Kinh Đời
Vì sao người Mỹ không để lại tiền bạc cho con cái?
Một trong 3 người giàu nhất lịch sử thế giới từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”.
Một trong 3 người giàu nhất lịch sử thế giới từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”. Vì sao những người giàu có tại Mỹ đều có chung quan niệm như vậy, họ không để lại tài sản thừa kế cho con, mà thích quyên góp cho quỹ từ thiện?
Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới, ông từng góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19. Andrew Carnegie từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”.
Đa phần người dân Mỹ đều cho rằng họ là người gìn giữ tài sản, chứ không phải là người chủ sở hữu. Bởi vậy, bản thân không nên chiếm đoạt những tài sản đó, mà phải tặng lại cho người khác, tặng lại cho xã hội mới là tốt.
Năm 2016, mức tiền quyên góp tự nguyện tại Mỹ đạt tới con số 35.840.000.000 $, cao hơn nhiều so với bình quân đóng góp ở các nước phương Tây, gấp hai lần so với Anh Quốc và Canada, gấp 20 lần so với Italia và Đức. “All-out donation” – quyên góp toàn bộ tài sản cho xã hội sau khi qua đời, cũng là hiện tượng không có gì lạ lùng tại Mỹ.
Rất nhiều người cho rằng số tiền quyên góp hàng trăm triệu USD của Mỹ là đến từ các công ty lớn và các tỷ phú như Gates Foundation, Zuckerberg, tuy nhiên sự thực không phải như vậy. Theo thống kê, 80% trong số tiền quyên góp hàng trăm tỷ mỗi năm của Mỹ đến từ sự quyên tặng của các cá nhân, và 70% trong số đó là những người dân thường. Tại Mỹ không chỉ những tỷ phú, mà tất cả mọi người dân đều quan tâm tới hoạt động từ thiện, và đương nhiên các tổ chức từ thiện xin quyên góp tiền cũng hết sức tự nhiên.
Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép.
Lý do kêu gọi tài trợ thật kỳ lạ, cách thức kêu gọi cũng rất thu hút
Thời gian trước, một lần khi kiểm tra email, tôi đọc được một bức thư được gửi bởi một trường tư thục trực thuộc nhà trẻ Day Care, kêu gọi quyên góp cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Day Care.
Là sinh viên sống dựa chủ yếu vào tiền học bổng ở Mỹ, cả tôi và chồng đều thuộc về nhóm người nghèo túng, tuy nhiên chúng tôi vẫn quyên góp 350 USD. Đây là lần thứ ba chúng tôi nhận được thư kêu gọi quyên góp này. Lần thứ nhất là thư kêu gọi quyên góp mua sách báo tạp chí cho trẻ nhỏ tại thư viện của địa phương, lần thứ hai là của McDonald House Charities kêu gọi quyên góp cho trẻ em nghèo bị bệnh.
Người Trung Quốc có câu tục ngữ “cật nhân chủy đoản, nã nhân thủ nhuyễn”, tạm dịch: “Ăn của người ta thì nói năng với người ta cũng mềm mỏng hơn”. Nếu không vì tình cảnh vạn bất đắc dĩ, ví dụ như mắc bệnh hiểm nghèo cần kêu gọi quyên góp, thì chúng ta không có thói quen yêu cầu người khác móc tiền một cách công khai giúp đỡ mình. Tuy nhiên tại Mỹ việc kêu gọi quyên góp và quyên tiền là việc diễn ra bình thường như cơm bữa.
Những người Mỹ muốn xin tài trợ, họ có rất nhiều lý do ‘không bình thường’ để kêu gọi: Ví dụ đặt nhầm vé máy bay, muốn đặt vé mới cũng kêu gọi xin tiền, tiền đặt cọc kiện tụng ly hôn cũng kêu gọi quyên tiền, … các chủng các loại lý do khác nhau đều có. Mà người Mỹ ở đây cũng thật thiện tâm, với bất kỳ lý do nào, họ cũng đều sẵn sàng quyên góp tiền.
Tại Mỹ việc kêu gọi quyên góp và quyên tiền là việc diễn ra bình thường như cơm bữa.
