Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Vị Chỉ Huy Trưởng Tại Chức Ngắn Nhất của TTHLHQ/NT Phạm Tiến Cương
Phạm Tiến Cương
Tôi vừa có dịp đọc bài giới thiệu “Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang” do cố niên trưởng Nguyễn Tấn Đơn, khóa 11 SQHQ/NT biên soạn trong Website http://navygermany.gerussa.com. Đọc bài này khiến tôi nhớ lại thời gian thụ huấn tại TTHLHQ/NT từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 7 năm 1967. Thời gian thụ huấn chưa đầy 19 tháng mà Khóa 16 chúng tôi đã trải qua 3 đời Chỉ Huy Trưởng (CHT), trong đó vị CHT tại chức ngắn nhất chỉ có 5 tháng là HQ Th/Tá Bùi Hữu Thư.
Trong thời gian ở quân trường chúng tôi đã thắc mắc không hiểu tại sao HQ Th/Tá Bùi Hữu Thư rời chức vụ CHT quá nhanh trong khi các sinh hoạt trong quân trường đang khởi sắc? Sau khi chúng tôi mãn khóa, thắc mắc này cũng chìm vào quên lãng. Hai năm sau, tôi được thuyên chuyển về phục vụ tại BTL/HQ Khối Quân Huấn gần 4 năm qua nhiều phần nhiệm dưới quyền chỉ huy của HQ Đ/tá Bùi Hữu Thư. Dù làm việc khá gần gũi với niên trưởng Thư, nhưng ngoài việc quân vụ, tôi cũng chẳng mấy khi được tiếp chuyện riêng với niên trưởng vì tánh của niên trưởng nghiêm nghị, ít nói và đặc biệt lúc nào cũng cặm cụi làm việc. Sau biến cố 30 tháng 4, 1975 vợ chồng chúng tôi thỉnh thoảng lái xe xuống thăm viếng gia đình niên trưởng tại Vienna, Virginia. Trong một lần tâm sự, niên trưởng đã vô tình giải tỏa thắc mắc của tôi là tại sao niên trưởng tại chức chỉ có 5 tháng trong khi 9 vị CHT khác giữ chức vụ trung bình là 2 năm?
Theo lời Đ/Tá Thư kể lại, ông được chỉ định làm CHT TTHLHQ/NT từ ngày 26-02-66 đến 13-07-66. Chỉ trong vòng hai tháng, HQ Đ/Tá Trần văn Phấn Tư Lệnh Hải Quân đã ra thăm TTHLHQ/NT tổng cộng 4 lần! Đây quả là một sự kiện lạ lùng. Và sau đó thì có lệnh hỏa tốc gọi ông về trình diện HQ Tr/Tá Nguyễn văn Ánh Tham Mưu trưởng tại BTL/HQ và bị giáng chức vụ xuống làm Chỉ Huy Phó. Ông trả lời là ông có lệnh chỉ định của Đại Tướng Lê văn Tỵ làm CHT và không làm lỗi gì nên từ chối bị giáng chức xuống CHP một cách vô lý. Lập tức HQ Th/Tá Bùi Hữu Thư bị thay thế bởi HQ Tr/Tá Đinh Mạnh Hùng và bị chỉ định đi làm thuyền trưởng tàu buôn Nhật Lệ (trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải) chuyên chở đạn dược suốt gần 3 năm trời. Trong thời gian 5 tháng làm CHT, ông đã nỗ lực cải tiến việc ẩm thực cho SVSQ, cho khởi công xây câu lạc bộ cho SVSQ, cung cấp gạo thừa cho gia đình nhân viên, cải tiến việc đấu thầu văn phòng phẩm, và cải tiến việc giao hảo với trại lính HQHK Camp McDermott sau lưng quân trường. Ngoài ra ông còn tổ chức thực tập hành quân thủy bộ tại Hòn Tre cho SVSQ với LCM, và có trực thăng của Không Đoàn 62 yểm trợ.
Từ chức vụ CHT TTHLHQ/NT mà bị thuyên chuyển đi làm thuyền trưởng tàu buôn, theo tôi nghĩ ông đã bị lưu đày. Phải chăng vì ông đã quá ngây thơ, ngay thẳng và thiếu khôn ngoan không biết thủ tục và ý muốn của thượng cấp? Sau khi bị lưu đày, ông vẫn tiếp tục vươn lên đến vai trò Đại Tá Tham Mưu Phó Quân Huấn, đóng góp thành công trong kế hoạch Việt Nam Hoá Hải Quân. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Tham Mưu Phó Quân Huấn năm 1973, ông được BTL/HQ tuyển chọn cho đi du học Hoa Kỳ và đã đạt được văn bằng tiến sĩ quản trị giáo dục.
Ông cho biết vào cuối năm 1972, Đô Đốc Zumwalt, TL/LLHQ Hoa Kỳ tại VN đã gặp TL/HQ VN lúc đó là Đô Đốc Chơn, và nói Đại Tá Thư đã hoàn tất kế hoạch huấn luyện giúp cho việc Việt Nam Hóa nhanh chóng, khiến cho Hải Quân Hoa Kỳ có thể rút về nước trước Bộ Binh và Không Quân. Hai vị TL hỏi ông có muốn thăng cấp Phó Đề Đốc hay muốn đi học. Ông đã trả lời ngay là ông xin đi học tiến sĩ, và xin cấp học bổng 4 năm cho ông. Ngay sau đó ông đã đệ trình kế hoạch thành lập Viện Đại Học Hải Dương tại Cam Ranh, và đã được Bộ TTM, Bộ Quốc Phòng chấp thuận và Hoa Kỳ sẽ tài trợ. Viện Đại Học này sẽ là tổ hợp của các trường sau đây: TTHL/HQ, Trường Hàng Hải Thương Thuyền, Hải Học Viện, Viện Ngư Nghiệp và Trường Kiến Trúc Tầu Bè. Viện ĐH Hải Dương sẽ là đại học về biển lớn nhất Đông Nam Á. Cùng đi Mỹ với ông đầu năm 1973, có 20 sĩ quan đa số là các thủ khoa các khóa OCS được học Cao Học tại ĐH South Carolina.
Ông học tại Đại Học American tại DC. May cho ông, năm 1974 ông đã xong Cao Học, và năm 1975, trong khi Saigon thất thủ, ông đã học xong chương trình Tiến Sĩ và đang thi ra trường. Ngay tháng 6/75, Hoa Kỳ cúp học bổng của ông. Ông đã đi dạy học và 4 năm sau ông mới viết xong luận án và được cấp bằng Tiến Sĩ Quản Trị Giáo Dục cấp Đại Học năm 1979. Các sĩ quan cấp úy đều rất giỏi, sau 18 tháng họ đều có Bachelor và có điểm A, sau đó đa số đã có bằng Cao Học. Trước khi có người VN qua học thì tại Đại Học South Carolina này chỉ có người Tàu là học giỏi. Trong thời gian ba năm làm TMP Quân Huấn ông đã gửi đi Mỹ mỗi tháng khoảng 3,000 khóa sinh, kể cả 750 sinh viên SQ học 12 khóa OCS tại Rhode Island. Đây là vốn liếng Anh Ngữ và Kỹ Thuật giúp cho những anh em HQ được đi du học, sau này thành công trên đất Mỹ.
Cuộc đời hải nghiệp của ông rất vất vả, 12 năm đi biển từ năm 1956 đến 1969, (HQ 402, HQ 112, HQ 538, HQ 329, HQ 01, HQ 405, HQ 10) chỉ huy 6 chiến hạm và Thương Thuyền Nhật Lệ. Năm 1964, ông đã lãnh chiếc HQ 10 của Thiếu Tá Ánh ngay sau khi tầu về nước, sau khi được chuyển giao tại Hoa Kỳ, cùng với chiếc HQ 11 của Đại Úy Đào. 10 năm sau, khi chiếc HQ 10 bị Trung Cộng đánh chìm năm 1974, ông đã khóc thương các anh em HQVN phải bỏ mình nơi biển cả.
Khi bị đi tầu buôn, ông bị mất nhà, vì trước khi dọn vào Villa của CHT ở số nhà 52 Đường Duy Tân Nha Trang, ông đã quá dại và đã trả nhà ở Cư Xá Lê Thánh Tôn, Saigon. Trở về Sài gòn đi tàu buôn ông và gia đình phải trú ngụ trên gác bếp của bên ngoại.
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, hay ông trời thương hại kẻ ngu ngơ, trong thời gian chở đạn tiếp tế từ Nha Trang, Quy Nhơn ra Đà Nẵng, trong ba năm ông đã đi học Văn Khoa mỗi khi tàu về lên đạn tại Nhà Bè, ông đã lấy được 6 chứng chỉ và có bằng Cử Nhân Giáo Khoa Anh năm 1969. Ông cho biết đầu hè thi một chứng chỉ, cuối hè mượn bài thi thêm một chứng chỉ khác. Có khi vừa thi viết chưa có kết quả đã xin thầy cho thi vấn đáp để được đi công tác. Nhờ vậy khi nhập học American University ông đã được thâu nhận vào học chương trình Cao Học.
Nhờ được ông tâm sự nên tôi mới biết được về cuộc đời hải nghiệp đầy khó khăn của một người niên trưởng mà tôi quý mến. Xin niên trưởng Thư thứ lỗi vì tôi đã tự nêu lên sự kiện lạ lùng về thời gian phục vụ quá ngắn của một vị CHT TTHLHQ/NT liên quan đến niên trưởng trên diễn đàn Hải Quân. Với tình đoàn kết sâu đậm của quân chủng Hải Quân, ước mong vào ngày hội ngộ của Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang trong tương lai, sẽ có sự hiện diện đầy đủ của các vị CHT TTHLHQ/NT.
Phạm Tiến Cương
Khóa 16 SQHQ/NT
navygermany.gerussa.comSinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Vị Chỉ Huy Trưởng Tại Chức Ngắn Nhất của TTHLHQ/NT Phạm Tiến Cương
Phạm Tiến Cương
Tôi vừa có dịp đọc bài giới thiệu “Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang” do cố niên trưởng Nguyễn Tấn Đơn, khóa 11 SQHQ/NT biên soạn trong Website http://navygermany.gerussa.com. Đọc bài này khiến tôi nhớ lại thời gian thụ huấn tại TTHLHQ/NT từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 7 năm 1967. Thời gian thụ huấn chưa đầy 19 tháng mà Khóa 16 chúng tôi đã trải qua 3 đời Chỉ Huy Trưởng (CHT), trong đó vị CHT tại chức ngắn nhất chỉ có 5 tháng là HQ Th/Tá Bùi Hữu Thư.
Trong thời gian ở quân trường chúng tôi đã thắc mắc không hiểu tại sao HQ Th/Tá Bùi Hữu Thư rời chức vụ CHT quá nhanh trong khi các sinh hoạt trong quân trường đang khởi sắc? Sau khi chúng tôi mãn khóa, thắc mắc này cũng chìm vào quên lãng. Hai năm sau, tôi được thuyên chuyển về phục vụ tại BTL/HQ Khối Quân Huấn gần 4 năm qua nhiều phần nhiệm dưới quyền chỉ huy của HQ Đ/tá Bùi Hữu Thư. Dù làm việc khá gần gũi với niên trưởng Thư, nhưng ngoài việc quân vụ, tôi cũng chẳng mấy khi được tiếp chuyện riêng với niên trưởng vì tánh của niên trưởng nghiêm nghị, ít nói và đặc biệt lúc nào cũng cặm cụi làm việc. Sau biến cố 30 tháng 4, 1975 vợ chồng chúng tôi thỉnh thoảng lái xe xuống thăm viếng gia đình niên trưởng tại Vienna, Virginia. Trong một lần tâm sự, niên trưởng đã vô tình giải tỏa thắc mắc của tôi là tại sao niên trưởng tại chức chỉ có 5 tháng trong khi 9 vị CHT khác giữ chức vụ trung bình là 2 năm?
Theo lời Đ/Tá Thư kể lại, ông được chỉ định làm CHT TTHLHQ/NT từ ngày 26-02-66 đến 13-07-66. Chỉ trong vòng hai tháng, HQ Đ/Tá Trần văn Phấn Tư Lệnh Hải Quân đã ra thăm TTHLHQ/NT tổng cộng 4 lần! Đây quả là một sự kiện lạ lùng. Và sau đó thì có lệnh hỏa tốc gọi ông về trình diện HQ Tr/Tá Nguyễn văn Ánh Tham Mưu trưởng tại BTL/HQ và bị giáng chức vụ xuống làm Chỉ Huy Phó. Ông trả lời là ông có lệnh chỉ định của Đại Tướng Lê văn Tỵ làm CHT và không làm lỗi gì nên từ chối bị giáng chức xuống CHP một cách vô lý. Lập tức HQ Th/Tá Bùi Hữu Thư bị thay thế bởi HQ Tr/Tá Đinh Mạnh Hùng và bị chỉ định đi làm thuyền trưởng tàu buôn Nhật Lệ (trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải) chuyên chở đạn dược suốt gần 3 năm trời. Trong thời gian 5 tháng làm CHT, ông đã nỗ lực cải tiến việc ẩm thực cho SVSQ, cho khởi công xây câu lạc bộ cho SVSQ, cung cấp gạo thừa cho gia đình nhân viên, cải tiến việc đấu thầu văn phòng phẩm, và cải tiến việc giao hảo với trại lính HQHK Camp McDermott sau lưng quân trường. Ngoài ra ông còn tổ chức thực tập hành quân thủy bộ tại Hòn Tre cho SVSQ với LCM, và có trực thăng của Không Đoàn 62 yểm trợ.
Từ chức vụ CHT TTHLHQ/NT mà bị thuyên chuyển đi làm thuyền trưởng tàu buôn, theo tôi nghĩ ông đã bị lưu đày. Phải chăng vì ông đã quá ngây thơ, ngay thẳng và thiếu khôn ngoan không biết thủ tục và ý muốn của thượng cấp? Sau khi bị lưu đày, ông vẫn tiếp tục vươn lên đến vai trò Đại Tá Tham Mưu Phó Quân Huấn, đóng góp thành công trong kế hoạch Việt Nam Hoá Hải Quân. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Tham Mưu Phó Quân Huấn năm 1973, ông được BTL/HQ tuyển chọn cho đi du học Hoa Kỳ và đã đạt được văn bằng tiến sĩ quản trị giáo dục.
Ông cho biết vào cuối năm 1972, Đô Đốc Zumwalt, TL/LLHQ Hoa Kỳ tại VN đã gặp TL/HQ VN lúc đó là Đô Đốc Chơn, và nói Đại Tá Thư đã hoàn tất kế hoạch huấn luyện giúp cho việc Việt Nam Hóa nhanh chóng, khiến cho Hải Quân Hoa Kỳ có thể rút về nước trước Bộ Binh và Không Quân. Hai vị TL hỏi ông có muốn thăng cấp Phó Đề Đốc hay muốn đi học. Ông đã trả lời ngay là ông xin đi học tiến sĩ, và xin cấp học bổng 4 năm cho ông. Ngay sau đó ông đã đệ trình kế hoạch thành lập Viện Đại Học Hải Dương tại Cam Ranh, và đã được Bộ TTM, Bộ Quốc Phòng chấp thuận và Hoa Kỳ sẽ tài trợ. Viện Đại Học này sẽ là tổ hợp của các trường sau đây: TTHL/HQ, Trường Hàng Hải Thương Thuyền, Hải Học Viện, Viện Ngư Nghiệp và Trường Kiến Trúc Tầu Bè. Viện ĐH Hải Dương sẽ là đại học về biển lớn nhất Đông Nam Á. Cùng đi Mỹ với ông đầu năm 1973, có 20 sĩ quan đa số là các thủ khoa các khóa OCS được học Cao Học tại ĐH South Carolina.
