Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Vì sao Hoa Kỳ có chiến hạm mang tên TP Huế?
Nhân dịp kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam kết thúc 30/04/1975, mời các bạn tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ.
Theo trang navysite đây là tuần dương hạm (có lúc là khu trục hạm) thuộc lớp Ticonderoga, mang tên lửa, được đặt tên theo trận đánh ở Huế (Battle of Hue), năm 1968.
Đem vào sử dụng năm 1991, chiếc tàu đóng ở căn cứ tại Florida nhưng đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông, tuần tra ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và đến cả vùng Biển Baltic.
Tháng Hai 2017, tàu này đã bắn đạn thật để thử hệ thống vũ khí Phalanx trong chiến dịch Atlantic Resolve của Hạm đội 6 nhằm hỗ trợ cho các đồng minh châu Âu.
USS Hue City tại Kênh đào Suez năm 2006: chiếc tàu hoạt động nhiều ở Trung Đông và châu Âu
Chuyến thăm của USS Hue City đến cảng Tallinn, Estonia cuối tháng Hai năm nay đã khiến Nga “sôi lên vì tức giận”, theo các báo Anh.
Ngoài hoạt động quân sự, chiếc tàu cũng tham gia hoạt động cứu trợ ở vùng biển Caribbean, Trung Đông và có mặt trong các hải đội công kích để hỗ trợ cho hàng không mẫu hạm.
Cách đặt tên tàu chiến của Mỹ
Cách đặt tên cho các tàu chiến của Hoa Kỳ không theo một bộ luật cụ thể mà căn cứ vào truyền thống của hải quân nước này từ thời giành độc lập khỏi Anh Quốc cho đến nay.
Quy ước chung từ đầu Thế kỷ 20 là đa số các chiến hạm lớn được đặt tên theo các bang của Hoa Kỳ, như USS Missisippi, USS Colorado, USS Hawaii…
Tàu nhỏ hơn có thể mang tên một quận (USS Essex) hoặc thành phố (USS San Diego)…
Tàu tuần dương (cruiser) thường mang tên các đô thị, còn khu trục hạm – tàu nổi có hỏa lực lớn nhất và vận hành trong mọi thời tiết – mang tên tướng lĩnh hải quân và anh hùng quân đội.
Đặc biệt có chiếc khu trục hạm USS John S. McCain lấy tên của hai thế hệ nhà McCain: đô đốc John S. McCain I, và đô đốc John S. McCain II.
Họ là ông và bố của phi công hải quân John S. McCain III, người bị bắn rơi xuống Hồ Trúc Bạch, Hà Nội khi tham gia một đợt bắn phá Bắc Việt Nam năm 1967.
Bị tù ở Hỏa Lò, ông sau làm Thượng nghị sỹ và ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ và có nhiều cử chỉ hòa giải với nước cựu thù.
Từ sau Thế chiến 2, một số khu trục hạm bị đánh đắm trong giao tranh với quân địch ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương được lấy tên đặt lại cho các tàu thế hệ sau.
Tàu nhỏ chống ngầm, hộ tống hạm có thể lấy tên các liệt sỹ của hải quân Mỹ.
Riêng hàng không mẫu hạm thường lấy tên của các tổng tư lệnh tức tổng thống hoặc các chính trị gia cao cấp.
Các chiếc USS John F. Kennedy, USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt… đều là hàng không mẫu hạm thuộc hàng lớn nhất thế giới, có thể đi biển hàng chục năm không vào bờ nhờ có động cơ nguyên tử.
Chiếc USS John Stennis là hàng không mẫu hạm mang tên Thượng nghị sỹ John Cornelius Stennis (1901 – 1995), nguyên Chủ tịch Thượng viện và nhiều năm làm Chủ tịch Ủy ban Quân lực của Thượng viện Liên bang.
Việc chọn một địa danh nước ngoài và là tên trận đánh như Huế cho tàu chiến Mỹ không phải là điều thường xảy ra.
