Thân Hữu Tiếp Tay...
Vẹm Theo Đuôi Lê Hiếu Đằng Tỉnh Ngộ : Sự tồn vong của đất nước là quan trọng
"Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi..."
Ông Lê Hiếu Đằng: Sự tồn vong của đất nước là quan trọng
"Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi..." - Lê Hiếu Đằng
*
Quỳnh Chi (RFA) - Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 6, Quốc hội Việt Nam khóa 13, kỳ họp 3 sẽ tiến hành chất vấn một vị phó thủ tướng và bốn bộ trưởng trong đó có bộ trưởng Tài nguyên Môi trường.
Trước thềm cuộc chất vấn, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ một số vấn đề được quan tâm với Quỳnh Chi. Ông cho biết Nhà nước cần công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân và giải thích như sau:
Công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân
Ông Lê Hiếu Đằng: Các nước khác đều công nhận về đất đai có 3 quyền sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Sở hữu cá nhân không có ngăn cản gì trong khi vì an ninh quốc phòng, Nhà nước có thể trưng thu. Khi công nhận quyền sở hữu của người dân thì dân có quyền trên mảnh đất của mình, thuận mua vừa bán; chứ không thể nói “sở hữu Nhà nước” rồi “anh” lại ra quyết định đền bù giải tỏa. Mà Nhà nước lại đứng về phía các đơn vị đầu tư chứ không để dân trực tiếp thương lượng.
Luật đất đai có quy định nếu là những dự án kinh tế là phải để người dân thương lượng trực tiếp. Nếu không có công lao động của người dân thì làm sao đất đai có giá trị sử dụng? Nó sẽ mãi là những bãi hoang thì làm sao Nhà nước lại nói là của Nhà nước? Đó là một kẽ hở lớn để những thành phần tiêu cực trong Đảng và chính quyền tước đoạt đất đai của người dân.
RFA/phapluatTP - Lực lượng công an, quân sự đã được huy động rầm rộ
vào một vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng: Luật Đất Đai thời nay? (ảnh minh hoạ)
Quỳnh Chi: Nhiều người cho rằng việc áp dụng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng chưa thông qua phúc quyết của người dân là mấu chốt dẫn đến mâu thuẩn về đất đai. Ý kiến của ông ra sao?
Ông Lê Hiếu Đằng: Lẽ ra phải để cho người dân, chuyên gia và trí thức thảo luận rốt ráo về vấn đề sở hữu đất đai để thay đổi hiến pháp và luật đất đai. Rồi sau đó Đảng mới quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình trước dân và lịch sử. Việc chưa thảo luận mà quyết định phản ảnh tình trạng mất dân chủ hết sức nghiêm trọng, phản ảnh một nhà nước toàn trị chứ không phải pháp quyền. Lấy ý Đảng để chụp lên ý dân mà trong lịch sử đã nhiều lần chứng minh ý Đảng là sai. Chẳng hạn trước đêm đổi mới là biết bao chuyện xảy ra khiến người dân bức bách, xé rào để làm. Và sau này Nhà nước phải công nhận.
Quỳnh Chi: Vai trò lãnh đạo của Đảng ĐCSVN được hiểu như thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng. (danchimviet.info)
Ông Lê Hiếu Đằng: Đảng lãnh đạo là gì? Là phải thấy trước, chứ không phải chạy theo sự kiện một cách bị động. Riêng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước phải xem xét lại vấn đề đất đai chứ không nên vì nghị quyết TƯ 5 mà cứ khư khư giữ quan điểm đất đai của toàn dân.
Quỳnh Chi: Tại hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XI diễn ra giữa tháng 5, BCH Trung ương Đảng CSVN thống nhất về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị. Ông có cho rằng giải pháp này hiệu quả?
Ông Lê Hiếu Đằng: Nếu chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập thì làm sao chống? Tòa án đâu có độc lập mà xét xử? Ai sẽ xét xử Thủ tướng, Tổng bí thư và các nhân vật cấp cao? Còn vấn đề phê bình và tự phê bình thì không hiệu quả nữa. Tôi vẫn hay hỏi là trong bộ ai dám phê bình Thủ tướng hay Chủ tịch nước? Bây giờ phải dựa vào pháp luật, dựa vào dân. Dù “anh” có thay đổi tổ chức phòng chống tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng thì nếu anh không thực sự chống tham nhũng thì cũng không thể nào chống tham nhũng.
Nói một đàng làm một nẻo
Quỳnh Chi: Trước tình trạng tràn lan người Trung Quốc tại Việt Nam nhất là những vùng nhạy cảm của đất nước, ông có nhận xét thế nào?
Ông Lê Hiếu Đằng: Quản lý Nhà nước tôi thấy buồn cười là người Trung Quốc đến làm bè để nuôi cá rồi sau đó rút đi mà cũng không ai biết. Theo chủ trương hiện nay, người đứng đầu Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Nhất là việc Trung Quốc đi vào Việt Nam từ vùng rừng núi cho đến Cà Mau, rồi bây giờ đến Cam Ranh thì nguy cơ độc lập dân tộc bị đe dọa hết sức lớn.
Dân rất lo nhưng các vị lãnh đạo có lo không? Bởi trong lực lượng Trung Quốc vào Việt Nam có bao nhiêu là dân sự? bao nhiêu quân sự? tình báo? Những việc này phải kiểm điểm một cách nghiêm túc, nhất là bộ Quốc phòng, bộ Công an.Trong khi dân biểu tình yêu nước thì lại đàn áp còn những việc đó thì không để ý.
Quỳnh Chi: Trong những vấn đề mà đất nước đang đối mặt thì vấn đề nào theo ông là quan trọng nhất?
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi cho là vấn đề đất đai là quan trọng nhất vì nó liên quan đến vấn đề thiết thân của người dân. Nông dân là một lực lượng có công với đất nước. Những gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ đều là những gia đình nông dân. Bộ đội hy sinh cũng là nông dân, rồi hy sinh, rồi bây giờ những gia đình ấy lại bị cướp đất như ở Văn Giang, Nam Định. Nếu “đụng” đến lực lượng này thì sẽ có nguy cơ bùng nổ những việc phức tạp.
Quỳnh Chi: Xin hỏi ông câu cuối là những chia sẻ này của ông có được nhiều người trong Đảng CSVN đồng tình?
Ông Lê Hiếu Đằng: Vấn đề chính là vấn đề tồn vong của đất nước, đặt lợi ích của dân tộc lên trên. Mình có thể hy sinh hay gặp rắc rối. Nhiều người cũng khuyên tôi nhưng tôi nói vấn đề là sự tồn vong của đất nước; không thể để cho những người không có trách nhiệm hoặc vì lợi ích phe nhóm mà làm đất nước đi đến chỗ xấu. Như thế sẽ làm mất đi ý nghĩa của sự hy sinh xương máu đồng bào hai miền.
Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
2012-06-13
Vẹm Theo Đuôi Lê Hiếu Đằng Tỉnh Ngộ : Sự tồn vong của đất nước là quan trọng
"Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi..."
Ông Lê Hiếu Đằng: Sự tồn vong của đất nước là quan trọng
"Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi..." - Lê Hiếu Đằng
*
Quỳnh Chi (RFA) - Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 6, Quốc hội Việt Nam khóa 13, kỳ họp 3 sẽ tiến hành chất vấn một vị phó thủ tướng và bốn bộ trưởng trong đó có bộ trưởng Tài nguyên Môi trường.
Trước thềm cuộc chất vấn, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ một số vấn đề được quan tâm với Quỳnh Chi. Ông cho biết Nhà nước cần công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân và giải thích như sau:
Công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân
Ông Lê Hiếu Đằng: Các nước khác đều công nhận về đất đai có 3 quyền sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Sở hữu cá nhân không có ngăn cản gì trong khi vì an ninh quốc phòng, Nhà nước có thể trưng thu. Khi công nhận quyền sở hữu của người dân thì dân có quyền trên mảnh đất của mình, thuận mua vừa bán; chứ không thể nói “sở hữu Nhà nước” rồi “anh” lại ra quyết định đền bù giải tỏa. Mà Nhà nước lại đứng về phía các đơn vị đầu tư chứ không để dân trực tiếp thương lượng.
Luật đất đai có quy định nếu là những dự án kinh tế là phải để người dân thương lượng trực tiếp. Nếu không có công lao động của người dân thì làm sao đất đai có giá trị sử dụng? Nó sẽ mãi là những bãi hoang thì làm sao Nhà nước lại nói là của Nhà nước? Đó là một kẽ hở lớn để những thành phần tiêu cực trong Đảng và chính quyền tước đoạt đất đai của người dân.
RFA/phapluatTP - Lực lượng công an, quân sự đã được huy động rầm rộ
vào một vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng: Luật Đất Đai thời nay? (ảnh minh hoạ)
Quỳnh Chi: Nhiều người cho rằng việc áp dụng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng chưa thông qua phúc quyết của người dân là mấu chốt dẫn đến mâu thuẩn về đất đai. Ý kiến của ông ra sao?
Ông Lê Hiếu Đằng: Lẽ ra phải để cho người dân, chuyên gia và trí thức thảo luận rốt ráo về vấn đề sở hữu đất đai để thay đổi hiến pháp và luật đất đai. Rồi sau đó Đảng mới quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình trước dân và lịch sử. Việc chưa thảo luận mà quyết định phản ảnh tình trạng mất dân chủ hết sức nghiêm trọng, phản ảnh một nhà nước toàn trị chứ không phải pháp quyền. Lấy ý Đảng để chụp lên ý dân mà trong lịch sử đã nhiều lần chứng minh ý Đảng là sai. Chẳng hạn trước đêm đổi mới là biết bao chuyện xảy ra khiến người dân bức bách, xé rào để làm. Và sau này Nhà nước phải công nhận.
Quỳnh Chi: Vai trò lãnh đạo của Đảng ĐCSVN được hiểu như thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng. (danchimviet.info)
Ông Lê Hiếu Đằng: Đảng lãnh đạo là gì? Là phải thấy trước, chứ không phải chạy theo sự kiện một cách bị động. Riêng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước phải xem xét lại vấn đề đất đai chứ không nên vì nghị quyết TƯ 5 mà cứ khư khư giữ quan điểm đất đai của toàn dân.
Quỳnh Chi: Tại hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XI diễn ra giữa tháng 5, BCH Trung ương Đảng CSVN thống nhất về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị. Ông có cho rằng giải pháp này hiệu quả?
Ông Lê Hiếu Đằng: Nếu chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập thì làm sao chống? Tòa án đâu có độc lập mà xét xử? Ai sẽ xét xử Thủ tướng, Tổng bí thư và các nhân vật cấp cao? Còn vấn đề phê bình và tự phê bình thì không hiệu quả nữa. Tôi vẫn hay hỏi là trong bộ ai dám phê bình Thủ tướng hay Chủ tịch nước? Bây giờ phải dựa vào pháp luật, dựa vào dân. Dù “anh” có thay đổi tổ chức phòng chống tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng thì nếu anh không thực sự chống tham nhũng thì cũng không thể nào chống tham nhũng.
Nói một đàng làm một nẻo
Quỳnh Chi: Trước tình trạng tràn lan người Trung Quốc tại Việt Nam nhất là những vùng nhạy cảm của đất nước, ông có nhận xét thế nào?
Ông Lê Hiếu Đằng: Quản lý Nhà nước tôi thấy buồn cười là người Trung Quốc đến làm bè để nuôi cá rồi sau đó rút đi mà cũng không ai biết. Theo chủ trương hiện nay, người đứng đầu Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Nhất là việc Trung Quốc đi vào Việt Nam từ vùng rừng núi cho đến Cà Mau, rồi bây giờ đến Cam Ranh thì nguy cơ độc lập dân tộc bị đe dọa hết sức lớn.
Dân rất lo nhưng các vị lãnh đạo có lo không? Bởi trong lực lượng Trung Quốc vào Việt Nam có bao nhiêu là dân sự? bao nhiêu quân sự? tình báo? Những việc này phải kiểm điểm một cách nghiêm túc, nhất là bộ Quốc phòng, bộ Công an.Trong khi dân biểu tình yêu nước thì lại đàn áp còn những việc đó thì không để ý.
Quỳnh Chi: Trong những vấn đề mà đất nước đang đối mặt thì vấn đề nào theo ông là quan trọng nhất?
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi cho là vấn đề đất đai là quan trọng nhất vì nó liên quan đến vấn đề thiết thân của người dân. Nông dân là một lực lượng có công với đất nước. Những gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ đều là những gia đình nông dân. Bộ đội hy sinh cũng là nông dân, rồi hy sinh, rồi bây giờ những gia đình ấy lại bị cướp đất như ở Văn Giang, Nam Định. Nếu “đụng” đến lực lượng này thì sẽ có nguy cơ bùng nổ những việc phức tạp.
Quỳnh Chi: Xin hỏi ông câu cuối là những chia sẻ này của ông có được nhiều người trong Đảng CSVN đồng tình?
Ông Lê Hiếu Đằng: Vấn đề chính là vấn đề tồn vong của đất nước, đặt lợi ích của dân tộc lên trên. Mình có thể hy sinh hay gặp rắc rối. Nhiều người cũng khuyên tôi nhưng tôi nói vấn đề là sự tồn vong của đất nước; không thể để cho những người không có trách nhiệm hoặc vì lợi ích phe nhóm mà làm đất nước đi đến chỗ xấu. Như thế sẽ làm mất đi ý nghĩa của sự hy sinh xương máu đồng bào hai miền.
Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
2012-06-13