Kinh Đời
Vì sao Việt Nam nên kiện: Từ món thừa của Philippines đến câu chuyện Tây Tạng
Chiến thắng của Philippines dù rất đẹp, rất đáng hoan nghênh, nhưng đến cuối cùng vẫn là một món ăn không phải dành riêng cho Việt Nam. Chúng ta có thể dùng, có thể ăn, nhưng chỉ là ăn phần thừa mà Philippines để lại. M
Chiến thắng của Philippines dù rất đẹp, rất đáng hoan nghênh, nhưng đến
cuối cùng vẫn là một món ăn không phải dành riêng cho Việt Nam. Chúng ta
có thể dùng, có thể ăn, nhưng chỉ là ăn phần thừa mà Philippines để
lại. Mà khi đã là đồ thừa thì một – sẽ không còn nhiều ý nghĩa cho người
đến sau, hai – sẽ không phù hợp cho khẩu vị của người đó nữa.
Kiện hay không kiện?
Hiện nay không ít quan điểm từ nhóm bảo thủ tại Việt Nam cho rằng,
Philippines đã chiến thắng và Trung Quốc đã thua trắng. Một khi “đường
chín đoạn” không có giá trị pháp lý thì dù đối với Philippines, Việt
Nam, Malaysia hay Brunei cũng đều không có giá trị pháp lý; vậy ra Việt
Nam “bất chiến tự nhiên thành”, không phải là quá tốt hay sao? Qua lập
luận này, một tác giả thuộc nhóm bảo thủ cũng khẳng định:
“Đừng có tham! Cố giữ cho được những gì mình đang có là tốt lắm rồi. Mình là nước bé nhưng đang được nhiều cái lợi nhất thì đừng vì sốt ruột hay tham vọng quá đà mà tính sai đường.”
Một phân tích ủng hộ việc không kiện đang được truyền tay trên mạng xã hội. |
Dù những quan điểm này mới nghe có vẻ rất phù hợp, rất ngoại giao và cực
kỳ khôn ngoan. Nhưng thực tế liệu Việt Nam có thể vận dụng hết lợi thế
mà phán quyết của PCA dành cho Philippines mang lại hay không? Đây chắc
chắn là một vấn đề pháp lý còn rất nhiều tranh cãi, nhưng có nhiều điểm
mà người viết mong muốn trình bày về cách lập luận không cần kiện hiện
nay:
1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi khởi kiện: Điều dễ dàng nhận
thấy nhất của phán quyết là dù Philippines chống lại toàn bộ tuyên bố
chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung Quốc, mối quan tâm tập trung và
các bằng chứng của Philippines chỉ nhằm vào Trường Sa. Vì vậy, tranh cãi
của Philippines có liên hệ tâm điểm đến những đảo, bãi đá ngầm bị bồi
đắp thành đảo nhân tạo thuộc quần đảo này, từ đó phủ nhận phạm vi đặc
quyền kinh tế (EEZ) mà Trung Quốc dùng để củng cố tuyên bố 9 đoạn của
mình. Ngược lại, Việt Nam có một câu chuyện rất riêng với Bắc Kinh tại
quần đảo Hoàng Sa với lịch sử và vấn đề pháp lý thậm chí phức tạp hơn
rất nhiều. Chỉ riêng việc tìm ra một đối tượng khởi kiện và bằng chứng
phù hợp để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa mà không vướng vào vấn đề tuyên bố
chủ quyền (vốn không thuộc thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực –
PCA) đã là vấn đề pháp lý xứng đáng được phân xử trong một vụ án riêng
biệt.
2. Phán quyết cho rằng tuyên bố đường chín đoạn không có cơ sở
pháp lý, không có căn cứ chủ quyền lịch sử không đồng nghĩa với việc
từng đảo, từng khu vực họ đang nắm giữ là trái với pháp luật quốc tế.
Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ. Trung Quốc có rất
nhiều cách để chứng minh chủ quyền này. Tại Trường Sa, họ chủ yếu đẩy
mạnh hoạt động bồi đắp. Tại Hoàng Sa, họ thực tế đang chiếm giữ rất
nhiều đảo tự nhiên lớn sau những cuộc xâm chiếm nhỏ lẻ từ năm 1974 (đều
là những đảo có người sinh sống, có hoạt động dân sự, quân sự lâu đời).
Trong khi Philippines đã bẻ gãy lập luận của Trung Quốc tại Trường Sa,
Việt Nam cần bảo vệ chủ quyền của mình (và đáng lẽ phải có trách nhiệm)
bằng cách bẻ gãy lập luận của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Việc “tọa sơn”
không có bất kỳ hành động gì sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vị thế của Việt
Nam trong tranh chấp Hoàng Sa.
Khi mà bản thân Việt Nam chưa bao giờ thực sự có quyền chủ quyền de jure (chủ
quyền luật định, theo pháp luật – ở đây là được công nhận không tranh
cãi bởi Công pháp quốc tế – tuyên bố EEZ của Việt Nam thực tế vẫn bị
phản đối bởi nhiều cường quốc) đối với Hoàng Sa, Trường Sa; còn
Trung Quốc hiện đã trở thành “ông kẹ” của Biển Đông với sự chiếm đóng de
facto (trên thực tế) tại toàn bộ Hoàng Sa và ngày càng mở rộng về phía
Nam; cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ phán quyết PCA cho
Philppines và như thế là đủ có vẻ như là một lý luận vô cùng vội vã.
3. Câu chuyện đấu tranh cải lương suông không bằng bất cứ định
chế giải quyết tranh chấp quốc tế nào, chỉ với các bằng chứng để dành
cho người dân tự xem từ trầm trồ với nhau rằng chúng ta có chủ quyền
trên “cơ sở luật pháp quốc tế”; nhưng đồng thời cũng buộc phải “chấp
nhận thực tế” chiếm đóng de facto (chiếm đóng trên thực tế) của Trung
Quốc theo lời nhiều tướng lĩnh cũng như các tác giả bảo thủ, dần dần cho
thấy phần nào đó sự tương đồng giữa Biển Đông và Tây Tạng. Và chiến
thuật “chiếm đóng trước, đàm phán sau” của các quốc gia lớn – ở đây là
Trung Quốc chưa bao giờ lỗi thời.
Chủ quyền độc lập của Tây Tạng
Bản đồ ước tính của Tây Tạng hiện tại. Nguồn: Internet |
Tây Tạng có một nội tại văn hóa lịch sử và nền độc lập mạnh mẽ như bất kỳ quốc gia lâu đời nào trên thế giới.
Về mặt lịch sử, chính quyền Trung Quốc luôn dựa vào lịch sử thời kỳ Đế
Quốc Mông Cổ, khi mà Tây Tạng bị sát nhập vào Đế quốc này (hiển nhiên
cùng với chính bản thân Trung Quốc) và đánh dấu Tây Tạng như là một phần
không thể tách rời của quốc gia mình.
Điều mà Trung Quốc không muốn nhắc tới, trước Triều Tống, trong Triều
đại nhà Minh cũng như Triều đại nhà Mãn Thanh – tức thời kỳ ngay trước
chuyển giao giữa mối bang giao các nhà nước Phong kiến phương Đông sang
mối quan hệ ngoại giao hiện đại – Tây Tạng luôn được xem là một quốc gia
độc lập với các nhà nước phong kiến Trung Hoa tại vùng đồng bằng châu
thổ. Thêm vào đó, Đế Quốc Mông Cổ – Đế quốc hùng mạnh và rộng lớn nhất
được biết đến trong lịch sử loài người, trải dài biên giới của nó không
chỉ ở Tây Tạng mà còn có cả các quốc gia ở Nam Á, Đông Âu hay kể cả một
phần lãnh thổ của Nga… Rõ ràng việc cho rằng các lãnh thổ bị chiếm đóng
bởi Đế chế Mông Cổ cũng thuộc Trung Hoa ngờ nghệch không khác gì việc
cho rằng Tây Tạng là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Hoa.
