðại Học Yale xếp hạng Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong số 10 nước kém nhất thế giới về bảo vệ môi trường.
Với lãnh thổ chỉ chiếm dưới 1% diện tích, nhưng Việt Nam lại có tới 10%
các chủng loại thiên nhiên trên Trái Ðất. Tuy nhiên sự yếu kém hiểu biết
của dân chúng và chính quyền trong nhiều năm trước đây đã làm cho nhiều
loài động vật cũng như thảo mộc đi gần đến tuyệt chủng qua những hành
động phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên quá mức, và lấn chiếm đất
đai sinh hoạt thiếu quy hoạch cho việc phát triển đô thị đáp ứng sự gia
tăng nhanh chóng của dân số.
Trang mạng AsiaSociety.org nói rằng trên toàn quốc Việt Nam có gần 3,000
xí nghiệp công kỹ nghệ và ít nhất phân nửa là kỹ nghệ nặng, hầu hết
không áp dụng nghiêm túc quy trình xử lý nước thải khiến cho nhiều dòng
sông ô nhiễm trầm trọng, nước không còn có thể sử dụng cho sinh hoạt
cũng như nông nghiệp được nữa.
Kỹ nghệ hóa nhanh chóng cũng đưa đến tình trạng ô nhiễm không khí. Một
ví dụ, khói bụi của nhà máy xi măng Hải Phòng vượt quá 8 lần mức quy
định. Nhiều khu kỹ nghệ và chế xuất sử dụng kỹ thuật lỗi thời không đủ
định chuẩn an toàn và sự kiểm soát rất lỏng lẻo trong bối cảnh tình hình
tham nhũng tràn lan.
Vấn nạn môi trường sẽ làm suy sụp chế độ tại Việt Nam?
Tình trạng bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam vẫn chưa chặt chẽ.
Xác đông lạnh của 5 con cọp được tìm thấy hôm 20 Tháng Ba 2017
tại tỉnh Nghệ An, với một số những bộ phận cơ thể đã được lấy đi.
(Hình: Getty Images)
Xác đông lạnh của 5 con cọp được tìm thấy hôm 20 Tháng Ba 2017
tại tỉnh Nghệ An, với một số những bộ phận cơ thể đã được lấy đi.
(Hình: Getty Images)
Thành phố Hà Nội bây giờ với diện tích 924 km2 và hơn 3 triệu dân tập
trung 300 cơ xưởng kỹ nghệ và hơn 700 cơ sở sản xuất các loại là một
điển hình khác của hậu quả đô thị hóa.
Áp dụng định chuẩn về môi trường một cách lỏng lẻo hay không tôn trọng
kiến thức khoa học về sự bảo vệ môi trường để tập trung vào nhu cầu hoạt
động kinh tế trước mắt, là tình trạng phổ biến không chỉ tại Việt Nam
mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới kể cả Mỹ. Chính quyền Tổng
Thống Donald Trump mới đây đã ban hành một số sắc lệnh nới lỏng quy định
về năng lượng đặt ra dưới thời Tổng Thống Obama, và như quan niệm đã
nói ra từ thời gian tranh cử, ông Trump và nhiều người Cộng Hòa đứng về
phía không thừa nhận quan niệm khoa học về sự biến đổi khí hậu Ðịa Cầu.
Bảo vệ môi trường là một khái niệm mới chỉ có từ mấy chục năm gần đây và
đa số dân Việt Nam ít quan tâm cho đến bây giờ mới dần dần nhận định rõ
khi đối diện với những hậu quả thiếu nước sạch, không khí ô nhiễm, đồng
bằng Cửu Long bị nhiễm nước mặn, hay cá biển chết ở 4 tỉnh miền Trung
vì tác động của nhà máy Formosa,…
Ấn Ðộ, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Philippines, Indonesia đều được
coi là những nước “bẩn nhất” ở Châu Á về mặt môi trường. Chỉ có Nhật
Bản và tương đối Malaysia, Singapore được xếp hạng sạch trong khi Nam
Hàn, Ðài Loan, Thái Lan ở mức trung bình.
Tác hại từ môi trường là vấn đề hàng ngày trong thực tế của đời sống, và chỉ gia tăng chứ không bao giờ chấm dứt tại Việt Nam.
Theo tờ The Diplomat, những người đối kháng đã tìm thấy ở đây một vũ khí
để tập hợp và huy động quần chúng chống chế độ, thay thế cho những chủ
đề chính trị và nhân quyền dễ gặp sự đàn áp thẳng tay.
Nhà cầm quyền Việt Nam nhận định rõ nguy cơ đó nhưng không có khả năng
giải quyết vấn đề từ căn nguyên, và vẫn chỉ biết dùng phương pháp trấn
áp quen thuộc.
Tình hình ấy sẽ đi đến đâu, chưa ai có thể dự đoán, nhưng tất cả đều
hiểu rằng với thời gian mọi chuyện không thuyên giảm mà sẽ trầm trọng
thêm nếu chế độ này không chuyển biến.
Hà Tường cát
( Người Việt )
Hà Tường cát
( Người Việt )