Kinh Đời

Vâng, lịch sử chẳng phải để hận thù …

“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm
Vũ Thị Phương Anh


Tôi đã chẳng viết bài này nếu không đọc được phản ứng của “cô ấy” trên facebook.

“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vừa mới mở ra đã bị đóng cửa, có lẽ vì … nhạy cảm.
 
Khi nghe về cuộc triển lãm, tôi đã tự nhủ là sẽ cố tránh, không nói gì hoặc viết gì để gợi thêm những ký ức đau lòng đã tạm lắng nhiều thập niên, nay đang được dịp tuôn ra. Vì tôi đã nghe quá nhiều về những “ông đội” đằng đằng sát khí, những cuộc đấu tố vào ban đêm với đèn đuốc sáng trưng và tử khí ngút trời.

Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, từ thời tiểu học tôi đã được xem bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, bộ phim mà những người đã trải qua thời cải cách ruộng đất như bố mẹ tôi đánh giá khá cao vì tính chân thực. Tôi nhớ mình chỉ xem được một lúc rồi bỏ dở vì sợ hãi, và mãi đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ muốn xem lại dù bộ phim ấy có đầy trên Internet.

Tôi cũng có người thân là nạn nhân trực tiếp của cải cách ruộng đất. Bác họ tôi – chị họ của bố tôi – bị kẹt lại ở Nam Định khi bác trai đưa mấy người con vào Hải Phòng trước, chờ người đưa bác gái ra sau để cùng di cư vào Nam nhưng không được, đành bỏ bác lại ở quê. Bác gái, một người chăm chỉ làm ăn và hà tiện đến “vắt cổ chày ra nước”, bị quy là địa chủ vì có chút của ăn của để hơn người. Hai bác ở vậy chờ nhau suốt 21 năm; luật đạo của Công giáo không cho phép lấy vợ, lấy chồng khác khi người phối ngẫu chưa qua đời. Sau năm 1975, bác gái vào đoàn tụ với gia đình ở miền Nam, và mỗi khi có dịp thì bác lại tuôn ra hàng tràng ký ức của một thời mà bác không bao giờ quên được.

Những ký ức rùng rợn, những hành động bạo tàn, những con người độc ác … tôi nghe mãi cũng nhàm. Tôi chẳng bao giờ kể lại, cũng chẳng bao giờ muốn nhớ. Nhưng, giống như nhân vật trong bài báo, bác tôi không thể quên. Dù bác chẳng có vẻ gì là thù hận với những kẻ đã đấu tố bác ngày xưa. Kể xong, bác chép miệng, “số phận của họ rồi sau cũng chẳng ra gì. Ông trời có mắt”.

“Ông trời có mắt” là đạo đức căn bản của người Việt Nam. Với đạo đức ấy, những người nông dân hiền lành đã sống với nhau hàng nghìn năm trong tình làng nghĩa xóm, và có lẽ đã chỉ (lỡ dại một lần) làm những điều trái đạo lý vì bị cuốn theo cuộc cách mạng trời long đất lở lúc ấy mà thôi.

Người ta cần tha thứ và quên đi để sống. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối trong lòng. Vì vậy, dù còn nhiều điều không đồng ý với bài viết của tác giả, tôi đã không tranh luận. Cũng như tác giả, tôi hiểu cải cách ruộng đất là một vấn đề lớn và còn quá nhiều câu hỏi mà một cuộc triển lãm nhỏ không thể trả lời hết. Tôi cũng hiểu có nhiều điều vẫn chưa thể trưng ra, vì nếu không có câu trả lời ổn thỏa thì sẽ xoáy thêm vào một vết thương chưa lành trong lịch sử dân tộc Việt.

Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi đọc được phản ứng trên facebook của tác giả, mà bạn bè tôi đã chép lại một đoạn[1] và đề nghị tôi bình luận. Đoạn ấy như sau:

“Ôi thế các ông các bà muốn gì ạ? Không cho bày thì bảo bưng bít. Không cho nói thì bảo bị bịt mồm. Giờ người ta bắt đầu cất lời, hé sạp hé mẹt thì các ông các bà chửi xối xả là bày ra cho nhục nhã. Tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông các bà tự hiểu lấy, đừng vin vào mấy nhời phi lộ rất quan phương của nhà chức trách rồi bảo bị bóp méo, bảo ngoan cố tranh công chối tội.”