Trang web của Hải quân Hoa Kỳ nói chiếc USS Hue City (CG-66) mang tên trận đánh của Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ở khu vực Đại nội, Huế.
Đây là trận đánh để lại nhiều dấu ấn cho các bên.
Một sỹ quan Hoa Kỳ, Đại uý Thủy quân Lục chiến Myron Harrington được trích dẫn nhiều lần nói: “Để cứu một thành phố phải chăng chúng ta phải phá tan nó đã?”
Câu nói phản ánh các đợt giao tranh ở Huế với hỏa lực khủng khiếp của Hoa Kỳ trong trận được coi là “tàn khốc nhất trong cuộc chiến Việt Nam”.
Trận Huế được đưa vào bộ phim nổi tiếng Full Metal Jacket (Áo giáp sắt, 1987), dựa trên tự truyện của Gustav Hasford.
Thắng hay thua?
Quan điểm nổi trội trong giới sử gia Phương Tây cho đến nay cho rằng dù lực lượng Mỹ được điều từ Đà Nẵng lên Huế để đẩy các đơn vị Quân Giải phóng ra khỏi khu nội đô đã thành công, nhưng Hoa Kỳ thua về chiến lược.
Trận Huế được coi là “mở màn cho sự kết thúc” ý chí quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Giới bình luận quân sự vẫn tiếp tục so sánh Huế với Beirut và Fallujah sau này để nói cách đánh của Hoa Kỳ đôi khi thắng về chiến thuật nhưng lại bị “thất bại về chiến lược” (strategic defeat).
Có vẻ như chỉ những trận đánh rất khốc liệt, kể cả khi Hoa Kỳ sau đó phải thay đổi ý chí chính trị, mới “được” đem ra đặt cho tàu chiến.
Trước chiếc USS Hue City có tàu USS Saipan là tàu sân bay hạng nhẹ đặt tên theo trận Saipan năm 1944 mà Hải quân Mỹ giao chiến với Nhật Bản ở Thái Bình Dương.
Sau khi tàu Saipan số một này hết hạn sử dụng, cái tên đó được đặt lại cho một tàu USS Saipan khác, mới hạ thủy năm 2007 thuộc loại tàu đổ bộ.
Riêng trận đánh với Nhật Bản tại Iwo Jima trong Thế chiến 2 cũng được đặt cho hai chiến hạm khác là USS Iwo Jima LPH-2 và LHD-7.
Trận Iwo Jima là trận đánh đầu tiên trên lãnh thổ Nhật mà mức độ tàn khốc vượt qua mọi cuộc chiến của quân đội Mỹ tại châu Âu cho đến cùng thời điểm.
Chừng 700 nghìn quân Hoa Kỳ đã đổ vào một hòn đảo nhỏ cách đất liền Nhật Bản hơn 750 km để giao tranh với 22 nghìn quân Nhật do Tướng Tadamichi Kuribayashi chỉ huy.
Ngay cả sau khi Iwo Jima bị biến thành “máy nghiền thịt” (meat grinder) và Hoa Kỳ kiểm soát toàn bộ không trung và các lối ra biển, số quân Nhật còn lại vẫn quyết tử, thà chết không đầu hàng.
Hoa Kỳ đã thắng nhưng con số thương vong khủng khiếp – 7.000 quân Mỹ và 21 nghìn quân Nhật bị giết sau 5 tuần giao tranh – đã khiến Hoa Kỳ nghĩ lại về kế hoạch đổ bộ vào đất liền Nhật Bản.
Điều này có hệ lụy chính trị sâu rộng cho Nhật Bản và cục diện châu Á sau 1945.
Trở lại con tàu USS Hue City, có một chi tiết báo chí tiếng Anh nhắc đến là quân nhân Lê Bá Hùng, người gốc Huế (a Hue native), đã từng làm sỹ quan trên tàu này trước khi được thăng Hạm trưởng tàu USS Lassen.
Hiện ông Lê Bá Hùng mang hàm đại tá cao cấp (Commodore) và phụ trách một hải đội của Hoa Kỳ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
Nguồn: BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Vì sao Hoa Kỳ có chiến hạm mang tên TP Huế?
