Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Vì sao Đại Phật Lạc Sơn có thể an tọa yên bình suốt hơn 1300 năm?
Đại Phật Lạc Sơn là kỳ quan kiến trúc nhân loại. Thắng địa du lịch nổi tiếng này mỗi năm thu hút không dưới 2,5 triệu du khách đến chiêm ngưỡng. Xung quanh bức tượng Phật này hiện vẫn còn nhiều ẩn đố khó giải thích.
Ở Tứ Xuyên, chỗ 3 con sông Đại Độ Hà, Thanh y Giang và Mân Giang hội tụ bao bọc chính là nơi có Đại Phật Lạc Sơn. Cổng vào khu du lịch này như hang động, dây leo rậm rạp treo từ trên đỉnh rủ xuống làm du khách nghĩ đến Thủy Liêm Động của Tôn Ngộ Không. Men theo cây cầu treo dọc bờ sông núi Lăng Vân leo lên, chúng ta thấy các hình điêu khắc, tạc tượng trên các vách đá cheo leo, do trải qua lâu năm và điều kiện địa chất nên đã bị phong hóa nghiêm trọng.
Đi qua một điểm tham quan là “Long Tưu Hổ Huyệt”. Một con rồng xanh dài chừng 28m uốn lượn bên bờ đầm phẳng lặng như gương đang uốn mình bay lên, xuyên qua đất đá, vươn đầu ra khỏi bụi cây cao chừng 6m, rồi phun dòng nước suối trong vắt vào đầm nước.
Gần đó có một hang động, trước động có tượng bạch hổ, đây là động Bạch Hổ. Tương truyền thời cổ xưa, núi Lăng Vân có mãnh hổ ẩn hiện, nơi hội tụ 3 con sông có giao long nhào lộn, gây nguy hại cho nhân dân và thuyền bè qua lại. Sau đó được Phật Pháp cảm hóa, chúng biến thành hổ đá, rồng đá, do đó từ cổ đến nay “Long Tưu Hổ Huyệt” là nơi không thể bỏ qua của du khách tham quan Lăng Vân Sơn. Người ta nói rằng nước ở Long Tưu mà con rồng nhả ra là nước từ Long Cung chảy ra.
Tô Đông Pha (nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống) rất thích đến bên “Long Tưu Hổ Huyệt” uống rượu làm thơ, Cho đến nay, các bài thơ ký khắc đá của ông “Tô Đông Pha đới tửu thời du xứ” (Nơi Tô Đông Pha đem rượu du ngoạn), “Ngưỡng Tô” (Ông Tô ngửa mặt) vẫn còn rõ ràng trên vách đá bên “Long Tưu Hổ Huyệt”.
Trên vách đá bên đường dẫn đến Lăng Vân Tự và Đại Phật vẫn còn rất nhiều bài thơ ký khắc đá như “Kỳ tuyệt thiên hạ” (Kỳ quan tuyệt diệu thiên hạ), “Hồi yên luân nguyệt” (Vầng trăng khói tỏa), “Lạc hà vãn thúy” (Ngọc biếc ráng chiều), “Lăng vân trực thượng” (Lên thẳng tầng mây)… Nét chữ hoặc bay lượn, hoặc rắn rỏi, phong cách đa dạng, đến từ các triều đại khác nhau, đem lại cảm nhận thẩm mỹ tuyệt vời cho mọi người.
Vào chùa Lăng Vân, cảm nhận chùa tháp huy hoàng, cao chót vót. Chùa tọa lạc trong vòng bao của 9 ngọn núi, lại do trước chùa có Đại Phật, nên chùa cũng được gọi là Đại Phật Tự. Trên cột hai bên cổng chùa có câu đối “Hà nhân hội tam thủy thanh nguyên tương nhất kỷ trần tâm tận tẩy. Thử xứ khai thiên thu tịnh vực độ chúng sinh giác ngạn đồng đăng” (Ai hội tụ nguồn nước sạch ba con sông rửa sạch tâm trần thế. Nơi đây vùng đất ngàn năm độ chúng sinh cùng lên bờ giác ngộ), ý nghĩa thật sâu xa. Lăng Vân Tự xây dựng vào đầu đời Đường, cách nay đã trên 1400 năm, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất Trung Quốc.
