Tin nóng trong ngày
Vì sao Castro không đón Tổng thống Obama tại sân bay?
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Cuba ngày 20.3 để bắt đầu chuyến thăm lịch sử và mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Washington và chính quyền Cộng sản
Việc Chủ tịch Castro không tới sân bay đón gia đình ông Obama không khiến giới chức Mỹ phật ý, mặc dù đích thân người đứng đầu nhà nước Cuba đã đón Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm hồi tháng 9.2015.
Việc Chủ tịch Castro không tới sân bay đón gia đình ông Obama không khiến giới chức Mỹ phật ý, mặc dù đích thân người đứng đầu nhà nước Cuba đã đón Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm hồi tháng 9.2015.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Cuba ngày 20.3 để bắt đầu chuyến thăm
lịch sử và mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Washington và
chính quyền Cộng sản của đảo quốc xinh đẹp này sau nhiều thập kỷ thù
địch.
Trước khi ra khỏi chuyên cơ, ông Obama viết trên Twitter "¿Que bolá
Cuba?" như một lời chào hỏi và nói rằng ông "mong được gặp gỡ và nghe
trực tiếp từ người dân Cuba".
Ông Obama và gia đình đã được Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez tiếp đón
nồng nhiệt khi hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Jose Marti.
Theo miêu tả của giới truyền thông trước chuyến thăm: “Đa số những người
Cuba chào đón Tổng thống Obama lần này, không hẳn là dân thủ đô, được
chính phủ đem xe ca đưa từ các địa phương khác về đón tổng thống Mỹ. Đây
là truyền thống huy động dân chúng của Cuba khi đón một nhà lãnh đạo
thế giới. Tuy nhiên, lần này, nỗ lực của chính quyền Cuba thật là to tát
để chào đón vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Cuba từ 88 năm nay”.
Lễ đón chính thức diễn ra trong ngày 21.3 khi Tổng thống Obama gặp Chủ
tịch Raul Castro tại Phủ Chủ tịch. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ
tới Cuba trong suốt 88 năm qua.
Ông Obama và gia đình đã được Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đón tại sân bay.
Sau khi hạ cánh xuống sân bay, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với các
nhân viên và quan chức tại Đại sứ quán Mỹ ở La Habana, và sau đó tới
thăm thành phố cổ La Habana. Ông Obama cũng đã được Hồng y Jaime Ortega
đưa tới thăm một nhà thờ thế kỷ 18. Hồng y Ortega là một trong những
nhân vật có vai trò quan trọng trong tiến trình hòa giải giữa Washington
và La Habana cách đây 15 tháng.
Phát biểu sau khi trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Mỹ thăm
Cuba sau 88 năm, Tổng thống Obama nêu rõ: "Vào năm 1928, Tổng thống
Coolidge đi đến Cuba bằng tàu chiến, ông phải mất 3 ngày để tới nơi. Giờ
đây tôi chỉ mất 3 giờ đồng hồ. Đây là một chuyến thăm lịch sử và cơ hội
lịch sử”.
Người dân Cuba xếp hàng dưới mưa chào đón Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, việc Chủ tịch Castro không tới sân bay đón gia đình ông Obama
không khiến giới chức Mỹ phật ý, mặc dù đích thân người đứng đầu nhà
nước Cuba đã đón Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm hồi tháng 9.2015.
Ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama nói
rằng, hai bên chưa bao giờ dự tính hay thảo luận rằng Chủ tịch Castro sẽ
đón tại sân bay. Ông Ben Rhodes cho biết, người dân Cuba sẽ theo dõi
Chủ tịch Castro chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Obama vào ngày
21.3.
Ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Donald Trump viết trên trang
Twitter cá nhân rằng chuyến thăm của ông Obama “là một cơ hội lớn”, song
thực tế cho thấy ông Obama “không hề được tôn trọng”. Ông Obama sẽ có
các cuộc gặp với Chủ tịch Raul Castro nhưng không có bất kỳ cuộc gặp nào
với lãnh tụ Fidel Castro trong suốt lịch trình.
