Hình Ảnh & Sự Kiện
Vì sao Mỹ nhìn tàu chiến Nga "bằng nửa con mắt"?
Chuyên gia Nga liệu có quá tự ti khi cho rằng "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải"?
Trước đó, bên lề phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Martin Dempsey tỏ ra khá kiêu ngạo khi tuyên bố: "Nga là siêu cường nếu xét dưới góc độ vũ khí hạt nhân. Còn về lĩnh vực vũ khí thông thường, tôi không xếp họ vào danh sách những nước lớn".
Trong khi đó, ngay chính bản thân Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov cũng đánh giá thấp tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay: "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải!".
Vậy những yếu tố nào khiến năng lực của Hải quân Nga bị đánh giá thấp như vậy?
Sự lão hóa
Có một thực tế là phần lớn các trụ cột cho sức mạnh tác chiến của Hải quân Nga hiện nay đều là những tàu chiến được đóng theo công nghệ đóng tàu những thập niên 70-80. Sự lạc hậu về công nghệ có thể được bù đắp bằng việc cập nhật những hệ thống mới nhưng sự già cỗi về tuổi tác thì không gì có thể bù đắp được.
Các tàu chiến của Hải quân Nga đang đóng quân ở Địa Trung Hải đều là những lão làng của hải quân thế giới. Tàu khu trục Smetlivy được đưa vào sử dụng từ năm 1969, tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev (lớp Udaloy) đưa vào hoạt động từ năm 1990, tàu khu trục Nastoychivyy(lớp Sovremenny) đưa vào hoạt động từ năm 1992, tàu đổ bộ Alexander Shabalin hoạt động từ năm 1986, tàu đổ bộ Đô đốc Nevelsky hoạt động từ năm 1975.
Những tàu chiến của Nga được thiết kế thiên về một nhiệm vụ nhất định, khiến nó trở nên yếu thế khi tác chiến độc lập. Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy.
Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Moskva được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Như vậy có thể thấy ngay rằng gánh nặng tuổi tác đang đè nặng các chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải. Trong khi đó, với lực lượng tàu khu trục của Mỹ đang áp sát Syria, chiếc “già nhất” là USS Barry (DDG-52) được đưa vào sử dụng từ năm 1992.
Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Nga chưa có một lớp tàu khu trục nào thực sự đẳng cấp, những tàu chiến được đóng mới gần đây đều là những tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn, chỉ phù hợp cho các nhiệm vụ phòng thủ ven biển. Xét về khía cạnh hiện đại hóa hải quân, Nga thậm chí còn thua cả Trung Quốc.
Sự chênh lệch về công nghệ
Những tàu chiến của Hải quân Nga đều được đóng theo công nghệ thập niên 70-80, so với những tàu khu trục được đóng theo công nghệ thập niên 90 của Mỹ thì sự tụt hậu về công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Mặc khác, hệ thống điện tử luôn là điểm yếu cố hữu của Nga, luôn có một khoảng cách nhất định về độ tinh vi giữa các hệ thống điện tử của Nga và Mỹ.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị loại radar mạng pha 3D AN/PSY-1 với các mảng ăng-ten được bố trí bao quát 360 độ xung quanh tàu.
Đây là một thiết kế đỉnh cao của công nghệ radar trên tàu chiến và trên thế giới không có loại có tính năng tương tự, Trung Quốc cũng đang cố gắng để tạo ra một hệ thống radar tương tự nhưng xem chừng còn rất lâu mới có thể đạt được một phần các tính năng của radar này.
Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga không có được.
Điểm mạnh của radar này là sự tinh vi, nó có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft từ khoảng cách tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.
Tàu khu trục Nastoychivy, tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev cũng được trang bị radar 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 500km nhưng ăng-ten của các radar này phải quay xung quanh tàu để phát hiện mục tiêu. Như vậy, sẽ có một khoảng trống nhất định khi radar quét đủ một vòng xung quanh tàu, trong khi đó tàu chiến của Mỹ không bị hạn chế về điểm này.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất).
Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp được thiết kế để đối với tất cả các loại mục tiêu trên biển, trên không, dưới nước, mang lại khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Nói chung, Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới.
Chỉ riêng ở khía cạnh này thì không một tàu chiến nào của Nga có thể so sánh được. Aegis sẽ là hệ thống chiến đấu số 1 thế giới, ít nhất là trong nhiều thập kỷ nữa.
Sự đồng bộ hóa trong tác chiến không cao
Có một hạn chế của Hải quân Nga là họ phát triển quá nhiều lớp tàu chiến với nhiệm vụ, vũ khí, hệ thống điện tử tương đối khác nhau. Ví dụ, các tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy quá thiên về nhiệm vụ chống ngầm, tàu khu trục lớp Sovremenny lại quá thiên về nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tuần dương hạm tên lửa Moskva lại nhắm đến các tàu sân bay Mỹ.