Ra khỏi Lăng Vân Tự liền đến bên phải Đại Phật Lạc Sơn.
Đại Phật Lạc Sơn khởi tạo vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời Đường Huyền Tông (năm 713), đương thời không phải là để phát triển du lịch. Nguyên nhân là do nơi ba con sông hôi tụ thường xuyên xảy ra sự cố chìm thuyền bè, một pháp sư tên là Hải Thông để trấn định tai họa sông nước đã nảy ra một mơ ước lớn lao, biến ngọn núi lớn bên sông thành pho tượng Phật khổng lồ. Ba đời các nhóm thợ rìu búa tiếp sức nhau tạc thân núi, một mạch 90 năm sau Đại Phật đã ra đời. Thật thú vị là sau khi làm xây dựng xong tượng Đại Phật, chưa hề xảy ra một sự cố chìm thuyền nào.
Đại Phật Lạc Sơn cao 71m, tai dài 7m, mũi dài 5,6m, mi dài 5,6m, mắt dài 3,3m, vai rộng 28m, ngón tay dài 8,3m, bàn chân rộng 8,5m. Người dân Lạc Sơn gọi pho tượng Đại Phật một cách thân thiết là “Đại Phật Lão Gia”. Công trình kiến trúc cao nhất Lạc Sơn cao 68m, không phải thành phố Lạc Sơn không có khả năng kinh tế xây dựng công trình cao hơn, mà là có câu nói: Thấp hơn Phật 3 phần cũng là kính Phật 3 phần.
Tứ Xuyên mưa nhiều, để đảm bảo tượng Đại Phật đứng vững không đổ, nhân dân thời nhà Đường 1300 năm trước đã vận dụng nguyên lý khoa học công trình xây dựng hai đường hầm bí mật trong lòng núi, một đường phía sau tai, một đường ở vai. Đại Phật Lạc Sơn có hệ thống thoát nước thiết kế khéo léo nhìn không thấy, có tác dụng quan trọng trong việc bạo vệ tượng.
Đỉnh đầu Đại Phật có 1051 lọn tóc tết hình xoáy ốc. Nhìn từ xa, các lọn tóc và phần đầu hoàn toàn thống nhất, thực ra là do từng khối đá khảm vào. Tổng cộng có 18 tầng lọn tóc kết xoáy ốc, tầng thứ 4, 9 và 18 mỗi tầng đều có rãnh thoát nước chiều ngang, tránh nước mưa chảy chính diện mặt Đại Phật. Trước ngực bên trái cũng có rãnh thoát nước nối thông với rãnh thoát nước của vai phải. Phía sau hai tai phần dựa vào vách núi có hang nối thông hai bên phải và trái. Phần ngực phía sau hai bên có hai cái hang, nhưng chưa đục thông nhau. Những rãnh nước và hang này tạo thành hệ thống thoát nước, chống ẩm và thông gió khoa học, ngăn ngừa phong hóa xâm thực Đại Phật.
Theo giới thiệu, ngắm nhìn toàn bộ dung mạo Đại Phật, thì phải men theo cây cầu treo lên rồi xuống rồi lại lên, đi theo tuyến đường hình chữ U. Tại các vị trí khác nhau trên cầu treo sẽ thấy thần thái của Đại Phật cũng khác nhau. Chúng ta từ cầu treo xuống sẽ thấy tỷ lệ các bộ phận Đại Phật cân đối, kích thước hài hòa.
Tất cả những điều này lại được thực hiện trên 1200 năm trước đây. Cổ nhân làm thế nào mà lại thực hiện được như vậy? Chúng ta không khỏi kinh ngạc mà ngợi ca là kỳ tích. Kỳ diệu hơn nữa là Đại Phật có thể thay đổi thần thái dung mạo, Đại Phật nhắm mắt rơi lệ vì thiên tai như vào năm 1962 và năm 1976.
Đại Phật Lạc Sơn là bức tượng điêu khắc vách đá cổ đại lớn nhất bảo tồn hoàn hảo đến hiện nay, lưng dựa vách núi, mặt hướng sông lớn, Đại Phật ngồi hai tay đặt trên đầu gối, mặt hướng về con sông đang cuồn cuộn chảy về đông, trấn định ung dung tự tại. Cánh tay Đại Phật đặt lên đầu gối tạo thành một mặt phẳng dài 23m, rộng 8m, diện tích tương đương với sân tenis.
Du khách leo núi có thể thấy chi tiết Đại Phật Lạc Sơn. Nếu đi thuyền trên sông có thể có thể ngắm toàn cảnh hơn Đại Phật Lạc Sơn. Theo cầu treo chín khúc đi vòng xuống, chiêm ngưỡng tỉ mỉ, thực sự thấy các thần thái khác nhau của Đại Phật. Từ trên đỉnh núi, Đại Phật vẻ mặt mệt mỏi, thần thái trầm mặc. Đi tiếp xuống một đoạn thấy Đại Phật uy nghi vô cùng, thần thái uy nghiêm. Lại xuống tiếp thấy Đại Phật với nụ cười thần bí, thần thái mỉm cười. Đi đến dưới chân Đại Phật, thấy Ngài cao lớn uy mãnh, thần thái nghiêm trang, làm ta kính cẩn.
Sạn đạo Lăng Vân mới làm phía trái Đại Phật và sạn đạo chín khúc tạo thành bộ phận quan trọng của đường vòng, được ví là “bản giao hưởng trên vách đá”. Sạn đạo dài 500m, thế ỷ sơn, đục vách xuyên hang, uốn lượn quanh co, lúc ẩn lúc hiện, điểm xuyết là các đình đài phong cách khác nhau, có thể nói là động thiên biến ảo, làm du khách ngất ngây. Đi dọc sạn đạo lại có thể thưởng thức bia ký khắc đá của các danh nhân, lại có thể lãm thưởng cảnh đẹp Gia Châu, được thưởng thức cảm nhận thẩm mỹ Kỳ – Hiểm – U – Áo (Kỳ thú – Hiểm trở – Tĩnh mịch – Thâm sâu)
Theo sạn đạo Lăng Vân lại leo lên Lăng Vân Sơn lần nữa, trong vòng bao bọc của chín ngọn núi, xung quanh chùa tháp trang điểm bởi cây cối hoa thảo. Các đình đài lâu các như Đông Pha Lâu, Linh Bảo Tháp, Hải Sư Động, Bích Tân Lâu, Bi Lâm… có rất nhiều di tích văn hóa cổ, làm ta thích thú. Chúng ta còn có thể tham quan hai điểm du lịch mới như Đông Phương Phật Đô và Phật Quốc Thiên Đường, ngoài ra cũng có thể đến phía bên trái của đầu Đại Phật, chiêm ngưỡng thần thái khác nhau của Ngài. Ở giữa không gian này, ta có thể tĩnh tâm thể nghiệm cảnh quan Tôn Giáo Viên Lâm thống nhất hài hòa giữa Phật, chùa, núi, sông.
Xuân sơn cổ tự nhiễu thương ba,
Thạch đặng bàn không điểu đạo qua.
Bách trượng kim thân khai thuý bích,
Vạn kham đăng diễm cách yên la.
Vân sinh khách đáo xâm y thấp,
Hoa lạc tăng thiền phúc địa đa.
Bất dữ phương bào đồng kết xã,
Há quy trần thế cánh như hà?
(Núi xuân chùa cổ sóng xanh vây
Quanh co lối đá đường chim bay
Phật thân trăm trượng bày vách biếc
Đèn đuốc muôn bàn cách khói mây
Thấm ướt áo ai mây mù đượm
Phủ chỗ tăng ngồi hoa rụng đầy
Chẳng thể cùng sư đồng tụ tập
Xuống non về thế, lại sao đây?)
(Bản dịch của Thông Thiền)
Bài thơ trên là “Đề Lăng Vân Tự” của Tư Không Thự – thi nhân đời Đường. Bài kí ông để lại là bài thơ về quang cảnh tráng lệ lễ khánh thành khai quang (lễ an vị Phật) Đại Phật Lạc Sơn. Bài thơ miêu tả cảnh hùng vĩ tráng lệ bao quanh Lăng Vân Tự và Đại Phật, sông nước vây quanh, quang cảnh mênh mông, địa thế hùng vỹ, rồi mở ra ý thiền của Phật Pháp, có thể nói ý nghĩa sâu sắc, xứng danh là kiệt tác của một trong mười tài tử thời Đại Lịch.