Về mặt khái niệm dân tộc, khi so sánh Tây Tạng với nguyên tắc dân tộc tự
quyết ghi nhận trong bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, không khó để thấy
người dân Tây Tạng đáp ứng đủ điều kiện đó. Họ là tập hợp những cư dân
sống thường xuyên và lâu dài trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định,
có ngôn ngữ riêng, tôn giáo riêng, văn hóa riêng và lịch sử phát triển
hoàn toàn độc lập với Trung Quốc, đặc biệt với mô hình lãnh tụ tôn giáo
có tên gọi Dalai Lama đóng tại Lhasa. Năm 1912, chính quyền tôn giáo này
chính thức tuyên bố độc lập toàn vẹn lãnh thổ của mình và tiếp tục hoạt
động như một nhà nước có chủ quyền. Dù chưa được công nhận một cách
chính thức, Tây Tạng đã tham gia rất nhiều hiệp định song phương về
thương mại và du lịch cùng quốc gia láng giềng hay cả Anh Quốc trong
giai đoạn này với cơ chế chính trị, ngoại giao hoàn toàn độc lập.
Đến năm 1950, Bắc Kinh chính thức dùng vũ lực để xâm lược Tây Tạng với
mục tiêu kiểm soát chính quyền Lhasa sau nhiều lần đàm phán lẫn đe dọa
không thành công. Trong Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế
điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương Liên Hợp Quốc (Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên
hợp quốc ngày 24/10/1970) ghi nhận rất rõ: “Lãnh thổ quốc gia không thể
bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản
của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc
gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực.
Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ
lực nào được công nhận là hợp pháp.” Chúng ta có thể nói theo luật pháp
quốc tế, không hề có bất kỳ cơ sở nào để cuộc xâm lăng 1950 trở thành sự
kiện pháp lý hợp pháp việc sáp nhập Tây Tạng vào Trung Hoa.
Thứ được gọi là Điều Ước 17 Điểm ghi nhận việc Tây Tạng chấp nhận chỉ
giữ lại quyền quản lý nội bộ và giao lại toàn bộ chủ quyền ngoại giao và
bảo vệ lãnh thổ cho Trung Hoa hoàn toàn trái với Công ước Vienna 1969
về Luật điều ước quốc tế vốn quy định:
“Điều 51: Sự cưỡng ép đối với đại diện của một quốc gia
Việc bày tỏ sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều
ước đạt được do sự cưỡng ép đối với đại diện của quốc gia đó bằng những
hành động hay sự đe dọa đối với người đó sẽ hoàn toàn không có một hiệu
lực pháp lý nào
Điều 52: Sự cưỡng ép đối với một quốc gia bằng việc đe dọa hay sử dụng vũ lực
Mọi điều ước mà việc ký kết đạt được bằng sự đe dọa hoặc sử dụng vũ
lực trái với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được ghi trong
Hiến chương Liên hợp quốc đều không có giá trị.”
Với thực tế những người ký kết Điều Ước 17 Điểm chỉ là những “người đại
diện” không có thẩm quyền, bị chính quyền Bắc Kinh ngăn cấm nhận chỉ thị
từ chính quyền Lhasa, không hề có dấu mộc của chính quyền chính thức
tại Lhasa để hợp thức hóa Điều Ước và quan trọng nhất là thực tiễn quân
đội nhân dân Trung Hoa đang chiếm đóng hoàn toàn Tây Tạng, không quá khó
để chứng minh sự vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc đối với công pháp
quốc tế và Công ước Vienna 1969.
Hiển nhiên, sẽ có tác giả tranh luận rằng các văn bản này ra đời sau
1950, khi mà Trung Quốc thực hiện hành vi chiếm đóng và xâm lược Tây
Tạng. Tuy nhiên, cách lập luận này cũng sẽ dẫn đến việc mọi thuộc địa
hình thành trước và trong nửa đầu thế kỷ 20 vẫn thuộc quyền kiểm soát
hợp pháp của thực dân và đế quốc.
Từ chiếm đóng de facto đến chủ quyền de jure của Trung Quốc
Nhưng rõ ràng, sự trỗi dậy của Trung Quốc không cho phép các cường quốc khác làm phật lòng đất nước này.
Dù chính Đại hội đồng Liên Hợp Quốc liên tục thông qua đến 3 Nghị quyết
số hiệu 1353 (XIV) vào năm 1959, 1723 (XVI) vào năm 1961, và 2079 (XX)
vào năm 1965 về việc công nhận và yêu cầu Trung Quốc công nhận và thực
hành quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng, lên án các hành vi vi phạm
công pháp quốc tế; hầu hết các cơ quan thực thi chính sách Liên Hợp Quốc
từ chối can thiệp, kể cả Ủy ban nhân quyền, do sức ép của Bắc Kinh.
Hay Hoa Kỳ, người lãnh đạo quen thuộc trong những can thiệp của Liên Hợp
Quốc đối với các vấn đề tương tự như tại Kuwait sau này cũng hoàn toàn
giữ im lặng.
Có thể vẫn còn nhiều người Tây Tạng đang tiếp tục đấu tranh cho một Tây
Tạng độc lập như tổ tiên họ để lại. Nhưng khi đất nước Tây Tạng nằm hoàn
toàn trong quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc và sự quan tâm của
Liên Hợp Quốc không vượt hơn mức Nghị quyết và quan ngại chung, không
khó để nhận ra hệ quả cuối cùng đi đến đâu. Đến nay Tây Tạng vẫn chưa
được thừa nhận hay hỗ trợ bởi bất kỳ quốc gia nào. Nói cách khác, Tây
Tạng đang dần chính thức bị thừa nhận là một vùng tự trị thuộc Trung
Quốc, và đa số vẫn luôn tin nó là như thế.
…
Vài lời về câu chuyện Tây Tạng nói trên để chúng ta nhìn thấy rằng kịch
bản của Biển Đông không khác hơn là mấy so với kịch bản Tây Tạng.
Và chúng ta cần nhận thấy rằng, câu chuyện Biển Đông có phần bi đát hơn.
Khi mà cả một dân tộc với một vùng lãnh thổ rộng lớn, với lịch sử lâu
đời, với chính quyền riêng biệt còn có thể bị nuốt trọn, thế giới có lẽ
chỉ cần mươi năm sau để bắt đầu biết đến Biển Đông như sân nhà của Trung
Hoa./.
Nguyễn Quốc Tấn Trung
(Luật Khoa)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao Việt Nam nên kiện: Từ món thừa của Philippines đến câu chuyện Tây Tạng
Chiến thắng của Philippines dù rất đẹp, rất đáng hoan nghênh, nhưng đến cuối cùng vẫn là một món ăn không phải dành riêng cho Việt Nam. Chúng ta có thể dùng, có thể ăn, nhưng chỉ là ăn phần thừa mà Philippines để lại. M
Chiến thắng của Philippines dù rất đẹp, rất đáng hoan nghênh, nhưng đến
cuối cùng vẫn là một món ăn không phải dành riêng cho Việt Nam. Chúng ta
có thể dùng, có thể ăn, nhưng chỉ là ăn phần thừa mà Philippines để
lại. Mà khi đã là đồ thừa thì một – sẽ không còn nhiều ý nghĩa cho người
đến sau, hai – sẽ không phù hợp cho khẩu vị của người đó nữa.
Kiện hay không kiện?
Hiện nay không ít quan điểm từ nhóm bảo thủ tại Việt Nam cho rằng,
Philippines đã chiến thắng và Trung Quốc đã thua trắng. Một khi “đường
chín đoạn” không có giá trị pháp lý thì dù đối với Philippines, Việt
Nam, Malaysia hay Brunei cũng đều không có giá trị pháp lý; vậy ra Việt
Nam “bất chiến tự nhiên thành”, không phải là quá tốt hay sao? Qua lập
luận này, một tác giả thuộc nhóm bảo thủ cũng khẳng định:
“Đừng có tham! Cố giữ cho được những gì mình đang có là tốt lắm rồi. Mình là nước bé nhưng đang được nhiều cái lợi nhất thì đừng vì sốt ruột hay tham vọng quá đà mà tính sai đường.”