Ông học tại Đại Học American tại DC. May cho ông, năm 1974 ông đã xong Cao Học, và năm 1975, trong khi Saigon thất thủ, ông đã học xong chương trình Tiến Sĩ và đang thi ra trường. Ngay tháng 6/75, Hoa Kỳ cúp học bổng của ông. Ông đã đi dạy học và 4 năm sau ông mới viết xong luận án và được cấp bằng Tiến Sĩ Quản Trị Giáo Dục cấp Đại Học năm 1979. Các sĩ quan cấp úy đều rất giỏi, sau 18 tháng họ đều có Bachelor và có điểm A, sau đó đa số đã có bằng Cao Học. Trước khi có người VN qua học thì tại Đại Học South Carolina này chỉ có người Tàu là học giỏi. Trong thời gian ba năm làm TMP Quân Huấn ông đã gửi đi Mỹ mỗi tháng khoảng 3,000 khóa sinh, kể cả 750 sinh viên SQ học 12 khóa OCS tại Rhode Island. Đây là vốn liếng Anh Ngữ và Kỹ Thuật giúp cho những anh em HQ được đi du học, sau này thành công trên đất Mỹ.
Cuộc đời hải nghiệp của ông rất vất vả, 12 năm đi biển từ năm 1956 đến 1969, (HQ 402, HQ 112, HQ 538, HQ 329, HQ 01, HQ 405, HQ 10) chỉ huy 6 chiến hạm và Thương Thuyền Nhật Lệ. Năm 1964, ông đã lãnh chiếc HQ 10 của Thiếu Tá Ánh ngay sau khi tầu về nước, sau khi được chuyển giao tại Hoa Kỳ, cùng với chiếc HQ 11 của Đại Úy Đào. 10 năm sau, khi chiếc HQ 10 bị Trung Cộng đánh chìm năm 1974, ông đã khóc thương các anh em HQVN phải bỏ mình nơi biển cả.
Khi bị đi tầu buôn, ông bị mất nhà, vì trước khi dọn vào Villa của CHT ở số nhà 52 Đường Duy Tân Nha Trang, ông đã quá dại và đã trả nhà ở Cư Xá Lê Thánh Tôn, Saigon. Trở về Sài gòn đi tàu buôn ông và gia đình phải trú ngụ trên gác bếp của bên ngoại.
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, hay ông trời thương hại kẻ ngu ngơ, trong thời gian chở đạn tiếp tế từ Nha Trang, Quy Nhơn ra Đà Nẵng, trong ba năm ông đã đi học Văn Khoa mỗi khi tàu về lên đạn tại Nhà Bè, ông đã lấy được 6 chứng chỉ và có bằng Cử Nhân Giáo Khoa Anh năm 1969. Ông cho biết đầu hè thi một chứng chỉ, cuối hè mượn bài thi thêm một chứng chỉ khác. Có khi vừa thi viết chưa có kết quả đã xin thầy cho thi vấn đáp để được đi công tác. Nhờ vậy khi nhập học American University ông đã được thâu nhận vào học chương trình Cao Học.
Nhờ được ông tâm sự nên tôi mới biết được về cuộc đời hải nghiệp đầy khó khăn của một người niên trưởng mà tôi quý mến. Xin niên trưởng Thư thứ lỗi vì tôi đã tự nêu lên sự kiện lạ lùng về thời gian phục vụ quá ngắn của một vị CHT TTHLHQ/NT liên quan đến niên trưởng trên diễn đàn Hải Quân. Với tình đoàn kết sâu đậm của quân chủng Hải Quân, ước mong vào ngày hội ngộ của Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang trong tương lai, sẽ có sự hiện diện đầy đủ của các vị CHT TTHLHQ/NT.
Phạm Tiến Cương
Khóa 16 SQHQ/NT
navygermany.gerussa.comSinh Tồn chuyển