Còn cách thức xin quyên góp của các tổ chức từ thiện cũng rất ‘tinh tế’ và thu hút, họ rất biết cách tìm ra mối liên hệ giữa bạn và mục đích của việc quyên góp đó. Họ không lôi kéo bạn vào những gì cao siêu rộng lớn như chủ nghĩa yêu nước, quan tâm toàn nhân loại hay những gì liên quan tới tôn giáo, mà viết ra những điều bạn đóng góp được trong khoản tiền quyên góp đó, viết một cách rất cụ thể và thiết thực.
Ví dụ: Trong một bản kêu gọi quyên góp có in câu rằng: “Mục đích của việc quyên góp này là dạy trẻ nhỏ yêu thích đọc sách, tôn trọng kiến thức, và là một cách chia sẻ rất tốt với những người khác”. Đọc được câu này chắc chắn những người tôn trọng tri thức, mong muốn thế hệ sau được giáo dục tốt hơn sẽ sẵn sàng bỏ hầu bao ra quyên góp.
Người quyên góp tiền tích cực chủ động, người xin tài trợ coi như chuyện đương nhiên
Network for Good, một tổ chức phi lợi nhuận tư vấn dành cho những người quyên góp từng làm một cuộc khảo sát trên mạng với nội dung: Tại sao người dân Mỹ thích quyên góp tiền? Kết quả đại khái có thể chia thành hai phái như sau:
Phái chủ nghĩa tình cảm: Cảm giác đạt được thành quả, theo trào lưu, tăng cường mối quan hệ với người khác, được người khác nhớ đến.
Phái chủ nghĩa thực dụng: Thật tâm muốn giúp đỡ người khác, truyền thống gia đình, tôn giáo, cắt giảm thuế, tạo dựng hình tượng tốt đẹp.
Ngoài ra việc người dân Mỹ luôn hào phóng quyên góp cũng có liên quan rất lớn tới chính sách khích lệ của chính phủ. Từ năm 1917, chính phủ Mỹ công khai hoạt động liên quan tới chính sách miễn thuế để khích lệ quyên góp, quyên góp một phần tiền trong tổng lương tháng của bản thân để miễn trừ thuế thu nhập cá nhân.
Có rất nhiều người đã mang số tiền thừa ra đó đi quyên góp, vừa giảm bớt việc nộp thuế lại có thể làm việc thiện.
Tại Mỹ, những người dân có thu nhập trên 50 nghìn USD một năm phải nộp 8% thuế thu nhập cá nhân, dưới 50 nghìn USD phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân một năm. Có nghĩa là những người có thu nhập 51 nghìn USD (chỉ thêm 1.000 USD) cũng sẽ phải nộp thêm 3% thuế thu nhập cá nhân. Bởi vậy có rất nhiều người đã mang số tiền thừa ra đó để đi quyên góp. Đối với họ, vừa giảm bớt việc nộp thuế lại có thể làm việc thiện, thì sao có thể không làm chứ?
Mặt khác những người dân Mỹ, nhất là những người càng thành công, càng giàu, thì đều nhận định quá trình tích lũy tiền bạc là một quá trình vô cùng thú vị. Vậy nên họ không muốn tước đoạt đi loại quyền lợi này của con cái. Cũng bởi vậy, họ bằng lòng dạy cho con cái những điều tâm huyết cần có ban đầu, còn việc kiếm tiền là dựa vào năng lực tự thân của mỗi đứa trẻ.
Công khai minh bạch sử dụng tiền từ thiện cũng rất quan trọng
Tại Mỹ, cho dù là cá nhân hay tổ chức từ thiện, kêu gọi quyên góp nhìn chung đều rất thẳng thắn chân thành, khoản tiền đó dùng với mục đích gì đều được khai báo rất rõ ràng. Ví dụ trong thư kêu gọi quyên góp của Day Care, họ sẽ nói cần bao nhiêu tiền, dùng cho ai, bao nhiêu người và sử dụng như thế nào. Và thực sự những tổ chức này, họ quyên góp tiền cho dân và dùng cho người dân.
Một trong những loại dịch vụ mà tổ chức McDonald House Charities cung cấp, đó là xây nhà ở bên cạnh bệnh viện, cung cấp chỗ ăn ở miễn phí cho những người mẹ sinh non, thuận tiện cho họ trong việc chăm sóc thăm nom con cái trong viện. Bằng những hoạt động như vậy, bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng số tiền của mình không lãng phí và được sử dụng rất đúng mục đích.
Thay vì để lại tiền bạc tỷ cho con cái thừa kế, họ lại quyên góp hết cho xã hội, để con cái có cơ hội tự lực cánh sinh, tự bước đi trên đôi chân của mình.
Độ công khai của các tổ chức từ thiện tại Mỹ rất cao, cơ quan thuế quy định mỗi năm họ phải làm báo cáo thuế một lần, cần thống kê chi tiết làm những hạng mục gì, tiêu hết bao nhiêu tiền, tài sản là bao nhiêu. Mỗi năm đều phải làm báo cáo tài chính công khai đăng trên mạng để mỗi người dân khi cần thiết đều có thể kiểm tra được. Sau khi họ nhận được tiền quyên góp đều sẽ có phiếu thu công khai minh bạch, có bằng chứng rõ ràng. Có thể thấy rằng sự công khai minh bạch ở đây đã tạo dựng được niềm tin của dân chúng, cũng khiến việc quyên góp từ thiện ở Mỹ ngày càng trở nên thiết thực và phổ biến rộng rãi.
Đặc biệt, quan niệm của các bậc cha mẹ Mỹ về vấn đề tiền bạc khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm. Thay vì để lại tiền bạc tỷ cho con cái thừa kế, họ lại quyên góp hết cho xã hội, để con cái có cơ hội tự lực cánh sinh, tự bước đi trên đôi chân của mình. Làm như vậy, họ vừa là một người có ích cho cộng đồng xã hội, lại làm đúng vai trò của một người cha người mẹ sáng suốt. Điều này, đối với những ai đang ra sức nai lưng ‘làm trâu làm ngựa’ hòng tích trữ tiền bạc cho con cái về sau, phải suy ngẫm và nhìn nhận lại mình.
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao người Mỹ không để lại tiền bạc cho con cái?
Một trong 3 người giàu nhất lịch sử thế giới từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”.
Một trong 3 người giàu nhất lịch sử thế giới từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”. Vì sao những người giàu có tại Mỹ đều có chung quan niệm như vậy, họ không để lại tài sản thừa kế cho con, mà thích quyên góp cho quỹ từ thiện?
Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới, ông từng góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19. Andrew Carnegie từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”.
Đa phần người dân Mỹ đều cho rằng họ là người gìn giữ tài sản, chứ không phải là người chủ sở hữu. Bởi vậy, bản thân không nên chiếm đoạt những tài sản đó, mà phải tặng lại cho người khác, tặng lại cho xã hội mới là tốt.
Năm 2016, mức tiền quyên góp tự nguyện tại Mỹ đạt tới con số 35.840.000.000 $, cao hơn nhiều so với bình quân đóng góp ở các nước phương Tây, gấp hai lần so với Anh Quốc và Canada, gấp 20 lần so với Italia và Đức. “All-out donation” – quyên góp toàn bộ tài sản cho xã hội sau khi qua đời, cũng là hiện tượng không có gì lạ lùng tại Mỹ.
Rất nhiều người cho rằng số tiền quyên góp hàng trăm triệu USD của Mỹ là đến từ các công ty lớn và các tỷ phú như Gates Foundation, Zuckerberg, tuy nhiên sự thực không phải như vậy. Theo thống kê, 80% trong số tiền quyên góp hàng trăm tỷ mỗi năm của Mỹ đến từ sự quyên tặng của các cá nhân, và 70% trong số đó là những người dân thường. Tại Mỹ không chỉ những tỷ phú, mà tất cả mọi người dân đều quan tâm tới hoạt động từ thiện, và đương nhiên các tổ chức từ thiện xin quyên góp tiền cũng hết sức tự nhiên.
Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép.
Lý do kêu gọi tài trợ thật kỳ lạ, cách thức kêu gọi cũng rất thu hút
Thời gian trước, một lần khi kiểm tra email, tôi đọc được một bức thư được gửi bởi một trường tư thục trực thuộc nhà trẻ Day Care, kêu gọi quyên góp cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Day Care.
Là sinh viên sống dựa chủ yếu vào tiền học bổng ở Mỹ, cả tôi và chồng đều thuộc về nhóm người nghèo túng, tuy nhiên chúng tôi vẫn quyên góp 350 USD. Đây là lần thứ ba chúng tôi nhận được thư kêu gọi quyên góp này. Lần thứ nhất là thư kêu gọi quyên góp mua sách báo tạp chí cho trẻ nhỏ tại thư viện của địa phương, lần thứ hai là của McDonald House Charities kêu gọi quyên góp cho trẻ em nghèo bị bệnh.
Người Trung Quốc có câu tục ngữ “cật nhân chủy đoản, nã nhân thủ nhuyễn”, tạm dịch: “Ăn của người ta thì nói năng với người ta cũng mềm mỏng hơn”. Nếu không vì tình cảnh vạn bất đắc dĩ, ví dụ như mắc bệnh hiểm nghèo cần kêu gọi quyên góp, thì chúng ta không có thói quen yêu cầu người khác móc tiền một cách công khai giúp đỡ mình. Tuy nhiên tại Mỹ việc kêu gọi quyên góp và quyên tiền là việc diễn ra bình thường như cơm bữa.
Những người Mỹ muốn xin tài trợ, họ có rất nhiều lý do ‘không bình thường’ để kêu gọi: Ví dụ đặt nhầm vé máy bay, muốn đặt vé mới cũng kêu gọi xin tiền, tiền đặt cọc kiện tụng ly hôn cũng kêu gọi quyên tiền, … các chủng các loại lý do khác nhau đều có. Mà người Mỹ ở đây cũng thật thiện tâm, với bất kỳ lý do nào, họ cũng đều sẵn sàng quyên góp tiền.
Tại Mỹ việc kêu gọi quyên góp và quyên tiền là việc diễn ra bình thường như cơm bữa.
Còn cách thức xin quyên góp của các tổ chức từ thiện cũng rất ‘tinh tế’ và thu hút, họ rất biết cách tìm ra mối liên hệ giữa bạn và mục đích của việc quyên góp đó. Họ không lôi kéo bạn vào những gì cao siêu rộng lớn như chủ nghĩa yêu nước, quan tâm toàn nhân loại hay những gì liên quan tới tôn giáo, mà viết ra những điều bạn đóng góp được trong khoản tiền quyên góp đó, viết một cách rất cụ thể và thiết thực.
Ví dụ: Trong một bản kêu gọi quyên góp có in câu rằng: “Mục đích của việc quyên góp này là dạy trẻ nhỏ yêu thích đọc sách, tôn trọng kiến thức, và là một cách chia sẻ rất tốt với những người khác”. Đọc được câu này chắc chắn những người tôn trọng tri thức, mong muốn thế hệ sau được giáo dục tốt hơn sẽ sẵn sàng bỏ hầu bao ra quyên góp.
Người quyên góp tiền tích cực chủ động, người xin tài trợ coi như chuyện đương nhiên
Network for Good, một tổ chức phi lợi nhuận tư vấn dành cho những người quyên góp từng làm một cuộc khảo sát trên mạng với nội dung: Tại sao người dân Mỹ thích quyên góp tiền? Kết quả đại khái có thể chia thành hai phái như sau:
Phái chủ nghĩa tình cảm: Cảm giác đạt được thành quả, theo trào lưu, tăng cường mối quan hệ với người khác, được người khác nhớ đến.
Phái chủ nghĩa thực dụng: Thật tâm muốn giúp đỡ người khác, truyền thống gia đình, tôn giáo, cắt giảm thuế, tạo dựng hình tượng tốt đẹp.
Ngoài ra việc người dân Mỹ luôn hào phóng quyên góp cũng có liên quan rất lớn tới chính sách khích lệ của chính phủ. Từ năm 1917, chính phủ Mỹ công khai hoạt động liên quan tới chính sách miễn thuế để khích lệ quyên góp, quyên góp một phần tiền trong tổng lương tháng của bản thân để miễn trừ thuế thu nhập cá nhân.