Các tàu chiến Nga tỏ ra yếu thế khi hoạt động đơn lẻ nên cần phải có sự hỗ trợ của những tàu chiến khác. Trong khi đó, năng lực tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ chỉ tập trung vào 2 lớp tàu là tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga.
Những tàu này có hệ thống điện tử, vũ khí gần như tương đồng nhau, mỗi tàu có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cùng lúc. Hệ thống vũ khí trên tàu được thiết kế theo kiểu module, đơn cử như ống phóng MK41 có thể sử dụng để phóng tất cả các loại vũ khí, từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm. Chỉ có tên lửa chống hạm không thể phóng trong ống phóng thẳng đứng nên phải bố trí riêng mà thôi.
Mỗi tàu khu trục của Mỹ có thể mang theo tới 96 tên lửa các loại, tổng cộng 5 tàu khu trục có thể mang theo tới 480 tên lửa các loại. Trong khi đó, loại tàu chiến lớn nhất của Nga ở Địa Trung Hải là tuần dương hạm lớp Slava chỉ có thể mang theo tối đa 80 tên lửa các loại, những tàu khác chỉ có khả năng mang tối đa 56 tên lửa các loại và không có khả năng tấn công mặt đất.
Các tàu chiến của Mỹ khi hoạt động cùng nhau tạo nên sự tương tác nhiệm vụ rất cao, tạo nên mạng lưới tấn công và phòng thủ có chiều sâu. Trong khi đó khả năng tương tác giữa các tàu chiến Nga không cao do mỗi tàu có hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển riêng.
Nếu các tàu chiến Mỹ dồn tên lửa vào một tàu chiến Nga thì khả năng bị đánh chìm gần như 100%, trong khi đó, nếu tàu chiến Nga dồn tên lửa vào một tàu chiến Mỹ thì những tàu khác xung quanh hoàn toàn có thể can thiệp đánh chặn do họ sử dụng chụng một hệ thống điều khiển và vũ khí.
Xét về mặt lực lượng, các tàu chiến Nga đang đồn trú tại Địa Trung Hải hoàn toàn lép vế so với lực lượng tàu khu trục Mỹ, chưa kể đến tàu sân bay và các tàu ngầm tiến công hạt nhân khác ở dưới nước. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những so sánh mang tính lý thuyết, dựa trên các thông số kỹ thuật của tàu chiến đôi bên, bởi khi bước vào một cuộc chiến thực tế rất khó để nhận định ai sẽ thắng ai.
Theo Shoha
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Vì sao Mỹ nhìn tàu chiến Nga "bằng nửa con mắt"?
Chuyên gia Nga liệu có quá tự ti khi cho rằng "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải"?
Trước đó, bên lề phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Martin Dempsey tỏ ra khá kiêu ngạo khi tuyên bố: "Nga là siêu cường nếu xét dưới góc độ vũ khí hạt nhân. Còn về lĩnh vực vũ khí thông thường, tôi không xếp họ vào danh sách những nước lớn".
Trong khi đó, ngay chính bản thân Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov cũng đánh giá thấp tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay: "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải!".
Vậy những yếu tố nào khiến năng lực của Hải quân Nga bị đánh giá thấp như vậy?
Sự lão hóa
Có một thực tế là phần lớn các trụ cột cho sức mạnh tác chiến của Hải quân Nga hiện nay đều là những tàu chiến được đóng theo công nghệ đóng tàu những thập niên 70-80. Sự lạc hậu về công nghệ có thể được bù đắp bằng việc cập nhật những hệ thống mới nhưng sự già cỗi về tuổi tác thì không gì có thể bù đắp được.
Các tàu chiến của Hải quân Nga đang đóng quân ở Địa Trung Hải đều là những lão làng của hải quân thế giới. Tàu khu trục Smetlivy được đưa vào sử dụng từ năm 1969, tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev (lớp Udaloy) đưa vào hoạt động từ năm 1990, tàu khu trục Nastoychivyy(lớp Sovremenny) đưa vào hoạt động từ năm 1992, tàu đổ bộ Alexander Shabalin hoạt động từ năm 1986, tàu đổ bộ Đô đốc Nevelsky hoạt động từ năm 1975.
Những tàu chiến của Nga được thiết kế thiên về một nhiệm vụ nhất định, khiến nó trở nên yếu thế khi tác chiến độc lập. Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy.
Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Moskva được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Như vậy có thể thấy ngay rằng gánh nặng tuổi tác đang đè nặng các chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải. Trong khi đó, với lực lượng tàu khu trục của Mỹ đang áp sát Syria, chiếc “già nhất” là USS Barry (DDG-52) được đưa vào sử dụng từ năm 1992.
Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Nga chưa có một lớp tàu khu trục nào thực sự đẳng cấp, những tàu chiến được đóng mới gần đây đều là những tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn, chỉ phù hợp cho các nhiệm vụ phòng thủ ven biển. Xét về khía cạnh hiện đại hóa hải quân, Nga thậm chí còn thua cả Trung Quốc.