Nhân dịp kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam kết thúc 30/04/1975, mời các bạn tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ.
Theo trang navysite đây là tuần dương hạm (có lúc là khu trục hạm) thuộc lớp Ticonderoga, mang tên lửa, được đặt tên theo trận đánh ở Huế (Battle of Hue), năm 1968.
Đem vào sử dụng năm 1991, chiếc tàu đóng ở căn cứ tại Florida nhưng đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông, tuần tra ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và đến cả vùng Biển Baltic.
Tháng Hai 2017, tàu này đã bắn đạn thật để thử hệ thống vũ khí Phalanx trong chiến dịch Atlantic Resolve của Hạm đội 6 nhằm hỗ trợ cho các đồng minh châu Âu.
USS Hue City tại Kênh đào Suez năm 2006: chiếc tàu hoạt động nhiều ở Trung Đông và châu Âu
Chuyến thăm của USS Hue City đến cảng Tallinn, Estonia cuối tháng Hai năm nay đã khiến Nga “sôi lên vì tức giận”, theo các báo Anh.
Ngoài hoạt động quân sự, chiếc tàu cũng tham gia hoạt động cứu trợ ở vùng biển Caribbean, Trung Đông và có mặt trong các hải đội công kích để hỗ trợ cho hàng không mẫu hạm.
Cách đặt tên tàu chiến của Mỹ
Cách đặt tên cho các tàu chiến của Hoa Kỳ không theo một bộ luật cụ thể mà căn cứ vào truyền thống của hải quân nước này từ thời giành độc lập khỏi Anh Quốc cho đến nay.
Quy ước chung từ đầu Thế kỷ 20 là đa số các chiến hạm lớn được đặt tên theo các bang của Hoa Kỳ, như USS Missisippi, USS Colorado, USS Hawaii…
Tàu nhỏ hơn có thể mang tên một quận (USS Essex) hoặc thành phố (USS San Diego)…
Tàu tuần dương (cruiser) thường mang tên các đô thị, còn khu trục hạm – tàu nổi có hỏa lực lớn nhất và vận hành trong mọi thời tiết – mang tên tướng lĩnh hải quân và anh hùng quân đội.
Đặc biệt có chiếc khu trục hạm USS John S. McCain lấy tên của hai thế hệ nhà McCain: đô đốc John S. McCain I, và đô đốc John S. McCain II.
Họ là ông và bố của phi công hải quân John S. McCain III, người bị bắn rơi xuống Hồ Trúc Bạch, Hà Nội khi tham gia một đợt bắn phá Bắc Việt Nam năm 1967.
Bị tù ở Hỏa Lò, ông sau làm Thượng nghị sỹ và ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ và có nhiều cử chỉ hòa giải với nước cựu thù.
Từ sau Thế chiến 2, một số khu trục hạm bị đánh đắm trong giao tranh với quân địch ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương được lấy tên đặt lại cho các tàu thế hệ sau.
Tàu nhỏ chống ngầm, hộ tống hạm có thể lấy tên các liệt sỹ của hải quân Mỹ.
Riêng hàng không mẫu hạm thường lấy tên của các tổng tư lệnh tức tổng thống hoặc các chính trị gia cao cấp.
Các chiếc USS John F. Kennedy, USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt… đều là hàng không mẫu hạm thuộc hàng lớn nhất thế giới, có thể đi biển hàng chục năm không vào bờ nhờ có động cơ nguyên tử.
Chiếc USS John Stennis là hàng không mẫu hạm mang tên Thượng nghị sỹ John Cornelius Stennis (1901 – 1995), nguyên Chủ tịch Thượng viện và nhiều năm làm Chủ tịch Ủy ban Quân lực của Thượng viện Liên bang.
Việc chọn một địa danh nước ngoài và là tên trận đánh như Huế cho tàu chiến Mỹ không phải là điều thường xảy ra.
