Kinh Đời
Về Gà và Người
Tựa đề của tiểu thuyết là “Về Chuột và Người” nhưng người đọc chẳng thấy con chuột nào xuất hiện từ đầu đến cuối vì tác giả dùng lối gợi ý về “hình ảnh súc vật” (animal imagery)
Vòng đời của gà và người
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/03/ve-ga-va-nguoi.html
Năm
1937, nhà văn người Mỹ được giải thưởng Nobel về văn chương, John Steinbeck,
cho ra mắt tác phẩm “Of Mice and Men”,
tạm dịch là “Về Chuột và Người”. Chuyện
kể về hai nhân vật chính trên bước đường gian truân tìm việc làm tại California
trong thời kỳ Đại Suy Thái (Great Depression).
Tựa
đề của tiểu thuyết là “Về Chuột và Người”
nhưng người đọc chẳng thấy con chuột nào xuất hiện từ đầu đến cuối vì tác giả
dùng lối gợi ý về “hình ảnh súc vật” (animal imagery) để mô tả về những thảm kịch
trong cuộc sống khó khăn của con người thời kinh tế khủng hoảng.
Tôi
sửa đề tựa đó để đặt cho bài viết này: “Về
Gà và Người”. Song, đây thuần túy chỉ là một bài tản mạn về hai hình ảnh, một
bên là Gà và một bên là Người, nhưng suy cho cùng lại có những điểm tương đồng
đến độ đáng phải ngạc nhiên.
Xã hội loài gà
Hồi
xưa, lúc gia đình tôi còn ở Đà Lạt, có vườn cây rộng rãi nên nuôi rất nhiều gà
thả rông. Tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ quan sát đàn gà đào bới khắp vườn để kiếm
ăn và nhận ra “xã hội loài gà” sao có nhiều cái giống với con người quá thể!
Gà
sống thành đàn, lối sống của chúng mang tính cộng đồng, một loại xã hội thu nhỏ
của loài người. Cá thể gà trong đàn giành giật nhau để chiếm ưu thế kiếm mồi,
cũng chẳng khác nào loài người trong cuộc mưu sinh. Cái gọi là "tôn ti xã
hội" của loài gà dựa trên nguyên tắc “mạnh được, yếu thua”, qua đó xác định
vai trò có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ.
Ở
loài người, mỗi gia đình sẽ có người đứng đầu, giữ địa vị “gia trưởng”. Có điều
ngày xưa thường là người đàn ông nhưng ngày nay “nam nữ bình quyền” nên “gia
trưởng” cũng có thể là phụ nữ! Gà cũng có “gia trưởng”. Gà trống luôn giữ nhiệm
vụ đầu đàn, tôi chưa từng thấy một chị gà mái giữ nhiệm vụ thủ lãnh như trong
xã hội loài người thời nay.
Tôn
ti trật tự của đàn gà sẽ bị phá vỡ khi xuất hiện con gà trống mới lớn trong đàn,
ngo ngoe dành địa vị của đương kim thủ lãnh, nhưng thế nào “kẻ nổi loạn” cũng bị
tách ra khỏi đàn sau những “trận đòn thù”!
Chú gà trống “nổi loạn” đó sẽ rút lui bằng cách lập thành đàn mới với những
chị gà mái tơ, chú thường tránh đối mặt với “cựu thủ lãnh” vì bản thân chú cũng
hiểu… “tránh voi đâu xấu mặt nào”!
Chân dung oai phong lẫm liệt của chú gà trống đầu đàn
Bây
giờ ta quan sát chú gà trống thủ lãnh “oai phong lẫm liệt” của đàn gà trong vườn.
Trời sinh chú có bộ mã tuyệt đẹp với lớp lông sặc sỡ, óng ả. Chiếc mào gà đỏ
chót trên đầu trông tựa như chiếc mão của vua chúa. “Áo” và “Mão” chính là lợi
thế đầu tiên để thu hút sự chú ý của các chị gà mái.
Tiếng
Việt quả là quá hay. “Mão” với “Mào” chỉ khác nhau có một cái dấu nhưng lại là
một khoảng cách rất lớn giữa vua chúa với cái mào của con gà! “Mào gà” còn là
tên một loài hoa tuy không có hương nhưng sắc trông chẳng khác nào cái mào gà.
Còn một thứ mào gà nữa mà chẳng ai muốn có vì đó là một bệnh lây truyền qua đường
tình dục: bệnh “sùi mào gà” hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ!
Trở
lại chuyện gà trống. Chú gà đầu đàn ngoài vẻ “đẹp trai” lại còn có tính dũng cảm,
sẵn sàng bảo vệ “người đẹp” trước những đe dọa rình rập từ bên ngoài. Tài liệu
viết về gà trống đã hào phóng phong tặng gương dũng cảm đó qua hình ảnh của các
vị thần cổ xưa như Ares, Heracles và Athena. Sách của Plato thuật lại những lời
được cho là cuối cùng từ miệng Socrates trước khi ông chết: “Crito, tôi nợ Asclepius một con gà trống;
ông sẽ trả món nợ này hộ tôi chứ?”
Không
biết nợ có trả được hay không nhưng cho đến ngày nay chú gà trống nào cũng cất
tiếng nhắc nhở: “Ò… Ó…. O…. Ò…”. Gà
trống nào cũng biết gáy và thường gân cổ để cất tiếng gáy to hơn “anh hàng
xóm”. Cũng vì thế ta mới có câu… “gà tức
nhau tiếng gáy”. Mỗi khi gáy xong, anh chàng gà lại nghe ngóng xem có tiếng
đáp lại hay không và thế là cuộc chạy đua tiếng gáy diễn ra.
Tôi
để ý, trước khi gáy gà thường vỗ cánh làm động tác tựa như ta hít thở để tiếng
gáy lần sau to hơn lần trước. Các nhà khoa học phân tích tiếng gáy của gà luôn ở
tần số cao vì nhờ “lưỡi gà” mà ở con người cũng có “lưỡi gà” trong vòm họng! Thêm
nữa, trong các loại kèn và trong xe gắn máy 2 thì cũng xuất hiện thuật ngữ “lưỡi
gà”. Xem ra trong ngôn ngữ Việt có một hành trình lý thú: từ cái lưỡi của con
gà đã biến thành bộ phận của con người, bộ phận của nhạc cụ rồi cả bộ phận máy
móc!
Gà
thường gáy vào mỗi buổi sáng nhưng cũng có khi lại gáy vào buổi trưa, đúng ngọ.
Điệp khúc đồng quê “Ò Ó O…Ò” vang lên
giữa buổi trưa hè khiến Chế Lan Viên phải thốt lên:
Nhớ biển
miền Trung tiếng sóng đùa
Nhớ nhà
cha mẹ, cảnh trường xưa
Nhớ
chao ôi nhớ, trời xanh thế
Gà lại
dồn thêm tiếng gáy trưa
Lưu
Trọng Lư khi nghe tiếng gáy xao xác của những con gà vào buổi trưa lại mang một
tâm trạng hoài cổ:
Mỗi lần
nắng mới hắt bên song,
Xao xác
gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi
buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn
sống lại những ngày không.
“Gia trưởng” của đàn gà
Ngoài
vóc dáng và sự dũng cảm, gà trống còn có “tật”… đa tình. Không biết có phải vì
cái “tật” này không mà gà bị mang tiếng “mèo mả, gà đồng”, một cách ám chỉ những
kẻ vô lại, sống lang thang, làm bậy bất kể nơi nào.
Tính
dục của gà trống rất mạnh. Chỉ một mình “gia trưởng” cũng thừa sức làm thỏa mãn
một bầy gà mái hàng chục nàng mơn mởn. Qua quan sát tập tục của chúng, ta nhận
ra ngay gà trống có thể “đạp mái” bất kể nơi nào, lúc nào. Trước khi đạp mái,
chú gà trống thực hiện từng bước, rất bài bản, chứ không “nhập đề” hùng hục như
ta tưởng.
Nhắc
đến chữ “đạp mái” tôi bỗng nhớ đến một câu chuyện tiếu lâm. Hồi xưa, xe Honda
chưa có bộ phận “đề” để khởi động, có một cô đạp mãi mà xe không chịu nổ. Thấy
vậy một thanh niên đến đạp giúp, máy nổ ngay. Người đẹp cười duyên kèm theo lời
khen: “Anh ‘đạp mái’ hay thiệt!’. Cô
vốn là người miền Tây nên phát âm chữ “máy” thành chữ “mái” một cách tự nhiên
khiến chàng trai là Bắc kỳ 54 cứ tủm tỉm cười hoài.
Mẹ và các con
Trở
lại chuyện gà “đạp mái”: điệu bộ xum xoe của chàng gà trống rất buồn cười bên
“người đẹp”. Chàng xủ bộ lông cánh xuống sát đất, hai chân chạy những bước ngắn
quanh đối tượng dường như để lấy trớn. Và rồi bất ngờ, chàng nhảy phóc lên lưng
nàng, khi đó cô gà mái cũng ngoan ngoãn co chân lại, chờ đợi giây phút thần
tiên ngắn ngủi.
Có
những chú gà lại còn “mưu mẹo” khi thực hiện màn “fore-play”, chú cục cục gọi
gà mái đến để chia mồi. Khi đến nơi nàng mới ngã ngửa: mồi không phải là những
con giun hay hạt thóc… mà là mấy hòn sỏi. Ấy thế mà cũng đi đến đoạn kết “có hậu”.
Sau giây phút sung sướng đó, nàng giũ lông như để trang điểm lại còn chàng thì
đập đôi cánh trước khi gáy vang ra chiều thỏa mãn.
Tình gà
Gà
trống có tiếng gáy lanh lảnh thì gà mái lại có tiếng cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng,
ra điều ta đây vừa hoàn thành chức năng của giống cái. Thế cho nên dân gian mới
có câu “Gà đẻ gà cục tác, Bác đẻ bác la
làng” hoặc “Gà đẻ gà cục tác, Ác đẻ
ác la”!
Gà
mái thường đẻ trứng mỗi ngày một quả, tính ra một chu kỳ “thai nghén” kéo dài
trên dưới 10 ngày. Tiếp đến là giai đoạn ấp trứng, đây chính là lúc thể hiện bản
năng của loài gà: cứ miệt mài nằm ấp, ít ra khỏi ổ để giữ nhiệt độ thích hợp
cho việc nở trứng ở 37,5°C . Giai đoạn này cũng là lúc cô gà mái dữ dằn hơn bao
giờ hết, cô sẵn sàng phản ứng quyết liệt bằng cách mổ nếu bị làm phiền, bất kể
kẻ đó là chú gà trống hay con người.
Thời
gian “ở cữ” kéo dài khoảng 20 ngày. Trời phú cho gà mái khả năng nghe thấy gà
con kêu trong vỏ trước khi trứng nở và gà mẹ sẽ nhẹ nhàng “cục tác” để kích
thích gà con mổ vỏ chui ra. Gà con mổ một lỗ thở trên vỏ trứng, nghỉ ngơi lấy sức
trong vài giờ và hấp thu phần lòng trắng trứng còn lại trước khi tiếp tục mổ
cho đến khi lớp vỏ vỡ ra. Đó là lúc chú gà con chính thức chào đời và bộ lông
măng được làm khô dưới sức ấm của tổ.
Gà
mái kiên nhẫn nằm trong tổ khoảng hai ngày sau khi quả trứng đầu tiên nở rồi mới
chịu rời ổ, bỏ lại những quả trứng “ung”. Gà con mới nở được gà mẹ ra sức bảo vệ
và được mẹ ủ kín để giữ ấm khi cần thiết. Gà mẹ dẫn các con tìm thức ăn và nước
uống, nó sẽ gọi con khi tìm thấy thứ gì ăn được nhưng hiếm khi mớm trực tiếp
cho con. Gà mẹ tiếp tục chăm sóc gà con cho đến khi chúng được vài tuần tuổi,
sau đó nó sẽ mất dần hứng thú và lại bắt đầu đẻ trứng mới.
Gà mái ấp trứng
Theo
tôi, gà mái có thể ví như một bà mẹ hiền bên đàn con thơ nheo nhóc. Mẹ dẫn các
con đi tìm mồi, thỉnh thoảng dừng lại như để điểm danh quân số và dáo dác tìm
con khi có tiếng chíp chíp của đứa con lạc mẹ.
Cảm
động nhất là những lúc bầy gà nghỉ ngơi. Mẹ gập chân xuống, xù lông để các con
chui vào nơi an toàn nhất. Gà con cũng có đứa ngoan chui vào bộ lông gà mẹ
nhưng cũng có chú hiếu động không chịu ngủ trong bộ cánh của mẹ, thơ thẩn trong
vườn. Đến một lúc nào đó chú gà ráo rác tìm mẹ, miệng không ngớt chíp chíp gọi
mẹ ơi! Đúng như người ta thường ví… “Gà
con lạc mẹ”.
Tuổi
thơ của Gà và Người cũng có nhiều nét tương đồng. Có những chú gà con ngỗ nghịch,
có những đứa trẻ làm buồn lòng mẹ nhưng mẹ lúc nào cũng là… mẹ, ít khi nào tỏ
thái độ chiều đứa này, ghét đứa kia. Bài học từ loài gà khiến con người rút ra
được một câu thâm thúy: “Gà cùng một mẹ
chớ hoài đá nhau”.
Chân dung nàng gà mái
Từ
thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn
chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng. Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với
văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ "Chim Ba Tư" để chỉ gà trống.
Trong
kinh Tân Ước, Chúa Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà
chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". Lời tiên tri đó đã trở
thành sự thật và điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác
và sự phản bội.
Chúa
Giê-su cũng so sánh mình với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: “Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng
tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm
họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng
hứng.”
Vào
thế kỷ thứ 6, Đức Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô
giáo. Đến thế kỷ thứ 9, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả
các gác chuông nhà thờ. Tại Việt Nam, cụm từ “Nhà thờ Con gà” đã trở thành phổ
biến, không riêng gì Đà Lạt có Nhà thờ Con gà mà Đà Nẵng cũng có nhà thờ chính
tòa với biểu tượng con gà trống trên tháp chuông.
Con gà trên tháp chuông Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng
Hình
ảnh “Gà trống Gaulois” được coi là biểu tượng của nước Pháp. Người xưa gọi nó
là “Gallus Gallus”, theo tiếng Latinh Gallus vừa có nghĩa là con gà trống, vừa
có nghĩa là người dân xứ Gaule, tức là vùng đất tương ứng với lãnh thổ nước
Pháp ngày nay. Nhiều đồng tiền cổ được sử dụng trong các bộ lạc xứ Gaule có
mang hình gà trống. Biểu tượng này giờ đây có thể tìm thấy tại bảo tàng Louvre
và cung điện Versailles. Đối với những người yêu thích môn bóng đá, “Gà trống
Gaulois” chính là biệt danh của đội tuyển xứ Tam Tài.
Tại
Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo
Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho những linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ,
gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện sẽ nhập vào gà thay
vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về
nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường.
Tại
Việt Nam có phong tục “gà mở cửa mả” sau khi người chết được an táng 3 ngày. Trong
lễ này phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà
thức dậy. Nhà sư đi đầu dẫn theo thân nhân người chết cầm cây mía lau có cột 1
con gà đi 3 vòng quanh ngôi mộ mới. Sau khi cúng xong, người ta bỏ con gà lại tại
mả, bưng khay rước vong về nhà để thờ. Có nơi còn cho con gà uống rượu khiến nó
lừ đừ nên mới có câu: “Lờ đờ như con gà mở
cửa mả”.
Gà mở cửa mả
Xét
về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, con gà đã đóng góp cho con người rất nhiều từ ngữ
được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nào là “gà mờ”, “gà rù”, “gà nuốt
giây thun”, “gà mắc tóc” cho đến cuối cùng là… “gà chết”!
Ngoài
những bữa ăn sang trọng có “cơm gà, cá gỏi”
hay “đầu gà, má lợn” người ta còn ca
tụng sắc đẹp và ẩm thực được gói gọn trong câu “cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà mái ghẹ”. Đối với một
số người thuộc giới sành ăn lại đưa ra triết lý “chó già, gà non” được hiểu theo ý thịt chó già không tanh (!), thịt
gà non mới mềm.
Đọc
đoạn thơ được mở đầu bằng câu “Gà tơ xào
với mướp già” dưới đây người ta không khỏi buồn lòng khi “gà tơ” lại đem
xào với “mướp già” trong một cuộc hôn nhân không cân xứng:
Gà tơ
xào với mướp già
Vợ hai
mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường,
chị diễu em cười
Rằng
hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm
tưởng cái gối bông
Giật
mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi
tủi phận hờn duyên
Oán cha
trách mẹ tham tiền bán con
Đối
với những kẻ cậy thế, cậy quyền bắt nạt người thì đúng là “chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”. Những kẻ bất tài, không có ý
chí tiến thân được gán cho hình ảnh “gà
què ăn quẩn cối xay”. Những kẻ không nhìn rõ được sự thật, lẫn lộn giữ phải
và trái thì… “trông gà hoá cuốc”. Còn
bạch diện thư sinh được xếp vào hạng… “trói
gà không chặt”.
Theo
tôi, hình ảnh nổi bật nhất của gà là cảnh “gà
trống nuôi con”. Ở con người, cảnh này không phải là hiếm nhưng đối với xã
hội loài gà ít khi nào ta gặp được chú gà trống bên đàn gà con không có mẹ. Dù
sao đi nữa, con người vốn là một sinh vật thượng đẳng với đầy đủ Hỉ, Nộ, Ái, Ố
trong khi con gà chỉ là một động vật hạ đẳng.
Bức tranh một đàn gà
Có
bao giờ bạn so sánh giữa con người và con gà? Cụ thể hơn, so sánh giữa một bên
là đàn ông & phụ nữ còn phía bên kia là gà trống & gà mái?
Bức
hí họa dưới đây nói lên tất cả sự thật, một sự thật ít người có thể chối cãi. Bức
tranh đúng hay sai còn tùy thuộc vào nhận thức và quan niệm của mỗi người nhưng
có điều đó là sự thật không thể chối cãi.
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/03/ve-ga-va-nguoi.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Về Gà và Người
Tựa đề của tiểu thuyết là “Về Chuột và Người” nhưng người đọc chẳng thấy con chuột nào xuất hiện từ đầu đến cuối vì tác giả dùng lối gợi ý về “hình ảnh súc vật” (animal imagery)
Năm
1937, nhà văn người Mỹ được giải thưởng Nobel về văn chương, John Steinbeck,
cho ra mắt tác phẩm “Of Mice and Men”,
tạm dịch là “Về Chuột và Người”. Chuyện
kể về hai nhân vật chính trên bước đường gian truân tìm việc làm tại California
trong thời kỳ Đại Suy Thái (Great Depression).
Tựa
đề của tiểu thuyết là “Về Chuột và Người”
nhưng người đọc chẳng thấy con chuột nào xuất hiện từ đầu đến cuối vì tác giả
dùng lối gợi ý về “hình ảnh súc vật” (animal imagery) để mô tả về những thảm kịch
trong cuộc sống khó khăn của con người thời kinh tế khủng hoảng.
Tôi
sửa đề tựa đó để đặt cho bài viết này: “Về
Gà và Người”. Song, đây thuần túy chỉ là một bài tản mạn về hai hình ảnh, một
bên là Gà và một bên là Người, nhưng suy cho cùng lại có những điểm tương đồng
đến độ đáng phải ngạc nhiên.
Xã hội loài gà
Hồi
xưa, lúc gia đình tôi còn ở Đà Lạt, có vườn cây rộng rãi nên nuôi rất nhiều gà
thả rông. Tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ quan sát đàn gà đào bới khắp vườn để kiếm
ăn và nhận ra “xã hội loài gà” sao có nhiều cái giống với con người quá thể!
Gà
sống thành đàn, lối sống của chúng mang tính cộng đồng, một loại xã hội thu nhỏ
của loài người. Cá thể gà trong đàn giành giật nhau để chiếm ưu thế kiếm mồi,
cũng chẳng khác nào loài người trong cuộc mưu sinh. Cái gọi là "tôn ti xã
hội" của loài gà dựa trên nguyên tắc “mạnh được, yếu thua”, qua đó xác định
vai trò có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ.
Ở
loài người, mỗi gia đình sẽ có người đứng đầu, giữ địa vị “gia trưởng”. Có điều
ngày xưa thường là người đàn ông nhưng ngày nay “nam nữ bình quyền” nên “gia
trưởng” cũng có thể là phụ nữ! Gà cũng có “gia trưởng”. Gà trống luôn giữ nhiệm
vụ đầu đàn, tôi chưa từng thấy một chị gà mái giữ nhiệm vụ thủ lãnh như trong
xã hội loài người thời nay.
Tôn
ti trật tự của đàn gà sẽ bị phá vỡ khi xuất hiện con gà trống mới lớn trong đàn,
ngo ngoe dành địa vị của đương kim thủ lãnh, nhưng thế nào “kẻ nổi loạn” cũng bị
tách ra khỏi đàn sau những “trận đòn thù”!
Chú gà trống “nổi loạn” đó sẽ rút lui bằng cách lập thành đàn mới với những
chị gà mái tơ, chú thường tránh đối mặt với “cựu thủ lãnh” vì bản thân chú cũng
hiểu… “tránh voi đâu xấu mặt nào”!
Chân dung oai phong lẫm liệt của chú gà trống đầu đàn
Bây
giờ ta quan sát chú gà trống thủ lãnh “oai phong lẫm liệt” của đàn gà trong vườn.
Trời sinh chú có bộ mã tuyệt đẹp với lớp lông sặc sỡ, óng ả. Chiếc mào gà đỏ
chót trên đầu trông tựa như chiếc mão của vua chúa. “Áo” và “Mão” chính là lợi
thế đầu tiên để thu hút sự chú ý của các chị gà mái.
Tiếng
Việt quả là quá hay. “Mão” với “Mào” chỉ khác nhau có một cái dấu nhưng lại là
một khoảng cách rất lớn giữa vua chúa với cái mào của con gà! “Mào gà” còn là
tên một loài hoa tuy không có hương nhưng sắc trông chẳng khác nào cái mào gà.
Còn một thứ mào gà nữa mà chẳng ai muốn có vì đó là một bệnh lây truyền qua đường
tình dục: bệnh “sùi mào gà” hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ!
Trở
lại chuyện gà trống. Chú gà đầu đàn ngoài vẻ “đẹp trai” lại còn có tính dũng cảm,
sẵn sàng bảo vệ “người đẹp” trước những đe dọa rình rập từ bên ngoài. Tài liệu
viết về gà trống đã hào phóng phong tặng gương dũng cảm đó qua hình ảnh của các
vị thần cổ xưa như Ares, Heracles và Athena. Sách của Plato thuật lại những lời
được cho là cuối cùng từ miệng Socrates trước khi ông chết: “Crito, tôi nợ Asclepius một con gà trống;
ông sẽ trả món nợ này hộ tôi chứ?”
Không
biết nợ có trả được hay không nhưng cho đến ngày nay chú gà trống nào cũng cất
tiếng nhắc nhở: “Ò… Ó…. O…. Ò…”. Gà
trống nào cũng biết gáy và thường gân cổ để cất tiếng gáy to hơn “anh hàng
xóm”. Cũng vì thế ta mới có câu… “gà tức
nhau tiếng gáy”. Mỗi khi gáy xong, anh chàng gà lại nghe ngóng xem có tiếng
đáp lại hay không và thế là cuộc chạy đua tiếng gáy diễn ra.
Tôi
để ý, trước khi gáy gà thường vỗ cánh làm động tác tựa như ta hít thở để tiếng
gáy lần sau to hơn lần trước. Các nhà khoa học phân tích tiếng gáy của gà luôn ở
tần số cao vì nhờ “lưỡi gà” mà ở con người cũng có “lưỡi gà” trong vòm họng! Thêm
nữa, trong các loại kèn và trong xe gắn máy 2 thì cũng xuất hiện thuật ngữ “lưỡi
gà”. Xem ra trong ngôn ngữ Việt có một hành trình lý thú: từ cái lưỡi của con
gà đã biến thành bộ phận của con người, bộ phận của nhạc cụ rồi cả bộ phận máy
móc!
Gà
thường gáy vào mỗi buổi sáng nhưng cũng có khi lại gáy vào buổi trưa, đúng ngọ.
Điệp khúc đồng quê “Ò Ó O…Ò” vang lên
giữa buổi trưa hè khiến Chế Lan Viên phải thốt lên:
Nhớ biển
miền Trung tiếng sóng đùa
Nhớ nhà
cha mẹ, cảnh trường xưa
Nhớ
chao ôi nhớ, trời xanh thế
Gà lại
dồn thêm tiếng gáy trưa
Lưu
Trọng Lư khi nghe tiếng gáy xao xác của những con gà vào buổi trưa lại mang một
tâm trạng hoài cổ:
Mỗi lần
nắng mới hắt bên song,
Xao xác
gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi
buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn
sống lại những ngày không.
“Gia trưởng” của đàn gà
Ngoài
vóc dáng và sự dũng cảm, gà trống còn có “tật”… đa tình. Không biết có phải vì
cái “tật” này không mà gà bị mang tiếng “mèo mả, gà đồng”, một cách ám chỉ những
kẻ vô lại, sống lang thang, làm bậy bất kể nơi nào.
Tính
dục của gà trống rất mạnh. Chỉ một mình “gia trưởng” cũng thừa sức làm thỏa mãn
một bầy gà mái hàng chục nàng mơn mởn. Qua quan sát tập tục của chúng, ta nhận
ra ngay gà trống có thể “đạp mái” bất kể nơi nào, lúc nào. Trước khi đạp mái,
chú gà trống thực hiện từng bước, rất bài bản, chứ không “nhập đề” hùng hục như
ta tưởng.
Nhắc
đến chữ “đạp mái” tôi bỗng nhớ đến một câu chuyện tiếu lâm. Hồi xưa, xe Honda
chưa có bộ phận “đề” để khởi động, có một cô đạp mãi mà xe không chịu nổ. Thấy
vậy một thanh niên đến đạp giúp, máy nổ ngay. Người đẹp cười duyên kèm theo lời
khen: “Anh ‘đạp mái’ hay thiệt!’. Cô
vốn là người miền Tây nên phát âm chữ “máy” thành chữ “mái” một cách tự nhiên
khiến chàng trai là Bắc kỳ 54 cứ tủm tỉm cười hoài.
Mẹ và các con
Trở
lại chuyện gà “đạp mái”: điệu bộ xum xoe của chàng gà trống rất buồn cười bên
“người đẹp”. Chàng xủ bộ lông cánh xuống sát đất, hai chân chạy những bước ngắn
quanh đối tượng dường như để lấy trớn. Và rồi bất ngờ, chàng nhảy phóc lên lưng
nàng, khi đó cô gà mái cũng ngoan ngoãn co chân lại, chờ đợi giây phút thần
tiên ngắn ngủi.
Có
những chú gà lại còn “mưu mẹo” khi thực hiện màn “fore-play”, chú cục cục gọi
gà mái đến để chia mồi. Khi đến nơi nàng mới ngã ngửa: mồi không phải là những
con giun hay hạt thóc… mà là mấy hòn sỏi. Ấy thế mà cũng đi đến đoạn kết “có hậu”.
Sau giây phút sung sướng đó, nàng giũ lông như để trang điểm lại còn chàng thì
đập đôi cánh trước khi gáy vang ra chiều thỏa mãn.
Tình gà
Gà
trống có tiếng gáy lanh lảnh thì gà mái lại có tiếng cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng,
ra điều ta đây vừa hoàn thành chức năng của giống cái. Thế cho nên dân gian mới
có câu “Gà đẻ gà cục tác, Bác đẻ bác la
làng” hoặc “Gà đẻ gà cục tác, Ác đẻ
ác la”!
Gà
mái thường đẻ trứng mỗi ngày một quả, tính ra một chu kỳ “thai nghén” kéo dài
trên dưới 10 ngày. Tiếp đến là giai đoạn ấp trứng, đây chính là lúc thể hiện bản
năng của loài gà: cứ miệt mài nằm ấp, ít ra khỏi ổ để giữ nhiệt độ thích hợp
cho việc nở trứng ở 37,5°C . Giai đoạn này cũng là lúc cô gà mái dữ dằn hơn bao
giờ hết, cô sẵn sàng phản ứng quyết liệt bằng cách mổ nếu bị làm phiền, bất kể
kẻ đó là chú gà trống hay con người.
Thời
gian “ở cữ” kéo dài khoảng 20 ngày. Trời phú cho gà mái khả năng nghe thấy gà
con kêu trong vỏ trước khi trứng nở và gà mẹ sẽ nhẹ nhàng “cục tác” để kích
thích gà con mổ vỏ chui ra. Gà con mổ một lỗ thở trên vỏ trứng, nghỉ ngơi lấy sức
trong vài giờ và hấp thu phần lòng trắng trứng còn lại trước khi tiếp tục mổ
cho đến khi lớp vỏ vỡ ra. Đó là lúc chú gà con chính thức chào đời và bộ lông
măng được làm khô dưới sức ấm của tổ.
Gà
mái kiên nhẫn nằm trong tổ khoảng hai ngày sau khi quả trứng đầu tiên nở rồi mới
chịu rời ổ, bỏ lại những quả trứng “ung”. Gà con mới nở được gà mẹ ra sức bảo vệ
và được mẹ ủ kín để giữ ấm khi cần thiết. Gà mẹ dẫn các con tìm thức ăn và nước
uống, nó sẽ gọi con khi tìm thấy thứ gì ăn được nhưng hiếm khi mớm trực tiếp
cho con. Gà mẹ tiếp tục chăm sóc gà con cho đến khi chúng được vài tuần tuổi,
sau đó nó sẽ mất dần hứng thú và lại bắt đầu đẻ trứng mới.
Gà mái ấp trứng
Theo
tôi, gà mái có thể ví như một bà mẹ hiền bên đàn con thơ nheo nhóc. Mẹ dẫn các
con đi tìm mồi, thỉnh thoảng dừng lại như để điểm danh quân số và dáo dác tìm
con khi có tiếng chíp chíp của đứa con lạc mẹ.
Cảm
động nhất là những lúc bầy gà nghỉ ngơi. Mẹ gập chân xuống, xù lông để các con
chui vào nơi an toàn nhất. Gà con cũng có đứa ngoan chui vào bộ lông gà mẹ
nhưng cũng có chú hiếu động không chịu ngủ trong bộ cánh của mẹ, thơ thẩn trong
vườn. Đến một lúc nào đó chú gà ráo rác tìm mẹ, miệng không ngớt chíp chíp gọi
mẹ ơi! Đúng như người ta thường ví… “Gà
con lạc mẹ”.
Tuổi
thơ của Gà và Người cũng có nhiều nét tương đồng. Có những chú gà con ngỗ nghịch,
có những đứa trẻ làm buồn lòng mẹ nhưng mẹ lúc nào cũng là… mẹ, ít khi nào tỏ
thái độ chiều đứa này, ghét đứa kia. Bài học từ loài gà khiến con người rút ra
được một câu thâm thúy: “Gà cùng một mẹ
chớ hoài đá nhau”.
Chân dung nàng gà mái
Từ
thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn
chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng. Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với
văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ "Chim Ba Tư" để chỉ gà trống.
Trong
kinh Tân Ước, Chúa Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà
chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". Lời tiên tri đó đã trở
thành sự thật và điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác
và sự phản bội.
Chúa
Giê-su cũng so sánh mình với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: “Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng
tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm
họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng
hứng.”
Vào
thế kỷ thứ 6, Đức Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô
giáo. Đến thế kỷ thứ 9, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả
các gác chuông nhà thờ. Tại Việt Nam, cụm từ “Nhà thờ Con gà” đã trở thành phổ
biến, không riêng gì Đà Lạt có Nhà thờ Con gà mà Đà Nẵng cũng có nhà thờ chính
tòa với biểu tượng con gà trống trên tháp chuông.
Con gà trên tháp chuông Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng
Hình
ảnh “Gà trống Gaulois” được coi là biểu tượng của nước Pháp. Người xưa gọi nó
là “Gallus Gallus”, theo tiếng Latinh Gallus vừa có nghĩa là con gà trống, vừa
có nghĩa là người dân xứ Gaule, tức là vùng đất tương ứng với lãnh thổ nước
Pháp ngày nay. Nhiều đồng tiền cổ được sử dụng trong các bộ lạc xứ Gaule có
mang hình gà trống. Biểu tượng này giờ đây có thể tìm thấy tại bảo tàng Louvre
và cung điện Versailles. Đối với những người yêu thích môn bóng đá, “Gà trống
Gaulois” chính là biệt danh của đội tuyển xứ Tam Tài.
Tại
Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo
Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho những linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ,
gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện sẽ nhập vào gà thay
vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về
nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường.
Tại
Việt Nam có phong tục “gà mở cửa mả” sau khi người chết được an táng 3 ngày. Trong
lễ này phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà
thức dậy. Nhà sư đi đầu dẫn theo thân nhân người chết cầm cây mía lau có cột 1
con gà đi 3 vòng quanh ngôi mộ mới. Sau khi cúng xong, người ta bỏ con gà lại tại
mả, bưng khay rước vong về nhà để thờ. Có nơi còn cho con gà uống rượu khiến nó
lừ đừ nên mới có câu: “Lờ đờ như con gà mở
cửa mả”.
Gà mở cửa mả
Xét
về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, con gà đã đóng góp cho con người rất nhiều từ ngữ
được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nào là “gà mờ”, “gà rù”, “gà nuốt
giây thun”, “gà mắc tóc” cho đến cuối cùng là… “gà chết”!
Ngoài
những bữa ăn sang trọng có “cơm gà, cá gỏi”
hay “đầu gà, má lợn” người ta còn ca
tụng sắc đẹp và ẩm thực được gói gọn trong câu “cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà mái ghẹ”. Đối với một
số người thuộc giới sành ăn lại đưa ra triết lý “chó già, gà non” được hiểu theo ý thịt chó già không tanh (!), thịt
gà non mới mềm.
Đọc
đoạn thơ được mở đầu bằng câu “Gà tơ xào
với mướp già” dưới đây người ta không khỏi buồn lòng khi “gà tơ” lại đem
xào với “mướp già” trong một cuộc hôn nhân không cân xứng:
Gà tơ
xào với mướp già
Vợ hai
mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường,
chị diễu em cười
Rằng
hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm
tưởng cái gối bông
Giật
mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi
tủi phận hờn duyên
Oán cha
trách mẹ tham tiền bán con
Đối
với những kẻ cậy thế, cậy quyền bắt nạt người thì đúng là “chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”. Những kẻ bất tài, không có ý
chí tiến thân được gán cho hình ảnh “gà
què ăn quẩn cối xay”. Những kẻ không nhìn rõ được sự thật, lẫn lộn giữ phải
và trái thì… “trông gà hoá cuốc”. Còn
bạch diện thư sinh được xếp vào hạng… “trói
gà không chặt”.
Theo
tôi, hình ảnh nổi bật nhất của gà là cảnh “gà
trống nuôi con”. Ở con người, cảnh này không phải là hiếm nhưng đối với xã
hội loài gà ít khi nào ta gặp được chú gà trống bên đàn gà con không có mẹ. Dù
sao đi nữa, con người vốn là một sinh vật thượng đẳng với đầy đủ Hỉ, Nộ, Ái, Ố
trong khi con gà chỉ là một động vật hạ đẳng.
Bức tranh một đàn gà
Có
bao giờ bạn so sánh giữa con người và con gà? Cụ thể hơn, so sánh giữa một bên
là đàn ông & phụ nữ còn phía bên kia là gà trống & gà mái?
Bức
hí họa dưới đây nói lên tất cả sự thật, một sự thật ít người có thể chối cãi. Bức
tranh đúng hay sai còn tùy thuộc vào nhận thức và quan niệm của mỗi người nhưng
có điều đó là sự thật không thể chối cãi.
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/03/ve-ga-va-nguoi.html