Tôi đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ. Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là muốn ủng hộ sự bạch hóa dần dần một vấn đề gai góc và đau thương trong lịch sử Việt Nam. Nhưng khi tác giả khẳng định “tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông bà tự hiểu lấy”, và nhớ lại những gì đã được trưng bày trong cuộc triển lãm, tôi bỗng hiểu rằng tác giả rất chân thành tin cuộc CCRĐ là cần thiết. Chân thành khi nói về niềm vui của các nông dân “dắt con trâu ra đồng với tư cách chủ nhân ông”, “ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước”. Dù những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ, mà là kết quả của cuộc cách mạng “đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột”, như những văn kiện của Đảng đã rành mạch chỉ ra.

Thật đau lòng khi giai cấp mà cách mạng cần phải tiêu diệt (trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ) có cả những người như ông bà của tác giả và bà bác của tôi. Từ lúc nào, những người nông dân hiền lương bỗng chốc trở nên độc ác, căm hờn trong những cuộc đấu tố dã man, và làm sao họ vẫn có thể vui mừng hớn hở khi được chia “quả thực”, khi các xác chết máu me của những người mới hôm qua còn là láng giềng vẫn còn nằm phơi ở ngoài kia hoặc chỉ mới được chôn lấp sơ sài ….

Không, tôi không nhắc lại để thù hận. Nhưng tôi và tất cả mọi người Việt Nam có lương tri đều cần trả lời câu hỏi: “Vì sao?”

Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy? Để mãi đến 60 năm sau, thời gian đủ dài để hầu hết những người đã tận mắt chứng kiến cải cải cách ruộng đất đã không còn tồn tại, mà khi nhắc đến thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một sự nhức nhối không nguôi?

Câu hỏi ấy chắc chắn một lúc nào đó phải được trả lời. Những sai lầm của giai đoạn đau thương ấy – và di hại mãi về sau của nó – chắn chắn rồi sẽ phải được phân tích cặn kẽ và sòng phẳng. Để bài học lịch sử được hiểu rõ, chứ không thể mãi né tránh.

Bởi, khi chúng ta không chịu học từ những sai lầm của lịch sử, thì lịch sử sẽ bắt chúng ta trở thành nạn nhân của chính những sai lầm ấy, cho đến khi bài học được học thuộc. 
 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vâng, lịch sử chẳng phải để hận thù …

“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm
Vũ Thị Phương Anh


Tôi đã chẳng viết bài này nếu không đọc được phản ứng của “cô ấy” trên facebook.

“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vừa mới mở ra đã bị đóng cửa, có lẽ vì … nhạy cảm.
 
Khi nghe về cuộc triển lãm, tôi đã tự nhủ là sẽ cố tránh, không nói gì hoặc viết gì để gợi thêm những ký ức đau lòng đã tạm lắng nhiều thập niên, nay đang được dịp tuôn ra. Vì tôi đã nghe quá nhiều về những “ông đội” đằng đằng sát khí, những cuộc đấu tố vào ban đêm với đèn đuốc sáng trưng và tử khí ngút trời.

Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, từ thời tiểu học tôi đã được xem bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, bộ phim mà những người đã trải qua thời cải cách ruộng đất như bố mẹ tôi đánh giá khá cao vì tính chân thực. Tôi nhớ mình chỉ xem được một lúc rồi bỏ dở vì sợ hãi, và mãi đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ muốn xem lại dù bộ phim ấy có đầy trên Internet.

Tôi cũng có người thân là nạn nhân trực tiếp của cải cách ruộng đất. Bác họ tôi – chị họ của bố tôi – bị kẹt lại ở Nam Định khi bác trai đưa mấy người con vào Hải Phòng trước, chờ người đưa bác gái ra sau để cùng di cư vào Nam nhưng không được, đành bỏ bác lại ở quê. Bác gái, một người chăm chỉ làm ăn và hà tiện đến “vắt cổ chày ra nước”, bị quy là địa chủ vì có chút của ăn của để hơn người. Hai bác ở vậy chờ nhau suốt 21 năm; luật đạo của Công giáo không cho phép lấy vợ, lấy chồng khác khi người phối ngẫu chưa qua đời. Sau năm 1975, bác gái vào đoàn tụ với gia đình ở miền Nam, và mỗi khi có dịp thì bác lại tuôn ra hàng tràng ký ức của một thời mà bác không bao giờ quên được.

Những ký ức rùng rợn, những hành động bạo tàn, những con người độc ác … tôi nghe mãi cũng nhàm. Tôi chẳng bao giờ kể lại, cũng chẳng bao giờ muốn nhớ. Nhưng, giống như nhân vật trong bài báo, bác tôi không thể quên. Dù bác chẳng có vẻ gì là thù hận với những kẻ đã đấu tố bác ngày xưa. Kể xong, bác chép miệng, “số phận của họ rồi sau cũng chẳng ra gì. Ông trời có mắt”.

“Ông trời có mắt” là đạo đức căn bản của người Việt Nam. Với đạo đức ấy, những người nông dân hiền lành đã sống với nhau hàng nghìn năm trong tình làng nghĩa xóm, và có lẽ đã chỉ (lỡ dại một lần) làm những điều trái đạo lý vì bị cuốn theo cuộc cách mạng trời long đất lở lúc ấy mà thôi.

Người ta cần tha thứ và quên đi để sống. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối trong lòng. Vì vậy, dù còn nhiều điều không đồng ý với bài viết của tác giả, tôi đã không tranh luận. Cũng như tác giả, tôi hiểu cải cách ruộng đất là một vấn đề lớn và còn quá nhiều câu hỏi mà một cuộc triển lãm nhỏ không thể trả lời hết. Tôi cũng hiểu có nhiều điều vẫn chưa thể trưng ra, vì nếu không có câu trả lời ổn thỏa thì sẽ xoáy thêm vào một vết thương chưa lành trong lịch sử dân tộc Việt.

Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi đọc được phản ứng trên facebook của tác giả, mà bạn bè tôi đã chép lại một đoạn[1] và đề nghị tôi bình luận. Đoạn ấy như sau:

“Ôi thế các ông các bà muốn gì ạ? Không cho bày thì bảo bưng bít. Không cho nói thì bảo bị bịt mồm. Giờ người ta bắt đầu cất lời, hé sạp hé mẹt thì các ông các bà chửi xối xả là bày ra cho nhục nhã. Tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông các bà tự hiểu lấy, đừng vin vào mấy nhời phi lộ rất quan phương của nhà chức trách rồi bảo bị bóp méo, bảo ngoan cố tranh công chối tội.”

Tôi đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ. Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là muốn ủng hộ sự bạch hóa dần dần một vấn đề gai góc và đau thương trong lịch sử Việt Nam. Nhưng khi tác giả khẳng định “tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông bà tự hiểu lấy”, và nhớ lại những gì đã được trưng bày trong cuộc triển lãm, tôi bỗng hiểu rằng tác giả rất chân thành tin cuộc CCRĐ là cần thiết. Chân thành khi nói về niềm vui của các nông dân “dắt con trâu ra đồng với tư cách chủ nhân ông”, “ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước”. Dù những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ, mà là kết quả của cuộc cách mạng “đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột”, như những văn kiện của Đảng đã rành mạch chỉ ra.

Thật đau lòng khi giai cấp mà cách mạng cần phải tiêu diệt (trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ) có cả những người như ông bà của tác giả và bà bác của tôi. Từ lúc nào, những người nông dân hiền lương bỗng chốc trở nên độc ác, căm hờn trong những cuộc đấu tố dã man, và làm sao họ vẫn có thể vui mừng hớn hở khi được chia “quả thực”, khi các xác chết máu me của những người mới hôm qua còn là láng giềng vẫn còn nằm phơi ở ngoài kia hoặc chỉ mới được chôn lấp sơ sài ….

Không, tôi không nhắc lại để thù hận. Nhưng tôi và tất cả mọi người Việt Nam có lương tri đều cần trả lời câu hỏi: “Vì sao?”

Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy? Để mãi đến 60 năm sau, thời gian đủ dài để hầu hết những người đã tận mắt chứng kiến cải cải cách ruộng đất đã không còn tồn tại, mà khi nhắc đến thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một sự nhức nhối không nguôi?

Câu hỏi ấy chắc chắn một lúc nào đó phải được trả lời. Những sai lầm của giai đoạn đau thương ấy – và di hại mãi về sau của nó – chắn chắn rồi sẽ phải được phân tích cặn kẽ và sòng phẳng. Để bài học lịch sử được hiểu rõ, chứ không thể mãi né tránh.

Bởi, khi chúng ta không chịu học từ những sai lầm của lịch sử, thì lịch sử sẽ bắt chúng ta trở thành nạn nhân của chính những sai lầm ấy, cho đến khi bài học được học thuộc. 
 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm