Kinh Đời
Về Ninh Bình, nghiêng mình trước nhà thờ đá
, chúng tôi ngỡ ngàng như không tin ở mắt mình. Không phải là nhà thờ đá duy nhất của loài người, nhưng chắc chắn đây là nhà thờ đá với kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới.
Của quý trong tay nhà giàu?
Một so sánh, hay liên tưởng, không biết có đúng không, khi tôi về Ninh Bình. Pisa, cái thành phố… chẳng có gì ngoài tháp nghiêng, nên giữ rịt lấy cái tháp nghiêng này (làm mọi cách để cho nó không ngã kềnh, nhưng cũng làm mọi cách để cho nó cứ nghiêng thế, chứ nhất định không dựng thẳng lên) để “cần câu” khách du lịch. Quả thật, chỉ nhờ cái tháp nghiêng bé tí mà thành Pisa nổi tiếng toàn thế giới. Còn Ninh Bình thì phải được gọi là một “đại gia” về điểm đến du lịch đặc sắc và đa dạng hạng nhất Việt Nam. Tới đây, “thực đơn du lịch” được dọn ra ê hề: trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam - chùa Bái Đính; quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc hiện là đại diện của Việt Nam ứng cử di sản thế giới; rừng nguyên sinh Cúc Phương; quần thể đền và lăng vua Đinh, vua Lê, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên,… - dấu ấn lịch sử ngàn năm của nơi từng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền ở Việt Nam.
Công trình kiến trúc có một không hai, nhà thờ đá Phát Diệm, “lọt thỏm” giữa “thực đơn du lịch” toàn những “sơn hào hải vị” như vậy, có lẽ thế nên nó không được nhiều tour du lịch nhòm ngó đến. Và đây cũng có lẽ là một trong số hiếm hoi những điểm đến mà dân du lịch không phải mua vé, cũng không có người chèo kéo mua bán, xin xỏ. Khi chúng tôi đến nơi này, sân nhà thờ thanh vắng, chỉ có mấy nhóm khách mộ đạo địa phương và 2 vị khách nước ngoài ngồi đọc sách bên hiên nhà thờ chính!
Mái đình làng biển
Trái ngược với cảm giác thấy mình bé nhỏ trước thánh đường cao vời vợi khi tới thăm các nhà thờ phương Tây, nhà thờ đá Phát Diệm cho người ta cảm giác gần gũi, quen thuộc như vào đình, vào chùa. Được quy hoạch và xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19 nhưng quần thể nhà thờ chính tòa Phát Diệm khiến con người của thế kỷ 21 phải ngưỡng mộ về tư duy chặt chẽ, mạch lạc trong quy hoạch kiến trúc và một tâm hồn đúng là “đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” của “tổng công trình sư” cũng như các thợ xây dựng lúc đó.
Nhà thờ đạo phương Tây nhưng được quy hoạch không gian theo phong cách phương Đông rõ nét, với quan niệm “tiền thủy hậu sơn” (trước phía trước, núi phía sau). Phía trước cổng là một ao nước rộng với hòn đảo nhân tạo tựa theo kiến trúc thủy đình, chỉ khác ở chi tiết bức tượng Chúa trên đảo. Sân nhà thờ như một khu vườn với hàng nhãn cổ thụ thân xoắn vặn như có những làn sóng. Toàn bộ quần thể nhà thờ theo thứ tự từ ngoài vào gồm: ao nước, nhà chuông (Phương Đình), nhà thờ lớn, 3 hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Ba công trình kiến trúc nổi bật và đặc sắc là nhà chuông, nhà thờ chính và nhà thờ đá.
Nằm ở sâu phía trong quần thể, nhỏ nhất, nhưng đặc sắc nhất chính là nhà thờ đá, cũng là công trình được xây dựng sớm nhất trong quần thể này, năm 1883, vốn là nhà nguyện (tên nguyên thủy khá dài: Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ). Ở đây tất cả đều được làm bằng đá, kể cả cột, chấn song cửa, mái… Những bức tường bên trong nhà nguyện còn lưu giữ nguyên vẹn các bức phù điêu chạm khắc trên đá, đặc biệt là bức chạm tứ quý tùng-trúc-cúc-mai quen thuộc trong nghệ thuật phương Đông. Thú vị hơn, khi nhà tạm trên bàn thờ chính lại được làm bằng gỗ chạm, sơn son thếp vàng theo kiểu mỹ thuật đình chùa Việt Nam.
Chiếm vị trí trung tâm quần thể là nhà thờ lớn mà nét phương Tây của các nhà thờ châu Âu duy nhất có thể nhìn thấy ở đây là chiều dài lòng nhà thờ tới 74 mét, mái có độ vút cao. Song tất cả lại được dựng theo lối kiến trúc ngôi đình Việt Nam với 6 hàng cột lim nguyên khối, trong đó hàng cột giữa cao tới 11 mét, chu vi mỗi cột tới gần 2m4, hệ thống mái được làm theo dạng mái chồng diêm trong kiến trúc truyền thống của người Việt. Các mái tháp phía trên nhà thờ lớn lợp ngói mũi hài với những đường đao cong tinh tế…
Phù điêu mang phong cách mỹ thuật Việt
Sự hoàn hảo của quần thể nhà thờ đá được khép lại bởi nhà chuông (hay Phương Đình). Tên gọi Phương Đình còn có nghĩa là “nhà vuông” mô tả đúng hình dáng của nhà chuông “đặc Việt Nam” này. Thay vì tháp chuông cao vút hay mái vòm vẫn thấy trong các nhà thờ Thiên Chúa, Phương Đình mang dáng dấp của một tam quan, mái lợp ngói mũi hài. Giữa nhà chuông là sập đá xanh nguyên khối nặng hàng trăm tấn, nghe nói được đưa từ Thanh Hóa về. Bên cạnh những bức phù điêu chạm khắc trên đá hình tượng các vị thánh Tây phương lại là những hoa văn tùng - trúc - cúc - mai. Trên đỉnh tháp (khi không phải giờ nguyện, có thể mượn chìa khóa của người giữ nhà chuông để leo lên tầng 3 của tháp) có 4 pho tượng các vị Thánh Sử trong Kinh Thánh, nhưng các đường nét cơ thể, nếp áo đến tư thế đều khiến du khách có thể liên tưởng đến các pho tượng trong những đền chùa Việt Nam. Trên tầng ba của Phương Đình có treo một quả chuông lớn, cao 1m4, đường kính 1m1, nặng gần 2.000 cân. Tương truyền, một tiếng chuông có thể vang xa cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa)!
Đây là các bức phù điêu đơn giản về chi tiết và hình khối
Nhà thờ đá Phát Diệm cách Hà Nội 120km về phía Nam. Từ Hà Nội, đường cao tốc mới Pháp Vân - Ninh Bình cho phép vượt qua khoảng cách 100km chỉ mất chừng 1h30 phút.
|
Từ thị xã Ninh Bình, về thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn hơn 20km. Ngoài nhà thờ đá, tại huyện Kim Sơn, du khách còn có thể chiêm ngưỡng cây cầu ngói cổ bắc qua sông Vạc, thăm chợ Nam Dân với đặc sản gạo tám thơm, gạo nếp Hải Hậu, rượu Kim Sơn và đặc biệt là chiếu cói Kim Sơn.
Ngay phía trước Phương Đình là lăng mộ cụ Sáu, “tổng công trình sư” của công trình kiến trúc tôn giáo có một không hai này. Cụ Sáu, hay Phêrô Trần Lục, linh mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1865, là người chủ trì xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm cùng với các giáo dân trong hơn 30 năm. Tư tưởng truyền thống và hiện đại, với mong muốn thể hiện sự hòa hợp giữa đạo Công giáo với nền văn hóa của dân tộc cũng như sự hòa hợp của Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam thấm đẫm trong công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Điều thú vị là, Phát Diệm là vùng đạo Công giáo gốc, và cũng chính nơi đây, người ta thấy sự hòa hợp tuyệt vời giữa một tôn giáo đến từ phương Tây với văn hóa bản địa của người Việt, một sự hòa hợp chỉ có thể sinh ra từ tình yêu thật sự…
Khoảng năm 2000, tôi có tới khu xóm đạo Bình An ở quận 8, TP.HCM, vào gần Noel. Dịp này, con đường Phạm Thế Hiển biến thành con đường của cây bông (làm giả bông tuyết) và hang đá. Cứ dăm gia đình trong cùng họ đạo lại cùng nhau làm chung một hang đá, mỗi hang trang trí một kiểu, vô cùng phong phú và đa dạng - đây là một sinh hoạt văn hóa riêng của người dân xóm đạo TP.HCM dịp cuối năm. Năm đó, họa sĩ Nguyễn Thân làm “kiến trúc sư” cho “công trình hang Belem” ở khu nhà anh, thay cho máng cỏ, nơi Chúa ra đời, thì anh cho…trồng nguyên một khoảnh lúa! Từ châu Âu xa xôi, hang Belem về rất gần với làng quê Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Thân quê gốc ở Phát Diệm, chắc thuở nhỏ anh đã từng theo mẹ đến nhà thờ đá…
|
Dân Kim Sơn vốn là dân đạo gốc. Giáo phận Phát Diệm là một trong những giáo phận lớn nhất ở các tỉnh phía Bắc. Theo con đường từ thị xã Ninh Bình về thị trấn Kim Sơn chừng hơn 20 cây số, sẽ bắt gặp rất nhiều nhà thờ nằm rải rác giữa các thôn xóm. Lớn nhất là nhà thờ chính tòa Phát Diệm (hay nhà thờ đá Phát Diệm), là một quần thể nhà thờ nằm trên một diện tích rộng tới 22 ha. Theo sổ sách ghi lại, nhà thờ Phát Diệm được xây dựng bằng hai chất liệu duy nhất là đá và gỗ, khởi công vào năm 1875 và hoàn thành cơ bản vào năm 1898. Nét độc đáo ở công trình kiến trúc này là hồn cốt nhà thờ Thiên Chúa giáo lại nằm trong hình hài mô phỏng những nét kiến trúc đình chùa Việt Nam, từ cấu trúc tổng thể, đến từng chi tiết. |
Hoàng Long
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Về Ninh Bình, nghiêng mình trước nhà thờ đá
, chúng tôi ngỡ ngàng như không tin ở mắt mình. Không phải là nhà thờ đá duy nhất của loài người, nhưng chắc chắn đây là nhà thờ đá với kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới.
Của quý trong tay nhà giàu?
Một so sánh, hay liên tưởng, không biết có đúng không, khi tôi về Ninh Bình. Pisa, cái thành phố… chẳng có gì ngoài tháp nghiêng, nên giữ rịt lấy cái tháp nghiêng này (làm mọi cách để cho nó không ngã kềnh, nhưng cũng làm mọi cách để cho nó cứ nghiêng thế, chứ nhất định không dựng thẳng lên) để “cần câu” khách du lịch. Quả thật, chỉ nhờ cái tháp nghiêng bé tí mà thành Pisa nổi tiếng toàn thế giới. Còn Ninh Bình thì phải được gọi là một “đại gia” về điểm đến du lịch đặc sắc và đa dạng hạng nhất Việt Nam. Tới đây, “thực đơn du lịch” được dọn ra ê hề: trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam - chùa Bái Đính; quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc hiện là đại diện của Việt Nam ứng cử di sản thế giới; rừng nguyên sinh Cúc Phương; quần thể đền và lăng vua Đinh, vua Lê, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên,… - dấu ấn lịch sử ngàn năm của nơi từng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền ở Việt Nam.
Công trình kiến trúc có một không hai, nhà thờ đá Phát Diệm, “lọt thỏm” giữa “thực đơn du lịch” toàn những “sơn hào hải vị” như vậy, có lẽ thế nên nó không được nhiều tour du lịch nhòm ngó đến. Và đây cũng có lẽ là một trong số hiếm hoi những điểm đến mà dân du lịch không phải mua vé, cũng không có người chèo kéo mua bán, xin xỏ. Khi chúng tôi đến nơi này, sân nhà thờ thanh vắng, chỉ có mấy nhóm khách mộ đạo địa phương và 2 vị khách nước ngoài ngồi đọc sách bên hiên nhà thờ chính!
Mái đình làng biển
Trái ngược với cảm giác thấy mình bé nhỏ trước thánh đường cao vời vợi khi tới thăm các nhà thờ phương Tây, nhà thờ đá Phát Diệm cho người ta cảm giác gần gũi, quen thuộc như vào đình, vào chùa. Được quy hoạch và xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19 nhưng quần thể nhà thờ chính tòa Phát Diệm khiến con người của thế kỷ 21 phải ngưỡng mộ về tư duy chặt chẽ, mạch lạc trong quy hoạch kiến trúc và một tâm hồn đúng là “đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” của “tổng công trình sư” cũng như các thợ xây dựng lúc đó.
Nhà thờ đạo phương Tây nhưng được quy hoạch không gian theo phong cách phương Đông rõ nét, với quan niệm “tiền thủy hậu sơn” (trước phía trước, núi phía sau). Phía trước cổng là một ao nước rộng với hòn đảo nhân tạo tựa theo kiến trúc thủy đình, chỉ khác ở chi tiết bức tượng Chúa trên đảo. Sân nhà thờ như một khu vườn với hàng nhãn cổ thụ thân xoắn vặn như có những làn sóng. Toàn bộ quần thể nhà thờ theo thứ tự từ ngoài vào gồm: ao nước, nhà chuông (Phương Đình), nhà thờ lớn, 3 hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Ba công trình kiến trúc nổi bật và đặc sắc là nhà chuông, nhà thờ chính và nhà thờ đá.
Nằm ở sâu phía trong quần thể, nhỏ nhất, nhưng đặc sắc nhất chính là nhà thờ đá, cũng là công trình được xây dựng sớm nhất trong quần thể này, năm 1883, vốn là nhà nguyện (tên nguyên thủy khá dài: Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ). Ở đây tất cả đều được làm bằng đá, kể cả cột, chấn song cửa, mái… Những bức tường bên trong nhà nguyện còn lưu giữ nguyên vẹn các bức phù điêu chạm khắc trên đá, đặc biệt là bức chạm tứ quý tùng-trúc-cúc-mai quen thuộc trong nghệ thuật phương Đông. Thú vị hơn, khi nhà tạm trên bàn thờ chính lại được làm bằng gỗ chạm, sơn son thếp vàng theo kiểu mỹ thuật đình chùa Việt Nam.
Chiếm vị trí trung tâm quần thể là nhà thờ lớn mà nét phương Tây của các nhà thờ châu Âu duy nhất có thể nhìn thấy ở đây là chiều dài lòng nhà thờ tới 74 mét, mái có độ vút cao. Song tất cả lại được dựng theo lối kiến trúc ngôi đình Việt Nam với 6 hàng cột lim nguyên khối, trong đó hàng cột giữa cao tới 11 mét, chu vi mỗi cột tới gần 2m4, hệ thống mái được làm theo dạng mái chồng diêm trong kiến trúc truyền thống của người Việt. Các mái tháp phía trên nhà thờ lớn lợp ngói mũi hài với những đường đao cong tinh tế…
Phù điêu mang phong cách mỹ thuật Việt
Sự hoàn hảo của quần thể nhà thờ đá được khép lại bởi nhà chuông (hay Phương Đình). Tên gọi Phương Đình còn có nghĩa là “nhà vuông” mô tả đúng hình dáng của nhà chuông “đặc Việt Nam” này. Thay vì tháp chuông cao vút hay mái vòm vẫn thấy trong các nhà thờ Thiên Chúa, Phương Đình mang dáng dấp của một tam quan, mái lợp ngói mũi hài. Giữa nhà chuông là sập đá xanh nguyên khối nặng hàng trăm tấn, nghe nói được đưa từ Thanh Hóa về. Bên cạnh những bức phù điêu chạm khắc trên đá hình tượng các vị thánh Tây phương lại là những hoa văn tùng - trúc - cúc - mai. Trên đỉnh tháp (khi không phải giờ nguyện, có thể mượn chìa khóa của người giữ nhà chuông để leo lên tầng 3 của tháp) có 4 pho tượng các vị Thánh Sử trong Kinh Thánh, nhưng các đường nét cơ thể, nếp áo đến tư thế đều khiến du khách có thể liên tưởng đến các pho tượng trong những đền chùa Việt Nam. Trên tầng ba của Phương Đình có treo một quả chuông lớn, cao 1m4, đường kính 1m1, nặng gần 2.000 cân. Tương truyền, một tiếng chuông có thể vang xa cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa)!
