Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?

Ở mức độ thần học cao hơn, người ta đôi khi cho rằng sự ác cảm của Muhammad đối với hình ảnh cũng có ngoại lệ (ví dụ như trong những cuộc tranh luận giữa Hồi giáo và Cơ-đốc giáo).




20150117_blp518

Nguồn: “Why Islam prohibits images of Muhammad?”, The Economist

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngước đầu nhìn lên trần của một đền thờ nguy nga ở Istanbul, nơi hiện nay là Bảo tàng Hagia Sophia (ảnh), bạn sẽ thấy hai cách tiếp cận đối với thần thánh khác nhau, phản ánh những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của tòa nhà. Trên đó có những bức tranh khảm đẹp nhất trong số các bức tranh khảm Cơ-đốc về Chúa Jesus, mẹ của ngài và những nhân vật thần thánh khác; và những bức thư pháp Hồi giáo uốn lượn phản ánh quan niệm cho rằng Thượng đế giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ, nói hoặc viết, thay vì thông qua hình ảnh hay những hình thức vật chất khác.

Trong phần lớn lịch sử của mình, đạo Hồi đã ác cảm với các chân dung giống như thật về các sinh vật sống, đặc biệt là con người, và hơn hết là chân dung của Muhammad, sứ giả của Thượng đế – hay bất kỳ nhà tiên tri nào trước đó, như Nuh (Noah) hay Isa (Jesus). Đối với một họa sĩ thì chỉ có việc cố gắng vẽ Thượng đế là có thể thất kính hơn việc vẽ Muhammad. Vì sao?

Đức tin này bén rễ từ việc Hồi giáo e sợ sự sùng bái các hình tượng, và nói chung hầu như bất cứ điều gì có thể chen vào giữa con người và Thượng đế, hay làm tổn hại đến tính duy nhất và bất phân của Thượng đế. Kinh Koran không kết tội cụ thể nghệ thuật tượng hình, nhưng đề cập nhiều đến chủ nghĩa đa thần và sùng bái hình tượng. Theo đó, Hồi giáo cảnh giác với bất kỳ điều gì có thể trở thành hình tượng được tôn sùng hay làm sao lãng sự tôn kính chỉ dành cho Thượng đế.

Hadith, một kho tàng rộng lớn những lời nói về những việc làm và ngôn từ của Muhammad, là văn bản được trích dẫn nhiều nhất nhằm bảo vệ cho việc cấm thể hiện hình tượng. Ngài được cho là đã có những lời gay gắt dành cho một người đàn ông sống dựa vào nghệ thuật. “Bất kỳ ai vẽ tranh sẽ bị Allah trừng phạt vì anh ta thổi sự sống vào nó, và anh ta sẽ không thể làm được điều đó.” Điều này có nghĩa là nếu ai cố gắng “tạo ra” một sự sống mới, đồng nghĩa với việc cố gắng chiếm đoạt vai trò của Thượng đế – thì cuối cùng phải thất bại.

Đức tin này được những người Hồi giáo dòng Sunni tin tưởng mạnh nhất. Họ là những người hình thành nên phần đông thế giới của các tín đồ Hồi giáo, đặc biệt là những nhóm khắt khe và thuần khiết hơn như nhóm Wahhabi, những người thống trị Ả-rập Saudi. Dòng Hồi giáo Shia cởi mở hơn nhiều đối với sự mô tả về con người, trong đó bao gồm cả Muhammad.

Sự khác biệt này kích động tinh thần của những nhóm Hồi giáo Sunni quá khích, như nhóm Nhà nước Hồi giáo vốn đã phá hủy những đền thờ và hình ảnh của người Shia và khẳng định rằng họ làm vậy để thanh lọc tôn giáo của họ khỏi sự gia tăng của việc thờ phụng hình tượng. Trái lại, nhân vật đứng đầu những tín đồ Hồi giáo Shia ở Iraq, Ayatollah Sistani, đã tuyên bố rằng sự miêu tả thậm chí cả Muhammad là điều có thể chấp nhận được miễn là sự miêu tả đó được thực hiện với lòng tôn kính đúng mực.

Nhằm minh họa cho sự không tuyệt đối của lệnh cấm, người ta thường chỉ ra rằng những chân dung về con người, bao gồm Muhammad, là trung tâm của những bức tiểu họa dưới thời cầm quyền của các vua chúa Hồi giáo Sunni lẫn Shia. Trong thời kỳ hiện đại, sự ngăn cấm về mặt thần học việc khắc họa con người bị thách thức tại nhiều quốc gia Hồi giáo thông qua sự xuất hiện rộng khắp của hình ảnh con người trong phim, trên TV và những biểu ngữ vận động chính trị. Ở những nước Arab, những thỏa hiệp khéo léo giữa miêu tả và không miêu tả thỉnh thoảng được tìm thấy; ví dụ như trên những biển báo chỉ đường có hình một người không có phần đầu sẽ chỉ cho người đi đường nên đi đâu.

Ở mức độ thần học cao hơn, người ta đôi khi cho rằng sự ác cảm của Muhammad đối với hình ảnh cũng có ngoại lệ (ví dụ như trong những cuộc tranh luận giữa Hồi giáo và Cơ-đốc giáo). Theo một phiên bản lịch sử về cuộc đời ông, ông đi đến Ka’aba – tiền thân của thánh địa Mecca. Khi thấy nơi này có rất nhiều tượng thần (idols), ông đã phá hủy hết chúng. Nhưng có hai hình tượng mà ông cho phép được lưu lại, mặc dù công chúng không thể nhìn thấy: đó là hình ảnh của Jesus và Đức mẹ Mary.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?

Ở mức độ thần học cao hơn, người ta đôi khi cho rằng sự ác cảm của Muhammad đối với hình ảnh cũng có ngoại lệ (ví dụ như trong những cuộc tranh luận giữa Hồi giáo và Cơ-đốc giáo).




20150117_blp518

Nguồn: “Why Islam prohibits images of Muhammad?”, The Economist

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngước đầu nhìn lên trần của một đền thờ nguy nga ở Istanbul, nơi hiện nay là Bảo tàng Hagia Sophia (ảnh), bạn sẽ thấy hai cách tiếp cận đối với thần thánh khác nhau, phản ánh những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của tòa nhà. Trên đó có những bức tranh khảm đẹp nhất trong số các bức tranh khảm Cơ-đốc về Chúa Jesus, mẹ của ngài và những nhân vật thần thánh khác; và những bức thư pháp Hồi giáo uốn lượn phản ánh quan niệm cho rằng Thượng đế giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ, nói hoặc viết, thay vì thông qua hình ảnh hay những hình thức vật chất khác.

Trong phần lớn lịch sử của mình, đạo Hồi đã ác cảm với các chân dung giống như thật về các sinh vật sống, đặc biệt là con người, và hơn hết là chân dung của Muhammad, sứ giả của Thượng đế – hay bất kỳ nhà tiên tri nào trước đó, như Nuh (Noah) hay Isa (Jesus). Đối với một họa sĩ thì chỉ có việc cố gắng vẽ Thượng đế là có thể thất kính hơn việc vẽ Muhammad. Vì sao?

Đức tin này bén rễ từ việc Hồi giáo e sợ sự sùng bái các hình tượng, và nói chung hầu như bất cứ điều gì có thể chen vào giữa con người và Thượng đế, hay làm tổn hại đến tính duy nhất và bất phân của Thượng đế. Kinh Koran không kết tội cụ thể nghệ thuật tượng hình, nhưng đề cập nhiều đến chủ nghĩa đa thần và sùng bái hình tượng. Theo đó, Hồi giáo cảnh giác với bất kỳ điều gì có thể trở thành hình tượng được tôn sùng hay làm sao lãng sự tôn kính chỉ dành cho Thượng đế.

Hadith, một kho tàng rộng lớn những lời nói về những việc làm và ngôn từ của Muhammad, là văn bản được trích dẫn nhiều nhất nhằm bảo vệ cho việc cấm thể hiện hình tượng. Ngài được cho là đã có những lời gay gắt dành cho một người đàn ông sống dựa vào nghệ thuật. “Bất kỳ ai vẽ tranh sẽ bị Allah trừng phạt vì anh ta thổi sự sống vào nó, và anh ta sẽ không thể làm được điều đó.” Điều này có nghĩa là nếu ai cố gắng “tạo ra” một sự sống mới, đồng nghĩa với việc cố gắng chiếm đoạt vai trò của Thượng đế – thì cuối cùng phải thất bại.

Đức tin này được những người Hồi giáo dòng Sunni tin tưởng mạnh nhất. Họ là những người hình thành nên phần đông thế giới của các tín đồ Hồi giáo, đặc biệt là những nhóm khắt khe và thuần khiết hơn như nhóm Wahhabi, những người thống trị Ả-rập Saudi. Dòng Hồi giáo Shia cởi mở hơn nhiều đối với sự mô tả về con người, trong đó bao gồm cả Muhammad.

Sự khác biệt này kích động tinh thần của những nhóm Hồi giáo Sunni quá khích, như nhóm Nhà nước Hồi giáo vốn đã phá hủy những đền thờ và hình ảnh của người Shia và khẳng định rằng họ làm vậy để thanh lọc tôn giáo của họ khỏi sự gia tăng của việc thờ phụng hình tượng. Trái lại, nhân vật đứng đầu những tín đồ Hồi giáo Shia ở Iraq, Ayatollah Sistani, đã tuyên bố rằng sự miêu tả thậm chí cả Muhammad là điều có thể chấp nhận được miễn là sự miêu tả đó được thực hiện với lòng tôn kính đúng mực.

Nhằm minh họa cho sự không tuyệt đối của lệnh cấm, người ta thường chỉ ra rằng những chân dung về con người, bao gồm Muhammad, là trung tâm của những bức tiểu họa dưới thời cầm quyền của các vua chúa Hồi giáo Sunni lẫn Shia. Trong thời kỳ hiện đại, sự ngăn cấm về mặt thần học việc khắc họa con người bị thách thức tại nhiều quốc gia Hồi giáo thông qua sự xuất hiện rộng khắp của hình ảnh con người trong phim, trên TV và những biểu ngữ vận động chính trị. Ở những nước Arab, những thỏa hiệp khéo léo giữa miêu tả và không miêu tả thỉnh thoảng được tìm thấy; ví dụ như trên những biển báo chỉ đường có hình một người không có phần đầu sẽ chỉ cho người đi đường nên đi đâu.

Ở mức độ thần học cao hơn, người ta đôi khi cho rằng sự ác cảm của Muhammad đối với hình ảnh cũng có ngoại lệ (ví dụ như trong những cuộc tranh luận giữa Hồi giáo và Cơ-đốc giáo). Theo một phiên bản lịch sử về cuộc đời ông, ông đi đến Ka’aba – tiền thân của thánh địa Mecca. Khi thấy nơi này có rất nhiều tượng thần (idols), ông đã phá hủy hết chúng. Nhưng có hai hình tượng mà ông cho phép được lưu lại, mặc dù công chúng không thể nhìn thấy: đó là hình ảnh của Jesus và Đức mẹ Mary.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm