Kinh Đời
Ví của vợ Thủ tướng
Giữa tuần qua, bà Hà Tinh, vợ của Thủ tướng Lý Hiển Long và là người đứng đầu một quỹ đầu tư 60 tỷ USD, đã đến Nhà Trắng, mang cái ví giá 11 USD. Hình ảnh này gây sốt.
Khắp nơi, người ta đề cao sự giản dị của bà. “Hình ảnh này cho thấy điều tương phản với những kẻ dị hợm mang đồ Hermes Birkins hay Audemar Piguet” - một ý kiến, được trích dẫn nhiều trên các báo Singapore, viết. “Mỗi khi vợ bạn nhìn vào hàng Prada, hãy cho cô ta coi tấm hình này” - một ý kiến khác nói.
Trên mạng xã hội ở Việt Nam, chiếc ví của bà Hà Tinh cũng được chia sẻ rất nhiều như một ví dụ về sự giản dị, về đẳng cấp không cần thể hiện qua hàng hiệu. Nhưng ở đây tôi có một câu hỏi: nếu như đề cao chiếc ví 11 USD của bà Hà Tinh thì có mâu thuẫn gì với phía bên kia, nơi người đón bà, Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, mặc những chiếc váy được thiết kế bởi các nhà tạo mẫu danh tiếng như Naeem Khan và Brandon Maxwell, trị giá hàng nghìn USD?
Sự tôn vinh cái mác giá “11 USD” trong câu chuyện của bà Hà Tinh có thể tạo ra một tâm lý xấu. Không có gì sai khi người ta có tiền và quyết định mặc một chiếc váy hàng nghìn USD để tôn vinh bản thân; cũng không có gì đúng đắn hay đáng ngợi ca hơn khi họ có tiền và quyết định dùng một chiếc ví 11 USD.
Vấn đề trong câu chuyện chiếc ví của bà Hà Tinh, không phải là mác giá, mà là việc nó được thiết kế bởi một chàng thanh niên mắc chứng tự kỷ. Chàng trai đó yêu khủng long và đã ngồi cần mẫn vẽ những con khủng long nhỏ xíu lên mẫu ví này. Thông điệp đằng sau việc dùng chiếc ví ấy, không phải là sự giản dị, mà là sự ủng hộ dành cho những người mắc chứng tự kỷ.
Trong một con ngõ trên đường Trường Chinh, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp một chàng thanh niên ngơ ngác đi lại. Trên lưng áo cậu ta, có viết một dòng chữ bằng sơn đỏ: “Xin đừng đánh Minh”, cùng số điện thoại của gia đình. Tất cả những chiếc áo của Minh, mùa đông cũng như mùa hè, đều có dòng chữ ấy. Bố cậu phải viết nó, vì Minh hay ra đường trêu người khác. Cậu đã đến tuổi muốn “chạm” vào con gái, và có những ngày, về nhà với một vết chém dài trên đầu, máu chảy bê bết. Giữ trong nhà cũng không ổn, Minh muốn đi chơi. Thế là cậu cứ ra đường, trên lưng mang dòng chữ ám ảnh ấy.
Tôi đã trò chuyện với nhiều cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ. Như một luật sư, có trình độ, học ở Tây về nhưng sự nghiệp đã chững lại nhiều năm vì phải chăm sóc cho con. Bây giờ có thời gian rảnh, anh hì hụi viết bài gửi cộng tác các báo, những bài viết về chứng tự kỷ. Nỗi đau của họ, một phần là đứa con thiệt thòi, một phần là vì xã hội vẫn quá thiếu nhận thức về tự kỷ và nhiều khi công khai thể hiện sự kỳ thị. Cho đến giờ, chữ “tự kỷ” vẫn được dùng với ý nghĩa đùa vui, trêu chọc, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Họ buồn lắm.
Chiếc ví của bà Hà Tinh, cho dù có giá 11.000 USD (một mức giá mà tổng giám đốc Temasek Holdings thừa sức mua), thì ý nghĩa của nó vẫn không thay đổi. Khi một nhân vật quan trọng quyết định sử dụng hình ảnh làm điều gì đó, thì thông điệp của nó không phải là về “mác giá” hay tự tô màu về “sự giản dị”. Barrack Obama đeo một cái đồng hồ 350 USD vì đó là quà của lực lượng mật vụ bảo vệ ông, một biểu hiện của sự tôn trọng với những cận vệ quanh mình hay rộng hơn là tất cả những người làm việc cho chính phủ của ông. Roman Abramovich hay đeo một chiếc đồng hồ 140 USD không phải vì ông giản dị, mà bởi vì đó là loại để đo nhịp tim, và Abramovich là người yêu thể thao, đã dốc tiền tỷ cho thể thao. Mark Zuckerberg quanh năm chỉ mặc áo phông xám, trông rất đơn sơ, nhưng áo phông của anh giá 900 USD một chiếc, vẫn là hàng hiệu. Thông điệp Mark muốn bắn đi là về sự tận tụy với công việc, không muốn mất thời gian chọn quần áo, chứ không phải chống lại việc ăn mặc thời trang.
Và nếu có điều gì mà chiếc ví của bà Hà Tinh có thể mang đến cho chúng ta, thì đó không phải là bài học về sự giản dị hay chi tiêu, mà là về những đứa trẻ tự kỷ. Nhiều đứa trong số chúng vẫn đang lầm lũi đi lại ở đâu đó, chịu sự kỳ thị của người đời.
Hoặc xa hơn, là về việc bà đã chủ động chuyển đi những thông điệp xã hội trong vai trò một chính khách. Không phải chính khách nào cũng có ý thức về điều này, thậm chí là không dám để cho ai nhìn thấy chiếc ví của mình.
Đức Hoàng
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ví của vợ Thủ tướng
Giữa tuần qua, bà Hà Tinh, vợ của Thủ tướng Lý Hiển Long và là người đứng đầu một quỹ đầu tư 60 tỷ USD, đã đến Nhà Trắng, mang cái ví giá 11 USD. Hình ảnh này gây sốt.
Khắp nơi, người ta đề cao sự giản dị của bà. “Hình ảnh này cho thấy điều tương phản với những kẻ dị hợm mang đồ Hermes Birkins hay Audemar Piguet” - một ý kiến, được trích dẫn nhiều trên các báo Singapore, viết. “Mỗi khi vợ bạn nhìn vào hàng Prada, hãy cho cô ta coi tấm hình này” - một ý kiến khác nói.
Trên mạng xã hội ở Việt Nam, chiếc ví của bà Hà Tinh cũng được chia sẻ rất nhiều như một ví dụ về sự giản dị, về đẳng cấp không cần thể hiện qua hàng hiệu. Nhưng ở đây tôi có một câu hỏi: nếu như đề cao chiếc ví 11 USD của bà Hà Tinh thì có mâu thuẫn gì với phía bên kia, nơi người đón bà, Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, mặc những chiếc váy được thiết kế bởi các nhà tạo mẫu danh tiếng như Naeem Khan và Brandon Maxwell, trị giá hàng nghìn USD?
Sự tôn vinh cái mác giá “11 USD” trong câu chuyện của bà Hà Tinh có thể tạo ra một tâm lý xấu. Không có gì sai khi người ta có tiền và quyết định mặc một chiếc váy hàng nghìn USD để tôn vinh bản thân; cũng không có gì đúng đắn hay đáng ngợi ca hơn khi họ có tiền và quyết định dùng một chiếc ví 11 USD.
Vấn đề trong câu chuyện chiếc ví của bà Hà Tinh, không phải là mác giá, mà là việc nó được thiết kế bởi một chàng thanh niên mắc chứng tự kỷ. Chàng trai đó yêu khủng long và đã ngồi cần mẫn vẽ những con khủng long nhỏ xíu lên mẫu ví này. Thông điệp đằng sau việc dùng chiếc ví ấy, không phải là sự giản dị, mà là sự ủng hộ dành cho những người mắc chứng tự kỷ.
Trong một con ngõ trên đường Trường Chinh, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp một chàng thanh niên ngơ ngác đi lại. Trên lưng áo cậu ta, có viết một dòng chữ bằng sơn đỏ: “Xin đừng đánh Minh”, cùng số điện thoại của gia đình. Tất cả những chiếc áo của Minh, mùa đông cũng như mùa hè, đều có dòng chữ ấy. Bố cậu phải viết nó, vì Minh hay ra đường trêu người khác. Cậu đã đến tuổi muốn “chạm” vào con gái, và có những ngày, về nhà với một vết chém dài trên đầu, máu chảy bê bết. Giữ trong nhà cũng không ổn, Minh muốn đi chơi. Thế là cậu cứ ra đường, trên lưng mang dòng chữ ám ảnh ấy.
Tôi đã trò chuyện với nhiều cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ. Như một luật sư, có trình độ, học ở Tây về nhưng sự nghiệp đã chững lại nhiều năm vì phải chăm sóc cho con. Bây giờ có thời gian rảnh, anh hì hụi viết bài gửi cộng tác các báo, những bài viết về chứng tự kỷ. Nỗi đau của họ, một phần là đứa con thiệt thòi, một phần là vì xã hội vẫn quá thiếu nhận thức về tự kỷ và nhiều khi công khai thể hiện sự kỳ thị. Cho đến giờ, chữ “tự kỷ” vẫn được dùng với ý nghĩa đùa vui, trêu chọc, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Họ buồn lắm.
Chiếc ví của bà Hà Tinh, cho dù có giá 11.000 USD (một mức giá mà tổng giám đốc Temasek Holdings thừa sức mua), thì ý nghĩa của nó vẫn không thay đổi. Khi một nhân vật quan trọng quyết định sử dụng hình ảnh làm điều gì đó, thì thông điệp của nó không phải là về “mác giá” hay tự tô màu về “sự giản dị”. Barrack Obama đeo một cái đồng hồ 350 USD vì đó là quà của lực lượng mật vụ bảo vệ ông, một biểu hiện của sự tôn trọng với những cận vệ quanh mình hay rộng hơn là tất cả những người làm việc cho chính phủ của ông. Roman Abramovich hay đeo một chiếc đồng hồ 140 USD không phải vì ông giản dị, mà bởi vì đó là loại để đo nhịp tim, và Abramovich là người yêu thể thao, đã dốc tiền tỷ cho thể thao. Mark Zuckerberg quanh năm chỉ mặc áo phông xám, trông rất đơn sơ, nhưng áo phông của anh giá 900 USD một chiếc, vẫn là hàng hiệu. Thông điệp Mark muốn bắn đi là về sự tận tụy với công việc, không muốn mất thời gian chọn quần áo, chứ không phải chống lại việc ăn mặc thời trang.
Và nếu có điều gì mà chiếc ví của bà Hà Tinh có thể mang đến cho chúng ta, thì đó không phải là bài học về sự giản dị hay chi tiêu, mà là về những đứa trẻ tự kỷ. Nhiều đứa trong số chúng vẫn đang lầm lũi đi lại ở đâu đó, chịu sự kỳ thị của người đời.
Hoặc xa hơn, là về việc bà đã chủ động chuyển đi những thông điệp xã hội trong vai trò một chính khách. Không phải chính khách nào cũng có ý thức về điều này, thậm chí là không dám để cho ai nhìn thấy chiếc ví của mình.
Đức Hoàng
MM chuyển