Hải Sơn
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao Đại Phật Lạc Sơn có thể an tọa yên bình suốt hơn 1300 năm?
Đại Phật Lạc Sơn là kỳ quan kiến trúc nhân loại. Thắng địa du lịch nổi tiếng này mỗi năm thu hút không dưới 2,5 triệu du khách đến chiêm ngưỡng. Xung quanh bức tượng Phật này hiện vẫn còn nhiều ẩn đố khó giải thích.
Ở Tứ Xuyên, chỗ 3 con sông Đại Độ Hà, Thanh y Giang và Mân Giang hội tụ bao bọc chính là nơi có Đại Phật Lạc Sơn. Cổng vào khu du lịch này như hang động, dây leo rậm rạp treo từ trên đỉnh rủ xuống làm du khách nghĩ đến Thủy Liêm Động của Tôn Ngộ Không. Men theo cây cầu treo dọc bờ sông núi Lăng Vân leo lên, chúng ta thấy các hình điêu khắc, tạc tượng trên các vách đá cheo leo, do trải qua lâu năm và điều kiện địa chất nên đã bị phong hóa nghiêm trọng.
Đi qua một điểm tham quan là “Long Tưu Hổ Huyệt”. Một con rồng xanh dài chừng 28m uốn lượn bên bờ đầm phẳng lặng như gương đang uốn mình bay lên, xuyên qua đất đá, vươn đầu ra khỏi bụi cây cao chừng 6m, rồi phun dòng nước suối trong vắt vào đầm nước.
Gần đó có một hang động, trước động có tượng bạch hổ, đây là động Bạch Hổ. Tương truyền thời cổ xưa, núi Lăng Vân có mãnh hổ ẩn hiện, nơi hội tụ 3 con sông có giao long nhào lộn, gây nguy hại cho nhân dân và thuyền bè qua lại. Sau đó được Phật Pháp cảm hóa, chúng biến thành hổ đá, rồng đá, do đó từ cổ đến nay “Long Tưu Hổ Huyệt” là nơi không thể bỏ qua của du khách tham quan Lăng Vân Sơn. Người ta nói rằng nước ở Long Tưu mà con rồng nhả ra là nước từ Long Cung chảy ra.
Tô Đông Pha (nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống) rất thích đến bên “Long Tưu Hổ Huyệt” uống rượu làm thơ, Cho đến nay, các bài thơ ký khắc đá của ông “Tô Đông Pha đới tửu thời du xứ” (Nơi Tô Đông Pha đem rượu du ngoạn), “Ngưỡng Tô” (Ông Tô ngửa mặt) vẫn còn rõ ràng trên vách đá bên “Long Tưu Hổ Huyệt”.
Trên vách đá bên đường dẫn đến Lăng Vân Tự và Đại Phật vẫn còn rất nhiều bài thơ ký khắc đá như “Kỳ tuyệt thiên hạ” (Kỳ quan tuyệt diệu thiên hạ), “Hồi yên luân nguyệt” (Vầng trăng khói tỏa), “Lạc hà vãn thúy” (Ngọc biếc ráng chiều), “Lăng vân trực thượng” (Lên thẳng tầng mây)… Nét chữ hoặc bay lượn, hoặc rắn rỏi, phong cách đa dạng, đến từ các triều đại khác nhau, đem lại cảm nhận thẩm mỹ tuyệt vời cho mọi người.
Vào chùa Lăng Vân, cảm nhận chùa tháp huy hoàng, cao chót vót. Chùa tọa lạc trong vòng bao của 9 ngọn núi, lại do trước chùa có Đại Phật, nên chùa cũng được gọi là Đại Phật Tự. Trên cột hai bên cổng chùa có câu đối “Hà nhân hội tam thủy thanh nguyên tương nhất kỷ trần tâm tận tẩy. Thử xứ khai thiên thu tịnh vực độ chúng sinh giác ngạn đồng đăng” (Ai hội tụ nguồn nước sạch ba con sông rửa sạch tâm trần thế. Nơi đây vùng đất ngàn năm độ chúng sinh cùng lên bờ giác ngộ), ý nghĩa thật sâu xa. Lăng Vân Tự xây dựng vào đầu đời Đường, cách nay đã trên 1400 năm, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất Trung Quốc.