Một phân tích ủng hộ việc không kiện đang được truyền tay trên mạng xã hội. |
Dù những quan điểm này mới nghe có vẻ rất phù hợp, rất ngoại giao và cực
kỳ khôn ngoan. Nhưng thực tế liệu Việt Nam có thể vận dụng hết lợi thế
mà phán quyết của PCA dành cho Philippines mang lại hay không? Đây chắc
chắn là một vấn đề pháp lý còn rất nhiều tranh cãi, nhưng có nhiều điểm
mà người viết mong muốn trình bày về cách lập luận không cần kiện hiện
nay:
1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi khởi kiện: Điều dễ dàng nhận
thấy nhất của phán quyết là dù Philippines chống lại toàn bộ tuyên bố
chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung Quốc, mối quan tâm tập trung và
các bằng chứng của Philippines chỉ nhằm vào Trường Sa. Vì vậy, tranh cãi
của Philippines có liên hệ tâm điểm đến những đảo, bãi đá ngầm bị bồi
đắp thành đảo nhân tạo thuộc quần đảo này, từ đó phủ nhận phạm vi đặc
quyền kinh tế (EEZ) mà Trung Quốc dùng để củng cố tuyên bố 9 đoạn của
mình. Ngược lại, Việt Nam có một câu chuyện rất riêng với Bắc Kinh tại
quần đảo Hoàng Sa với lịch sử và vấn đề pháp lý thậm chí phức tạp hơn
rất nhiều. Chỉ riêng việc tìm ra một đối tượng khởi kiện và bằng chứng
phù hợp để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa mà không vướng vào vấn đề tuyên bố
chủ quyền (vốn không thuộc thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực –
PCA) đã là vấn đề pháp lý xứng đáng được phân xử trong một vụ án riêng
biệt.
2. Phán quyết cho rằng tuyên bố đường chín đoạn không có cơ sở
pháp lý, không có căn cứ chủ quyền lịch sử không đồng nghĩa với việc
từng đảo, từng khu vực họ đang nắm giữ là trái với pháp luật quốc tế.
Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ. Trung Quốc có rất
nhiều cách để chứng minh chủ quyền này. Tại Trường Sa, họ chủ yếu đẩy
mạnh hoạt động bồi đắp. Tại Hoàng Sa, họ thực tế đang chiếm giữ rất
nhiều đảo tự nhiên lớn sau những cuộc xâm chiếm nhỏ lẻ từ năm 1974 (đều
là những đảo có người sinh sống, có hoạt động dân sự, quân sự lâu đời).
Trong khi Philippines đã bẻ gãy lập luận của Trung Quốc tại Trường Sa,
Việt Nam cần bảo vệ chủ quyền của mình (và đáng lẽ phải có trách nhiệm)
bằng cách bẻ gãy lập luận của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Việc “tọa sơn”
không có bất kỳ hành động gì sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vị thế của Việt
Nam trong tranh chấp Hoàng Sa.
Khi mà bản thân Việt Nam chưa bao giờ thực sự có quyền chủ quyền de jure (chủ
quyền luật định, theo pháp luật – ở đây là được công nhận không tranh
cãi bởi Công pháp quốc tế – tuyên bố EEZ của Việt Nam thực tế vẫn bị
phản đối bởi nhiều cường quốc) đối với Hoàng Sa, Trường Sa; còn
Trung Quốc hiện đã trở thành “ông kẹ” của Biển Đông với sự chiếm đóng de
facto (trên thực tế) tại toàn bộ Hoàng Sa và ngày càng mở rộng về phía
Nam; cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ phán quyết PCA cho
Philppines và như thế là đủ có vẻ như là một lý luận vô cùng vội vã.
3. Câu chuyện đấu tranh cải lương suông không bằng bất cứ định
chế giải quyết tranh chấp quốc tế nào, chỉ với các bằng chứng để dành
cho người dân tự xem từ trầm trồ với nhau rằng chúng ta có chủ quyền
trên “cơ sở luật pháp quốc tế”; nhưng đồng thời cũng buộc phải “chấp
nhận thực tế” chiếm đóng de facto (chiếm đóng trên thực tế) của Trung
Quốc theo lời nhiều tướng lĩnh cũng như các tác giả bảo thủ, dần dần cho
thấy phần nào đó sự tương đồng giữa Biển Đông và Tây Tạng. Và chiến
thuật “chiếm đóng trước, đàm phán sau” của các quốc gia lớn – ở đây là
Trung Quốc chưa bao giờ lỗi thời.
Chủ quyền độc lập của Tây Tạng
Bản đồ ước tính của Tây Tạng hiện tại. Nguồn: Internet |
Tây Tạng có một nội tại văn hóa lịch sử và nền độc lập mạnh mẽ như bất kỳ quốc gia lâu đời nào trên thế giới.
Về mặt lịch sử, chính quyền Trung Quốc luôn dựa vào lịch sử thời kỳ Đế
Quốc Mông Cổ, khi mà Tây Tạng bị sát nhập vào Đế quốc này (hiển nhiên
cùng với chính bản thân Trung Quốc) và đánh dấu Tây Tạng như là một phần
không thể tách rời của quốc gia mình.
Điều mà Trung Quốc không muốn nhắc tới, trước Triều Tống, trong Triều
đại nhà Minh cũng như Triều đại nhà Mãn Thanh – tức thời kỳ ngay trước
chuyển giao giữa mối bang giao các nhà nước Phong kiến phương Đông sang
mối quan hệ ngoại giao hiện đại – Tây Tạng luôn được xem là một quốc gia
độc lập với các nhà nước phong kiến Trung Hoa tại vùng đồng bằng châu
thổ. Thêm vào đó, Đế Quốc Mông Cổ – Đế quốc hùng mạnh và rộng lớn nhất
được biết đến trong lịch sử loài người, trải dài biên giới của nó không
chỉ ở Tây Tạng mà còn có cả các quốc gia ở Nam Á, Đông Âu hay kể cả một
phần lãnh thổ của Nga… Rõ ràng việc cho rằng các lãnh thổ bị chiếm đóng
bởi Đế chế Mông Cổ cũng thuộc Trung Hoa ngờ nghệch không khác gì việc
cho rằng Tây Tạng là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Hoa.
Về mặt khái niệm dân tộc, khi so sánh Tây Tạng với nguyên tắc dân tộc tự
quyết ghi nhận trong bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, không khó để thấy
người dân Tây Tạng đáp ứng đủ điều kiện đó. Họ là tập hợp những cư dân
sống thường xuyên và lâu dài trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định,
có ngôn ngữ riêng, tôn giáo riêng, văn hóa riêng và lịch sử phát triển
hoàn toàn độc lập với Trung Quốc, đặc biệt với mô hình lãnh tụ tôn giáo
có tên gọi Dalai Lama đóng tại Lhasa. Năm 1912, chính quyền tôn giáo này
chính thức tuyên bố độc lập toàn vẹn lãnh thổ của mình và tiếp tục hoạt
động như một nhà nước có chủ quyền. Dù chưa được công nhận một cách
chính thức, Tây Tạng đã tham gia rất nhiều hiệp định song phương về
thương mại và du lịch cùng quốc gia láng giềng hay cả Anh Quốc trong
giai đoạn này với cơ chế chính trị, ngoại giao hoàn toàn độc lập.
Đến năm 1950, Bắc Kinh chính thức dùng vũ lực để xâm lược Tây Tạng với
mục tiêu kiểm soát chính quyền Lhasa sau nhiều lần đàm phán lẫn đe dọa
không thành công. Trong Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế
điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương Liên Hợp Quốc (Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên
hợp quốc ngày 24/10/1970) ghi nhận rất rõ: “Lãnh thổ quốc gia không thể
bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản
của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc
gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực.
Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ
lực nào được công nhận là hợp pháp.” Chúng ta có thể nói theo luật pháp
quốc tế, không hề có bất kỳ cơ sở nào để cuộc xâm lăng 1950 trở thành sự
kiện pháp lý hợp pháp việc sáp nhập Tây Tạng vào Trung Hoa.
