Tham Khảo
Vì Sao Khó Chống Khủng Bố? - Nguyễn Xuân Nghĩa
Từ 15 tháng nay, từ 15 ngày qua, quân khủng bố ra tay gần 50 lần làm mấy ngàn người thiệt mạng tại mọi nơi, kể cả trong các nước Âu Châu như Bỉ
Ai mới là người điên trong cõi khùng này?
Hùng Tâm
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2016/07/vi-sao-kho-chong-khung-bo.html
Tây phương lầm về khủng bố và về
chính mình
* "Khủng bố Hồi giáo đã vào tới sân sau nhà tôi" - một hộp đêm của dân đồng tính tại Orlando *
Từ 15 năm nay, Hoa Kỳ lâm vào một cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo mà
chưa có kết quả.
Từ 15 tháng nay, từ 15 ngày qua, quân khủng bố ra tay gần 50 lần làm mấy
ngàn người thiệt mạng tại mọi nơi, kể cả trong các nước Âu Châu như Bỉ, Pháp và
Đức, hay tại Hoa Kỳ như vụ sát hại 49 người ở thành phố Orlando, tiểu bang
Florida…. Phải chăng Hoa Kỳ và các nước Tây phương đang thất bại? Phải chăng cuộc
chiến chống khủng bố chưa thành công vì các nước đã lầm mục tiêu? Hồ Sơ Người-Việt
sẽ phân tách chuyện này….
Thành Tích Diệt Thù
Với quần chúng và các nhà bình luận lẫn chính trị gia, Hoa Kỳ đã đạt
thành tích là tiêu diệt hay ám sát được các lãnh tụ khủng bố nguy hiểm nhất.
Thí dụ kể ra thì rất dài, dài như các cuộc họp báo để biểu dương thành
tích. Gần đây là một thủ lãnh của tổ chức Taliban tại Afghanistan là Mullah
Mohammed Akhtar Mansour, bị Hoa Kỳ hạ sát hôm Thứ Bảy 21 Tháng Năm, hai tuần
sau khi một lãnh tụ khác của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIS là Abu Wahib bị không
kích và tử nạn. Trước đó, Hoa Kỳ đã hạ sát mấy trăm đặc công của quân khủng bố
xưng danh Thánh Chiến.
Kể từ vụ 9-11 tại Hoa Kỳ năm 2001,
đấy là thành tích không nhỏ, kể cả mấy tay đứng đầu danh trạng: như Osama bin
Laden, người sáng lập tổ chức Al-Qaeda, bị giết tại Pakistan ngày một Tháng Năm,
2011; hay người sáng lập Al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqawi, bị bắn chết
tại Iraq ngày bảy Tháng Sáu, 2006. Gần đây hơn, giữa Tháng Ba 2016 là tư lệnh
quân sự Abu Omar al-Shishani của ISIS, hoặc thủ lãnh của tổ chức ISIS tại Libya
Abu Nabil bị giết ngày 13 Tháng 11 năm 2015…. Xen vào đó, có tay sáng lập phong
trào Taliban tại Pakistan là Baitullah Mehsud, tử trận ngày năm Tháng Tám, 2009,
hay lãnh tụ của tổ chức khủng bố Al-Shabaab xuất thân từ Al-Qaeda là Hassan Ali
Dhoore bị tiêu diệt tại Somalia ngày một Tháng Tư 2016….
Khi nhớ lại, người ta có thể quên
tên từng nhân vật, nhưng nên giật mình về một sự thật khác: quân khủng bố có
quá nhiều tổ chức hay danh hiệu. Nào là Al-Qaeda thành danh trong vụ 9-11 sau
khi tấn công Hoa Kỳ nhiều lần kể từ năm 1993, rồi Al-Qaeda tại Iraq, rồi Al-Qaeda
tại Bắc Phi Trung Đông (AQIM, khu vực Maghreb Hồi giáo), Al-Qaeda tại Bán đảo Á
Rập (AQAP), Al-Qaeda tại Yemen hay Somalia.
Sau Al-Qaeda là lực lượng Taliban tại Afghanistan và Pakistan, rồi mới đến tổ
chức ISIS, có mặt tại Syria, Iraq, Libya, đã lập thành tích sát thủ với các đặc
công xuất xứ từ Trung Á. Hoặc sinh đẻ ngay trong các nước Tây phương.
Hoa Kỳ đã lập thành tích mà thất bại
– và sẽ còn thất bại – vì lầm lẫn căn bản nhất: coi khủng bố là một tổ chức.
Quân khủng bố có nhiều tổ chức đôi
khi giết hại lẫn nhau chứ không thống nhất. Yếu tố thống nhất không là phương pháp
khủng bố mà là phong trào. Yếu tố then chốt, khủng bố không là một quốc gia như
Afghanistan, hay một tổ chức phi quốc gia như Al-Qaeda, hoặc một tổ chức đã có một
phần lãnh thổ như ISIS, hay các nhóm tự phát ở nơi này nơi khác, hoặc vài kẻ
học đòi làm bom tiểu thủ công nghiệp và dùng súng tự động, hoặc lấy xe vận tải
nặng 19 tấn cán vào đám đông….
Khủng bố là phong trào lan rộng, đôi
khi tự phát, cùng chia sẻ một ý thức hệ là tàn sát bất cứ ai không coi Hồi giáo
là hệ tư tưởng tất nhiên phải lãnh đạo toàn cầu trong một khái niệm mơ hồ là
Thánh Chiến, chiến tranh tôn giáo.
Từ Tổ Chức đến Phong Trào
Theo quy tắc “sát nhất nhân vạn nhân
cụ” – giết một người làm vạn người sợ - nạn giết hại kẻ vô can để gây hãi sợ đã
xuất hiện từ mấy ngàn năm. Nhưng kể từ cuối Thế kỷ 19 đấy là phương pháp phổ
biến từ tầng lớp trí thức Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, rồi lan rộng qua Âu Châu đến nhiều nơi khác tại
Á Châu hay Trung Nam Mỹ. Thời Chiến tranh lạnh, cả Liên bang Xô viết lẫn Trung
Hoa Cộng Sản (Trung Cộng) đã áp dụng và huấn luyện phương pháp này cho các tổ
chức chư hầu hay “đồng chí” của họ. Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tác phẩm nổi
bật mà “được” truyền thông quốc tế hiểu lầm nên xóa tội!
Bây giờ quốc tế tiếp tục hiểu lầm
nữa trong một trận chiến sinh tử khác….
Vì sinh sau đẻ muộn lại có sức mạnh kinh
tế và quân sự lớn nhất, Hoa Kỳ không hiểu khủng bố chỉ là một phương pháp đấu
tranh trong nhiều phương pháp. Các cường quốc chống Mỹ đã khai triển phương
pháp đó và lập ra những nhóm khủng bố, rồi hệ thống hóa thành nhiều tổ chức.
Trong thế giới Hồi giáo, tổ chức khủng
bố của người Palestine (dân Á Rập theo Hồi giáo sinh sống trên đất Palestine)
do Yasser Arafat lãnh đạo đã gây nhiều vấn đề cho quyền lợi toàn cầu của Hoa
Kỳ. Xưng danh là Tổ chức Giải phóng Palestine, PLO, lực lượng này được Liên Xô
huấn luyện và yểm trợ để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực Trung Đông
và là tổ chức khủng bố có thành tích nhất.
Sau đó mới là các nhóm khủng bố khác
tại Ý, tại Nhật, thậm chí bên Peru ở Nam Mỹ….
Khi là một tổ chức, quân khủng bố phải
có hệ thống lãnh đạo được phân cấp thành từng tiểu tổ biệt lập với thông tin cực
kỳ giới hạn để bảo mật. Muốn diệt trừ quân khủng bố thì Hoa Kỳ hay đồng minh
như Israel phải xâm nhập nhằm phá hoại và ly gián từ bên trong. Kinh nghiệm
chống khủng bố của nước Mỹ xuất phát từ đó, và coi như mỹ mãn sau khi Liên Xô tan
rã năm 1991, và PLO bị phân hóa chính trị.
Yếu tố quyết định là Liên Xô tan rã,
là Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng hậu quả tai hại là Hoa Kỳ lại tưởng rằng đấy
là thành tích chống khủng bố của mình rồi áp dụng vào việc chống khủng bố Hồi
giáo ngày nay. Tai hại hơn vậy, Chính quyền Hoa Kỳ của Tổng thống Barack Obama
lại không dám gọi tên cho đúng là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mà chỉ nhắm vào
tổ chức khi tư tưởng Hồi giáo quá khích đã trở thành phong trào.
Khi mà khủng bố đã là phong trào,
được nhiều người tham gia mà chẳng cần gia nhập tổ chức – nên khó bị xâm nhập
hơn – thì cần câu, ngọn cỏ hay súng nhỏ, dao dài hoặc cái xe vận tải lẫn dây lưng
đầy chất nổ cũng có thể là võ khí. Các con sói độc, thiếu nhi hay “chiến sĩ gái”
cũng có thể là anh hùng tuẫn đạo cho một đấng Allah không có tiếng nói mà lại
đầy giáo sĩ phát ngôn viên cuồng tín.
Hoa Kỳ có máy bay tự động tấn công
các đặc công hay cơ sở của tổ chức khủng bố tại Syria hay Afghanistan mà chẳng
thể đối phó với loại khủng bố đơn lẻ, tự phát của kẻ cuồng sát trong xã hội Mỹ.
Rồi vì tính chất “phải đạo chính trị”, cánh tả tại Hoa Kỳ lại xoay ra kết tội
khẩu súng! Nơi có luật lệ kiểm soát súng nghiêm ngặt nhất như Pháp hay Đức vẫn
có thể bị khủng bố tấn công, bằng cách khác.
Vì vậy, cuộc chiến chống khủng bố
của Mỹ đưa ra hai hình ảnh trái ngược, được giới bình luận suy diễn sai lạc vì
quan điểm chính trị.
Hình ảnh đầu tiên là sự chiến thắng
của nước Mỹ trên trận tuyến chống ISIS khi nhiều thủ lãnh khủng bố bị máy bay
tự động hạ sát tại Syria hay Iraq, hay Libya. Tổng thống Obama có lý trên bề
mặt khi nói tổ chức ISIS đang bị đẩy lui. Hình ảnh kia là tư tưởng sát nhân của
ISIS hay Al-Qaeda tiếp tục reo rắc nạn khủng bố tại Mỹ với những thống kê u ám,
khét lẹt. Nếu các cơ quan an ninh Hoa Kỳ ráo riết ngăn chặn hiện tượng này
trong xã hội Hoa Kỳ, thì tư tưởng đó dẫn tới khủng bố tại nơi dễ thành công hơn:
các mục tiêu mềm hay đối tượng vô can tại Âu Châu….
Sức Mạnh của Khủng Bố Hồi Giáo
Khủng bố Hồi giáo, dù thuộc hệ phái
Sunni hay Shia, theo sắc tộc này hoặc thuộc bộ lạc nọ, có sức mạnh vì đã thành
phong trào. Dù xuất phát từ một tổ chức, khi mà khủng bố trở thành phong trào
thì nó khỏi cần giao liên để tiếp xúc, liên lạc, huấn luyện hay yểm trợ. Các
nước chống khủng bố đều có thể giải thích rằng mình đã triệt hạ một số nhân vật
đầu não của tổ chức thì cũng chỉ nhìn vào tổ chức như vào kính chiếu hậu, lấy
hư làm thực. Và càng khoe thành tích diệt trừ thủ lãnh của tổ chức thì lại càng
tuyên truyền cho phong trào.
Trong phong trào này, có những kẻ
không hề biết gì về tổ chức mà vẫn học được kỹ thuật giết người rẻ tiền và dễ
thi hành nhất. Nguồn cung cấp kỹ thuật sát nhân là mạng lưới thông tin. Hệ
thống thông tin hiện đại là điều gì đó mà PLO hay Lữ đoàn Đỏ hoặc các tổ chức
khủng bố truyền thống trước đây không hề có.
Ngoài môi trường thông tin thuận
lợi, một sức mạnh khác của Khủng bố Hồi giáo chính là cuộc khủng hoảng văn hóa
của Tây phương.
Chỉ có tại các nước Tây phương, Âu
Châu và Hoa Kỳ, tinh thần hoài nghi Thiên Chúa Giáo và mặc cảm phạm tội lẫn lý
tưởng đại đồng mơ hồ mới được đề cao. Từ đã lâu, Thiên Chúa Giáo và cả Thiên
Chúa, đã bị hạ bệ, “Thượng Đế Đã Chết!” Nhiều Đại học Hoa Kỳ còn cấm đưa môn
học về Văn minh Tây phương vào giáo trình nhân văn. Thảng hoặc như nếu nói tới
Tây phương hay Thiên Chúa Giáo thì chỉ nói đến Thập Tự Chinh, đến tính chất độc
đoán của Giáo hội Công giáo thời Trung Cổ, nạn buôn nô lệ da đen, hay tội thực dân,
đế quốc, v.v….
Cùng với trào lưu đó, ít ai biết gì
về các nền văn minh hay đế quốc khác hay nhiều cuộc thảm sát trong lịch sử xuất
phát từ những hệ thống tín ngưỡng hay tư tưởng đã từng chinh phục địa cầu bằng
chiến tranh và tàn sát. Cuối cùng, sau hai Thế chiến, Tây phương tiến lên lý
tưởng đại đồng, là đánh đồng mọi tôn giáo, tín ngưỡng hay văn hóa trong một thế
giới đa văn hóa được tự do lưu hành cả người và vật lẫn những tư tưởng kỳ thị,
thậm chí đề cao lũ sát nhân vì đạo pháp.
Nhưng nói chung, lãnh đạo các nước
dân chủ cố tránh xúc phạm đến thế giới Hồi giáo có một tỷ 700 triệu người. Trong số
này, không phải mọi người đều là quân khủng bố và đa số lại là nạn nhân của
khủng bố. Nhưng dù đa số đều chối từ tinh thần cuồng tín của quân khủng bố xưng
danh Thánh Chiến, họ không thể làm gì hơn là ra tuyên cáo lên án, rồi mọi người
kết luận rằng đấy là hành động của một thiểu số điên khùng.
Thiểu số đó chưa có quốc gia, quân
đội hay chiến binh mang đồng phục và dù chỉ có chừng 1% thì cũng là 17 triệu
người! Chỉ có 0,01% trong số này cùng nhau nuôi dưỡng tư tưởng giết người thì
đạo quân vô danh mà hữu thực đó cũng gần hai ngàn đặc công khỏi cần chiêu mộ
hay kết nạp cũng có thể làm thế giới chấn động trong vài thập niên tới.
-----
Kết luận ở đây là gì?
Một cuộc chiến chống Hồi giáo là điều bất khả, khối Hồi giáo phải giải
quyết vấn đề này của họ.
Nội chiến trong thế giới Hồi giáo là tất yếu, mà Tây phương không đưa ra
giải pháp cho họ, lại giết lãnh tụ Hồi giáo độc tài như Saddam Hussein hay
Muamar Gaddhafi để khủng bố lan thành phong trào.
Không giáo dục công dân và con em của mình về giá trị tinh thần của Tây phương,
các nước sẽ còn sống với khủng bố.
Trong cõi sống đó, Ngoại trưởng John Kerry của Mỹ lại tuyên bố hôm Thứ
Sáu 22 rằng mối nguy cho nhân loại ngày nay là hóa chất hydrofluorocarbons trong
tủ lạnh! Ai sử dụng cái chất độc hại đó? Quân khủng bố có thể trả lời ngay là bọn
nhà giàu tại các nước Tây phương!
Ai mới là người điên trong cõi khùng này?
Hùng Tâm
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2016/07/vi-sao-kho-chong-khung-bo.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì Sao Khó Chống Khủng Bố? - Nguyễn Xuân Nghĩa
Từ 15 tháng nay, từ 15 ngày qua, quân khủng bố ra tay gần 50 lần làm mấy ngàn người thiệt mạng tại mọi nơi, kể cả trong các nước Âu Châu như Bỉ
Tây phương lầm về khủng bố và về
chính mình
* "Khủng bố Hồi giáo đã vào tới sân sau nhà tôi" - một hộp đêm của dân đồng tính tại Orlando *
Từ 15 năm nay, Hoa Kỳ lâm vào một cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo mà
chưa có kết quả.
Từ 15 tháng nay, từ 15 ngày qua, quân khủng bố ra tay gần 50 lần làm mấy
ngàn người thiệt mạng tại mọi nơi, kể cả trong các nước Âu Châu như Bỉ, Pháp và
Đức, hay tại Hoa Kỳ như vụ sát hại 49 người ở thành phố Orlando, tiểu bang
Florida…. Phải chăng Hoa Kỳ và các nước Tây phương đang thất bại? Phải chăng cuộc
chiến chống khủng bố chưa thành công vì các nước đã lầm mục tiêu? Hồ Sơ Người-Việt
sẽ phân tách chuyện này….
Thành Tích Diệt Thù
Với quần chúng và các nhà bình luận lẫn chính trị gia, Hoa Kỳ đã đạt
thành tích là tiêu diệt hay ám sát được các lãnh tụ khủng bố nguy hiểm nhất.
Thí dụ kể ra thì rất dài, dài như các cuộc họp báo để biểu dương thành
tích. Gần đây là một thủ lãnh của tổ chức Taliban tại Afghanistan là Mullah
Mohammed Akhtar Mansour, bị Hoa Kỳ hạ sát hôm Thứ Bảy 21 Tháng Năm, hai tuần
sau khi một lãnh tụ khác của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIS là Abu Wahib bị không
kích và tử nạn. Trước đó, Hoa Kỳ đã hạ sát mấy trăm đặc công của quân khủng bố
xưng danh Thánh Chiến.
Kể từ vụ 9-11 tại Hoa Kỳ năm 2001,
đấy là thành tích không nhỏ, kể cả mấy tay đứng đầu danh trạng: như Osama bin
Laden, người sáng lập tổ chức Al-Qaeda, bị giết tại Pakistan ngày một Tháng Năm,
2011; hay người sáng lập Al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqawi, bị bắn chết
tại Iraq ngày bảy Tháng Sáu, 2006. Gần đây hơn, giữa Tháng Ba 2016 là tư lệnh
quân sự Abu Omar al-Shishani của ISIS, hoặc thủ lãnh của tổ chức ISIS tại Libya
Abu Nabil bị giết ngày 13 Tháng 11 năm 2015…. Xen vào đó, có tay sáng lập phong
trào Taliban tại Pakistan là Baitullah Mehsud, tử trận ngày năm Tháng Tám, 2009,
hay lãnh tụ của tổ chức khủng bố Al-Shabaab xuất thân từ Al-Qaeda là Hassan Ali
Dhoore bị tiêu diệt tại Somalia ngày một Tháng Tư 2016….
Khi nhớ lại, người ta có thể quên
tên từng nhân vật, nhưng nên giật mình về một sự thật khác: quân khủng bố có
quá nhiều tổ chức hay danh hiệu. Nào là Al-Qaeda thành danh trong vụ 9-11 sau
khi tấn công Hoa Kỳ nhiều lần kể từ năm 1993, rồi Al-Qaeda tại Iraq, rồi Al-Qaeda
tại Bắc Phi Trung Đông (AQIM, khu vực Maghreb Hồi giáo), Al-Qaeda tại Bán đảo Á
Rập (AQAP), Al-Qaeda tại Yemen hay Somalia.
Sau Al-Qaeda là lực lượng Taliban tại Afghanistan và Pakistan, rồi mới đến tổ
chức ISIS, có mặt tại Syria, Iraq, Libya, đã lập thành tích sát thủ với các đặc
công xuất xứ từ Trung Á. Hoặc sinh đẻ ngay trong các nước Tây phương.
Hoa Kỳ đã lập thành tích mà thất bại
– và sẽ còn thất bại – vì lầm lẫn căn bản nhất: coi khủng bố là một tổ chức.
Quân khủng bố có nhiều tổ chức đôi
khi giết hại lẫn nhau chứ không thống nhất. Yếu tố thống nhất không là phương pháp
khủng bố mà là phong trào. Yếu tố then chốt, khủng bố không là một quốc gia như
Afghanistan, hay một tổ chức phi quốc gia như Al-Qaeda, hoặc một tổ chức đã có một
phần lãnh thổ như ISIS, hay các nhóm tự phát ở nơi này nơi khác, hoặc vài kẻ
học đòi làm bom tiểu thủ công nghiệp và dùng súng tự động, hoặc lấy xe vận tải
nặng 19 tấn cán vào đám đông….
Khủng bố là phong trào lan rộng, đôi
khi tự phát, cùng chia sẻ một ý thức hệ là tàn sát bất cứ ai không coi Hồi giáo
là hệ tư tưởng tất nhiên phải lãnh đạo toàn cầu trong một khái niệm mơ hồ là
Thánh Chiến, chiến tranh tôn giáo.
Từ Tổ Chức đến Phong Trào
Theo quy tắc “sát nhất nhân vạn nhân
cụ” – giết một người làm vạn người sợ - nạn giết hại kẻ vô can để gây hãi sợ đã
xuất hiện từ mấy ngàn năm. Nhưng kể từ cuối Thế kỷ 19 đấy là phương pháp phổ
biến từ tầng lớp trí thức Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, rồi lan rộng qua Âu Châu đến nhiều nơi khác tại
Á Châu hay Trung Nam Mỹ. Thời Chiến tranh lạnh, cả Liên bang Xô viết lẫn Trung
Hoa Cộng Sản (Trung Cộng) đã áp dụng và huấn luyện phương pháp này cho các tổ
chức chư hầu hay “đồng chí” của họ. Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tác phẩm nổi
bật mà “được” truyền thông quốc tế hiểu lầm nên xóa tội!
Bây giờ quốc tế tiếp tục hiểu lầm
nữa trong một trận chiến sinh tử khác….
Vì sinh sau đẻ muộn lại có sức mạnh kinh
tế và quân sự lớn nhất, Hoa Kỳ không hiểu khủng bố chỉ là một phương pháp đấu
tranh trong nhiều phương pháp. Các cường quốc chống Mỹ đã khai triển phương
pháp đó và lập ra những nhóm khủng bố, rồi hệ thống hóa thành nhiều tổ chức.
Trong thế giới Hồi giáo, tổ chức khủng
bố của người Palestine (dân Á Rập theo Hồi giáo sinh sống trên đất Palestine)
do Yasser Arafat lãnh đạo đã gây nhiều vấn đề cho quyền lợi toàn cầu của Hoa
Kỳ. Xưng danh là Tổ chức Giải phóng Palestine, PLO, lực lượng này được Liên Xô
huấn luyện và yểm trợ để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực Trung Đông
và là tổ chức khủng bố có thành tích nhất.
Sau đó mới là các nhóm khủng bố khác
tại Ý, tại Nhật, thậm chí bên Peru ở Nam Mỹ….
Khi là một tổ chức, quân khủng bố phải
có hệ thống lãnh đạo được phân cấp thành từng tiểu tổ biệt lập với thông tin cực
kỳ giới hạn để bảo mật. Muốn diệt trừ quân khủng bố thì Hoa Kỳ hay đồng minh
như Israel phải xâm nhập nhằm phá hoại và ly gián từ bên trong. Kinh nghiệm
chống khủng bố của nước Mỹ xuất phát từ đó, và coi như mỹ mãn sau khi Liên Xô tan
rã năm 1991, và PLO bị phân hóa chính trị.
Yếu tố quyết định là Liên Xô tan rã,
là Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng hậu quả tai hại là Hoa Kỳ lại tưởng rằng đấy
là thành tích chống khủng bố của mình rồi áp dụng vào việc chống khủng bố Hồi
giáo ngày nay. Tai hại hơn vậy, Chính quyền Hoa Kỳ của Tổng thống Barack Obama
lại không dám gọi tên cho đúng là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mà chỉ nhắm vào
tổ chức khi tư tưởng Hồi giáo quá khích đã trở thành phong trào.
Khi mà khủng bố đã là phong trào,
được nhiều người tham gia mà chẳng cần gia nhập tổ chức – nên khó bị xâm nhập
hơn – thì cần câu, ngọn cỏ hay súng nhỏ, dao dài hoặc cái xe vận tải lẫn dây lưng
đầy chất nổ cũng có thể là võ khí. Các con sói độc, thiếu nhi hay “chiến sĩ gái”
cũng có thể là anh hùng tuẫn đạo cho một đấng Allah không có tiếng nói mà lại
đầy giáo sĩ phát ngôn viên cuồng tín.
Hoa Kỳ có máy bay tự động tấn công
các đặc công hay cơ sở của tổ chức khủng bố tại Syria hay Afghanistan mà chẳng
thể đối phó với loại khủng bố đơn lẻ, tự phát của kẻ cuồng sát trong xã hội Mỹ.
Rồi vì tính chất “phải đạo chính trị”, cánh tả tại Hoa Kỳ lại xoay ra kết tội
khẩu súng! Nơi có luật lệ kiểm soát súng nghiêm ngặt nhất như Pháp hay Đức vẫn
có thể bị khủng bố tấn công, bằng cách khác.
Vì vậy, cuộc chiến chống khủng bố
của Mỹ đưa ra hai hình ảnh trái ngược, được giới bình luận suy diễn sai lạc vì
quan điểm chính trị.
Hình ảnh đầu tiên là sự chiến thắng
của nước Mỹ trên trận tuyến chống ISIS khi nhiều thủ lãnh khủng bố bị máy bay
tự động hạ sát tại Syria hay Iraq, hay Libya. Tổng thống Obama có lý trên bề
mặt khi nói tổ chức ISIS đang bị đẩy lui. Hình ảnh kia là tư tưởng sát nhân của
ISIS hay Al-Qaeda tiếp tục reo rắc nạn khủng bố tại Mỹ với những thống kê u ám,
khét lẹt. Nếu các cơ quan an ninh Hoa Kỳ ráo riết ngăn chặn hiện tượng này
trong xã hội Hoa Kỳ, thì tư tưởng đó dẫn tới khủng bố tại nơi dễ thành công hơn:
các mục tiêu mềm hay đối tượng vô can tại Âu Châu….
Sức Mạnh của Khủng Bố Hồi Giáo
Khủng bố Hồi giáo, dù thuộc hệ phái
Sunni hay Shia, theo sắc tộc này hoặc thuộc bộ lạc nọ, có sức mạnh vì đã thành
phong trào. Dù xuất phát từ một tổ chức, khi mà khủng bố trở thành phong trào
thì nó khỏi cần giao liên để tiếp xúc, liên lạc, huấn luyện hay yểm trợ. Các
nước chống khủng bố đều có thể giải thích rằng mình đã triệt hạ một số nhân vật
đầu não của tổ chức thì cũng chỉ nhìn vào tổ chức như vào kính chiếu hậu, lấy
hư làm thực. Và càng khoe thành tích diệt trừ thủ lãnh của tổ chức thì lại càng
tuyên truyền cho phong trào.
Trong phong trào này, có những kẻ
không hề biết gì về tổ chức mà vẫn học được kỹ thuật giết người rẻ tiền và dễ
thi hành nhất. Nguồn cung cấp kỹ thuật sát nhân là mạng lưới thông tin. Hệ
thống thông tin hiện đại là điều gì đó mà PLO hay Lữ đoàn Đỏ hoặc các tổ chức
khủng bố truyền thống trước đây không hề có.
Ngoài môi trường thông tin thuận
lợi, một sức mạnh khác của Khủng bố Hồi giáo chính là cuộc khủng hoảng văn hóa
của Tây phương.
Chỉ có tại các nước Tây phương, Âu
Châu và Hoa Kỳ, tinh thần hoài nghi Thiên Chúa Giáo và mặc cảm phạm tội lẫn lý
tưởng đại đồng mơ hồ mới được đề cao. Từ đã lâu, Thiên Chúa Giáo và cả Thiên
Chúa, đã bị hạ bệ, “Thượng Đế Đã Chết!” Nhiều Đại học Hoa Kỳ còn cấm đưa môn
học về Văn minh Tây phương vào giáo trình nhân văn. Thảng hoặc như nếu nói tới
Tây phương hay Thiên Chúa Giáo thì chỉ nói đến Thập Tự Chinh, đến tính chất độc
đoán của Giáo hội Công giáo thời Trung Cổ, nạn buôn nô lệ da đen, hay tội thực dân,
đế quốc, v.v….
Cùng với trào lưu đó, ít ai biết gì
về các nền văn minh hay đế quốc khác hay nhiều cuộc thảm sát trong lịch sử xuất
phát từ những hệ thống tín ngưỡng hay tư tưởng đã từng chinh phục địa cầu bằng
chiến tranh và tàn sát. Cuối cùng, sau hai Thế chiến, Tây phương tiến lên lý
tưởng đại đồng, là đánh đồng mọi tôn giáo, tín ngưỡng hay văn hóa trong một thế
giới đa văn hóa được tự do lưu hành cả người và vật lẫn những tư tưởng kỳ thị,
thậm chí đề cao lũ sát nhân vì đạo pháp.
Nhưng nói chung, lãnh đạo các nước
dân chủ cố tránh xúc phạm đến thế giới Hồi giáo có một tỷ 700 triệu người. Trong số
này, không phải mọi người đều là quân khủng bố và đa số lại là nạn nhân của
khủng bố. Nhưng dù đa số đều chối từ tinh thần cuồng tín của quân khủng bố xưng
danh Thánh Chiến, họ không thể làm gì hơn là ra tuyên cáo lên án, rồi mọi người
kết luận rằng đấy là hành động của một thiểu số điên khùng.
Thiểu số đó chưa có quốc gia, quân
đội hay chiến binh mang đồng phục và dù chỉ có chừng 1% thì cũng là 17 triệu
người! Chỉ có 0,01% trong số này cùng nhau nuôi dưỡng tư tưởng giết người thì
đạo quân vô danh mà hữu thực đó cũng gần hai ngàn đặc công khỏi cần chiêu mộ
hay kết nạp cũng có thể làm thế giới chấn động trong vài thập niên tới.
-----
Kết luận ở đây là gì?
Một cuộc chiến chống Hồi giáo là điều bất khả, khối Hồi giáo phải giải
quyết vấn đề này của họ.
Nội chiến trong thế giới Hồi giáo là tất yếu, mà Tây phương không đưa ra
giải pháp cho họ, lại giết lãnh tụ Hồi giáo độc tài như Saddam Hussein hay
Muamar Gaddhafi để khủng bố lan thành phong trào.
Không giáo dục công dân và con em của mình về giá trị tinh thần của Tây phương,
các nước sẽ còn sống với khủng bố.
Trong cõi sống đó, Ngoại trưởng John Kerry của Mỹ lại tuyên bố hôm Thứ
Sáu 22 rằng mối nguy cho nhân loại ngày nay là hóa chất hydrofluorocarbons trong
tủ lạnh! Ai sử dụng cái chất độc hại đó? Quân khủng bố có thể trả lời ngay là bọn
nhà giàu tại các nước Tây phương!
Ai mới là người điên trong cõi khùng này?
Hùng Tâm
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2016/07/vi-sao-kho-chong-khung-bo.html