Ra khỏi Lăng Vân Tự liền đến bên phải Đại Phật Lạc Sơn.
Đại Phật Lạc Sơn khởi tạo vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời Đường Huyền Tông (năm 713), đương thời không phải là để phát triển du lịch. Nguyên nhân là do nơi ba con sông hôi tụ thường xuyên xảy ra sự cố chìm thuyền bè, một pháp sư tên là Hải Thông để trấn định tai họa sông nước đã nảy ra một mơ ước lớn lao, biến ngọn núi lớn bên sông thành pho tượng Phật khổng lồ. Ba đời các nhóm thợ rìu búa tiếp sức nhau tạc thân núi, một mạch 90 năm sau Đại Phật đã ra đời. Thật thú vị là sau khi làm xây dựng xong tượng Đại Phật, chưa hề xảy ra một sự cố chìm thuyền nào.
Đại Phật Lạc Sơn cao 71m, tai dài 7m, mũi dài 5,6m, mi dài 5,6m, mắt dài 3,3m, vai rộng 28m, ngón tay dài 8,3m, bàn chân rộng 8,5m. Người dân Lạc Sơn gọi pho tượng Đại Phật một cách thân thiết là “Đại Phật Lão Gia”. Công trình kiến trúc cao nhất Lạc Sơn cao 68m, không phải thành phố Lạc Sơn không có khả năng kinh tế xây dựng công trình cao hơn, mà là có câu nói: Thấp hơn Phật 3 phần cũng là kính Phật 3 phần.
Tứ Xuyên mưa nhiều, để đảm bảo tượng Đại Phật đứng vững không đổ, nhân dân thời nhà Đường 1300 năm trước đã vận dụng nguyên lý khoa học công trình xây dựng hai đường hầm bí mật trong lòng núi, một đường phía sau tai, một đường ở vai. Đại Phật Lạc Sơn có hệ thống thoát nước thiết kế khéo léo nhìn không thấy, có tác dụng quan trọng trong việc bạo vệ tượng.
Đỉnh đầu Đại Phật có 1051 lọn tóc tết hình xoáy ốc. Nhìn từ xa, các lọn tóc và phần đầu hoàn toàn thống nhất, thực ra là do từng khối đá khảm vào. Tổng cộng có 18 tầng lọn tóc kết xoáy ốc, tầng thứ 4, 9 và 18 mỗi tầng đều có rãnh thoát nước chiều ngang, tránh nước mưa chảy chính diện mặt Đại Phật. Trước ngực bên trái cũng có rãnh thoát nước nối thông với rãnh thoát nước của vai phải. Phía sau hai tai phần dựa vào vách núi có hang nối thông hai bên phải và trái. Phần ngực phía sau hai bên có hai cái hang, nhưng chưa đục thông nhau. Những rãnh nước và hang này tạo thành hệ thống thoát nước, chống ẩm và thông gió khoa học, ngăn ngừa phong hóa xâm thực Đại Phật.
Theo giới thiệu, ngắm nhìn toàn bộ dung mạo Đại Phật, thì phải men theo cây cầu treo lên rồi xuống rồi lại lên, đi theo tuyến đường hình chữ U. Tại các vị trí khác nhau trên cầu treo sẽ thấy thần thái của Đại Phật cũng khác nhau. Chúng ta từ cầu treo xuống sẽ thấy tỷ lệ các bộ phận Đại Phật cân đối, kích thước hài hòa.
Tất cả những điều này lại được thực hiện trên 1200 năm trước đây. Cổ nhân làm thế nào mà lại thực hiện được như vậy? Chúng ta không khỏi kinh ngạc mà ngợi ca là kỳ tích. Kỳ diệu hơn nữa là Đại Phật có thể thay đổi thần thái dung mạo, Đại Phật nhắm mắt rơi lệ vì thiên tai như vào năm 1962 và năm 1976.
Đại Phật Lạc Sơn là bức tượng điêu khắc vách đá cổ đại lớn nhất bảo tồn hoàn hảo đến hiện nay, lưng dựa vách núi, mặt hướng sông lớn, Đại Phật ngồi hai tay đặt trên đầu gối, mặt hướng về con sông đang cuồn cuộn chảy về đông, trấn định ung dung tự tại. Cánh tay Đại Phật đặt lên đầu gối tạo thành một mặt phẳng dài 23m, rộng 8m, diện tích tương đương với sân tenis.