Sự chênh lệch về công nghệ
Những tàu chiến của Hải quân Nga đều được đóng theo công nghệ thập niên 70-80, so với những tàu khu trục được đóng theo công nghệ thập niên 90 của Mỹ thì sự tụt hậu về công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Mặc khác, hệ thống điện tử luôn là điểm yếu cố hữu của Nga, luôn có một khoảng cách nhất định về độ tinh vi giữa các hệ thống điện tử của Nga và Mỹ.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị loại radar mạng pha 3D AN/PSY-1 với các mảng ăng-ten được bố trí bao quát 360 độ xung quanh tàu.
Đây là một thiết kế đỉnh cao của công nghệ radar trên tàu chiến và trên thế giới không có loại có tính năng tương tự, Trung Quốc cũng đang cố gắng để tạo ra một hệ thống radar tương tự nhưng xem chừng còn rất lâu mới có thể đạt được một phần các tính năng của radar này.
Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga không có được.
Điểm mạnh của radar này là sự tinh vi, nó có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft từ khoảng cách tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.
Tàu khu trục Nastoychivy, tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev cũng được trang bị radar 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 500km nhưng ăng-ten của các radar này phải quay xung quanh tàu để phát hiện mục tiêu. Như vậy, sẽ có một khoảng trống nhất định khi radar quét đủ một vòng xung quanh tàu, trong khi đó tàu chiến của Mỹ không bị hạn chế về điểm này.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất).
Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp được thiết kế để đối với tất cả các loại mục tiêu trên biển, trên không, dưới nước, mang lại khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Nói chung, Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới.
Chỉ riêng ở khía cạnh này thì không một tàu chiến nào của Nga có thể so sánh được. Aegis sẽ là hệ thống chiến đấu số 1 thế giới, ít nhất là trong nhiều thập kỷ nữa.
Sự đồng bộ hóa trong tác chiến không cao
Có một hạn chế của Hải quân Nga là họ phát triển quá nhiều lớp tàu chiến với nhiệm vụ, vũ khí, hệ thống điện tử tương đối khác nhau. Ví dụ, các tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy quá thiên về nhiệm vụ chống ngầm, tàu khu trục lớp Sovremenny lại quá thiên về nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tuần dương hạm tên lửa Moskva lại nhắm đến các tàu sân bay Mỹ.
Các tàu chiến Nga tỏ ra yếu thế khi hoạt động đơn lẻ nên cần phải có sự hỗ trợ của những tàu chiến khác. Trong khi đó, năng lực tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ chỉ tập trung vào 2 lớp tàu là tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga.
Những tàu này có hệ thống điện tử, vũ khí gần như tương đồng nhau, mỗi tàu có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cùng lúc. Hệ thống vũ khí trên tàu được thiết kế theo kiểu module, đơn cử như ống phóng MK41 có thể sử dụng để phóng tất cả các loại vũ khí, từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm. Chỉ có tên lửa chống hạm không thể phóng trong ống phóng thẳng đứng nên phải bố trí riêng mà thôi.
Mỗi tàu khu trục của Mỹ có thể mang theo tới 96 tên lửa các loại, tổng cộng 5 tàu khu trục có thể mang theo tới 480 tên lửa các loại. Trong khi đó, loại tàu chiến lớn nhất của Nga ở Địa Trung Hải là tuần dương hạm lớp Slava chỉ có thể mang theo tối đa 80 tên lửa các loại, những tàu khác chỉ có khả năng mang tối đa 56 tên lửa các loại và không có khả năng tấn công mặt đất.
Các tàu chiến của Mỹ khi hoạt động cùng nhau tạo nên sự tương tác nhiệm vụ rất cao, tạo nên mạng lưới tấn công và phòng thủ có chiều sâu. Trong khi đó khả năng tương tác giữa các tàu chiến Nga không cao do mỗi tàu có hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển riêng.
Nếu các tàu chiến Mỹ dồn tên lửa vào một tàu chiến Nga thì khả năng bị đánh chìm gần như 100%, trong khi đó, nếu tàu chiến Nga dồn tên lửa vào một tàu chiến Mỹ thì những tàu khác xung quanh hoàn toàn có thể can thiệp đánh chặn do họ sử dụng chụng một hệ thống điều khiển và vũ khí.
Xét về mặt lực lượng, các tàu chiến Nga đang đồn trú tại Địa Trung Hải hoàn toàn lép vế so với lực lượng tàu khu trục Mỹ, chưa kể đến tàu sân bay và các tàu ngầm tiến công hạt nhân khác ở dưới nước. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những so sánh mang tính lý thuyết, dựa trên các thông số kỹ thuật của tàu chiến đôi bên, bởi khi bước vào một cuộc chiến thực tế rất khó để nhận định ai sẽ thắng ai.
Theo Shoha
Song Phương chuyển