Có rất nhiều người đã mang số tiền thừa ra đó đi quyên góp, vừa giảm bớt việc nộp thuế lại có thể làm việc thiện.
Tại Mỹ, những người dân có thu nhập trên 50 nghìn USD một năm phải nộp 8% thuế thu nhập cá nhân, dưới 50 nghìn USD phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân một năm. Có nghĩa là những người có thu nhập 51 nghìn USD (chỉ thêm 1.000 USD) cũng sẽ phải nộp thêm 3% thuế thu nhập cá nhân. Bởi vậy có rất nhiều người đã mang số tiền thừa ra đó để đi quyên góp. Đối với họ, vừa giảm bớt việc nộp thuế lại có thể làm việc thiện, thì sao có thể không làm chứ?
Mặt khác những người dân Mỹ, nhất là những người càng thành công, càng giàu, thì đều nhận định quá trình tích lũy tiền bạc là một quá trình vô cùng thú vị. Vậy nên họ không muốn tước đoạt đi loại quyền lợi này của con cái. Cũng bởi vậy, họ bằng lòng dạy cho con cái những điều tâm huyết cần có ban đầu, còn việc kiếm tiền là dựa vào năng lực tự thân của mỗi đứa trẻ.
Công khai minh bạch sử dụng tiền từ thiện cũng rất quan trọng
Tại Mỹ, cho dù là cá nhân hay tổ chức từ thiện, kêu gọi quyên góp nhìn chung đều rất thẳng thắn chân thành, khoản tiền đó dùng với mục đích gì đều được khai báo rất rõ ràng. Ví dụ trong thư kêu gọi quyên góp của Day Care, họ sẽ nói cần bao nhiêu tiền, dùng cho ai, bao nhiêu người và sử dụng như thế nào. Và thực sự những tổ chức này, họ quyên góp tiền cho dân và dùng cho người dân.
Một trong những loại dịch vụ mà tổ chức McDonald House Charities cung cấp, đó là xây nhà ở bên cạnh bệnh viện, cung cấp chỗ ăn ở miễn phí cho những người mẹ sinh non, thuận tiện cho họ trong việc chăm sóc thăm nom con cái trong viện. Bằng những hoạt động như vậy, bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng số tiền của mình không lãng phí và được sử dụng rất đúng mục đích.
Thay vì để lại tiền bạc tỷ cho con cái thừa kế, họ lại quyên góp hết cho xã hội, để con cái có cơ hội tự lực cánh sinh, tự bước đi trên đôi chân của mình.
Độ công khai của các tổ chức từ thiện tại Mỹ rất cao, cơ quan thuế quy định mỗi năm họ phải làm báo cáo thuế một lần, cần thống kê chi tiết làm những hạng mục gì, tiêu hết bao nhiêu tiền, tài sản là bao nhiêu. Mỗi năm đều phải làm báo cáo tài chính công khai đăng trên mạng để mỗi người dân khi cần thiết đều có thể kiểm tra được. Sau khi họ nhận được tiền quyên góp đều sẽ có phiếu thu công khai minh bạch, có bằng chứng rõ ràng. Có thể thấy rằng sự công khai minh bạch ở đây đã tạo dựng được niềm tin của dân chúng, cũng khiến việc quyên góp từ thiện ở Mỹ ngày càng trở nên thiết thực và phổ biến rộng rãi.
Đặc biệt, quan niệm của các bậc cha mẹ Mỹ về vấn đề tiền bạc khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm. Thay vì để lại tiền bạc tỷ cho con cái thừa kế, họ lại quyên góp hết cho xã hội, để con cái có cơ hội tự lực cánh sinh, tự bước đi trên đôi chân của mình. Làm như vậy, họ vừa là một người có ích cho cộng đồng xã hội, lại làm đúng vai trò của một người cha người mẹ sáng suốt. Điều này, đối với những ai đang ra sức nai lưng ‘làm trâu làm ngựa’ hòng tích trữ tiền bạc cho con cái về sau, phải suy ngẫm và nhìn nhận lại mình.
Hoang Pham chuyen