Du khách leo núi có thể thấy chi tiết Đại Phật Lạc Sơn. Nếu đi thuyền trên sông có thể có thể ngắm toàn cảnh hơn Đại Phật Lạc Sơn. Theo cầu treo chín khúc đi vòng xuống, chiêm ngưỡng tỉ mỉ, thực sự thấy các thần thái khác nhau của Đại Phật. Từ trên đỉnh núi, Đại Phật vẻ mặt mệt mỏi, thần thái trầm mặc. Đi tiếp xuống một đoạn thấy Đại Phật uy nghi vô cùng, thần thái uy nghiêm. Lại xuống tiếp thấy Đại Phật với nụ cười thần bí, thần thái mỉm cười. Đi đến dưới chân Đại Phật, thấy Ngài cao lớn uy mãnh, thần thái nghiêm trang, làm ta kính cẩn.
Sạn đạo Lăng Vân mới làm phía trái Đại Phật và sạn đạo chín khúc tạo thành bộ phận quan trọng của đường vòng, được ví là “bản giao hưởng trên vách đá”. Sạn đạo dài 500m, thế ỷ sơn, đục vách xuyên hang, uốn lượn quanh co, lúc ẩn lúc hiện, điểm xuyết là các đình đài phong cách khác nhau, có thể nói là động thiên biến ảo, làm du khách ngất ngây. Đi dọc sạn đạo lại có thể thưởng thức bia ký khắc đá của các danh nhân, lại có thể lãm thưởng cảnh đẹp Gia Châu, được thưởng thức cảm nhận thẩm mỹ Kỳ – Hiểm – U – Áo (Kỳ thú – Hiểm trở – Tĩnh mịch – Thâm sâu)
Theo sạn đạo Lăng Vân lại leo lên Lăng Vân Sơn lần nữa, trong vòng bao bọc của chín ngọn núi, xung quanh chùa tháp trang điểm bởi cây cối hoa thảo. Các đình đài lâu các như Đông Pha Lâu, Linh Bảo Tháp, Hải Sư Động, Bích Tân Lâu, Bi Lâm… có rất nhiều di tích văn hóa cổ, làm ta thích thú. Chúng ta còn có thể tham quan hai điểm du lịch mới như Đông Phương Phật Đô và Phật Quốc Thiên Đường, ngoài ra cũng có thể đến phía bên trái của đầu Đại Phật, chiêm ngưỡng thần thái khác nhau của Ngài. Ở giữa không gian này, ta có thể tĩnh tâm thể nghiệm cảnh quan Tôn Giáo Viên Lâm thống nhất hài hòa giữa Phật, chùa, núi, sông.
Xuân sơn cổ tự nhiễu thương ba,
Thạch đặng bàn không điểu đạo qua.
Bách trượng kim thân khai thuý bích,
Vạn kham đăng diễm cách yên la.
Vân sinh khách đáo xâm y thấp,
Hoa lạc tăng thiền phúc địa đa.
Bất dữ phương bào đồng kết xã,
Há quy trần thế cánh như hà?
(Núi xuân chùa cổ sóng xanh vây
Quanh co lối đá đường chim bay
Phật thân trăm trượng bày vách biếc
Đèn đuốc muôn bàn cách khói mây
Thấm ướt áo ai mây mù đượm
Phủ chỗ tăng ngồi hoa rụng đầy
Chẳng thể cùng sư đồng tụ tập
Xuống non về thế, lại sao đây?)
(Bản dịch của Thông Thiền)
Bài thơ trên là “Đề Lăng Vân Tự” của Tư Không Thự – thi nhân đời Đường. Bài kí ông để lại là bài thơ về quang cảnh tráng lệ lễ khánh thành khai quang (lễ an vị Phật) Đại Phật Lạc Sơn. Bài thơ miêu tả cảnh hùng vĩ tráng lệ bao quanh Lăng Vân Tự và Đại Phật, sông nước vây quanh, quang cảnh mênh mông, địa thế hùng vỹ, rồi mở ra ý thiền của Phật Pháp, có thể nói ý nghĩa sâu sắc, xứng danh là kiệt tác của một trong mười tài tử thời Đại Lịch.
Hải Sơn
MM chuyển