Kể từ sau khi Washington và La Habana khởi động tiến trình hòa giải, hai
bên đã khôi phục quan hệ ngoại giao và ký kết nhiều thỏa thuận thương
mại về thông tin liên lạc và dịch vụ hàng không.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donal Trump bình luận về việc Chủ tịch Raul Castro không ra sân bay đón Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất đồng, nhất là lệnh cấm vận kéo dài suốt 54
năm qua mà Mỹ áp đặt với Cuba. Ông Obama đã yêu cầu Quốc hội thông qua
việc xóa bỏ lệnh cấm vận này song các nỗ lực của người đứng đầu Nhà
Trắng cho tới nay vẫn gặp trở lực lớn từ phía các lãnh đạo của đảng Cộng
hòa. Tổng thống Obama đã sử dụng quyền hành pháp của mình để nới lỏng
các hạn chế về thương mại và đi lại nhằm thúc đẩy các nỗ lực bình thường
hóa quan hệ với Cuba, một trong những ưu tiên về chính sách đối ngoại
bên cạnh thỏa thuận hạt nhân với Iran. Tuy nhiên, Cuba vẫn chưa hài lòng
với việc Mỹ vẫn đang nắm quyền kiểm soát căn cứ hải quân tại Vịnh
Guantanamo theo thỏa thuận cho thuê năm 1934 mà chính quyền La Habana
cho là đã không còn hiệu lực.
Trong khi đó, Mỹ cũng liên tục chỉ trích thể chế chính trị của Cuba và việc bắt giam những lực lượng đối lập chính trị…
Nhà Trắng khẳng định ông Obama không dự định ra tối hậu thư cho Chủ tịch
Raul về vấn đề nhân quyền nhưng ông cũng sẽ không đưa ra cam kết từ bỏ
căn cứ hải quân ở vịnh Guantanamo.
Trong chuyến thăm này, dự kiến ông Obama sẽ có bài phát biểu trước người
dân Cuba được đài truyền hình nhà nước phát trực tiếp và tới xem một
trận đấu bóng chày giao hữu vào ngày 22.3, trước khi kết thúc chuyến
thăm.
Hạ Anh (tổng hợp)
(Dân Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Vì sao Castro không đón Tổng thống Obama tại sân bay?
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Cuba ngày 20.3 để bắt đầu chuyến thăm lịch sử và mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Washington và chính quyền Cộng sản
Việc Chủ tịch Castro không tới sân
bay đón gia đình ông Obama không khiến giới chức Mỹ phật ý, mặc dù đích
thân người đứng đầu nhà nước Cuba đã đón Giáo hoàng Francis trong chuyến
thăm hồi tháng 9.2015.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Cuba ngày 20.3 để bắt đầu chuyến thăm
lịch sử và mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Washington và
chính quyền Cộng sản của đảo quốc xinh đẹp này sau nhiều thập kỷ thù
địch.
Trước khi ra khỏi chuyên cơ, ông Obama viết trên Twitter "¿Que bolá
Cuba?" như một lời chào hỏi và nói rằng ông "mong được gặp gỡ và nghe
trực tiếp từ người dân Cuba".
Ông Obama và gia đình đã được Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez tiếp đón
nồng nhiệt khi hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Jose Marti.
Theo miêu tả của giới truyền thông trước chuyến thăm: “Đa số những người
Cuba chào đón Tổng thống Obama lần này, không hẳn là dân thủ đô, được
chính phủ đem xe ca đưa từ các địa phương khác về đón tổng thống Mỹ. Đây
là truyền thống huy động dân chúng của Cuba khi đón một nhà lãnh đạo
thế giới. Tuy nhiên, lần này, nỗ lực của chính quyền Cuba thật là to tát
để chào đón vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Cuba từ 88 năm nay”.
Lễ đón chính thức diễn ra trong ngày 21.3 khi Tổng thống Obama gặp Chủ
tịch Raul Castro tại Phủ Chủ tịch. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ
tới Cuba trong suốt 88 năm qua.
Ông Obama và gia đình đã được Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đón tại sân bay.
Sau khi hạ cánh xuống sân bay, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với các
nhân viên và quan chức tại Đại sứ quán Mỹ ở La Habana, và sau đó tới
thăm thành phố cổ La Habana. Ông Obama cũng đã được Hồng y Jaime Ortega
đưa tới thăm một nhà thờ thế kỷ 18. Hồng y Ortega là một trong những
nhân vật có vai trò quan trọng trong tiến trình hòa giải giữa Washington
và La Habana cách đây 15 tháng.
Phát biểu sau khi trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Mỹ thăm
Cuba sau 88 năm, Tổng thống Obama nêu rõ: "Vào năm 1928, Tổng thống
Coolidge đi đến Cuba bằng tàu chiến, ông phải mất 3 ngày để tới nơi. Giờ
đây tôi chỉ mất 3 giờ đồng hồ. Đây là một chuyến thăm lịch sử và cơ hội
lịch sử”.
Người dân Cuba xếp hàng dưới mưa chào đón Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, việc Chủ tịch Castro không tới sân bay đón gia đình ông Obama
không khiến giới chức Mỹ phật ý, mặc dù đích thân người đứng đầu nhà
nước Cuba đã đón Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm hồi tháng 9.2015.
Ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama nói
rằng, hai bên chưa bao giờ dự tính hay thảo luận rằng Chủ tịch Castro sẽ
đón tại sân bay. Ông Ben Rhodes cho biết, người dân Cuba sẽ theo dõi
Chủ tịch Castro chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Obama vào ngày
21.3.
Ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Donald Trump viết trên trang
Twitter cá nhân rằng chuyến thăm của ông Obama “là một cơ hội lớn”, song
thực tế cho thấy ông Obama “không hề được tôn trọng”. Ông Obama sẽ có
các cuộc gặp với Chủ tịch Raul Castro nhưng không có bất kỳ cuộc gặp nào
với lãnh tụ Fidel Castro trong suốt lịch trình.
Kể từ sau khi Washington và La Habana khởi động tiến trình hòa giải, hai
bên đã khôi phục quan hệ ngoại giao và ký kết nhiều thỏa thuận thương
mại về thông tin liên lạc và dịch vụ hàng không.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donal Trump bình luận về việc Chủ tịch Raul Castro không ra sân bay đón Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất đồng, nhất là lệnh cấm vận kéo dài suốt 54
năm qua mà Mỹ áp đặt với Cuba. Ông Obama đã yêu cầu Quốc hội thông qua
việc xóa bỏ lệnh cấm vận này song các nỗ lực của người đứng đầu Nhà
Trắng cho tới nay vẫn gặp trở lực lớn từ phía các lãnh đạo của đảng Cộng
hòa. Tổng thống Obama đã sử dụng quyền hành pháp của mình để nới lỏng
các hạn chế về thương mại và đi lại nhằm thúc đẩy các nỗ lực bình thường
hóa quan hệ với Cuba, một trong những ưu tiên về chính sách đối ngoại
bên cạnh thỏa thuận hạt nhân với Iran. Tuy nhiên, Cuba vẫn chưa hài lòng
với việc Mỹ vẫn đang nắm quyền kiểm soát căn cứ hải quân tại Vịnh
Guantanamo theo thỏa thuận cho thuê năm 1934 mà chính quyền La Habana
cho là đã không còn hiệu lực.
Trong khi đó, Mỹ cũng liên tục chỉ trích thể chế chính trị của Cuba và việc bắt giam những lực lượng đối lập chính trị…
Nhà Trắng khẳng định ông Obama không dự định ra tối hậu thư cho Chủ tịch
Raul về vấn đề nhân quyền nhưng ông cũng sẽ không đưa ra cam kết từ bỏ
căn cứ hải quân ở vịnh Guantanamo.
Trong chuyến thăm này, dự kiến ông Obama sẽ có bài phát biểu trước người
dân Cuba được đài truyền hình nhà nước phát trực tiếp và tới xem một
trận đấu bóng chày giao hữu vào ngày 22.3, trước khi kết thúc chuyến
thăm.
Hạ Anh (tổng hợp)
(Dân Việt)