Thân Hữu Tiếp Tay...
Về quốc ca - Quỳnh Giao
Trong một chương trình truyền hình tháng trước của Người Việt Online, tâm cảnh Tháng Tư u uẩn có thể khiến đề tài nghệ thuật do Nam Phương gợi lên cho người viết đã dẫn về quốc ca. Nào ngờ là nhiều khán giả lại yêu thích đề tài khô khan này!
Một cộng đồng quốc gia có thể chọn những biểu tượng thiêng liêng cho mình, như quốc hiệu, quốc huy, quốc kỳ hay quốc thiều và quốc ca. Quốc thiều là nhạc khúc không có lời, quốc ca là có lời từ. Do hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác mà các biểu tượng này có xuất xứ lịch sử riêng và còn có thể thay đổi.
Nếu hoàn cảnh hình thành xuất phát từ chiến tranh chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, bản quốc ca có âm hưởng của chiến chinh. Nó thường khởi đầu là khúc hát cổ động việc chiến đấu, và còn có lời nguyền rủa hướng về quân thù để khích động chí hy sinh.
Như điệp khúc bản quốc ca Pháp là bài “La Marseillaise” có câu: “Hãy để dòng máu nhơ bẩn (của quân thù) tưới đẫm những luống cày của chúng ta!” Hoặc như một lời cũ trong “Tiến Quân Ca” của Văn Cao: “Thề phanh thây uống máu quân thù!” Ý thơ của “La Marseillaise” có thể khiến tác giả sửa lại lời từ sắt máu nguyên thủy ra một câu rất Tây: là “Ðường vinh quang xây xác quân thù.” Người ta không uống máu quân thù nữa mà bước lên xác giặc để tiến tới vinh quang.
Về nhạc thuật, không bắt buộc quốc ca nào cũng là hành khúc diễn tả nhịp bước của đoàn quân chiến đấu. Một thí dụ chính là bài quốc ca uy nghi của Hoa Kỳ. Tác phẩm này xuất phát từ lời thơ nhưng trên cung bậc và do hoàn cảnh hơi kỳ lạ.
Vào thế kỷ 18, người Anh có “Câu lạc bộ Anacreon” lấy tên từ một nhà thơ ưa hưởng lạc của Hy Lạp thời cổ là Anacreon. Trong cảnh chè chén say sưa, các bợm nhậu có nhạc khúc đượm nét khôi hài để ngợi ca trà rượu, đàn bà và lạc thú. Về sau, nhạc điệu quá phổ thông ấy lại được ráp vào lời từ của tác giả là một luật sư trẻ và cũng là một nhà thơ mới nổi! Quốc ca Hoa Kỳ xuất hiện như vậy và vẫn làm cả triệu người rưng rưng nước mắt vì ý nghĩa thiêng liêng sau này.
Nhiều người còn rưng rưng nước mắt vì hát không nổi với âm vực trải rộng một octave rưỡi, 12 nốt từ thấp nhất lên cao nhất!
Cũng nói về nhạc thuật, nhịp điệu các bản hành khúc thường có “temps fort” và “temps faible”, nhịp chính và nhịp phụ. Khúc quân hành diễn tả bước hiên ngang dũng mãnh của đoàn quân và phải có nhịp mạnh rất rõ. Khi sáng tác “Tiến Quân Ca”, bản quốc gia của Hà Nội ngày nay, nhạc sĩ Văn Cao có thể còn quá trẻ, ông mới 21 tuổi vào năm 1944. Mình có thể nghiệm thấy điều ấy khi các nốt nhạc của chữ “đi” hay “quốc” trong “đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc” lại rơi vào nhịp phụ, vào “temps faible”. Hãy nghĩ đến cảnh duyệt binh và khi nhạc nổi lên là người lính giậm chân vào nhịp ngược! Chỉ riêng về nhạc thuật, ca khúc của Lưu Hữu Phước mà Việt Nam Cộng Hòa chọn làm quốc gia không gặp nhược điểm ấy.