Trang web của Hải quân Hoa Kỳ nói chiếc USS Hue City (CG-66) mang tên trận đánh của Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ở khu vực Đại nội, Huế.
Đây là trận đánh để lại nhiều dấu ấn cho các bên.
Một sỹ quan Hoa Kỳ, Đại uý Thủy quân Lục chiến Myron Harrington được trích dẫn nhiều lần nói: “Để cứu một thành phố phải chăng chúng ta phải phá tan nó đã?”
Câu nói phản ánh các đợt giao tranh ở Huế với hỏa lực khủng khiếp của Hoa Kỳ trong trận được coi là “tàn khốc nhất trong cuộc chiến Việt Nam”.
Trận Huế được đưa vào bộ phim nổi tiếng Full Metal Jacket (Áo giáp sắt, 1987), dựa trên tự truyện của Gustav Hasford.
Thắng hay thua?
Quan điểm nổi trội trong giới sử gia Phương Tây cho đến nay cho rằng dù lực lượng Mỹ được điều từ Đà Nẵng lên Huế để đẩy các đơn vị Quân Giải phóng ra khỏi khu nội đô đã thành công, nhưng Hoa Kỳ thua về chiến lược.
Trận Huế được coi là “mở màn cho sự kết thúc” ý chí quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Giới bình luận quân sự vẫn tiếp tục so sánh Huế với Beirut và Fallujah sau này để nói cách đánh của Hoa Kỳ đôi khi thắng về chiến thuật nhưng lại bị “thất bại về chiến lược” (strategic defeat).
Có vẻ như chỉ những trận đánh rất khốc liệt, kể cả khi Hoa Kỳ sau đó phải thay đổi ý chí chính trị, mới “được” đem ra đặt cho tàu chiến.
Trước chiếc USS Hue City có tàu USS Saipan là tàu sân bay hạng nhẹ đặt tên theo trận Saipan năm 1944 mà Hải quân Mỹ giao chiến với Nhật Bản ở Thái Bình Dương.
Sau khi tàu Saipan số một này hết hạn sử dụng, cái tên đó được đặt lại cho một tàu USS Saipan khác, mới hạ thủy năm 2007 thuộc loại tàu đổ bộ.
Riêng trận đánh với Nhật Bản tại Iwo Jima trong Thế chiến 2 cũng được đặt cho hai chiến hạm khác là USS Iwo Jima LPH-2 và LHD-7.
Trận Iwo Jima là trận đánh đầu tiên trên lãnh thổ Nhật mà mức độ tàn khốc vượt qua mọi cuộc chiến của quân đội Mỹ tại châu Âu cho đến cùng thời điểm.
Chừng 700 nghìn quân Hoa Kỳ đã đổ vào một hòn đảo nhỏ cách đất liền Nhật Bản hơn 750 km để giao tranh với 22 nghìn quân Nhật do Tướng Tadamichi Kuribayashi chỉ huy.
Ngay cả sau khi Iwo Jima bị biến thành “máy nghiền thịt” (meat grinder) và Hoa Kỳ kiểm soát toàn bộ không trung và các lối ra biển, số quân Nhật còn lại vẫn quyết tử, thà chết không đầu hàng.
Hoa Kỳ đã thắng nhưng con số thương vong khủng khiếp – 7.000 quân Mỹ và 21 nghìn quân Nhật bị giết sau 5 tuần giao tranh – đã khiến Hoa Kỳ nghĩ lại về kế hoạch đổ bộ vào đất liền Nhật Bản.
Điều này có hệ lụy chính trị sâu rộng cho Nhật Bản và cục diện châu Á sau 1945.
Trở lại con tàu USS Hue City, có một chi tiết báo chí tiếng Anh nhắc đến là quân nhân Lê Bá Hùng, người gốc Huế (a Hue native), đã từng làm sỹ quan trên tàu này trước khi được thăng Hạm trưởng tàu USS Lassen.
Hiện ông Lê Bá Hùng mang hàm đại tá cao cấp (Commodore) và phụ trách một hải đội của Hoa Kỳ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
Nguồn: BBC