Thứ được gọi là Điều Ước 17 Điểm ghi nhận việc Tây Tạng chấp nhận chỉ
giữ lại quyền quản lý nội bộ và giao lại toàn bộ chủ quyền ngoại giao và
bảo vệ lãnh thổ cho Trung Hoa hoàn toàn trái với Công ước Vienna 1969
về Luật điều ước quốc tế vốn quy định:
“Điều 51: Sự cưỡng ép đối với đại diện của một quốc gia
Việc bày tỏ sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều
ước đạt được do sự cưỡng ép đối với đại diện của quốc gia đó bằng những
hành động hay sự đe dọa đối với người đó sẽ hoàn toàn không có một hiệu
lực pháp lý nào
Điều 52: Sự cưỡng ép đối với một quốc gia bằng việc đe dọa hay sử dụng vũ lực
Mọi điều ước mà việc ký kết đạt được bằng sự đe dọa hoặc sử dụng vũ
lực trái với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được ghi trong
Hiến chương Liên hợp quốc đều không có giá trị.”
Với thực tế những người ký kết Điều Ước 17 Điểm chỉ là những “người đại
diện” không có thẩm quyền, bị chính quyền Bắc Kinh ngăn cấm nhận chỉ thị
từ chính quyền Lhasa, không hề có dấu mộc của chính quyền chính thức
tại Lhasa để hợp thức hóa Điều Ước và quan trọng nhất là thực tiễn quân
đội nhân dân Trung Hoa đang chiếm đóng hoàn toàn Tây Tạng, không quá khó
để chứng minh sự vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc đối với công pháp
quốc tế và Công ước Vienna 1969.
Hiển nhiên, sẽ có tác giả tranh luận rằng các văn bản này ra đời sau
1950, khi mà Trung Quốc thực hiện hành vi chiếm đóng và xâm lược Tây
Tạng. Tuy nhiên, cách lập luận này cũng sẽ dẫn đến việc mọi thuộc địa
hình thành trước và trong nửa đầu thế kỷ 20 vẫn thuộc quyền kiểm soát
hợp pháp của thực dân và đế quốc.
Từ chiếm đóng de facto đến chủ quyền de jure của Trung Quốc
Nhưng rõ ràng, sự trỗi dậy của Trung Quốc không cho phép các cường quốc khác làm phật lòng đất nước này.
Dù chính Đại hội đồng Liên Hợp Quốc liên tục thông qua đến 3 Nghị quyết
số hiệu 1353 (XIV) vào năm 1959, 1723 (XVI) vào năm 1961, và 2079 (XX)
vào năm 1965 về việc công nhận và yêu cầu Trung Quốc công nhận và thực
hành quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng, lên án các hành vi vi phạm
công pháp quốc tế; hầu hết các cơ quan thực thi chính sách Liên Hợp Quốc
từ chối can thiệp, kể cả Ủy ban nhân quyền, do sức ép của Bắc Kinh.
Hay Hoa Kỳ, người lãnh đạo quen thuộc trong những can thiệp của Liên Hợp
Quốc đối với các vấn đề tương tự như tại Kuwait sau này cũng hoàn toàn
giữ im lặng.
Có thể vẫn còn nhiều người Tây Tạng đang tiếp tục đấu tranh cho một Tây
Tạng độc lập như tổ tiên họ để lại. Nhưng khi đất nước Tây Tạng nằm hoàn
toàn trong quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc và sự quan tâm của
Liên Hợp Quốc không vượt hơn mức Nghị quyết và quan ngại chung, không
khó để nhận ra hệ quả cuối cùng đi đến đâu. Đến nay Tây Tạng vẫn chưa
được thừa nhận hay hỗ trợ bởi bất kỳ quốc gia nào. Nói cách khác, Tây
Tạng đang dần chính thức bị thừa nhận là một vùng tự trị thuộc Trung
Quốc, và đa số vẫn luôn tin nó là như thế.
…
Vài lời về câu chuyện Tây Tạng nói trên để chúng ta nhìn thấy rằng kịch
bản của Biển Đông không khác hơn là mấy so với kịch bản Tây Tạng.
Và chúng ta cần nhận thấy rằng, câu chuyện Biển Đông có phần bi đát hơn.
Khi mà cả một dân tộc với một vùng lãnh thổ rộng lớn, với lịch sử lâu
đời, với chính quyền riêng biệt còn có thể bị nuốt trọn, thế giới có lẽ
chỉ cần mươi năm sau để bắt đầu biết đến Biển Đông như sân nhà của Trung
Hoa./.
Nguyễn Quốc Tấn Trung
(Luật Khoa)