Người viết nói vậy thì hơi rắc rối, nhưng nếu nghe lại chung khúc “Việt Nam! Việt Nam” trong bản trường ca “Mẹ Việt Nam” của Phạm Duy, chúng ta thấy ngay sự khác biệt. Bài này không có mấy nốt “anacrouse” trước khi bắt vào nhịp chính mà mở đầu bằng “temps fort” rất mạnh của những chữ Việt “Nam”, Việt “Nam” nghe từ vào “đời”, Việt “Nam” hai câu “nói” bên vành “nôi”, Việt “Nam” nước “tôi”...
Cùng xuất hiện từ năm 1944, “Việt Nam Minh Châu Trời Ðông” của Hùng Lân có phong thái uy nghi lẫm liệt, chứ không lấy nhịp hành khúc của binh đao. Dù lời từ có nói đến sự hy sinh trong câu cuối là “Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam,” ca khúc kết thúc bằng lời thề nguyền. Về nhạc thuật lẫn lời ca, đấy là tác phẩm trang trọng khẳng định một nước Việt Nam vĩnh cửu trên cả khía cạnh địa dư và lịch sử.
Trong nhiều ca khúc có thể được chọn làm quốc ca, như của Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Võ Ðức Thu hay Phạm Ðình Chương, v.v... ưu điểm đáng kể của “Việt Nam Minh Châu Trời Ðông” là ca khúc rất ngắn. Nội dung súc tích 100 chữ đề cao tinh thần nhân bản được hát trong có 32 trường canh.
Một bản quốc ca có thể xuất hiện từ hoàn cảnh lịch sử có phúc có họa, có bi có hùng. Gần như mỗi bài lại có lá tử vi riêng như yếu tố may rủi. Tác phẩm tồn tại vì nhiều biến cố xảy ra về sau, mà cũng có thể vận vào số mệnh của quốc gia từ khi xuất hiện.
Khi nào người dân có quyền tự do và chọn được lời tâm nguyện thanh bình và nhân đạo làm quốc ca, may ra vận nước có thể tươi sáng hơn chăng?
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=166015&zoneid=97#.UYxkqMox6M8
Về quốc ca - Quỳnh Giao
Trong một chương trình truyền hình tháng trước của Người Việt Online, tâm cảnh Tháng Tư u uẩn có thể khiến đề tài nghệ thuật do Nam Phương gợi lên cho người viết đã dẫn về quốc ca. Nào ngờ là nhiều khán giả lại yêu thích đề tài khô khan này!
Một cộng đồng quốc gia có thể chọn những biểu tượng thiêng liêng cho mình, như quốc hiệu, quốc huy, quốc kỳ hay quốc thiều và quốc ca. Quốc thiều là nhạc khúc không có lời, quốc ca là có lời từ. Do hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác mà các biểu tượng này có xuất xứ lịch sử riêng và còn có thể thay đổi.
Nếu hoàn cảnh hình thành xuất phát từ chiến tranh chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, bản quốc ca có âm hưởng của chiến chinh. Nó thường khởi đầu là khúc hát cổ động việc chiến đấu, và còn có lời nguyền rủa hướng về quân thù để khích động chí hy sinh.
Như điệp khúc bản quốc ca Pháp là bài “La Marseillaise” có câu: “Hãy để dòng máu nhơ bẩn (của quân thù) tưới đẫm những luống cày của chúng ta!” Hoặc như một lời cũ trong “Tiến Quân Ca” của Văn Cao: “Thề phanh thây uống máu quân thù!” Ý thơ của “La Marseillaise” có thể khiến tác giả sửa lại lời từ sắt máu nguyên thủy ra một câu rất Tây: là “Ðường vinh quang xây xác quân thù.” Người ta không uống máu quân thù nữa mà bước lên xác giặc để tiến tới vinh quang.
Về nhạc thuật, không bắt buộc quốc ca nào cũng là hành khúc diễn tả nhịp bước của đoàn quân chiến đấu. Một thí dụ chính là bài quốc ca uy nghi của Hoa Kỳ. Tác phẩm này xuất phát từ lời thơ nhưng trên cung bậc và do hoàn cảnh hơi kỳ lạ.