Đây là các bức phù điêu đơn giản về chi tiết và hình khối
Nhà thờ đá Phát Diệm cách Hà Nội 120km về phía Nam. Từ Hà Nội, đường cao tốc mới Pháp Vân - Ninh Bình cho phép vượt qua khoảng cách 100km chỉ mất chừng 1h30 phút.
|
Từ thị xã Ninh Bình, về thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn hơn 20km. Ngoài nhà thờ đá, tại huyện Kim Sơn, du khách còn có thể chiêm ngưỡng cây cầu ngói cổ bắc qua sông Vạc, thăm chợ Nam Dân với đặc sản gạo tám thơm, gạo nếp Hải Hậu, rượu Kim Sơn và đặc biệt là chiếu cói Kim Sơn.
Ngay phía trước Phương Đình là lăng mộ cụ Sáu, “tổng công trình sư” của công trình kiến trúc tôn giáo có một không hai này. Cụ Sáu, hay Phêrô Trần Lục, linh mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1865, là người chủ trì xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm cùng với các giáo dân trong hơn 30 năm. Tư tưởng truyền thống và hiện đại, với mong muốn thể hiện sự hòa hợp giữa đạo Công giáo với nền văn hóa của dân tộc cũng như sự hòa hợp của Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam thấm đẫm trong công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Điều thú vị là, Phát Diệm là vùng đạo Công giáo gốc, và cũng chính nơi đây, người ta thấy sự hòa hợp tuyệt vời giữa một tôn giáo đến từ phương Tây với văn hóa bản địa của người Việt, một sự hòa hợp chỉ có thể sinh ra từ tình yêu thật sự…
Khoảng năm 2000, tôi có tới khu xóm đạo Bình An ở quận 8, TP.HCM, vào gần Noel. Dịp này, con đường Phạm Thế Hiển biến thành con đường của cây bông (làm giả bông tuyết) và hang đá. Cứ dăm gia đình trong cùng họ đạo lại cùng nhau làm chung một hang đá, mỗi hang trang trí một kiểu, vô cùng phong phú và đa dạng - đây là một sinh hoạt văn hóa riêng của người dân xóm đạo TP.HCM dịp cuối năm. Năm đó, họa sĩ Nguyễn Thân làm “kiến trúc sư” cho “công trình hang Belem” ở khu nhà anh, thay cho máng cỏ, nơi Chúa ra đời, thì anh cho…trồng nguyên một khoảnh lúa! Từ châu Âu xa xôi, hang Belem về rất gần với làng quê Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Thân quê gốc ở Phát Diệm, chắc thuở nhỏ anh đã từng theo mẹ đến nhà thờ đá…
|
Dân Kim Sơn vốn là dân đạo gốc. Giáo phận Phát Diệm là một trong những giáo phận lớn nhất ở các tỉnh phía Bắc. Theo con đường từ thị xã Ninh Bình về thị trấn Kim Sơn chừng hơn 20 cây số, sẽ bắt gặp rất nhiều nhà thờ nằm rải rác giữa các thôn xóm. Lớn nhất là nhà thờ chính tòa Phát Diệm (hay nhà thờ đá Phát Diệm), là một quần thể nhà thờ nằm trên một diện tích rộng tới 22 ha. Theo sổ sách ghi lại, nhà thờ Phát Diệm được xây dựng bằng hai chất liệu duy nhất là đá và gỗ, khởi công vào năm 1875 và hoàn thành cơ bản vào năm 1898. Nét độc đáo ở công trình kiến trúc này là hồn cốt nhà thờ Thiên Chúa giáo lại nằm trong hình hài mô phỏng những nét kiến trúc đình chùa Việt Nam, từ cấu trúc tổng thể, đến từng chi tiết. |
Hoàng Long