Vào thế kỷ 18, người Anh có “Câu lạc bộ Anacreon” lấy tên từ một nhà thơ ưa hưởng lạc của Hy Lạp thời cổ là Anacreon. Trong cảnh chè chén say sưa, các bợm nhậu có nhạc khúc đượm nét khôi hài để ngợi ca trà rượu, đàn bà và lạc thú. Về sau, nhạc điệu quá phổ thông ấy lại được ráp vào lời từ của tác giả là một luật sư trẻ và cũng là một nhà thơ mới nổi! Quốc ca Hoa Kỳ xuất hiện như vậy và vẫn làm cả triệu người rưng rưng nước mắt vì ý nghĩa thiêng liêng sau này.
Nhiều người còn rưng rưng nước mắt vì hát không nổi với âm vực trải rộng một octave rưỡi, 12 nốt từ thấp nhất lên cao nhất!
Cũng nói về nhạc thuật, nhịp điệu các bản hành khúc thường có “temps fort” và “temps faible”, nhịp chính và nhịp phụ. Khúc quân hành diễn tả bước hiên ngang dũng mãnh của đoàn quân và phải có nhịp mạnh rất rõ. Khi sáng tác “Tiến Quân Ca”, bản quốc gia của Hà Nội ngày nay, nhạc sĩ Văn Cao có thể còn quá trẻ, ông mới 21 tuổi vào năm 1944. Mình có thể nghiệm thấy điều ấy khi các nốt nhạc của chữ “đi” hay “quốc” trong “đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc” lại rơi vào nhịp phụ, vào “temps faible”. Hãy nghĩ đến cảnh duyệt binh và khi nhạc nổi lên là người lính giậm chân vào nhịp ngược! Chỉ riêng về nhạc thuật, ca khúc của Lưu Hữu Phước mà Việt Nam Cộng Hòa chọn làm quốc gia không gặp nhược điểm ấy.
Người viết nói vậy thì hơi rắc rối, nhưng nếu nghe lại chung khúc “Việt Nam! Việt Nam” trong bản trường ca “Mẹ Việt Nam” của Phạm Duy, chúng ta thấy ngay sự khác biệt. Bài này không có mấy nốt “anacrouse” trước khi bắt vào nhịp chính mà mở đầu bằng “temps fort” rất mạnh của những chữ Việt “Nam”, Việt “Nam” nghe từ vào “đời”, Việt “Nam” hai câu “nói” bên vành “nôi”, Việt “Nam” nước “tôi”...
Cùng xuất hiện từ năm 1944, “Việt Nam Minh Châu Trời Ðông” của Hùng Lân có phong thái uy nghi lẫm liệt, chứ không lấy nhịp hành khúc của binh đao. Dù lời từ có nói đến sự hy sinh trong câu cuối là “Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam,” ca khúc kết thúc bằng lời thề nguyền. Về nhạc thuật lẫn lời ca, đấy là tác phẩm trang trọng khẳng định một nước Việt Nam vĩnh cửu trên cả khía cạnh địa dư và lịch sử.
Trong nhiều ca khúc có thể được chọn làm quốc ca, như của Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Võ Ðức Thu hay Phạm Ðình Chương, v.v... ưu điểm đáng kể của “Việt Nam Minh Châu Trời Ðông” là ca khúc rất ngắn. Nội dung súc tích 100 chữ đề cao tinh thần nhân bản được hát trong có 32 trường canh.
Một bản quốc ca có thể xuất hiện từ hoàn cảnh lịch sử có phúc có họa, có bi có hùng. Gần như mỗi bài lại có lá tử vi riêng như yếu tố may rủi. Tác phẩm tồn tại vì nhiều biến cố xảy ra về sau, mà cũng có thể vận vào số mệnh của quốc gia từ khi xuất hiện.
Khi nào người dân có quyền tự do và chọn được lời tâm nguyện thanh bình và nhân đạo làm quốc ca, may ra vận nước có thể tươi sáng hơn chăng?
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=166015&zoneid=97#.UYxkqMox6M8